Bài dẫn KINH TẠO TƯỢNG LƯỢNG ĐẠC
Ôi! Nghề tạo Phật tượng từ trước đến nay vẫn được ưa chuộng. Bộ
Truyện tạo tượng
do
ông Phạm Chí A Tư Đà Tiên tử làm ra có đoạn viết: Thời bấy giờ tuổi thọ
của con người là mười vạn năm. Ở Nam Châu có vua Chuyển Luân tên là Vĩ Á
Xá. Lúc đó có một đứa bé bị chết non. Người cha đứa bé ấy vô cùng
thương xót, đâm ra quẫn trí mê loạn, liền cõng xác con chạy đến kinh
thành kêu gào thảm thiết rằng: Trong
Kinh Phạn điển
chẳng đã
chép rằng: vua Chuyển Luân cai trị ở đời, thì dân không ai là không được
sống hết tuổi thọ (sống hết mười vạn tuổi), thế mà nay con ta lại như
thế này! Lỗi ấy thuộc về ai? Mau mau trả con cho ta! Chớ làm trái lời
Thánh nhân. Ông cứ gào thét như thế mãi, cả triều đình không ai ngăn
nổi, sinh ra hỗn loạn không yên! Ngay lúc đó Đại Phạm Thiên Đế vì muốn
giúp Quốc vương, liền ngầm sai con mình là Tì Thủ Yết ma Thiên Tử, và
trao cho phương pháp vẽ tranh, lại bảo vẽ, nặn hoặc tạo tượng chân dung
đứa bé, giả làm cho sống lại, rồi trao trả cho người ấy. Thế là tất cả
trên dưới đều được yên ổn vui mừng. Phạm Thiên đã từng khen ngợi rằng:
Trong núi có ngọn núi cao là kỳ diệu nhất. Trong các loại chim có loài
Đại bàng là to lớn nhất. Trong loài người thì có vua Chuyển Luân. Trong
muôn nghề thì có nghề tô, vẽ tạo tranh tạc tượng là cao quý hơn cả.
Câu chuyện này được lưu truyền ở thế gian, và trở thành câu chuyện tô vẽ giải thích về nguồn gốc nghề tạo tượng.
Riêng nguồn gốc của Phật tượng là do,
vào thời Đức Phật còn đang ở tuổi trung niên ở nước Trung Thiên Trúc có
vua Bình Sa vì muốn có quà tặng cho bạn thân ở nơi xa, nên xin được vẽ
bức tranh chân dung của Đức Phật. Về sau, bức tranh này được coi là
nguồn gốc của tranh.
Bấy
giờ người thợ vẽ bị ánh hào quang của đức Thế Tôn làm chói mắt, nên
không tập trung làm được, liền thỉnh đức Thế Tôn đến ngồi bên bờ sông,
kính cẩn nhìn bóng ngài in trên mặt nước rồi lấy đó làm mẫu để vẽ chân
dung ngài. Do làn sóng nước lăn tăn vòng vèo thành những vệt dài nho
nhỏ, thế nên gọi áo Phật có hình bóng nước. Nay những pho tượng ở nước
Ba La làm ra phần nhiều là có hình dáng đó, cách thức vẽ hình Phật đó
cũng giống như kiểu cách hình tượng Quan Âm bằng đá do ông Ngô Đạo Tử
đời Đường làm vậy.
Vào
cuối thời khi đức Thế Tôn còn tại thế, ngài Xá Lị Phất lần đầu tiên
nhận được qui cách tạo tượng mà vua Ưu Điền khắc bằng gỗ chiên đàn hình
đức Thế Tôn đứng, hình tượng đó với hình thật của Ngài giống hệt như
nhau, tưởng như là sinh đôi vậy. Thế là từ đó tượng Phật lưu truyền khắp
năm nước Thiên Trúc. Còn đối với vùng Thổ Phồn thì trong đời Trinh Quán
nhà Đường, Phật Pháp hưng thịnh, lần lượt cử người ở Đông Thổ và Thiên
Trúc đi sứ học hỏi các bậc hiền tài và xin kinh Phật mang về. Toàn bộ
Kinh điển Phật giáo chia làm Ngũ kinh, bao gồm:
1. Thanh minh
2. Nhân minh
3. Y phương minh
4. Công xảo minh
5. Nội minh
Sau
đó, tiếp tục cho phiên dịch kinh sách, lại cho phép khắp trong nước từ
tư nhân đến tập thể, tất cả ai nấy đều được tùy theo ý nguyện của mình,
xây dựng chùa chiền học tập đạo Phật.
Phương pháp tạo tượng Tam Ỷ xếp vào bộ Công xảo minh, là loại tốt nhất, Tam Ỷ có nghĩa là:
1.
Phật tượng là Thân Ỷ, tác là các tướng của thân Phật. Cũng chính là Thần
Linh Ỷ, để người ta gửi gắm vào đó mà thực hiện ý định của mình.
2.
Văn tự là Ngữ Ỷ, tức là cái tướng của các lời nói của đức Phật, còn có
tên nữa là Diệu Pháp Ỷ, tập trung giữ lại đó để việc truyền bá cho được
đầy đủ.
3.
Tháp tràng là Tâm Ỷ, tức là cái tướng của Phật tâm, còn gọi là Đạo Đức
Ỷ. Nhân dựa vào đó mà biểu hiện ra, lấy cái đó để làm sáng tỏ nghĩa lý.
Lại còn cách giải thích nữa là: Ỷ có nghĩa là dựa vào
Chúng sinh dựa vào ba tướng đó mà phát lòng tin thì mới chỉ là người thấy đạo mà chưa hiểu được nghĩa lý nhiệm màu của đạo.
Lại nữa, dựa vào đó mà làm ra phúc điền thì như Phạm ngữ gọi Dà Đề tiếng Hoa gọi Ỷ. Hoặc có người phiên dịch chữ Nhân là nhân do bậc Thánh Phàm kết hợp. Hoặc có khi lại phiên là Tác tích, ví như mượn tung tích này để hướng dẫn người đời sau cũng thông vậy.
Lại nữa, tượng là Sắc Thân Ỷ, Văn tự và Pháp là Pháp Thân Ỷ, còn miếu vũ chỉ là phụ. Còn đối với Pháp luân đối với tất cả có tác dụng đồ dùng khác, thì là có tác dụng rất lớn.
Những
Kinh truyện ghi chép như thế thì khá nhiều, song những sách được trao
truyền thì chỉ có sách của ba nhà Mạn, Cận, Thu là tốt nhất. Số sách
tượng Phật từ phương Tây chuyển đến, trong mười phần có tới tám, chín
phần là của ba nhà nói trên làm ra.
Nhìn chung những điểm giống thì nhiều, những điểm khác thì ít, mà thiên hạ gọi chung là Tạng Phật. Chữ Tạng có chỗ phiên là Giang nghĩa là sông, ý nói vùng đất đó có sông, cho nên gọi hai hàng lớn ở đất ấy là Tiền Tạng và Hậu Tạng.
Kẻ
hiền ngu đều kính trọng, kẻ sang người hèn đều cùng tiếp thu và trân
trọng giữ gìn, đó chẳng phải do kích cỡ tượng Phật rất đúng với quy cách
và rất phù hợp với lòng người hay sao? Tôi trước đây khi mà Ân sư được
vua sắc phong là: Hoằng giáo Tam tạng quảng trí pháp vương bảo sáp tự
thân trao cho kích cỡ Mạn Noa La và một tập gỗ kích cỡ Phật tượng và
tháp, phụ trong bản An tạng pháp yếu kệ của Thổ Phồn. Tuy chưa
hiểu biết sâu sắc nhưng cũng tự biết đáng phải quý trọng, vì vậy mà cất
giữ cẩn thận không để mất. Ngày nay tượng Phật ở Trung Quốc có loại
tượng kiểu Hán, có loại tượng kiểu Phạm.
Cái
gọi là tượng kiểu Hán là do vào đời Hán Vũ đánh đuổi giặc Hung Nô ở
phía bắc, lấy được người vàng Hưu đồ, đặt ở cung Cam Tuyền.
Vua
Hán Hiếu Minh sai người đi sang phương Tây đón rước sư tăng thì nhận
được bức tranh tượng Phật, liền bắt đầu cho xây dựng chùa chiền ở kinh
đô Lạc Dương. Sau đó dần dần phát triển truyền bá rộng rãi khắp nơi từ
thời Tấn thời Ngụy cho đến đời Tống. Bấy giờ nhà nước và dân phương Tây
luôn luôn đi lại, cho nên có được nhiều tượng Phật ở nước Tây Trúc. Ngài
Huyền Trang đời Đường từng đi khắp năm nước Thiên Trúc cả thảy mười bảy
năm, đến những nơi mà đức Phật đã từng qua lại giáo hóa đạo pháp. Ngài
sưu tầm tất cả những lời giáo hóa của Phật như là bộ Đại Bát Nhã và
các kinh khác có tới hơn ngàn quyển, kim ngọc Phật tượng có tới hơn
trăm pho, đều dùng voi lớn chở về. Những tượng Phật cứu kinh trang
nghiêm đều được tạo ra từ thời vua A Dục. Vì lẽ đó từ đời Hán đến nay,
phàm ai muốn tạo tượng đều lấy tượng Tây Trúc đem về làm mẫu. Những nhà
tạo tượng đời trước đời sau truyền nối nhau các cách thức của nhà Hán
này vậy, cũng có người gọi là kiểu Đường.
Cái
gọi là tượng kiểu Phạm là vào đời Nguyễn Thế Tổ khi mới thống nhất được
thiên hạ, có người thợ ở nước Ba La tên là A Ni Ca khéo làm tượng Tây
Vực, theo Đế sư Ba Tư Bát đến vâng theo sắc chỉ xây dựng Minh đường châm
chích tượng Phật, do đó được nổi tiếng, mà đệ tử của ngài là Lưu Chính
Phụng cũng nổi tiếng khắp thiên hạ về nghề làm tượng. Bởi vậy nhà vua
cho xây dựng ty Phạm tượng đề cử để chuyên môn trông coi giữ gìn tranh
tượng Phật và đắp, khắc, vẽ, tượng mộc, tượng thổ. Vì vậy nghề tạo tượng
ấy vượt hơn hẳn từ xưa đến nay, bèn gọi là Phạm tượng. Đó chính là cái
cách thức thượng Phạm vậy.
Nước
Ba La ở phía bắc Ấn Độ, ở phía tây của Thổ Phồn. Phong tục của họ có
nhiều nghề khéo léo và nhiều người khéo léo, nhưng có lẽ A Ni Ca là
người tài giỏi hơn những người đồng nghiệp, vậy nên Đế Sư đặc biệt dẫn
đến dâng vua. Ba Tư Bát tiếng Hoa gọi là Thánh, đó chỉ là tên hiệu chứ
không phải tên thật, còn tên thật là: lạc Trung Kiến Sán, tiếng Hoa gọi
là Tuệ Tràng, Tây phiên là Quý tộc. Ngài vốn thông minh dĩnh ngộ, thông
cả ngũ minh. Năm Trung Thống thứ nhất đời Thế Tổ phong làm Quốc sư, trao
cho ngọc ấn làm chủ Đạo Phật trong thiên hạ, sau lại phong thêm pháp
hiệu: Hoàng Thiên chỉ hạ nhật nhân chi thượng khai giáo tuyên văn phụ
trị Đại Thánh Trí Đức Phổ Giác Chân Tri hựu quốc như ý bảo pháp vương
tây thiên Phật tử Đại Nguyên đế sư. Chú cháu nối truyền nhau là chủ nước
Thổ Phồn.
Xét
theo bản truyện đầu đời Thế Tổ, sai lấy tượng đồng châm chích ở Minh
Đường, bảo A Ni Ca rằng: Đây là An phủ sứ đời Tống dâng lên, năm tháng
đã lâu nên bị sứt mẻ không sao sửa được! Ngươi có thể làm cho mới lại
được không? Thưa: xin được thử xem. Đến năm Chí Nguyên thứ hai tượng mới
làm xong, đường nét kiểu cách đều rất đầy đủ. Thợ kim khí khen ngợi:
đây là tài năng trời phú, chẳng ai là không kính nể Lưu Chính Phụng. Ông
vốn họ Lưu tên là Nguyên, tự là Bỉnh Nguyên, người ở Bảo Đê, nước Kê
Tân. Những nghề tinh thông không phải là một, nhưng giỏi nhất một môn tô
tượng. Lại theo A Ni Ca Quốc Công học tiếng Phạn ở Tây phương, tiếp thu
tinh diệu mà trở thành nghề tinh diệu tuyệt vời. Phàm những chùa lớn
của hai kinh đô có các việc đắp, tô, vẽ tượng, đều do tay ông Nguyên làm
ra, thiên hạ không ai sánh được. Ông làm quan đến Đại học sĩ ở Chiêu
Văn quán, hàm Chính phụng đại phu, kiêm giữ Bí thư giám khanh.
Thế
nhưng đến nay đã trải qua nhiều đời, song kinh truyện đó chưa được dịch
ra tiếng Trung Quốc. Nếu xa rời Tông phái chỉ có truyền miệng thì kích
thước sai lạc, chắc không thể nào làm cho đúng được.
Ôi!
người sang thì có quý tướng, người hèn thì lộ vẻ đần độn. Bên trong giữ
gìn, bên ngoài hiện ra, từng li từng tí không sai. Xưa kia đức Như Lai
dùng 32 công đức Viên mãn từ trước để làm hoàn thiện 32 tướng tốt mà dẹp
bỏ 80 cái Vọng tưởng của phàm phu làm cho đầy đủ 80 thứ tướng tốt tùy
hình, bày hết thảy những tướng Trang nghiêm vậy.
Đây
chính là trang nghiêm diệu thắng, há có thể lấy việc học hành mò mẫm mà
thêm bớt tùy tiện được chăng? Bởi lẽ có đủ kích thước bao nhiêu thì ta
cứ tập trung tinh thần của chúng sinh. Nhân đó xem lòng ái kính của
chúng sinh đó nhiều hay ít mà biết được họ có thể tiếp thu được lợi ích
nhiều hay ít. Kinh chép: Nếu mà những pho tượng đo đạc không được chính
xác là chính thần không nhập vào và sẽ mất thiêng. Việc này đâu phải sức
của người thợ để làm được? Thế thì việc đo đạc để tạo tượng Phật trở
thành nhiệm vụ cốt yếu, đã rõ ràng rồi. Tôi thường ngày để ý vào việc
này, nếu như không dùng nghĩa kinh Phật thuyết thì không thể chứng giám,
vậy nên cứ chậm chễ mãi. Đến khi có ngài Lạt Ma Quốc sư ở Triệu Châu
tỉnh Thiểm Tây từng được sắc phong Sùng Phạm Tĩnh Giác ở chùa Thiền Định
về triều đình, ngay ở chốn công đường chợt bàn đến chuyện đó liền bảo
tôi rằng: "Bộ kinh Lượng đạc Phật tượng mà do ngài Xá Lị Phất hỏi đức
Phật ấy là rõ ràng rành mạch và khái quát nhất, sao ông không dịch ra mà
làm đi"! Tôi nghe thấy mừng quá, bèn kính cẩn vâng theo. Hơn một tháng
sau, bản gốc mà Quốc sư tặng cho tôi và 5 chương đồ tượng, đều đem đến
chọn ngày để thực hiện. Trong đó còn có những tư liệu có ích cần phải
sưu tầm cũng đều tìm kiếm đưa về, đem điền vào những chỗ thiếu trong
kinh để thuật lại, hoặc chép riêng ra một loại phụ vào cuối sách. Nhờ ơn
Phật tổ mà công việc đã được hoàn thành.
Phàm những người có cùng chí hướng như tôi, thì có thể coi đây là tư liệu bổ ích mãi mãi.
Nhân mô phỏng theo sách Ngũ minh truyện do Phiên Vương Phật Đà A Bá Đề Phật Bà A Bá Đề viết ở phần lược dẫn mà viết vào đầu bộ kinh.
Ngày Phật từ cung trời Đao Lợi trở về
năm Càn Long thứ 7, nếu theo lịch Thổ Phồn thì vào ngày 22 tháng 9. Công
Bá Tra Bá người Mạc Bắc giữ chức Tổng quan phiên học kính cẩn ghi lại.
Chú thích:
(1). Vọng tưởng có 80 loại, gồm:
- Tham
|
40 loại
|
- Sân
|
33 loại
|
- Si
|
7 loại
|
X. Bí mật tập hội Đạo giáo vương kinh sớ./.
Thông báo Hán Nôm học 2008; tr.731 - 738.