PG & Khoa học
Lửa tam muội-góc nhìn khoa học và Phật giáo
Saigonnews
21/05/2012 00:50 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Theo một số tài liệu của Phật giáo, lửa tam muội là hiện tượng sinh nhiệt trong cơ thể, nhiệt độ có thể lên đến cực cao. Khoa học cũng đã lý giải hiện tượng này dưới cái tên năng lượng hoặc điện từ.


Vật thể là năng lượng

Cách đây khoảng 75 năm, Albert Einstein đã khẳng định rằng Vật chất là Năng lượng mà công thức E = mc2 là bằng chứng. Con người là một Vật thể mà Vật thể tức là Năng lượng. Ai cũng biết trong người có nhiệt lượng, và nhiệt lượng được gọi là thân nhiệt. Nhiệt lượng là do sự hô hấp (Combustion lente) và thúc ăn có calories tạo nên.

Năng lượng được hai cơ quan vi tế và tinh xảo nhất trong các tế bào của con người tạo ra. Cơ quan thứ nhất là Mitochondrion mà tôi tạm dịch là vi năng tử, tức là những nhà máy vi ti phát sinh năng lượng và phân tử Protein F1-ATPase, hay là cánh quạt máy thiên nhiên và vi ti nhất (...)


Lửa tam muội là tên gọi nhiều pháp tu của Phật giáo

Các khoa học gia Nhật Bản loan báo khi nghiên cứu chiều sâu của tế bào, họ đã khám phá ra những cánh quạt máy thiên nhiên vi ti nhất. Họ nói rằng những cánh quạt này quay với một lực rất mạnh, và họ có thể quay phim hoạt động này.

Trong một bài đăng trong báo Thiên Nhiên, các khoa học gia tại Viện Kỹ Thuật Ðông Kinh đã tuyên bố rằng bằng cách quan sát trực tiếp sự chuyển động, họ đã nhận thấy một phân tử Protein F1-ATPase hoạt động như một cánh quạt máy vi ti nhất. Ðường kính của nó chỉ bằng một Namometer (1 phần tỉ của một thước) đang quay trong một cái “thùng” có đường kính 10 Nanometer.

Tôi không phải là một khoa học gia nên không thể đưa ra một giả thuyết với đủ dữ kiện khoa học mà chỉ ước đoán như sau:

Những vi năng tử nằm trong tế bào phát sinh năng lượng do sự ôxy hóa trong việc chế biến thức ăn tạo nên. Phân tử Protein F1-ATPase, hay những cánh quạt máy thiên nhiên vi ti quay với một lực rất mạnh để phân phối năng lượng xuất phát từ những vi năng tử đến các cơ quan trong cơ thể của con người.

Trong khoa học, năng lượng này gọi là điện từ (Electromagnetic). Bộ óc và Trung tâm thần kinh hệ là nơi tương tác với điện từ trường. Ðiện từ trưòng có trong thiên nhiên và trong cơ thể của sinh vật.

Các khoa học gia gọi Năng lượng và Ðiện từ trong khi những nhà huyền nhiệm hay đồng cốt gọi là Nhân điện. Những việc thôi miên, thần giao cách cảm, thiên lý nhãn, dùng điện não bẻ cong cái thìa, và đọc tư tưởng của người khác v.v... đều là do tác dụng của Nhân điện, Năng lượng, hay Ðiện từ trong người.

Có những người sanh đắc thông, nghĩa là bẩm sanh đã có những năng lượng không phải ai cũng có. Ví dụ có những người bay lên cây cao hay lên trần nhà, đi qua tường vách, đi trên than hồng, hoặc trong người phát ra lửa ... Nhiều lắm! (Xin xem Người có năng lực siêu phàm của Ðặng Văn Thông).

Trái lại, có những người có năng lực siêu phàm là do sự tu luyện gian khổ trong nhiều năm. Ví dụ những đạo sĩ Ấn Ðộ hay Tây Tạng tu luyện trong hang đá, rừng sâu, hay trên những chóp đỉnh lạnh buốt của dãy Hy Mã Lạp Sơn.

Ngoài ra, công phu thiền định đã nâng trí tuệ của phàm phu lên đến mức tột đỉnh khiến họ trở thành những bậc thánh nhân.

Hỏa quang tam muội

Sư cô Như Thủy kể rằng sau khi Phật nhập diệt, bà Kiều Ðàm di mẫu (dì của Phật) và bà Da Du Ðà La cùng 500 ni tăng đã dùng một thứ lửa gọi là Hỏa quang tam muội để tự thiêu. Sư cô nói thêm rằng trong thế gian này có một số người tự phát ra lửa để đốt cháy thân thể của họ. Ví dụ một bác sĩ đang ngồi làm việc, bỗng trong người ông phát ra một thứ lửa đốt cháy cơ thể của ông ra tro trong khi bàn làm việc, giày dép và quần áo vẫn y nguyên.


Một phép luyện công theo Tam muội. Ảnh: Internet

 

Trong Lăng Kính Ðại Thừa, cụ Nghiêm Xuân Hồng kể rằng ngài Mã Minh Bồ Tát lúc thị hiện tịch diệt, ngài nhập Long Phân Tán Tam Muội, thân bay lên hư không, bay luôn và chói sáng như mặt trời trong một hồi lâu rồi là là đáp xuống mặt đất, ngồi kiết già mà thị tịch.

Trong cuốn Người có năng lực siêu phàm, tác giả Ðoàn Văn Thông kể chuyện một cậu bé nằm xuống giường, giường bốc cháy, đứng gần tấm màn, màn gió bốc cháy ...

Hai chuyện nữa của hai người tự nhiên thân thể phát ra lửa. Tác giả nói hiện tượng thân phát ra lửa đã xảy ra rất nhiều trên thế giới. Ðiều này phù hợp với lời kể của sư cô Như Thủy.

Theo tác giả, các đạo sĩ đã khổ luyện để tập trung lửa nội thân gọi là thân nhiệt. Khi thân nhiệt được đánh thức dậy, đó là Tam muội.

Qua những câu chuyện kể trên, chúng ta thử hỏi lửa Tam muội từ đâu mà có?

Lửa Tam muội là từ những vi năng tử phát ra và được những phân tử Protein F1-ATPase, hay những cánh quạt thiên nhiên vi ti đưa tới. Trường hợp vị bác sĩ tự thiêu bằng lửa trong người phát ra và những người trong cơ thể có lửa là do bẩm sinh mà có. Trường hợp những vị đạo sĩ hay những vị Bồ Tát có lửa nội thân là do tu luyện hay đắc đạo.

Ðó là trường hợp của bà Kiều Ðàm di mẫu và 500 ni tăng đã tự thiêu bằng hỏa quang tam muội. Ðó cũng là trường hợp của Mã Minh Bồ Tát đã dùng Long phân tán tam muội tự biến thành một vầng mặt trời sáng chói trước khi tịch diệt.

Cơ thể con người ta có 100 tỉ tỉ tế bào (100,000,000,000,000, hay 1014), mỗi Tế bào có khoảng 100,000 vi năng tử, tức là cơ thể chúng ta có tất cả:

100,000 x 100,000,000,000,000 = 1019, hay 10 triệu tỉ tỉ vi năng tử. Nếu biết số nhiệt lượng của mỗi vi năng tử đem nhân với 10 triệu tỉ tỉ vi năng tử, chúng ta sẽ biết tổng số nhiệt lượng trong người

Tuy nhiên, nhiệt lượng trung bình hay thân nhiệt (body temperature) của chúng ta là 98.6o F. Muốn đốt một cơ thể một con người ra tro phải mất 1,200o F.

Như vậy, bà Kiều Ðàm di mẫu cùng 500 ni tăng và vị bác sĩ nói trên đã phải dùng thân nhiệt hay lửa Tam Muội đến 1.200o F.

Vàng nóng chảy ở 1945o F, và khi luyện kim, có một loại sắt nóng chảy ở 1490o F. như vậy, lửa Tam muội có thể làm sắt nóng chảy.

Trong những trang kinh xưa đã nói có sự liên hệ giữa Vật chất và Năng lượng, và không có sự phân chia cơ bản nào giữa Tâm và Vật. Ðiều này có nghĩa là Vật chất là Năng lượng mà Einstein ngày nay đã triển khai với công thức E = mc2.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch