PG & Khoa học
Đức Phật - Nhà Khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại
30/10/2013 13:44 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Nhiều người không ngần ngại bầu chọn nhà khoa học Đức gốc Do Thái, Albert Einstein là nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20, đồng thời là nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại, vì ông đã nêu ra thuyết tương đối đặc biệt (the special theory of relativity) vào năm 1905 và thuyết tương đối tổng quát (the general theory of relativity) vào năm 1916, làm đảo lộn nhận thức của loài người về khoa học, về những cái tưởng chừng như cố định vĩnh cửu không bao giờ thay đổi như không gian và thời gian, khối lượng vật chất v.v…
Riêng tôi, có thể bầu chọn Einstein là nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20, nhưng không vội bầu chọn ông là nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại, vì có một nhân vật lịch sử xứng đáng hơn cho danh hiệu đó, người đó chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Siddhārtha Gautama) người sáng lập ra Phật giáo, sinh ra tại Ca Tì La Vệ (zh. 迦毘羅衛, sa. Kapilavastu thuộc nước Nepal ngày nay.



Thuyết tương đối chỉ là một phần rất nhỏ trong khái niệm Vô Thường trong Phật Giáo

Nhiều người sẽ ngạc nhiên, vì Đức Phật đâu có phải là nhà khoa học, ngoài ra Phật giáo cũng không có kiến lập chân lý, vậy thì lấy gì để so sánh, đối chiếu với các lý thuyết của Einstein ? Thật vậy, trước lúc nhập diệt, Phật đã phủ nhận toàn bộ lời giảng dạy của mình, nói rằng : “Trong suốt 49 năm qua, ta chưa hề nói một chữ nào” . Như vậy đem Đức Phật so sánh với Einstein thì thật là lố bịch. Tuy nhiên trong thế giới vô minh, tương đối, Phật đã giảng rất nhiều bộ kinh, nay tôi lấy những kinh điển có ý nghĩa như chiếc bè tạm bợ đó, để thử đối chiếu một lần cho minh bạch về mặt khoa học của hai nhân vật lịch sử vĩ đại đó của nhân loại, tôi nghĩ rằng bạn đọc có thể rút ra được nhiều điều thú vị, bổ ích cho sự hiểu biết của mình về thế giới.

1. Hiểu thế nào về thế giới ? 
Với Thuyết tương đối đặc biệt, Einstein nêu ra rằng không gian, thời gian, khối lượng vật chất không bất biến như trong lý thuyết của Newton. Ông khám phá rằng thời gian là chiều kích thứ tư không thể tách rời của không gian, do đó không gian và thời gian nên được gọi chung là thời- không (Space-time) là một thực thể liên tục (continuum) không gián đoạn. Ông còn khám phá rằng ánh sáng là vận tốc cao nhất của vật chất trong chân không và vận dụng nó trong công thức giản dị nhưng nổi tiếng nhất thế giới, nêu ra tính chất tương đương giữa vật chất và năng lượng :
E=MC2 (E là năng lượng, M là khối lượng vật chất, C là vận tốc ánh sáng)
Thuyết tương đối được cho là một lý thuyết cao siêu có rất ít người hiểu được, nhưng với thuyết tương đối Einstein vẫn chưa thực sự hiểu rõ bản chất của thời-không, của khối lượng vật chất. Vì vậy khi gặp phải hiện tượng rối lượng tử (quantum entanglement) ông không hiểu được. Einstein sinh thời đã không hiểu được, không biết tại sao một hạt photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai hoặc nhiều vị trí khác nhau, và khi hạt ở vị trí này bị tác động thì lập tức hạt ở các vị trí kia cũng bị tác động y hệt, tức thời, bất kể khoảng cách là bao xa, ông gọi đó là tác động ma quái từ xa (spooky action at a distance). Nếu cho rằng tín hiệu được truyền đi, thì vận tốc phải gấp hàng triệu lần tốc độ ánh sáng, điều đó trái với định đề của chính Einstein nêu ra rằng ánh sáng là tốc độ cao nhất của thế giới vật chất, không có vật gì truyền đi nhanh hơn ánh sáng, ánh sáng truyền trong chân không là một hằng số bằng (qui tròn) 300.000km/giây, không có vận tốc đầu, bởi vì ánh sáng không có khối lượng nên cũng không có quán tính (nói nôm na là nó không có trớn). Gần đây, có người khám phá ra rằng hạt neutrino có vận tốc nhanh hơn ánh sáng (306.000 km/giây) Khám phá này nếu được công nhận, thì chỉ ra rằng Einstein có chút sai sót, nhưng cũng chưa đi đủ xa để làm thay đổi nhận thức, chỉ gợi mở ý tưởng rằng con người có thể đi ngược thời gian để thấy lại quá khứ (nếu đi với vận tốc của hạt neutrino 306.000km/giây, trong khi ánh sáng đi với vận tốc 299.792,5 km/giây, như vậy có thể bắt kịp ánh sáng và thấy lại quá khứ)

Vậy Thích Ca có hiểu hiện tượng rối lượng tử không ? Thời Đức Phật chưa ai biết có hiện tượng này, nhưng qua những lời giảng của kinh điển, chúng ta có thể khẳng định Thích Ca biết và có đáp án rõ ràng cho hiện tượng này. Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phật nhiều lần phóng hào quang hiển thị cho tứ chúng (tăng, ni, nam nữ cư sĩ) tham dự, thấy vô lượng vô biên thế giới (biểu thị không gian) từ quá khứ cho tới vị lai (biểu thị thời gian) và hằng hà sa chúng sinh không thể đếm hết của mười phương thế giới (biểu thị số lượng). Phật có đầy đủ thần thông (lục thông). A-tì-đạt-ma-câu-xá luận zh. 阿毗達磨俱舍論, sa. abhidharmakośa-śāstra, thường được gọi tắt là Câu-xá luận) có kể rõ lục thông là :
Lục thông, 六通 , tiếng Phạn ṣaḍ abhijñāḥ: Sáu phép thần thông, biểu hiện năng lực tâm thức bát nhã của chư Phật và Bồ tát.
Thân như ý thông, Phạn (sa) ṛiddhi viṣaga-jñānaṃ, còn gọi là Thần túc thông: biến hiện tuỳ theo ý muốn, thân có thể bay lên trời, đi trên biển, chui vào trong núi… tất cả mọi động tác đều tuỳ theo ý muốn, không hề chướng ngại.
Thiên nhãn thông, sa. divyaṃ-cakṣuḥ-jñānaṃ: nhìn thấy tất cả mọi hình sắc ở gần hay ở xa trong cả thế gian, nhìn thấy mọi hình tướng khổ vui của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
Thiên nhĩ thông, sa. divyaṃ-śrotraṃ-jñānaṃ: nghe và hiểu hết mọi âm thanh trong thế gian, nghe và hiểu hết mọi ngôn ngữ của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
Tha tâm thông, sa. paracitta-jñānaṃ: biết hết tất cả mọi ý nghĩ trong tâm của chúng sinh trong lục đạo.
Túc mệnh thông, sa. purvanivasānusmṛiti-jñānaṃ, còn gọi là Túc mệnh minh: biết được kiếp trước của chính bản thân mình và của chúng sinh trong lục đạo, từ một đời, hai đời cho đến trăm ngàn vạn đời trước đều biết rõ, nhớ rõ sinh ra ở đâu, cha mẹ là ai, tên gì, làm gì…
Lậu tận thông , sa. āsravakṣaya-jñānaṃ: lậu tức là kiến hoặc và tư hoặc trong ba cõi. Lậu tận thông là dứt trừ toàn bộ kiến hoặc và tư hoặc trong ba cõi, không còn sinh tử luân hồi trong ba cõi, được giải thoát hoàn toàn.
Nhờ có thần thông, nên mặc dù không có máy móc thiết bị gì cả, Phật nhìn thấu suốt cả Tam giới từ những vi trần cực kỳ nhỏ như photon, neutrino, các hạt cơ bản hạ nguyên tử (subatomic particles) như quark, electron đến các thiên thể vũ trụ thuộc tam thiên đại thiên thế giới, Phật biết chúng chỉ là hạt ảo không có thật và gọi chung là “hoa đốm trong hư không”. Kinh Pháp Hoa có nói rõ trong mười phương thế giới có vô số Phật Thích Ca đang đồng thời thuyết pháp. Điều đó chứng tỏ Phật biết hiện tượng rối lượng tử, tức hiện tượng một hạt photon có thể xuất hiện đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau. Phật còn biết chính vì không gian, thời gian, số lượng là không có thật, các đại lượng đó chỉ hiện hũu trong tâm thức, nên một photon tại vị trí này bị tác động thì lập tức photon ở vị trí kia bị tác động y hệt, không mất chút thời gian nào vì không có việc truyền tín hiệu qua không gian. Einstein nói “tác động ma quái từ xa” vì chưa hiểu thời-không và số lượng là không có thật. Có điều gì chứng tỏ Phật biết thời-không và số lượng không có thật ? Số lượng là số đếm của vạn vật, của hình tướng vật chất. Không một hình tướng nào là có thật, vật chất là không có thực thể, điều này Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh nói rất rõ :
(Này Xá Lợi Phất, các pháp đều là không có thật, không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm. Vì trong cái không, không có vật chất; không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt tai mũi lưỡi thân ý; không có sắc thanh hương vị xúc pháp; không có cảnh giới của cái thấy, cho đến không có cảnh giới của ý thức. Không có vô minh, cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết. Không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không có Trí, cũng không

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch