Hỏi học Phật bằng cách nào,
tức hỏi
đến phương pháp học Phật. Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp
riêng của
nó. Ví như môn toán học, người học trò trước phải biết số, kế học thuộc
cữu
chương, học cách cộng trừ nhơn chia, lên nữa phải học công thức, phương
trình
v.v...
Buổi giảng hôm nay tôi nói đề tài rất gần gũi với quí vị: Tại sao người
Phật tử phải tụng kinh, niệm Phật, trì chú và tọa thiền? Phật tử thường
nghĩ rằng mình tu thì phải tụng kinh, niệm Phật, trì chú và tọa thiền.
Tất cả những việc ấy là một hay khác, chúng ta nên thực hiện hết hay
thực hiện từng phần? Đó là nội dung buổi giảng hôm nay.
Phật giáo được xem là một
trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Nhưng thế nào là một tôn giáo?
Các tôn giáo và những trào lưu tư tưởng khác nhau trên thế giới vẫn chưa
thành công trong việc đưa ra một định nghĩa chung cho danh từ “tôn
giáo”.
‘ Tâm ’ là chữ thường xuyên xuất hiện với
người Phật tử mỗi khi nói đến tu tập . Thật vậy, nào là ‘ Tu tâm ’
, ‘ một niệm ở tâm ta ’ , nào là ‘ giữ tâm ý
trong sạch ’ , ‘ chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài ’
(Nguyễn Du) v..v.. Nhưng ‘ tâm ’ là cái gì , ở đâu
v..v..thì không ai chỉ được
Không khí trang nghiêm của những đạo tràng với
những chiếc y màu vàng hoại sắc và những chiếc áo tràng màu lam dịu luôn
luôn là những hình ảnh đẹp. Hình ảnh đó vừa trang nghiêm vừa thanh
thoát, vừa như có vừa như không. Đó là sắc bắc cầu với không, hình tướng
gieo mầm cho vô tướng.
Chúng ta ngày ngày tu Phật, song lại chẳng biết học theo vị Phật chân
chánh, mà chỉ vận dụng công phu trên hình tướng bên ngoài, không truy
tìm nguồn gốc của Phật trong tự tánh. Tìm nguồn gốc của Phật tức là đoạn
sạch hết thảy tư dục (những ham muốn riêng tư) để hiển lộ trí huệ quang
minh vốn có.
Ngụy biện ‘tu tại gia’ là khó nhất và quan trọng nhất và
không cần tìm cầu tham học với các bậc chân tu là vấn đề cần suy xét và
cần cẩn trọng, nhất là với những người chưa hiểu Phật pháp và những
người mang trong mình bản ngã thâm căn cố đế.
Trước hết là lợi ích về sức khỏe. Lạy Phật là một
động tác dưỡng sinh rất tuyệt vời, nó giúp ta vận động toàn bộ cơ thể,
nó giúp cho máu huyết được điều hoà, bệnh tật khó xâm nhập cơ thể, nhờ
lạy Phật thường xuyên, những bệnh đã có sẽ được tiêu trừ, những bệnh
chưa sanh thì khó có cơ hội phát sanh.
Làm sao ta có thể hạnh phúc được khi ta đã đầy ắp nào là giận
hờn, nào là si mê và tham lam? Thế nên cái thấy sâu sắc - tuệ giác -
mới cởi trói cho ta khỏi những ràng buộc khổ lụy ấy và mới là chìa khóa
cho hạnh phúc.
Đức
Phật đã nói: "Ta là Phật đã thành, các ngươi là
Phật sẽ thành". Ai cũng có Phật tánh hết, chỉ khác nhau ở chỗ mê với
giác thôi. Nếu trên đường tu chúng ta nỗ lực tiến tới thì con đường Phật
đạo không xa. Nói nỗ lực chớ thật ra không có gì phải nỗ lực. Chỉ cần
đổi cái nhìn thôi, thấy giả với thấy thật có tốn bao nhiêu mồ hôi đâu.
Vậy mà chúng ta làm không nổi, thật cũng không biết nói sao!
Các tin đã đăng: