Đã
có khá nhiều trường hợp "chết đi sống lại" đã từng được ghi nhận tại
Việt Nam. Theo khảo sát chưa đầy đủ thì trường hợp "chết đi sống lại"
trong thời gian lâu nhất là cụ bà Trần Thị Sương (năm nay đã bước qua
tuổi 89, ảnh trái), trú tại ấp Trường Lưu, xã Trường Hòa, huyện Hòa
Thành (Tây Ninh).
Cụ Sương đã "ngừng thở" suốt 9 tiếng đồng hồ cho đến khi người nhà chuẩn
bị làm lễ nhập quan thì tỉnh dậy. Trường hợp này đã được rất nhiều nhà
khoa học trong nước và quốc tế đến nghiên cứu. Và người "đạt kỉ lục"
với 3 lần chết đi sống lại phải kể đến là cụ Lê Thị Chênh (99 tuổi, trú
tại Quảng Vọng, Quảng Xương, Thanh Hóa). Lần đầu tiên cụ "từ trần" vào
năm 2006, lần thứ hai vào năm 2010 và gần đây nhất là vào ngày
1/7/2012. Nhưng cả ba lần "từ trần" sau đó cụ đều tỉnh dậy một cách kì
lạ khi người thân đang chuẩn bị lo hậu sự.
Theo cố TS. Lý Ngọc Kính- nguyên cục trưởng cục Khám chữa bệnh (Bộ Y
tế), trong y học đều coi đây là hiện tượng chết lâm sàng. Những người
này rơi vào tình trạng tim, phổi ngừng hoạt động hoặc hoạt động rất
yếu, các tri giác mất hoàn toàn, chân tay mềm nhũn, lòng tử mắt giãn
ra, một số hoạt chất như axitlactic và phốt pho tăng lên, hiện tượng
giáng hóa và tổng hợp trong cơ thể bị đảo lộn. Bằng một số phương pháp
như điện tim, điện não đồ có thể thấy một người chết lâm sàng thường
xuất hiện đường đẳng nhiệt, tức là không có dấu hiệu của việc tim hay
não hoạt động. Như vậy có thể nói chết lâm sàng là ranh giới giữa sự
sống và cái chết.
Ông Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học
ứng dụng (UIA) giải thích thêm: Chết lâm sàng vẫn xảy ra trong thực tế
dù tỷ lệ rất thấp, chiếm khoảng 2/10.000 ca. "Trước đây, do việc tổ
chức tang ma khá nhanh nên có những trường hợp khi cải mả, người ta
thấy bộ xương người đã mất trong tư thế nằm sấp xuống, hoặc xương ống
chân chống lên, dù trước đó tay, chân đã được buộc cố định trong quan
tài. Đó là bằng chứng của việc người đã chết nhưng sống lại, họ đạp,
đẩy nhưng không thành và sau đó thì bị chết hẳn vì ngạt", ông Khanh lý
giải.
Cũng theo ông Khanh, thông thường, sau khi một người xác định là đã
chết sẽ phải mất khoảng 10 - 12 giờ để thần thức ra khỏi cơ thể (hồn
lìa khỏi xác). Trong thời gian này, mặc dù tim, phổi ngừng đập nhưng
não bộ vẫn hoạt động, họ vẫn nhận biết được các hoạt động xung quanh.
Bất kể một sự va chạm nào vào phần xác của người chết cũng gây ra sự
đau đớn. Đây là giai đoạn có nhiều người hồi sinh và hồi sinh dễ nhất.
Sau khi chết được 12 tiếng thì khó sống lại vì khi đó thần thức đã hoàn
toàn ra khỏi cơ thể.
Vấn đề có linh hồn -thần thức của con người sau khi đã chết hay không
được xếp vào dạng những vấn đề "cận khoa học'. Tức là, dự trên một số
hiện tượng đơn lẻ người ta đặt ra một giả thuyết.
Tuy nhiên chỉ khi giả thuyết này được chứng minh bằng thực nghiệm thì
nó mới được gọi là khoa học, nếu không vẫn chỉ là một lý thuyết-một
nghi vấn. Và cho đến nay khoa học vẫn chưa tìm đủ chứng cứ bằng thực
nghiệm để chứng minh toàn diện là có linh hồn tồn tại sau khi con người
chết đi.
"Chết đi sống lại" thành con người mới - một bí ẩn khoa học khác
BS. Đặng Văn Quế- phó giám đốc Bệnh
viện Mắt Quốc tế cho biết, đã có những trường hợp "chết đi sống lại"
và phát hiện nhiều đổi khác trong cơ thể như khỏi bệnh hoặc tự nhiên
nói được ngoại ngữ. Tuy nhiên chưa ai chứng mình được việc chết lâm
sàng sẽ đem lại cho con người những khả năng đặc biệt. Bởi trên thực
tế thì y học vẫn có thể can thiệp để đưa một người bình thường về
trạng thái chết lâm sàng trước khi phẫu thuật cho an toàn, ví dụ như
giảm thân nhiệt của cơ thể, làm giảm nhịp đập của tim, phổi khiến con
người không còn thở nữa, hoặc thở rất ít.
|
Theo Việt Thanh - GĐ&XH