“Anh tu Thiền mà ăn thịt cá thì làm sao thành Phật được?” Thượng sĩ cười
dáp: “Phật là Phật, Anh là Anh. Anh không cần thành Phật. Phật cũng không cần
thành Anh. Em không nghe các bực cổ đức nóị Văn Thù là Văn Thù, Giải thoát là
giải đó saỏ” Trong bữa tiệc này có cả vua Trần Nhân Tông vua rất thắc mắc về
việc này và chưa hiểu rõ ý nghĩa câu trả lời của Thượng sĩ, nhưng chưa tiện hỏị
Dù là bậc Hoàng Tộc tôn quý (Anh rể của Thượng hoàng, cậu ruột của vua
Trần Nhân Tông) và có chức tước cao sang bực nhất trong nước, nhưng Thượng sĩ
Tuệ Trung không ham thích công danh, sống thanh tịnh, an dường tu hành nơi Thái
ấp Tịnh Bang, lập Dưỡng Chân Trang để tu Thiền và hoằng dương Phật pháp. Thượng
sĩ sống an nhàn tự tại, hòa lẫn trong thế tục, vui trong thiền duyệt, hết lòng
dìu dắt những người muốn tu hành theo đạo Phật.
Phật tử đến tham học Phật pháp, Thiền giả đến tham vấn Thiền, Thượng sĩ
đều hết lòng chỉ dẫn những chỗ tâm yếu, khiến họ thông hiểu được lý đạo và ham
thích tu học, không có vẻ quyền quí cao sang cách biệt với kẻ dưới, không phân
biệt sang hèn, chưa hề phụ ai bao giờ.
Thượng sĩ Tuệ Trung là một cư sĩ thọ giới Bồ Tát, sống chân thực và bình
dị theo tinh thần của một thiền giả, nên sống rất tự tại, phóng khoáng, không
câu chấp lễ nghi, tiểu tiết Những điều luận bàn huyền nhiệm về Phật pháp là
những thiền ngữ của Ngài dều được các nhà Thiền học thời đó hết sức kính trọng
và vẫn còn giá trị cho đến ngày naỵ
Năm Đinh Hợi (1287), Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm băng. Thượng
hoàng Trần Thánh Tông trông lo việc triều chỉnh ở kinh đô, vua Trần Nhân Tông
phải cấp tốc về đất An Bang để thỉnh cậu là Thượng sĩ Tuệ Trung về lo lễ tang.
Trên đường về kinh đô bằng thuyền, có thời giờ để Thượng si Tuệ Trung và cháu
(vua Trần Nhân Tông đàm luận. Trong khi đó, vua vẫn còn thắc mắc về việc Thượng
sĩ ăn mặn và những câu trả lời của Thượng sĩ trong bữa tiệc mà Thái hậu đãi lần
trước, vì vậy, vua hỏi Thượng sĩ: Thưa cậu, chúng sanh quen cái nghiệp ăn thịt,
uống rượu, làm thế nào thoát khỏi tội báo nghiệp lực?
Thượng sĩ đáp: Nếu có người đứng xây lưng lại, thình lình có vua đi qua
phía sau lưng, người kia không biết, vô tinh ném vật gì đó trúng vào vua, thử
hỏi người ấy có sợ bị tội hay không và vua có giận bắt tội hay không? Nên biết,
hai việc đó không dính dấp gì đến nhau cả. Tiếp theo đó Thượng sĩ đọc cho vua
nghe hai bài kệ rong kinh sách Phật:
Vô thương chư pháp hành
Tâm nghi tội tiện sanh
Bổn lai vô nhứt vật
Phi chủng diệc phi manh
Nhựt nhựt đối cảnh thời
Cảnh cảnh tòng tâm xuất
Tâm cảnh bổn lai vô,
Xứ xứ Ba-la-mật.
Tạm dịch:
Vô thường các pháp hiện,
Tâm ngờ tội liền sanh
Xưa nay không một vật
Không giống cũng không mầm
Ngày ngày thi đối cảnh
Cảnh cảnh theo tâm xuất
Tâm cảnh vốn là không,
Khắp nơi là “Niết bàn”.
Vua suy nghĩ giây lâu nhưng vẫn chưa hiểu hết ý Thượng sĩ nên lại hỏi cậu:
Tuy là như vậy, nhưng nếu tội là phước rõ ràng thì làm thế nào?
Thượng sĩ biết vua chưa hiểu rõ nên đọc thêm một bài kệ để chỉ bảo thêm:
Khiết tháo dữ khiết nhục,
Chúng sanh các sở thuộc,
Xuẩn lai bách thảo sanh
Hà xứ liến tội phúc..
Trúc Thiên dịch:
Ăn chay cùng ăn thịt
Chúng sanh tùy sở thích
Xuân về cây cỏ tươi
Chỗ nào thấy tội phước!
Vua lại hỏi: Như vậy, việc công phu giữ giới tinh nghiêm không chút lơi
lỏng là để làm gì? Thượng sĩ chỉ cười mà không đáp câu hỏi, vua cố năn nỉ,
Thượng sĩ đọc hai bài kệ ấn tâm cho vua:
Trì giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu tội bớt chiêu phúc
Dục tri vô tội phúc,
Plli trì giới nhẫn nhục,
Như nhân thượng thọ thì
An trung tự cầu nguy
Như nhân bất thượng thọ
Phong nguyệt hà sờ vi
Tạm dịch:
Trì giới và nhẫn nhục
Chuốc tội chẵng chuốc phúc
Muốn biết không tội phúc,
Không nhẫn nhục trì giới
Như người đang leo cây
Đang yên lại tìm nguy.
Như người không leo cây
Trăng gió làm gì được?
Đoạn Thượng sĩ bí mật dặn kỹ vua:
“Đừng nói với những người không hiểu biết, (Vật thị phi nhân).
Từ đó, vua Trần Nhân Tông mới biết môn phong Thiền học của Thượng sĩ cao
thâm siêu việt. Một hôm khác, vua Trần Nhân Tông hỏi Thượng sĩ về “yếu chỉ của
Thiền Tông” và muốn biết được bí quyết giác ngộ mà Thượng sĩ được Thiền sư Tiêu
Dao truyền. Thượng sĩ ứng khẩu đáp: “Hãy quay về tự quán xét chính bản thân
mình chứ không thể nhờ một người nào khác”. (phản quan tự kỷ bản phận sự, bất
tòng tha đắc).
Nhờ vào lời dạy thâm sâu bí yếu này của Thượng sĩ mà vua Trần Nhân Tông
ngộ được yếu chỉ của Thiền tông và thấy được đường vào Đạọ Từ đó, vua Trần Nhân
Tông mới hết lòng tôn kính Thượng sĩ và thờ Thượng sĩ làm thầỵ
Trích Đoạn: Tuệ Trung Thượng Sĩ VớI Thiền Tông Việt Nam, Viện Khoa Học
Xã HộI, Trung Tâm Nghiên Cứu Hán Nôm, Nhà Xuất Bản Đà Nẵng 2000 (trang 352-355)
Theo Tuệ Trung, không cần phải ăn chay, trì giới vì “ăn cỏ hay ăn thịt
là tập quán tự nhiên của mỗi loài khác nhau, cũng như xuân về thì trăm cây cỏ
nảy nở, không cái nào là tội và cái nào là phúc”. Thậm chí ông còn bảo “trì
giới và nhẫn nhục chỉ chuốc tội chứ không chuốc phúc. Thái độ quyết liệt này
xét đến cùng nhằm đánh tan những đầu óc bảo thủ, cố chấp thường làm con người
ta trở thành kẻ nô lệ của mọi thứ và của cả chính mình. Ở Tuệ Trung nổi bật
một tinh thần “phá chấp” triệt để. Ông cực lực đả kích cái nhìn “nhị kiến phân
chia mọi vật ra thành hai cực giá trị để gán cho nó một cực này hoặc cực kiạ Tuy
nhiên Ngài đã bí mật dặn kỹ vua:
“Đừng nói với những người không hiểu biết, (Vật thị phi nhân).
Lời dạy của ngài là chân lý. Là cứu cánh, nhưng kẻ tầm thường thì không
nên biết. Vì họ biết qua lời này họ sẽ chấp. Hoà thượng Thanh từ có giảng trong
Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục là “Những người tầm thường, họ không hiểu nổi
những ý nghĩa thâm sâu thì không nên nói cho họ nghe có hạị Những câu này
chỉ nói cho người xuất cách, vượt khỏi tầnm thường nghe, hạng người này mới có
đủ khả năng tiếp nhận…
(Tuệ Trung
Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải
HT Thanh Từ, Thường Viện Thường Chiếu
VIỆT NAM ấn nành 1996 trang 104)