Cứ
một ngàn dải ngân hà được tính là một tiểu thiên thế giới; một ngàn
tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới; một ngàn trung thiên
thế giới là một đại thiên thế giới. Trong vũ trụ lại có trùng trùng đại
thiên thế giới như vậy. Người tu đạt toàn giác (Phật) tức câu thông với
vũ trụ, thấu suốt quy luật vận hành của vũ trụ, rồi đem sự thấy biết đó
nói lại với các cõi nước thấp thua. Phật do vậy có thể hiểu đồng nghĩa
với vũ trụ. Để thấy rằng Phật không sáng tạo ra vũ trụ, không chế định
ra luật nhân quả luân hồi, mà vũ trụ vốn thường hằng từ vô thỉ dù cho
Phật có ra đời hay không.
Những
khám phá vĩ đại của ngành khoa học vật lý lượng tử đem đối sánh với
kinh điển nhà Phật đã phần nào hé lộ chân tướng vũ trụ trong con mắt và
sự hiểu biết của loài người. Khám phá về đời sống thực vật, cũng vui
ghét giận hờn trước thái độ đối xử của con người. Một kẻ cầm dao chặt
cây, từ trường đo được méo xệch chứng tỏ cây đang run sợ. Cũng cầm dao
song người ấy chỉ giả bộ, từ trường phẳng lặng cho thấy cây đi guốc
trong bụng người. Rồi cùng thể “vô tình” với cây là nước; khoa học phát
hiện nước có biểu cảm, có “kiến, văn, giác, tri”; nước hiểu sâu sắc ý
nghĩ cũng như mọi ngôn ngữ trên hành tinh. Thậm chí cốc nước đặt ở Nhật,
nếu một người ở Việt Nam quán tưởng yêu thương hay hờn giận một chiều,
khi đem kết tinh, chụp lại sẽ cho ra hình ảnh đẹp như kim cương hay xấu
như trái thối ứng với niệm của người đã quán đó; có nghĩa không gian bị
xóa nhòa. Việc thu tần sóng giữa trời đất cũng phần nào biểu hiện không
gian đã bị thu hẹp đến mức nào. Nếu thật có khoảng cách không gian, thì
trong một phần triệu giây sao cách đại dương có thể bắt được sóng của
nhau? Và nếu thời gian là thật tại sao những sự kiện xảy ra trong quá
khứ, bằng phát minh khoa học thu được nó vẫn vẹn nguyên tồn lưu trong
không gian mênh mông này.
Người
ta từng tách mẹ con nhà hươu ra nhốt ở hai quốc gia xa lạ. Hễ mỗi lần
đưa một hươu con ra bắn thì từ trường của hươu mẹ (ở quốc gia khác)
“rùng mình”! Trong nhà Phật tuyệt đối không ủng hộ thí nghiệm trái đạo
này, song qua đây cho thấy ý nghĩ/ý niệm của động vật nói chung đều
trong một sát na trùm phủ khắp hành tinh. Chúng ta sẽ rõ hơn qua “câu
chuyện” sau: Nước Mỹ từng có hai vệ tinh đặt ở bắc bán cầu và nam bán
cầu để đo từ trường của trái đất. Một ngày tháng 9 năm 2001 bỗng từ
trường của trái đất cong vênh. Những nhà khoa học trực tại đây chưa từng
thấy hiện tượng đột biến này. Đến lúc những chiếc boeing đâm vào tòa
tháp đôi newyork gây ra đại họa thảm khốc, mới vỡ lẽ. Trong nhà Phật
cũng có câu chuyện về một kẻ, do chuyên khởi niệm quái ác nên hễ đến trú
ngụ nơi đâu thì vùng ấy gặp thiên tai. Nay một nhóm người ít ỏi phát ý
niệm cực xấu, nguy cơ làm hại nhiều người đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến
từ trường trái đất. Phật pháp từng nêu: sóng thần, động đất... cơ bản là
do con người chiêu cảm nghiệp lực từ lòng sân hận, đố kỵ, tham si, giết
hại chúng sanh quá tàn ác, gây nên “bão từ”... Hiển nhiên, và hết sức
khoa học, nhưng khoa học thì vẫn chưa dễ tin sâu và chưa dễ lấy đó làm
kim chỉ nam cho tương lai của quả địa cầu đang gồng mình trụ thế.
Khi
một cái gì đó quá cao, vượt ngoài sức tưởng tượng của con người thì
thường bị quy là mê tín... Khoa học không chứng minh được điều: kinh
điển Phật giáo là "cổ tích"; mà sự thật đang tiến triển theo chiều ngược
lại khiến kinh điển càng ngời sáng dẫu những câu chữ ấy được nói cách
gần ba ngàn năm về trước. Cũng để thấy, tất thảy những gì Phật thuyết
đều tơ hào không sai, và dĩ nhiên con người trong Tam giới sẽ có nguy cơ
sa vào cảnh giới ác đạo một khi chấp chặt vào tri kiến thế gian.
Đạo
Phật không hề có một chế định nào có tính ép buộc ai quy y, cũng không
cản trở người quy y hoàn tục. Kinh điển là phác họa một cách chi tiết
hình hài vũ trụ. “Tin thì tin không tin thì thôi” - đơn giản như một câu
thơ vậy. Công việc không mệt mỏi của Bồ tát chúng là len lỏi vào các
giai tầng xã hội thuyết giảng để làm hưng vượng giáo lý tối thượng, tiếp
nối bổn hoài và huệ mạng của chư Phật. Nếu nhất nhất pháp chỉ có trong
kinh điển là “bé cái nhầm”. Bồ tát cần thân gì để độ liền hóa hiện thân
ấy. Một cao tăng từng ví, nếu Phật pháp là ngôi nhà ba tầng thì tầng thứ
nhất là Nho, tầng thứ hai là Đạo, tầng trên hết là Phật. Ai chưa vào
được Phật giáo Đại thừa hãy học kỹ Nho, Đạo trước. Lão Tử gần Phật nhất;
Đạo ở mức thấp hơn nên dễ đứng vững trong kiến trúc thượng tầng xã hội.
Cái "Không" (không là gọi cái bản thủy trời đất) trong Đạo Đức Kinh của
Lão Tử xem ra còn hạn chế so với Tánh Không hay “sắc tức thị không
không tức thị sắc” trong Bát Nhã. Tuy xét đến cùng, Lão Tử cũng là Bồ
tát vô vi sanh tử rộng độ quần sanh. Một người tốt bình thường không
chừng cũng là Phật “cải trang” trở lại nhân gian huống hồ đến bậc cao
siêu như Lão Tử. Nghe “lời than”: Ta có mối lo là có thân này, đủ biết
ông này đang thay Phật biểu diễn. Thế mới thấm thía ý câu nói của một vị
tổ sư trong Tịnh tông: Chỉ ta là phàm phu lè tè sát đất, cần bao dung
khiêm hòa đối đãi với tất cả vạn sự vạn vật thì mới mong nhập vào dòng
thánh. Nếu ai đó nghĩ ta tốt thì ta là người tốt, nếu nghĩ xấu thì ngược
lại... Trong mắt ta phải thật không có người xấu. Nếu A tàn nhẫn với B,
thì A mới là người đáng thương hơn, bởi A vô minh và nghiệp A nhận sẽ
nặng bội phần. Hãy thương lấy A, phát ý niệm thanh tịnh về A; cho những
ai tương đồng mê lầm sớm tiếp nhận Phật pháp nhiệm màu.
Dẫu
rằng, điều nhiệm màu luôn khó tin. Ngay đến người học Phật cũng còn tồn
nghi; nghi Phật giáo Đại thừa, nghi pháp môn Tịnh độ. Học Phật chưa
thấm thì mặt mũi như mèo sáng sớm. Thấm rồi lúc nào cũng vui. Buồn,
người ta bảo học Phật khổ sở vậy theo làm gì (tội này ta phải
gánh). Vui, mọi người nhìn vào sẽ bảo: ờ, học Phật quả lợi ích, nên
theo… Mọi pháp Phật thuyết đều bình đẳng “vô hữu cao hạ”, tùy vào căn cơ
từng người. Cùng bệnh cùng thuốc song không phải ai cũng lành là vì
vậy. Một trong những thông điệp căn cốt Phật đưa ra là: “Tất cả chúng
sanh đều có đức tướng, trí huệ Như Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước mà
không thể chứng đắc”. Hễ ai muốn thành Phật chỉ cần buông vọng tưởng và
chấp trước, mà quan trọng nhất là vọng tưởng. Khoa học chứng minh, phần
nhiều năng lượng con người tiêu hao bởi vọng tưởng. Một người nằm trên
giường nghỉ ngơi mà đầu óc chồng chéo cuồng loạn với bao ý nghĩ (chưa
cần nói đến ý nghĩ xấu) thì năng lượng tiêu hao chẳng thua người bửa củi
ngoài sân. Nhiều vọng tưởng cần phải ăn nhiều ăn bổ để bù lại sức, ít
vọng tưởng thì cơ thể cần chút cháo cũng khỏe mạnh minh mẫn; nhiều vị sư
ăn ngày một muỗng cơm hay hạt mè chính là từ nguyên lý này. Vọng tưởng
ít, điều dễ nhận thấy là đêm nằm vắng dần ác mộng, mơ mộng cái đẹp cũng
thưa. Vọng tưởng có thể ví như bèo tấm trên mặt hồ (tâm). Bớt vọng
tưởng, bèo (tạp niệm, giấc mộng) liền dãn ra tươi xanh, nước hồ nhờ vậy
cũng bớt ô nhiễm.
Khoa
học kiểm chứng vọng tưởng là kẻ thù tiêu hao năng lượng trong cơ thể
người, lại không cách gì trừ diệt. Tịnh độ tông khuyên người niệm “A Di
Đà Phật”. Bất kể lúc nào không vướng công việc buộc phải nghĩ suy, trong
tâm đều vang lên câu hồng danh, một thời gian vọng tưởng tự khắc thưa
bớt. Đây quả là điều kỳ diệu nhất trong những điều kỳ diệu. Tỉnh giác
trong mọi lúc mọi nơi. Giả như Phật tử phải tham gia vào một cuộc vui.
Giữa ồn ào náo nhiệt, Phật tử tùy duyên nâng ly “khai giới”, vẻ mặt cười
nói hòa đồng mà trong tâm thì niệm “A Di Đà Phật” (niệm câu nào tai
nghe rõ câu đó), vậy là thiền ngay trong cuộc thị phi nhơn ngã. Niệm
Phật phải đến độ ví như nửa đêm tỉnh giấc, câu Phật hiệu tự nhiên vang
lên; hoặc sáng ra choàng tỉnh tự hỏi: ủa, ai bật “máy niệm Phật” trong
tâm mình rồi nhỉ. Đó là biểu hiện người tu đã có công phu, toàn vọng
đang dần quy chân, đạo lộ hướng về cõi màu nhiệm thật sự đã hé mở trong
mê lộ của tâm.
*
Đạo
Phật không phải triết học, càng không phải là một tôn giáo. Đạo Phật là
tấm gương phản chiếu quy luật vận hành của vũ trụ nhân sinh vô cùng tận
nên trong nó sẵn chứa điều huyền nhiệm và tầng triết học siêu việt. Nếu
chẳng tính căn duyên những kiếp trước (như trường hợp người ngu dốt lại
một lòng theo Phật); nếu chỉ xét sở tri nhân thế, thì đến như Albert
Einstein với bộ óc thông tuệ tuyệt vời mới tin nổi lời Phật.
Nhiều
bậc chân sư thời hiện đại đã rất bội phục việc khoa học phát hiện ra ý
niệm tạo nên cảnh giới. Người nào ngày đêm với một ý nghĩ (ước muốn)
thường trực, đến quay cuồng, quy luật hấp dẫn tự nhiên theo đó sẽ tạo
nên những điều kiện phù hợp để người ấy nắm lấy mà kiến tạo tương lai.
Dĩ nhiên điều này còn phụ thuộc vào phước đức, căn mạng từng người. Một
nhà khoa học từng vẽ ngôi nhà mơ ước, rồi ông xếp nó vào hộp, thời gian
cứ trôi và gia đình ông chuyển đến nơi khác sinh sống. Một ngày sực nhớ
bức vẽ, ông lấy ra xem bỗng giật mình: ông đang sống trong ngôi nhà với
hình dáng kể cả những sắp đặt nội thất giống y ngôi nhà mơ ước nhiều năm
trước. Trong Phật pháp gọi là “duy tâm sở hiện”, hay “Phật do tâm
sanh”. Càng đúng với ai đó trong cuộc sống luôn với ý nghĩ và hành
độngtham (nguy cơ tạo cho mình cảnh giới ngạ quỷ ở kiếp sau), sân (nguy
cơ tạo cảnh giới địa ngục), si (nguy cơ tạo cảnh giới súc sanh), v.v.
Đáng lưu tâm: nguyên lý trên dễ đưa con người lệch đạo. Những mơ ước vật
chất đa phần người đời mong đạt để phục vụ sự hưởng thụ, gần như là con
đường ngắn nhất đưa đến khổ đau và cũng là con đường ngắn nhất đưa họ
càng dấn thân càng lún sâu vào đất như ý một câu trong kinh Địa Tạng.
Hôm nay nhà dột vách xiêu liền sốt sắng kiếm tiền sửa sang; hôm mai xe
trục trặc liền nảy ý đổi cái mới, rồi tạm quên việc bố thí, trì giới...
Những ước mong tầm thường nhiều khi vô tình khiến cho nguyện vãng sanh
lui xuống hàng thứ yếu mà người tu không hay. Vậy là “giấc mơ con” đè
nát nguyện lực vĩ đại trong tầm tay. Người tu là người biết nương vào tự
nhiên, hài hòa cùng tự nhiên mà sống, không cầu gì ghê gớm ngoài nguyện
chí thành vãng sanh ngay đời này. Đó là chánh kiến. Mọi ước muốn khiến
nguyện vãng sanh Tây phương Cực lạc thế giới phải xếp hàng đều là phá
kiến, tàn hoại cái thân thể vô ngần quý giá chẳng dám mơ sẽ có lại ở
kiếp sau.
Một
ý niệm phát xuất liền bao trùm, châu biến tận hư không pháp giới. Một
cá nhân với những ý niệm cực xấu hoặc cực tốt trong suốt cuộc đời đều có
ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Mỗi cá thể không tách biệt mà có tác động
nhất định đến “tính nết” của trái đất. Thế nên việc ta đóng cửa tha hồ
làm việc xấu, tha hồ phát xuất ý nghĩ yêu ma quỷ quái, thật tai hại vì
nó tiếp thêm sức mạnh cho nghiệp chướng. Ngược lại, một người luôn với ý
nghĩ thuần thiện, cao hơn là không cả nghĩ thiện nghĩ ác mà tâm ý chỉ
một câu “A Di Đà Phật”, vậy đã góp công lớn cho sự an bình của trái đất;
cá thể ấy dẫu quanh năm suốt tháng không giúp đỡ ai song đó là của
quý/hiếm giữa trời đất rồi. Thói thường phân biệt người này tốt kẻ kia
xấu, không hay nếu ta cứ nhìn sâu Phật tính trong mọi chúng sanh chẳng
những họ mà chính mình cũng mở lượng từ bi và ánh sáng tâm linh vi diệu
rọi vào. Đây chính là điều khoa học cảm nhận được và khuyến cáo: Thay vì
chống chiến tranh hãy ủng hộ hòa bình.
Trong
các nghiệp, ý nghiệp nguy hiểm vô cùng. Ý nghĩ/ý niệm như những con mọt
nghiền trong thớ gỗ; nhìn ngoài bóng bẩy trơn tru song khi phát hiện ra
một chỗ hư, mới hay lòng cột đã rỗng. Thân tâm ta cũng sẽ mục ruỗng bởi
nghiệp ý. Tâm khởi những ý xấu là rơi vào trận đồ của ma. Giả như đến
cả ý nghĩ thiện mà ta cứ "nhấm nháp" mãi, thực ra đang bị nó xỏ mũi lôi
vào mù mịt; ấy là bộ mặt của vọng tưởng; rồi đến phân biệt (ngon - dở,
xấu - đẹp), chấp trước (nguy nhất là chấp ta (tâm) đồng nhất với thân).
Pháp môn niệm Phật thù thắng ở cả phương diện đời thường đến giải thoát
bởi, hễ nghiệp ý khởi lên thì thay ngay vào từng chuỗi “A Di Đà Phật” sẽ
là thần dược số một đặc trị phiền não, tâm sẽ tự hướng đến những giá
trị thanh cao thuần khiết.
Chuyên
tâm niệm Phật, tâm sở thiện và bất thiện được quân bình, cao nữa thì
tâm sở bất thiện triệt diệt. Công phu vượt thắng, niệm thiện cũng vắng
nốt; là thời điểm tâm bắt đầu trong lặng rồi phát huy công năng vi diệu.
Tâm sáng thân sẽ ít bệnh, hoặc như gặp bệnh hiểm nghèo vẫn có thể tự
chữa bằng sự việc “không biết” trong thân mình có căn bệnh. Người niệm
Phật chữa lành bệnh nan y kể không hết. Bác sĩ Ihaleakala Hewlen đã học
được truyền thống tâm linh cổ xưa của thổ dân Hawaii chữa cho hầu hết
người bệnh tâm thần bằng việc hướng vào nội tâm, trở về với "không", đến
nỗi bệnh viện nơi ông làm việc phải đóng cửa vì không còn bệnh nhân.
Nghĩa là bác sĩ không hề động chạm gì tới con bệnh mà chỉ quán thấy
trong tâm, trong ý nghĩ của mình người kia hoàn toàn không có bệnh...
Theo lý Phật, bệnh ấy (hay tính xấu ác của đối tượng) chỉ là tập
tánh huân tụ lâu dài chứ không phải bản tánh. “Tự tánh hằng thanh tịnh”.
Chỉ cần trở lại “cái không” thì dạng vọng tưởng kia biến mất. Bởi vậy
một người có khối u, nếu lo lắng, tâm lý nặng nề khối u phát triển càng
nhanh. Tập “quên” nó đi, sống vì niềm vui của người khác, và tốt nhất là
chuyên niệm Phật, khối u ít nhất không phát triển trong thời gian lâu
hơn nhiều so với cách chữa trị theo Tây y lại tốn nhiều tiền bạc. Sở dĩ
người ta quên hẳn căn bệnh bởi tâm họ pháp hỉ sung mãn, vắng bặt vọng
tưởng. Bệnh chỉ là sự ghé thăm của nghiệp thức, họ làm chủ được. Hòa
thượng Quảng Khâm về già có lần đau nặng. Ngài bảo thân này như ngôi nhà
tranh đã ọp ẹp, muốn nhập Niết bàn rồi trở lại cõi nhân gian thay một
cái nhà bê tông cốt thép chắc chắn hơn. Các đệ tử quây lại ngày đêm tha
thiết “thỉnh Phật trụ thế”. Thương tình Hòa thượng gật đầu, và thế là
những ngày sau ngài khỏe khoắn như thường. Điều này chứng tỏ tâm tịnh
sáng sẽ điều phục được thân. Chẳng những vậy tâm ấy còn điều khiển được
cả tinh cầu... (Vấn đề này xin không đề cập thêm bởi dễ sa vào thần
thông diệu dụng - điều thường khiến người tu có chút quả vị lạc trong ấm
ma như Phật từng nhắc trong kinh Thủ Lăng Nghiêm. Cũng như một số nhà
ngoại cảm nhìn thấu cảnh Thân trung ấm, bên cạnh cái tốt là để biết chết
không phải hết, lại dễ khiến người đời hiểu sai lục đạo luân hồi khi
thấy “họ” vẫn ở bên mồ chứ nào có đầu thai làm con gì. Thân trung ấm chỉ
là một chút xíu trong vô biên cảnh giới Phật truyền giảng. Hiểu một
nhầm thành “chư pháp thật tướng” thì khác gì vống lên trăm nghìn hỏi sao
tam thế Phật không oan cho được!).
Những
gì mà người trần mắt thịt như tôi tại thế gian chứng kiến là quá ư hạn
hẹp; cho trên đầu ta không có gì lại càng thiển cận. Trong lúc nếu không
tụt hậu về tri kiến, ta sẽ biết thế giới đã có nhiều công trình khoa
học nghiêm túc khẳng định thuyết luân hồi là đầy đủ căn cứ. Ngày xưa ai
dám tin cả thư viện sách chứa gọn trong cái USB nhỏ hơn cả ngón tay. Vậy
nên dè chừng lời trong kinh điển; đừng tưởng con người to lớn sẽ không
thể chui vào thân kiến ở kiếp vị lai nếu lầm đường lạc lối. Và đừng
tưởng con vi khuẩn nhỏ vậy, thể tánh của nó không chứa tam thiên đại
thiên thế giới. Hãy xem khám phá khoa học sau: Tấm hình cắt đôi; đưa
(một nửa) vào chiếc máy khoa học, vẫn thấy nguyên vẹn bức hình đó. Cắt
tấm hình ra chục mảnh, lạ thay, mỗi mảnh như vậy vẫn đầy đủ hình tướng
chụp ban đầu. Điều này làm sáng chói một câu trong kinh Hoa Nghiêm:
"Nhất tức nhất thiết" (một là tất cả). Cá thể chúng sanh có Phật tính.
Vậy cái toàn giác đã có trong mỗi phàm phu. Buông xuống vọng tưởng,
“vọng tận hoàn nguyên”, phàm phu thành Phật. Như vậy phàm phu trong tâm
mình vốn dĩ là cả vũ trụ. Ấy chính là “tự tánh vốn trọn đủ” như Lục tổ
Huệ Năng lúc chứng ngộ từng thốt lên.
Không
học kinh điển nhà Phật nghiêm túc, nhất là không chọn lấy một Pháp môn
mà rốt ráo thực hành đã khởi tâm bài bác ấy là vừa lội qua đầm lầy lại
muốn dò lòng đại dương.
Khi
nhà thiên văn chụp được những thiên hà “hình xa luân”, “hình trụ”,
“hình bán nguyệt”,… đúng như Phật tả về Hoa tạng thế giới thì chính là
kinh điển Phật giáo lấp lánh dưới ánh sáng khoa học. Khi những khám phá
làm rúng động nhận thức của loài người đơn giản chỉ là vô tình minh
tường vài nhánh trong rừng kinh điển vô giá, liệu có cần đặt ra vô vàn
câu hỏi trước lúc ta tin lời Đức Phật.