Con rất vui mừng được biết cách đây một
ngày (ngày 3/04/2009) Ban Huớng Dẫn Phật Tử TW đã tổ chức hội thảo bàn
về tuổi trẻ tại chùa Quán Sứ - Hà Nội. Điều này nói lên rằng Giáo Hội đã có sự
quan tâm đến thành phần thanh niên phật tử trẻ - thế hệ rường cột cho
Giáo Hội và đạo pháp hôm nay và mai sau.
Nói đến thế kỷ XXI, người ta thường nghĩ đến những thành tựu của
nhân loại như chinh phục vũ trụ, sự phát triển vượt bậc của công
nghiệp: “Ðây là thời đại thức ăn nhanh, tiêu hoá chậm”. Nhưng đằng sau
sự thành công hào nhoáng kia, mấy ai biết rằng đạo đức con người đang
ngày càng suy đồi, những tệ nạn xã hội gia tăng, cánh cửa ngục thất
rộng mở chào đón tù nhân. Thật chua xót biết bao!
Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp
là hoài bão của chư Phật, là phương châm hoạt động của ngành hoằng pháp
nói riêng, là nhiệm
vụ chung của hàng xuất gia.
Chúng ta phải chia ra Hoằng pháp
chuyên nghiệp và Hoằng pháp nghiệp dư.
Hoằng
pháp nghiệp dư thì ai cũng có thể làm, gặp cơ hội là làm, còn hoằng pháp
chuyên
thì phải phải thực tu và thực học sống bằng con tim và khối óc của mình
đối với
nghành hoằng pháp.
Có người đã nói với chúng tôi rằng, nếu đức Phật còn
sống cho đến hôm nay, ngài sẽ nói chuyện như thế nào trong các trường
đại học, các viện nghiên cứu khoa học, và trước đông đảo quần chúng tri
thức hiện nay?
Bài tham luận chỉ đề cập đến “Hoằng pháp dành cho
thiếu nhi”, một đối tượng mà ngày nay được xã hội quan tâm, trong đó các
nhà lãnh đạo Phật giáo, các giảng sư hoằng pháp phải quan tâm hàng đầu
trong việc vận dụng giáo lý Phật đà để giáo dục nhân cách cho các con em
Phật tử thiếu nhi.
Schopennhauer[1] có nói một câu nói cũng đáng suy gẫm: “Những tính xuất
sắc của tri thức làm cho người ta khâm phục, nhưng chẳng bao giờ làm
người ta thương yêu”. Đó là câu nói nhẹ nhất của ông về trái tim và tri
thức con người
Hoằng pháp là một nhiệm vụ thiêng liêng và quan trọng
mà bất cứ hành giả Phật giáo nào cũng phải có vai trò đóng góp. Bản
thân từ hoằng pháp đã chứa đựng một ý nghĩa bao quát và khá rộng. Nó bao
hàm tất cả các lĩnh vực trong mọi sinh hoạt của đời sống con người.
Thời gian gần đây, vấn đề giáo dục người cư sĩ được
quan tâm, dù hơi muộn, nhưng chỉ có tính đối phó các thách thức trước
mắt hơn là kế lâu dài và bền vững. Trên sách lược vĩ mô vẫn chưa thấy
bóng dáng và lối đi cho hàng ngũ cư sĩ. Đã đến lúc chúng ta phải tập
trung vào kế hoạch trồng người .