29/11/2014 21:18 (GMT+7)
...“Cái làm tôi no lòng không là mỹ vị cao sang mà chỉ là gạo trắng, canh cà của mẹ. Cái tôi cần không là áo hoa thêu đẹp mà chỉ cần áo vải, quần sơ. Cái tôi cần không là nhà cao, xe đẹp mà chỉ cần nhà quê, vách nhỏ và được chạy trên cánh đồng quê nội bằng chính đôi chân mình”... |
29/11/2014 20:59 (GMT+7)
Phải nói rằng các trang mạng xã hội thật tuyệt vời. Trước đây ta có bạn học, bạn cơ quan, bạn hang xóm, bạn đồng hương,… thì nay có thêm bạn mạng. Quen được khá nhiều người. Học được thật nhiều thứ. Và mạng có thể giúp ta giới thiệu bao điều hay, lẽ đẹp đến với hàng ngàn người. |
29/11/2014 20:52 (GMT+7)
Người ta vẫn hay nói “đốt đuốc” đi tìm hạnh phúc. Trong khi hạnh phúc thường đến từ những điều đời thường nhất. |
29/11/2014 20:45 (GMT+7)
Đức Phật dạy rằng 3 con rắn độc là THAM, SÂN, SI. Càng ngẫm tôi mới thấy càng đúng. Nhiều người phân tích 3 con rắn độc này và cố tìm xem “con” nào độc nhất. Mỗi người có 1 ý kiến khác nhau. Tuy nhiên tôi cam kết rằng chính SI là con rắn độc nguy hiểm nhất. |
29/11/2014 20:39 (GMT+7)
Thấy trong lòng nhẹ bẫng, thấy miệng mỉm cười, thấy mình và những người yêu thương được bình yên. |
29/11/2014 20:34 (GMT+7)
"Con người phải có khả năng chịu đựng khốn khó mới thấy đời thú vị, khi đi qua đau khổ, bế tắc mới thấy mình hạnh phúc. Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là khi khó khăn phải giữ cho mình bản lĩnh, không được suy sụp", Thượng tọa Thích Chân Quang chia sẻ. |
29/11/2014 20:33 (GMT+7)
Buông xả mọi phiền não trong cuộc sống để tâm bình an là niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người... |
29/11/2014 14:08 (GMT+7)
Ân cha mẹ: Người con hiếu thảo là hết lòng cung kính và dưỡng nuôi cha mẹ dù bất cứ hoàn cảnh nào, cũng không nệ hà hay phiền trách. Ai luôn biết hiếu dưỡng với cha mẹ là người sống có nhân cách đạo đức, nên dễ thành công trên đường đời. Nếu chúng ta chỉ nuôi dưỡng cho cha mẹ bằng vật chất thì gọi là hiếu thế gian, còn những ai biết hướng dẫn cha mẹ quy hướng về Phật pháp, tin sâu nhân quả, tránh dữ làm lành là hiếu dưỡng cao thượng. |
29/11/2014 01:18 (GMT+7)
- Luân lý của đạo Phật có thể giúp giới trẻ phát huy nhiệt huyết sống của mình, có thể uốn nắn tư tưởng để biết được cái lợi lâu dài là cái lợi gắn mình với cả xã hội, hòa cái tôi vào cái chung. |
28/11/2014 22:39 (GMT+7)
Sự sống lúc nào cũng chấp nhận ta, nó chỉ chờ ta tự chấp nhận chính mình mà thôi. Tha thứ không có nghĩa là bỏ qua hết những gì ta đã làm, hoặc tưởng tượng rằng một ngày nào đó những nỗi đau trong ký ức rồi sẽ giản dị biến mất. Nó chỉ có nghĩa là ta ý thức được màn lưới chằng chịt nối liền của nhân duyên, của những điều kiện đã tạo nên hành động của mình. Và nhờ sự hiểu biết đó, ta sẽ biết thương mình và kẻ khác hơn. |
28/11/2014 22:22 (GMT+7)
Tâm trí chúng ta tạo ra nhiều suy nghĩ có thể khiến chúng ta bất hạnh. Nhưng cụm từ quan trọng ở đây là “tâm trí chúng ta tạo ra”. Những suy nghĩ và niềm tin chúng ta lưu giữ trong tâm trí ảnh hưởng rất lớn lên mọi thứ về chúng ta. Ở Mĩ và đa số các nước phát triển trên thế giới, con người bị hao mòn bởi chủ nghĩa tiêu thụ. Quá nhiều bất hạnh của chúng ta đến từ mong ước rằng sự việc trở nên khác đi… ước chúng ta có một thứ gì đó khác thay vì thứ chúng ta đang có. |
28/11/2014 22:02 (GMT+7)
Tình cảm cũng giống như một thứ linh dược quan trọng, nó có thể cảm hóa và thay đổi được mọi thứ, nó là sợi dây gắn kết giữa con người với con người, nó đã làm cho con người thêm gần gũi với nhau, nhờ tình yêu thương chân thật. |
28/11/2014 21:05 (GMT+7)
GN - Có lẽ bạn khó tin được nơi tôi ở chỉ là một căn gác trọ có diện tích chưa tới 12m2. Tôi làm việc ở đó, ngủ nghỉ cũng ở đó, kể cả đọc kinh, niệm Phật, hành thiền cũng tại chỗ đó. Ngôi nhà cũng chính là đạo tràng của tôi. |
28/11/2014 20:49 (GMT+7)
GN - Sự chấp ngã khởi đầu từ các tôn giáo có trước khi Đức Phật ra đời, trong đó nổi bật là tư tưởng của đạo Bà-la-môn. Họ tưởng tượng rằng con người sanh ra từ Brahma tức Phạm Thiên và nhìn vào hiện tượng xã hội, có người thông minh, có người quyền thế, có thợ thuyền, công nhân và có cả người nô lệ mà từ đó, đạo Bà-la-môn đã phân định rằng người sanh ra từ miệng của Phạm Thiên thì trở thành nhà thuyết giáo, tức đạo sĩ Bà-la-môn. |
27/11/2014 22:55 (GMT+7)
Nhiều năm trước, tôi có dịch một quyển sách viết về thiền tập của bà Sylvia Boorstein. Quyển sách có một tựa đề rất thú vị là “Don’t just do something, sit there”, đừng chỉ làm một cái gì đó, hãy ngồi yên. |
26/11/2014 12:39 (GMT+7)
Đời sống cũng như xã hội là một hỗn hợp, bao gồm nhiều người tốt lẫn người xấu. Nếu chúng ta chỉ yêu thích cái tốt, ghét cái xấu, nếu chúng ta để mình lệ thuộc vào cảm xúc, thì đời sống tinh thần của mình rất bấp bênh, bất an vì sự vui buồn của mình bị lệ thuộc vào những đối tượng xấu tốt trong xã hội, hoàn cảnh bên ngoài. |
25/11/2014 19:10 (GMT+7)
Người ta thường nghĩ rằng, tội lỗi là một cái gì
đó khó hiểu, có một cái gì đó giống như sự ghi chép của Đấng Thần linh về những
hành động của mình trong cuộc sống. |
24/11/2014 21:37 (GMT+7)
Kính bạch thầy, xin thầy chỉ cho con phương cách nào để cho con bớt nóng giận. Dù con biết rằng, khi con giận và nổi nóng thì con cố gắng niệm Phật nhưng thật sự trong lòng con rất là tức tối mà không biết phải làm sao cho hết tức? |
24/11/2014 21:26 (GMT+7)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của chính mình, nghĩa là đức Phật muốn chỉ cho chúng ta thấy trong chúng ta có tri kiến bằng với Phật. Chính vì thế mà bổn phận của người học và tu Thiền là phải làm thế nào để nhận ra được để hằng sống với tri kiến Phật của mình. |
|