Hoằng pháp là một trong những nhân tố quan trọng đối với sự
tồn tại và phát triển của một tôn giáo. Phật giáo cũng không ngoại lệ.
Ngay trong mục đích thị hiện ra đời của đức Phật, Ngài cũng
đã nói: “vì lợi ích cho chư thiên và loài người” (kinh Nam truyền) và
trong kinh Pháp Hoa (Bắc truyền) Ngài cũng đã dạy: “Chư Phật chỉ vì một
nhân duyên đại sự mà thị hiện ra đời, khai thị cho chúng sanh ngộ nhập
Phật tri kiến”.
Phật giáo là có một nền giáo dục, nền giáo dục đó đđược chứa đựng trong ba Tạng kinh điển, nền giáo dục Phật giáo cụ thể từ tư tưởng, mục tiêu đến phương pháp giáo dục. Đó những giá trị tư tưởng đặc sắc trong nền giáo dục Phật giáo, nền văn hóa ấy đã len lỏi vào những vùng Tây Nguyên xa xôi được thể hiện trong các công tác Phật sự ở vùng Tây Nguyên.
Thuyết pháp, giảng kinh là hình thức sử dụng ngôn ngữ để chuyển tải giáo lý của Đức Phật, thông qua nhiều phương diện để khơi nguồn trí tuệ, tỏ ngộ chân lý cho chúng sanh. Chính vì thế, nhiệm vụ cua người hoằng pháp phải luôn đẩy mạnh bánh xe chánh pháp, đem giáo pháp thậm thâm truyền bá khắp nhân gian, vào tận nơi hang cùng ngõ hẻm, "nơi nào chúng sanh cần ta đến"
“Trên con đường Hoằng Pháp lợi sanh, các vị Tăng, Ni trẻ nên quan tâm đến Đồng bào Dân tộc nơi vùng sâu vùng xa và Đồng bào sắc tộc thiểu số ”. Đây cũng được xem là nguồn động lực chủ đạo mà những nhiệm kỳ qua đã gặt hái được một vài thành tựu khả thi với việc đem ánh sáng chân lý Đạo Phật vào nơi vùng người Dân tộc K’Ho.
Hoằng pháp là nhiệm vụ quan trọng của người tu sĩ Phật giáo. Chư Phật cũng như chư Bồ tát đều có những hạnh nguyện cao cả như thế. Ngày xưa Tổ Bồ Đề Đạt Ma vượt ngàn dặm xa xôi từ Ấn Độ sang Trung Quốc truyền giáo. Trong lịch sử đã có biết bao vị Tổ đã không quản gian lao khó nhọc để đến với những đất nước xa xôi như Tây Tạng cao ngất hay nước Nga giá rét…
Nếu ai đã từng một lần đến với miền núi phía Bắc, hẳn sẽ khó quên vẻ đẹp của phong cảnh nơi đây. Núi non chập chùng, suối khe uốn lượn... Những nếp áo chàm xanh ngắt hay sắc phục rực rỡ của bà con các dân tộc vùng cao, hẳn sẽ làm ta khó quên trước phong cảnh hay con người sơn cước.
Hoằng pháp với đồng bào dân tộc ít người là một vấn đề lớn với nhiều khó khăn thử thách đã được đặt ra trong những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ trước, nhằm vào nhiệm kỳ 4 và 5 của Giáo hội, đến nhiệm kỳ 6 nầy đã trở thành một trong hai kế hoạch mũi nhọn của ban Hoằng pháp TW là hoằng pháp ra nước ngoài và hoằng pháp với đồng bào dân tộc thiểu số.
Với nhịp sống hối hả và nhiều lo toan như hiện nay, nhiều người cảm thấy căng thẳng và quá tải. Chúng ta thường có cảm giác như không có đủ thời gian để làm xong mọi thứ trong ngày. Sự căng thẳng và mệt mỏi làm chúng ta mất kiên nhẫn, thất vọng và không hạnh phúc, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là giới doanh nhân.
Từ trước tới nay, công tác hoằng pháp của đa số
các tỉnh thành cũng được tiến hành đều đặn, gặt hái những kết quả khá
tốt. Nhưng phải thẳng thắn nói rằng, thật sự chúng ta chưa có một quy
hoạch, đề án nào khả dĩ lâu dài hay quy mô, cụ thể.
Các tin đã đăng: