27/01/2022 21:20 (GMT+7)
Cuộc đời không phải là nguyên nhân của đau khổ, chính cái ta ảo tưởng biến cuộc đời thành bất hạnh. Cái ta ảo tưởng của mỗi người tuy khác nhau nhưng nội dung hoạt động vẫn là vô minh -> ái dục -> trở thành -> sinh tử -> khổ đau. |
03/01/2022 15:18 (GMT+7)
Bản chất cốt lõi của ngôn từ do đó vừa không bị cạn kiệt vì ý nghĩa hiện tại của nó; tầm quan trọng của nó cũng không bị giới hạn trong tính hữu dụng hàng ngày như các phương tiện truyền đạt tư tưởng hay ý nghĩ – cũng như một giai điệu, tuy nó có thể được gắn kết với một ý nghĩa thuộc khái niệm, nhưng không thể diễn tả được bằng ngôn ngữ hay bất cứ hình thức truyền thông nào khác. Và chính phẩm chất phi lý này đã khơi nguồn các cảm nhận sâu sắc nhất của chúng ta, thăng hoa tính tồn tại thầm kín nhất trong chúng ta, và làm cho nó rung động trước các tồn tại khác. |
02/01/2022 10:27 (GMT+7)
GN - Tu theo Phật, chế ngự được thân, làm nó khỏe mạnh và chế ngự được tình cảm không tốt. Đầu tiên là tình cảm thương ghét buồn giận lo sợ khổ đau, tôi gọi là tình cảm ủy mị phải dẹp bỏ, đừng cho nó bộc phát, vì nó tạo thành bức màn tối đen làm mình không thấy Phật. Nói cách khác, bị thân vật chất và tình cảm che khuất khiến chân tánh không lưu lộ ra được. |
01/01/2022 08:14 (GMT+7)
Vấn đề tâm linh mầu nhiệm vốn khó có thể giải thích rõ ràng. Tuy nhiên, đó là những hiện tượng có thật trong đời sống. Có điều chúng ta cần thận trọng, nếu dễ dãi chấp nhận, thiếu cân nhắc, xem xét thật hư sẽ rơi vào tà kiến mê tín dị đoan; còn nếu phủ nhận, chối bỏ hết cũng sẽ rơi vào tà kiến cực đoan, thiên chấp. |
30/12/2021 20:24 (GMT+7)
Tượng Bồ tát Kim Cang Thủ (Vajrapani) chạm trên một đài thờ vuông được phát hiện vào giữa thập niên 1980 khi sư trụ trì chùa Linh Ứng – Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) cho trùng tu lại ba bàn thờ trong ngôi miếu nhỏ Linh Động Chơn Tiên, trong động Tàng Chơn sau lưng chùa. Đài thờ bằng sa thạch này bị phủ kín bằng một lớp vữa dày để làm bệ đặt tượng Phật. Động Tàng Chơn được tạo bởi ba hang động nhỏ, gồm: động Tam Thanh, động Chiêm Thành và Hang Gió, với động Chiêm Thành nằm ở giữa. |
28/12/2021 10:50 (GMT+7)
Những hành giả Việt Nam bên ngài Sangsa Rinpoche tại NepalDẫn khởiMặc dầu hầu hết các dòng truyền thừa của Phật giáo Việt Nam từ xưa đến nay đều bắt nguồn từ Thiền tông, song pháp tu hàng ngày của Tăng Ni, Phật tử lại thường bao gồm cả Thiền - Tịnh - Mật. |
03/08/2017 06:55 (GMT+7)
Không phải ngẫu nhiên mà câu “Cần tảo già-lam địa/Thời thời phước huệ sanh” (Siêng quét dọn chùa tháp/Phước trí ngày càng thêm) phổ biến trong chốn thiền môn. Nhất là những người phát tâm công quả hay tập sự xuất gia thì thuộc nằm lòng lời giáo huấn này. Gần như người con Phật nào cũng từng quét dọn chùa tháp mà lòng tràn ngập niềm vui, dù công việc khá cực nhọc. Kể cũng lạ, quét dọn chùa tháp thì cũng như quét dọn nhà cửa thôi, sao lại có công đức? |
01/08/2017 07:26 (GMT+7)
Giáo trình tâm lý học và giáo khoa môn giáo dục công dân hiện hành ở bậc học THPT phát biểu về hạnh phúc, đại ý: đấy là trạng thái được thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người với mức độ tăng dần. Và trong đời thường người ta vẫn nghĩ hạnh phúc đúng như thế. |
26/05/2017 22:27 (GMT+7)
CÂU HỎI CỦA DIỆU HIỀN: Kính bạch Thầy, Thầy dạy không làm khổ mình, khổ người, nhưng trong cuộc sống tương quan hằng ngày con thấy khó mà giữ cho tuyệt đối và trọn vẹn. Ví dụ: |
23/05/2017 20:27 (GMT+7)
Bắt đầu ngày 14 tháng 9 năm Quý Dậu (1993), Thầy sẽ tiếp tục nhập định 48 tiếng đồng hồ. Do nhân duyên này, Thầy có lời xin nhắc nhở cùng quý thầy: Được Thân Người Là Khó. |
11/05/2017 16:06 (GMT+7)
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Con người từ nhân quả sanh ra là sao? Sống trong nhân quả,
chết trở về nhân quả, nghĩa như thế nào? Xin Thầy giảng cho chúng con
được hiểu. |
04/05/2017 20:55 (GMT+7)
Hỏi 1 (Câu hỏi của Tịnh Trí):
Thầy kính mến! Từ khi tu tập thiền theo phương pháp Thầy hướng dẫn, mỗi
lần đi ra đường con cảm thấy rất ngộp thở, cảm giác như là sắp tắt thở,
và lúc nào cũng như là cần hơi thở lắm vậy. Có nhiều lúc con nghĩ là
phải gọi xe đưa đi bịnh viện. Khi đi mua sắm với vợ thì con cảm thấy rất
mệt, và phải nằm trong xe để bà xã con đi vô trong trước. Không biết là
tại sao? Con bắt đầu ngồi thiền từ lúc 15 tuổi, và bây giờ là 40 tuổi,
chưa bao giờ con bị trong trạng thái này. Lúc trước con ngồi thiền là
ngồi theo phương thức Yoga, có nghĩa là con ngồi với trạng thái thả
lỏng, không suy nghĩ gì. |
01/05/2017 19:33 (GMT+7)
Vì nhân duyên ta lại gặp nhauGiữa dòng đời tất bật, ngược xuôiSống dưới mái ấm gia đìnhTa dành cho nhau chút tình yêu thương.Tình chỉ đẹp khi còn dang dởĐời mấy ai được nghĩa vẹn toànTa yêu thương trong dày vòTa đến với nhau vì thiếu hiểu biết. |
01/05/2017 10:09 (GMT+7)
Có những bước chân thật lầm lũi, lầm lũi đến mức độ từ khi đến cho tới khi đi đều không tác tạo một âm ba nào, tưởng chừng như không là một hiện hữu! Nhưng cũng có những bước chân qua đi rồi mà vẫn còn vang dội mãi đến ngàn sau, tưởng chừng như muôn ngàn hiện hữu. |
28/04/2017 20:44 (GMT+7)
Trên thế gian này, chiến thắng vạn quân không bằng chiến thắng chính mình, chiến thắng chính mình mới là chiến công oanh liệt nhất! Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã trở thành Bậc Đạo sư lỗi lạc là thầy của trời người, vì Ngài đã chiến thắng chính mình bằng sự thật lịch sử cách nay trên 2.600 năm tại Ấn Độ, đã được cả thế giới loài người hâm mộ, khát ngưỡng tận cõi lòng. |
11/04/2017 15:27 (GMT+7)
Tôi rất mong quý vị sẽ nắm bắt được thế nào là "cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo". Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số các câu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luận riêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giới ngày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhận biết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mang ra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó? |
11/04/2017 15:20 (GMT+7)
Trong kinh luận Phật giáo Đại thừa, nhất là các bộ phái lấy chân thường
làm chính, danh từ Phật tính thường được dùng lẫn lộn với một số từ
khác, hoặc là đánh đồng với nhau. Kinh Niết bàn (Mahāparinirvana - Sūtra) cũng cho Phật tính có nhiều tên khác. |
04/03/2015 13:58 (GMT+7)
Tiếng OṂ được kết hợp từ ba tiếng A-U-M. Tiếng này được cho là rất thiêng liêng đối với nhiều tôn giáo có xuất xứ từ Ấn Độ. Tiếng OṂ được đề cập đến rất nhiều trong các kinh bản Phật giáo. Không chỉ hiện diện trong hệ thống kinh điển tiếng Sanskrit, tiếng OṂ còn có cả trong kinh điển tiếng Pāḷi. Chúng ta hãy xem các câu kệ tiếng Pāḷi có đề cập đến tiếng OṂ sau đây: |
24/10/2014 08:04 (GMT+7)
Giáo pháp đạo Phật bao gồm nhiều nội dung và thứ bậc : có thứ bậc là tín ngưỡng dân gian, có những thứ bậc là tôn giáo cao cấp, là triết học và cao nhất là thứ bậc ngộ đạt thực tướng vô tướng. |
23/10/2014 21:30 (GMT+7)
Những Ngày Cuối cùng của Thân phụ Thầy Khenpo Gawang |
|