PG & Khoa học
Nguyệt thực có liên quan đến tâm linh?
29/12/2010 00:46 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Nguyệt thực là hiện tượng thiên nhiên thần bí nên khi xảy ra thường phải liên quan đến những biến đổi bất thường trong đời sống?

Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

Rất nhiều người cho rằng, nguyệt thực là hiện tượng thiên nhiên thần bí nên khi xảy ra thường phải liên quan đến những biến đổi bất thường trong đời sống. Trao đổi những băn khoăn này với nhiều nhà khoa học, chúng tôi đều nhận được câu khẳng định: chẳng có gì liên quan.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải- một chuyên gia về lĩnh vực tâm linh cũng như về thiên văn khẳng định: đó là mê tín. Lịch sử ghi nhận những lần trùng hợp như thiên tai, chết chóc, sự suy sụp của một triều đại... nhưng đó là sự ngẫu nhiên nhân đó, người ta khuyếch đại sự kiện lên.

Nguyệt thực liên quan đến ngày rằm

Dưới góc độ khoa học, nguyệt thực là hiện tượng Mặt Trăng bị che lấp bởi Mặt Trời. Trong thời điểm nguyệt thực toàn phần cực đại (Mặt trời che hết mặt trăng), cả mặt trăng sẽ tỏa sáng màu đồng.

Nguyệt thực toàn phần (Ảnh: Centralcoastseniors)
Lý giải về sự mê tín, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho rằng, do điều kiện kiên quyết để có thể xuất hiện nguyệt thực là xảy ra xung quang ngày rằm âm lịch (ngày trăng tròn nhất). Ngày 21/12/2010, đúng vào vào 16 tháng 11 âm lịch, sau ngày rằm. Theo quan niệm phương Đông, ngày rằm là ngày người ta thường cúng bái, đi chùa, có lẽ vì thế mà khi có nguyệt thực, sự linh thiêng, huyền bí càng nhân lên?

Chính vì là hiện tượng tự nhiên nên năm nào, nguyệt thực cũng xảy ra ba lần không ở nơi này thì nơi khác trên khắp thế giới. “Ít nhất là 2 lần”- ông Nguyễn Phúc Giác Hải khẳng định. Đó là chưa kể đến những lần nguyệt thực xảy ra nhưng bóng không rơi vào Trái Đất (không quan sát được). 

Trao đổi với phóng viên báo Đất Việt, giáo sư Trần Mạnh Tuấn (Viện Công nghệ vũ trụ, Viện KH&CN Việt Nam)  thì với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật hiện nay, các nhà khoa học hoàn toàn có thể tính toán được quy luật, tần suất và thời gian chính xác của hiện tượng. Như vậy, hiện tượng tự nhiên này không hề ảnh hưởng đến sức khoẻ con người cũng như năng suất mùa màng.

Theo ghi nhận từ số liệu quan sát của các đài thiên văn thế giới, đây là lần thứ hai trong năm nay, và cũng là lần cuối cùng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú trên xuất hiện. Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn- Chủ tịch Câu lạc bộ thiên văn trẻ Việt Nam, lần nguyệt thực này, Việt Nam là khu vực khó có thể quan sát được do điều kiện thời tiết có mây và mưa nhỏ ở nhiều khu vực.

Nguyệt thực có thể quan sát bằng mắt thường

Khác với quan sát Nhật thực phải dùng các loại kính bảo vệ mắt, Nguyệt thực có thể quan sát hoàn toàn bằng mắt thường hoặc có thêm các dụng cụ hỗ trợ như ống nhòm, kính thiên văn để nhìn rõ hơn Mặt Trăng. Chúng ta cần tìm địa điểm quan sát thật thuận lợi có tầm nhìn thật thoáng, không bị che chắn bởi nhà cửa hay cây cối.


Các giai đoạn nguyệt thực


- Mặt trăng vào vùng nửa tối: Bóng trái đất gồm có 2 phần: phần tối hoàn toàn ở giữa và phần nửa tối ở ngoài. Đây là thời điểm nguyệt thực chính thức bắt đầu.

- Bóng nửa tối bắt đầu xuất hiện: Đây là lúc mặt trăng đi sâu vào vùng nửa tối, và hiện tượng nguyệt thực bắt đầu hiện ra trên vành đĩa mặt trăng. Càng lúc, bóng tối càng rộng và rõ.

-  Mặt trăng đi vào vùng bóng tối: Mặt trăng bắt đầu đi qua vùng bóng tối của trái đất. Lúc này, nguyệt thực trông giống như một con sò nhỏ màu đen xuất hiện bên rìa trái (phía đông) của mặt trăng.

- Bao phủ 75%: Với 3/4 đĩa mặt trăng bị che phủ, mặt trăng bây giờ trông giống như một mảnh sắt bị nung nóng đến mức bắt đầu phát sáng. Qua ống nhòm hoặc kính viễn vọng, vùng ngoài của vùng bóng tối thường đủ sáng để chiếu rõ biển và miệng núi lửa trên mặt trăng.

-  Trước nguyệt thực toàn phần: Vài phút trước và sau khi diễn ra nguyệt thực toàn phần, sự tương phản giữa mảng sáng màu vàng nhạt và mảng màu nâu đỏ phản chiếu lên phần còn lại của đĩa mặt trăng, tạo nên "Hiệu ứng đèn lồng Nhật Bản" lung linh màu sắc.

- Nguyệt thực toàn phần: Khi mặt trăng hoàn toàn lọt vào vùng bóng tối, nguyệt thực toàn phần bắt đầu. Không ai biết mặt trăng lúc này trông như thế nào. Ở một số lần nguyệt thực, mặt trăng có màu đen xám, gần như không nhìn thấy gì, hoặc có màu vàng cam sáng.

-Kết thúc nguyệt thực toàn phần: Mặt trăng bắt đầu ra khỏi bóng tối của trái đất. Đây là lúc được ngắm "Hiệu ứng đèn lồng Nhật Bản" một cách trọn vẹn.

Quốc Minh Báo Đất Việt

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch