04/03/2014 07:58 (GMT+7)
Nếu bạn đang buồn và muốn khóc, hãy tìm một bờ vai vững chắc và khóc thật to, khóc cho vơi hết những nỗi buồn và áp lực của cuộc sống mà bạn đang phải gánh chịu....Và nếu bạn đã tĩnh tâm trở lại, Hãy nhìn cuộc đời với ánh mắt lạc quan hơn, hãy tạo dựng niềm tin trong chính bản thân mình... |
25/02/2014 15:24 (GMT+7)
"Nếu bạn có thể học được cách đi xe đạp thì bạn có thể học được cách để được hạnh phúc", vị sư Phật giáo ngoại lục tuần và là người được các nhà thần kinh học gọi là “Người hạnh phúc nhất thế giới”, Matthieu Ricard nói. |
25/02/2014 15:14 (GMT+7)
Thầy Matthieu Ricard, một nhà sư người Pháp cư trú tại tu viện Shechen ở Nepal, là tiến sĩ di truyền học phân tử và là người điều hành 130 dự án nhân đạo thông qua tổ chức Karuna-Shechen do thầy sáng lập. |
24/02/2014 16:47 (GMT+7)
Đã bao năm cứ tối đến là bà nội và bố mẹ tôi lại ngồi bên nhau niệm Phật. Sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” hình như được bà niệm hàng tỷ lần. Để rồi những tháng cuối cùng máy niệm Phật luôn bật vang cùng bà. |
26/12/2013 08:50 (GMT+7)
Nếu tuổi trẻ không dồn hết nổ lực vào việc học hành, thì sau này sẽ khó lòng mà bù đắp vào khiếm khuyết đó. Tôi từng nhận thấy loại kinh nghiệm này đối với chính tôi. Khi còn trẻ đôi khi tôi có phần lơi là, không quan tâm đến những điều học hỏi. Sau đó tôi hối hận vô cùng. Tôi nhận thấy trong khoảng thời gian ấy tôi đã đánh mất đi một cái gì đó. Dựa vào những kinh nghiệm trên đây, tôi khuyên tuổi trẻ nên ý thức giai đoạn còn được học hỏi là giai đoạn then chốt nhất trong sự hiện hữu của chính mình. |
25/12/2013 06:56 (GMT+7)
1. Thứ nhất, "học nhận lỗi". -Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn. |
23/12/2013 20:00 (GMT+7)
Nhân đầu mùa hạ, chư Tăng cấm túc an cư, nên chúng ta bàn đề tài này thấy thích hợp cho việc tu hành. Trước nhất, chúng ta có câu chuyện Bàn Đặc là bào đệ của Châu Lợi Bàn Đà rất thông lợi và quản lý tinh xá, trong khi Bàn Đặc rất khờ, nên bị đại chúng xem thường. |
23/12/2013 19:54 (GMT+7)
Chắc chắn cách tiếp nhận này sẽ đem tới nhiều cơ hội “tự nhìn sâu” để nuôi dưỡng cái đẹp vốn có và chuyển hóa những tập khí chưa tốt đẹp. Hạnh phúc lớn nhất là biết rõ tình trạng, vượt ngoài tham đắm và chán ghét đối với cuộc đời. |
19/12/2013 19:54 (GMT+7)
Sắp Tết, dịch vụ đổi tiền lẻ “đắt như tôm tươi” vì nhiều người dùng để đi lễ đầu năm. Tuy nhiên, nhiều người đã đặt tiền vào tay, thậm chí đã nhét tiền vào miệng tượng, rất phản cảm. |
10/12/2013 19:37 (GMT+7)
Khi chúng ta nghe kể một câu chuyện, xem một bộ phim hay đọc một cuốn sách, chúng ta thường có khuynh hướng nghiêng về phía những kẻ yếu kém, thua thiệt hơn. |
09/12/2013 17:03 (GMT+7)
Một chút lời an ủi có thể làm dịu bớt những đau đớn to tát. Một chút ôm siết ân cần có thể làm khô đi những giọt nước mắt. |
07/12/2013 20:47 (GMT+7)
Thông thường, chúng ta sống hàng ngày với cái tâm đổ đầy ký ức và dự tính, không còn chỗ trống cho một niệm nghỉ ngơi. Chúng ta hết truy tìm quá khứ lại mơ tưởng tương lai và do vậy chúng ta luôn cảm thấy căng thẳng bất an hoặc lo âu phiền muộn, không có được một giây phút thật sự an lạc. |
05/12/2013 19:48 (GMT+7)
Từ ái, yêu thương bị cuốn hút vào trong thành kiến bởi tham dục và thù hận cuối cùng phải chấm dứt. Thương yêu bị tác động bởi tham muốn phiền não nhất thiết mang đến thù hận là chỗ đối lập với từ ái, và cùng với điều ấy đi đến ghen tỵ và tất cả những loại rắc rối. |
02/12/2013 08:32 (GMT+7)
Trong cuộc sống thường nhật, vui vẻ an lạc, tinh thần thoải mái luôn là một mong ước lớn lao nhất của con người. Tuy nhiên, trên thực tế, có những sự việc ngoài ý muốn hoặc bản thân tự tạo ra, gây bực bội, nóng giận trong lòng. Đôi khi vì không biết cách hóa giải nó nên thể hiện ra bằng hành động tiêu cực mà sau đó khiến chúng ta phải hối hận. Đó cũng là một dạng “khó chịu tâm hồn” theo quan niệm người hiện đại gọi là stress. |
24/11/2013 20:04 (GMT+7)
Nói là một nghệ thuật và cũng là một cách tu qua sự quan sát chọn lời và lắng nghe. |
17/11/2013 19:39 (GMT+7)
Người ta thường nghĩ một kiếp của con người là từ sanh cho đến già, bệnh chết là hết, tức sanh ra để rồi kết thúc bằng cái chết; nếu một kiếp của con người đơn giản như vậy thì thiệt ra không đáng sống. Vì vậy, Đức Phật có suy nghĩ xa hơn là thấy được phía bên trong có cái gì khác nữa mà kinh Hoa Nghiêm diễn tả là Pháp giới duyên sanh. |
02/11/2013 10:04 (GMT+7)
Một trải nghiệm gần đây ở sở làm đã khiến tôi thấy rằng tôi vẫn còn nhiều chấp trước về tiền bạc và danh vọng. |
31/10/2013 21:27 (GMT+7)
Có nhiều người sau khi kết thúc một cuộc tình hoặc ly hôn, bởi vì họ chỉ nhìn “hai viên gạch so le” của đối phương; có rất nhiều người trong chúng ta, chỉ thấy được “hai viên gạch so le” này, mà dẫn đến buồn bực nản lòng hoặc suy nghĩ tự tử. Nhưng sự thật, còn có rất nhiều viên gạch hoàn thiện tuyệt vời khác, nhưng chúng ta lại không nhìn nhận nó. |
27/10/2013 02:38 (GMT+7)
Phật dạy 20 điều khó không mang một
sắc thái bi quan hay chán chường, mà nhằm chỉ dạy chúng ta phải
ý thức rằng sự sống này phải nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn mạng sống
trên nền tảng của nhân quả; và chúng ta phải cố gắng, rèn
luyện nhân cách, đạo đức tâm linh để vượt lên trên những gì tầm thường của thế
gian. Hễ được làm người là một điều vô cùng cao quý và hơn hẳn
các loài khác nhờ biết suy nghĩ, nhận định phải quấy, tốt xấu, đúng sai. |
26/10/2013 00:53 (GMT+7)
Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui. Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được. |
|