07/07/2010 03:48 (GMT+7)
Phân loại theo các việc cần phải cấm chỉ không
được làm (chỉ trì) hoặc cần
phải làm
(tác trì) thì có bảy nhóm như trên, gọi là "Bảy tụ", cũng như
những
chương, điều được nêu trong bộ
luật
hình sự ở đời. Những việc Phật cấm
chỉ không
được làm, nếu làm thì phạm, gọi là "chỉ trì tác phạm" như
giới sát
đạo dâm vọng v.v. |
20/05/2010 02:30 (GMT+7)
Năm giới cấm là những điều đạo đức căn bản ban đầu của người Phật tử tại gia, là bước khởi đầu khi phát tâm thọ trì Tam Quy và cũng là đặt những dấu chân căn bản đầu tiên trên con đường học Phật và tìm cầu giải thoát. Người hành trì năm giới sẽ đem lại lợi lạc cho chính mình cũng như gia đình và xã hội. |
17/05/2010 09:54 (GMT+7)
Tạng Luật
(Vinayapiṭaka) thuộc về
Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức
Phật về
các vấn đề có liên quan đến cuộc sống và sự sinh hoạt của các
thành viên
cũng như các công việc của hội chúng, trong đó, chủ yếu đề cập đến
các tỳ
khưu, một phần dành cho tỳ khưu ni, đồng thời một số vấn đề có thể
áp dụng
cho hàng tại gia cư sĩ cũng được tìm thấy. |
27/04/2010 03:06 (GMT+7)
Vì
nghiệp
duyên còn đó nên mới có hình hài, mà đã có hình hài thì tránh sao khỏi
được hệ
lụy? Tập hợp do di thể của cha mẹ, nương vào các điều kiện khác mà hình
thành,
thân thể này tuy được bốn yếu tố là đất, nước, không khí, và sức nóng hộ
trì
nhưng vì những yếu tố này lại lắm khi xung khắc với nhau cho nên trong
chúng ta
không ai thoát khỏi được cái vô thường, cái già và cái bệnh. |
26/04/2010 02:05 (GMT+7)
Đối với chúng ta, những người Phật tử, xuất gia hay tại gia,
tu tập điều thiện, chính là giữ giới. Đối với người tại
gia, là
giữ năm giới và đối với người xuất gia, là giữ mười giới, 250 giới, hay
hơn nữa.
Nhưng đối với toàn thể những người Phật tử tại gia hay xuất gia, năm
giới là căn bản, là mức đạo đức tối thiểu cho một con
người,
dù là Phật tử hay không, sống xứng đáng là con người, có nhân cách, có
nhân
phẩm. |
25/04/2010 01:52 (GMT+7)
Tham
sống sợ chết, đó là sự thật của
người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại,
cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi
sẽ đề cập
đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống
của một
người Phật tử. |
24/04/2010 01:23 (GMT+7)
Trong
Phật giáo Ðại thừa, Giới không phải chỉ là một căn bản chung cho
mọi người
tu Ðạo của bất cứ tông phái nào, Giới cũng không phải chỉ là một
bài học
vỡ lòng về Ðạo, hay chỉ là một sự thực hành phụ kèm theo các sự
thực hành
chính yếu của Thiền Quán, mà Giới còn là một chủ trương và thực
hành chính
yếu lập thành một Tông phái riêng rẽ quan trọng nữa. |
24/04/2010 01:23 (GMT+7)
Đức Phật được
ví như một vị lương y, chữa bệnh tâm linh cho loài người. Con đường hành
đạo
Ngài dạy được ví như một chương trình trị liệu các đau khổ trong tim và
trí óc.
Ví dụ này thường được thấy trong kinh điển, để ca ngợi Đức Phật và lời
dạy của
Ngài, tuy đã xưa nhưng cũng rất thích hợp cho ngày nay. |
24/04/2010 01:22 (GMT+7)
Giới thiệu : Đây là
bài
tham luận của Tỳ Kheo Bodhi đọc tại Hôi Nghị Hamburg ở Đức năm 2007,
do
Đức Đạt Lai Lạt Ma đề xuất, đề bàn về vấn dề phục hồi việc thọ đại
giới
Tỳ-kheo-ni trong truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy. |
24/04/2010 01:22 (GMT+7)
Đại chúng! Đây là lúc
chúng ta
tuyên thuyết Năm Giới. Năm Giới là nền tảng cho một cuộc sống có hạnh
phúc và có
chí hướng vị tha, có năng lực bảo vệ sự sống và làm đẹp cho cuộc đời.
Xin các vị
đã thọ trì Năm Giới quỳ lên, chắp tay búp sen, hướng về đức Bổn Sư. |
24/04/2010 01:21 (GMT+7)
Giới
học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô
lậu học.
Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa
đến giải
thoát mà không phải đưa đến các phước báo sanh thiên. |
24/04/2010 00:16 (GMT+7)
Ba đời chư Phật đều nói ba
tạng Thánh giáo Kinh-Luật-Luận. Hai
tạng Kinh-Luận chung cả tại gia, xuất gia, riêng tạng Luật chỉ dành cho
Tỷ kheo
gìn giữ, như tạng bí mật của vua, hàng ngoại quan không được biết đến.
Nếu Sa
di, bạch y mà xem trước, thì vĩnh viễn không được thọ đại giới, mắc tội
ngang với
tội ngũ nghịch. Phàm là người làm thầy phải hết sức cẩn thận" |
|