Phật
giáo du nhập các
nước Tây Phương bằng cách nào? Trong thời gian Phật còn tại thế, Phật
Giáo mới
chỉ phát triển đến miền Tây Bắc Ấn Ðộ. Hai thế kỷ sau, đạo Phật lan
rộng đến
những vùng phía bắc sông Indus ở Punjab và xứ Afghanistan (A Phú Hản).
Chẳng
bao lâu, Phật Giáo du nhập các nuớc Ba Tư (Persia), Thổ Nhĩ Kỳ
(Turkestan) và
miền bắc xứ Aryan thuộc Trung Á. Ðến thời vua A Dục, Phật Giáo đã được
phát
triển xa rộng, bằng chứng là trên những trụ đá của Ngài dựng nên thời
đó có
ghi chép về việc nhà vua đã từng phái nhiều đoàn truyền giáo đến
thuyết pháp ở
các miền xa như Ba Tư, Syria, Ai Cập, Hy Lạp.
Thú
thật rằng tôi chưa hề được đọc tài liệu xác đáng nào nói về kết quả
của đoàn
truyền giáo trên tại Hy Lạp vào khoảng giữa thế kỷ thứ 3 trước Tây
lịch.
Nhưng vài tháng trước đây, nhân dịp trên đường về sau chuyến hành
hương thăm
Nepal và Bắc Ấn Ðộ, tôi đem vấn đề trên thảo luận với một học giả ở
Madras
thì giáo sư này quyết chắc với tôi trong một cuốn sách viết bằng Anh
ngữ vừa
mới xuất bản nhan đề “Khảo Cổ Về Các Tôn Giáo” (The Archaeology of
Religions)
ông đã được thấy có nhiều hình ảnh trình bày về nền văn minh và văn
hóa cổ của
Phật Giáo ở Macedonia (Hy Lạp) và Thracia. Có thể rằng một ngày gần
đây, người
ta sẽ tìm ra được nhiều bằng chứng hơn để làm sáng tỏ vấn đề đó.
Trong
địa hạt thương mại, xưa kia đã có nhiều đường bộ từ Ấn Ðộ qua Ba Tư,
Caucasia
đến Armenia cùng những xứ gần Hắc Hải (Black Sea) và Ðịa Trung Hải
cũng như
các đường thủy từ Ấn Ðộ qua Ai Cập và La Mã. Như vậy, trước niên kỷ
Thiên
Chúa, Phật Giáo có thể đã được truyền vào Âu Châu do những đoàn người
đi buôn
qua lại giữa Ấn Ðộ với Hy Lạp và Ý Ðại Lợi. Vào khoảng tám thế kỷ đầu
Phật lịch,
các thương gia Ả Rập sau khi đến các xứ Phật Giáo Á Châu về, có thể họ
đem những
câu chuyện đời sống đức Phật và giáo lý của Ngài mà họ đã được nghe
những Phật
tử miền Trung Á (Central Asia) tường thuật để kể lại với dân chúng bấy
giờ.
Nhiều bài thơ ngụ ngôn do Aesop, thi gia Hy Lạp hoặc La Fontaine
(Pháp)
sáng tác đều bắt nguồn ở bộ truyện tiền thân đức Phật (Jatakas).
Nhiều
nhà hàng hải như Marco Polo và các vị truyền giáo Cơ đốc đầu tiên đến
vùng Viễn
đông trở về, họ cũng mang theo nhiều tài liệu, tin tức của những vùng
theo Phật
Giáo. Về sau, có một vài nhà truyền giáo đã học tiếng Phạn (Sanskrit)
để mong
dễ thành tựu trong việc phát triển đạo của họ. Những cuốn văn phạm và
các bản
dịch Phạn ngữ đầu tiên đều do mấy nhà truyền giáo này biên soạn.
Khoảng đầu
thế kỷ thứ 17, phạm vi kiến thức của những học giả Tây Phương đã bắt
đầu mở rộng:
Sau khi đồng hóa với nền văn chương, nghệ thuật và triết học mới tìm
gặp ở Hy
Lạp, họ liền nghĩ đến những vùng đất xa hơn, đó là xứ Ba Tư nằm trên
đường đi
Ấn Độ. Năm 1610, người ta dịch truyện Gulistan của Ba Tư.
Năm
1800, Anquetil du Perron ấn hành cuốn thánh truyện Avesta cũng của dân
tộc Ba
Tư. Năm 1802-1803, Anquetil du Perron dịch bộ triết học Áo Nghĩa Thư
(Upanishads) viết bằng Phạn ngữ ra tiếng Ba Tư với nhan đề là
Onpnek’hat. Sau
này bộ Onpnek’hat được dịch ra tiếng Latin mới thật công phu và hữu
ích, bởi
nó đã giúp cho nhiều triết gia Ðức, nhất là Schelling và Schopenhauer
hiểu rõ
được nguồn gốc khởi thủy của triết học Ấn Ðộ.
Tuy
nhiên sự chú trọng nghiên cứu Phạn ngữ- chính trong lúc học hỏi văn
chương và
tiếng Phạn, Tây Phương đã biết Phật Giáo- bắt đầu do những học giả Anh
quốc.
Ông Warren Hastings (1732-1818), vị toàn quyền đầu tiên của Ấn Ðộ đã
ủy thác
cho 11 vị học giả theo đạo Bà La Môn dịch ra tiếng Anh bộ luật Ấn Ðộ
(A Code
of Gentoo Laws) và năm 1775, bản dịch đó đã được gởi qua Luân Ðôn. Nhờ
sự
khích lệ của Warren Hastings, một học giả khác, ông Charles Wilkins đã
dịch bộ
Bhagavadgita năm 1785 và bộ Hitopadesa năm 1787. Và cuốn văn phạm Phạn
văn đầu
tiên cũng do ông này soạn. Vào năm 1786 có một học giả người Hy Lạp
ông
Dimitrios Galanos (1760-1833 ) đến Ấn Ðộ tu khổ hạnh 40 năm với những
người
theo Bà La Môn giáo ở Ba La Nại ( Benares ) và sau mất tại đó. Ông đã
dịch Phạn
văn ra tiếng Hy Lạp và soạn cuốn từ điển tiếng Phạn cho những người Hy
Lạp
dùng. Hiện tác phẩm viết bằng tay này đang còn giữ ở thư viện quốc gia
Hy Lạp
tại Athens.
Alexander
Csoma de Korosi (1774-1842) người Hung Gia Lợi cũng đã sống nhiều năm ở
Ấn Ðộ
và Tây Tạng. Ông đã ấn hành đầu tiên cuốn văn phạm và từ điển Tây Tạng
bằng
Anh văn cũng như đã cho đăng tãi vào năm 1836 ở tờ Á Châu tạp chí
(Asiatic
Review) tài liệu bình giải về bộ Thánh kinh Anjur của Tây Tạng. Sau
khi những
học giả người Anh dịch xong ra Anh văn bộ luật Manu- bộ luật cần thiết
cho
chính quyền Anh ở Ấn Ðộ- họ lại dịch bộ Mahabharata và The Hyms of The
Rigveda. Không bao lâu nối tiếp những người Anh, có nhiều học giả Pháp
và Ðức
cũng thông bác tiếng Phạn và họ có thể dịch trực tiếp được nhiều bản
Phạn
văn. Bởi vậy những học giả, thi gia đầu tiên của hai nước này đều chịu
ảnh hưởng
sâu đậm của nền văn chương Ấn Ðộ.
Trong
lúc sự nghiên cứu Phạn văn ngày càng phát triển mạnh ở Tây Phương thì
sự tham
học tiếng Bali (Pa- Lị) và những kinh điển Phật Giáo bằng Pali cũng
được nhiều
học giả chú ý. Năm 1826, Eugen Burnouf và Christian- Lessen cho phát
hành đầu
tiên tập "Tiểu Luận Về Tiếng Pali" (Essai sur le Pali). Năm 1840 học
giả Pháp Eugen Burnouf diễn thuyết về Phật Giáo tại đại học đường
College de
France và ông đã chinh phục được nhiều sinh viên Phật tử. Từ đó,
trường
này trở thành nơi nghiên cứu Phật Giáo của nhiều vị học giả khác như
R.Roth
và Max Muller. Năm 1834-1835, James Prinsep, tòng sự tại sở đúc tiền ở
Calcutta là người đầu tiên đọc hiểu được những bia ký của vua A Dục và
những
bài kệ của các vị sơ tổ Phật Giáo Ấn Ðộ.
Năm
1836, George Turnour cho ấn hành bản dịch ra Anh văn tập Ðại Sử Tích
Lan
(Mahavamsa) và có in phụ một phần kinh Pali. Năm 1844 Eugen Burnouf
cho xuất
bản cuốn sách “Lịch Sử Du Nhập Phật Giáo Ấn Ðộ" (Introduction à
L’histoire du Bouddhisme Indienne). Trong lời nói đầu của tác phẩm
này, tác
giả có nhắc đến ông B.H Hodgson, nguyên người Anh giữ chức tổng trú sứ
ở
Nepal. Ông đã khá thông hiểu Phật Giáo và đã cho ấn hành nhiều kinh
sách Phật
bằng Phạn văn mà lúc bấy giờ đa số người Tây Phương không biết đến.
Ngoài
ra, ông còn viết nhiều sách Phật bằng Anh ngữ để gởi sang Anh và Pháp.
Chính
nhờ những tài liệu này đã giúp cho học giả Pháp Eugen Burnouf soạn tác
phẩm
"Lịch Sử Du Nhập Phật Giáo Ấn Ðộ" nói trên. Năm 1825, tờ Á Ðông tạp
chí (Journal Asiatic) phát hành tại St. Petersburg (Nga Xô) cũng có
đăng một
bài viết về "Lich Sử Ðức Phật" của ông J.J. Schmidt. Ngoài ra khoảng
đầu bán thế kỷ 19, có nhiều tài liệu Phật Giáo khác phát hành ở Tây
Tạng,
Mông Cổ, Trung Hoa, Nhật Bản và những sách báo Phật Giáo này cũng đã
gây được
nhiều ảnh hưởng cho đa số học giả khác ở Tây Phương.
Arthur
Schopenhauer (1788-1860) là một triết gia Ðức rất sùng bái và ham
chuộng Phật
Giáo, nhưng có điều không may cho nền Phật Giáo Tây Phương là lúc bấy
giờ, về
những giáo lý căn bản của đức Phật ông hiểu rất ít. Ông chỉ biết qua
những
hình thức Phật Giáo đương thời ở vài nước như Tây Tạng, Nepal, Trung
Hoa,
Mông Cổ và Nhật Bản, chứ ông không phân biệt được sự sai khác giữa
Phật Giáo
và Ấn Ðộ giáo. Ðây là điều sai lầm chung của phần đông các học giả
thời đó. Ðến
hiện nay, vẫn còn nhiều người Tây Phương nhầm lẫn Phật Giáo với Ấn Ðộ
giáo.
Schopenhauer cho rằng triết thuyết của ông giống Phật Giáo; thật ra nó
lại gần
với Bà La Môn giáo hơn, một đạo giáo mà ông đã chịu ảnh hưởng qua cuốn
Oupnek’hat dịch từ bộ Áo Nghĩa Thư (Upanishads) ra tiếng Ba Tư bởi một
tín đồ
Hồi Giáo là hoàng thân Dara Sahkoh, anh em với vua Mông Cổ Aurengzed.
Theo
bản dịch của Anquetil du Perron, Oupnek’hat nghĩa là Upanishads. Ngay
nhan đề
cuốn sách ông ta dịch đã sai thì nội dung cuốn đó chắc gì tác giả đã
dịch
hoàn toàn đúng. Còn nghiên cứu bộ Upanishads qua bản Latin dịch ở bản
tiếng
Ba Tư của hoàng tử Dara Sahkoh dịch từ nguyên văn Phạn ngữ ra thì đâu
phải là
công việc dễ. Do đó Arthur Schopenhauer, một triết gia Ðức danh tiếng,
triết
gia của những tâm hồn bi quan đã khiến Phật Giáo lắm khi bị mang tiếng
xấu
tiêu cực bởi chính cái triết thuyết của ông, triết thuyết mà
Schopenhauer lạm
nhận cho nó là giống với Phật Giáo như trong Bách Khoa Tự Điển đã giải
thích
sai lầm rằng "Thuyết thần bí (Mysticism) của ông Schopenhauer có vài
điểm
tương đồng với đại thừa Phật Giáo”. Thật ra Schopenhauer ít am tường
về Phật
Giáo Nguyên Thỉ (tiểu thừa) và lại càng mù tịt hơn về Phật Giáo đại
thừa, vì
nguồn gốc của giáo lý này đều nằm ở những tạng kinh Tây Tạng, Mông Cổ
hoặc
Trung Hoa chứ không phải ở bộ Oupnek’hat.
Tuy
vậy, năm 1856 người ta thấy trên bàn trong phòng Schopenhauer có đặt
một bức
tượng Phật Tây Tạng, trong lúc ấy ông cũng đặt cho con chó trắng thân
yêu của
ông cái tên Atman để chứng tỏ “sự bình đẳng giữa người và thú vật hoặc
giữa
thú vật và người". Riêng ý niệm này của Schopenhauer đủ cho ta thấy có
sự
hòa hợp giữa triết thuyết của ông với Ấn Ðộ giáo và các nhà nghiên cứu
Phật
Giáo cũng không e ngại bảo rằng thật là một sai lầm lớn nếu có ai cho
triết
lý bi quan của Schopenhauer là đại thừa Phật Giáo. Vì Phật Giáo không
dạy một
cách máy móc rằng con vật bình đẳng với con người, bởi lẻ loài vật
thuộc khổ
cảnh còn con người lại thuộc lạc cảnh. Như vậy rõ thật Schopenhauer là
một
con người có tâm trạng yếm thế đúng với danh từ “kẻ chán đời” mà Bách
Khoa Tự
Ðiển đã gán cho ông.
Bộ
kinh Pali đầu tiên phát hành ở Tây phương tại Leipzig (Đức Quốc). Năm
1848 là
bộ Anechota Palica của ông Friedrerich Spiegel. Trong cuốn này, ngoài
kinh
Pali có thêm phần dịch và chú thích bằng Ðức ngữ. Năm 1855, cuốn kinh
Pháp Cú
toàn tiếng Pali với bản dịch Latin của ông Fausboll đầu tiên được ấn
hành tại
Tây Phương ở Kopenhagen (Ðan Mạch). Năm 1862, cuốn kinh này cũng được
ông
Albrecht Weber dịch ra tiếng Ðức. Và giữa lúc các nhà nghiên cứu Ấn Ðộ
ngữ dịch
thêm nhiều bộ kinh Pali, những học giả Phật tử khác cũng đã cố gắng
tìm cách
phổ biến sâu rộng Phật Giáo vào quần chúng. Hiện nay, phần lớn những
bộ kinh
Pali, đã được hội “Pali Text Society” dịch ra Anh ngữ hoặc Ðức văn.
Nhiều bộ
kinh Phật giá trị khác cũng đã được dịch sang tiếng Ý.
Vào
khoảng những năm đầu của chính thể Cộng Sản Xô Viết cũng có nhiều sách
Phật,
nhất là đại thừa ấn hành ở Leningrad (Nga) và các nơi khác. Tại Hung
Gia Lợi
và những quốc gia gần bể Baltic (thuộc Ðại Tây Dương) đều có nhiều
kinh sách
Phật Giáo in bằng ngôn ngữ của nước họ. Nhiều kinh sách và từ điển
Pali cũng
được ấn hành tại Danes (Ðan Mạch) và Dutch (Ðức). Hiện giờ ở
Yugoslavia (Nam
Tư) cũng có nhiều học giả Phật tử bắt đầu dịch kinh Pali và gần đây ở
Lỗ Mã
Ni (Rumania), ông viện trưởng đại học quốc gia Bucharest có nhờ tôi
gởi đến vị
chủ bút ban biên tập bộ Bách Khoa Phật Giáo (Encyclopaedia of
Buddhism) 100
cuốn sách Phật tìm thấy ở thư viện của những đại học và các phân khoa
khoa học
tại Lỗ Mã Ni. Và khoảng vài ba năm trước đây, sau khi giáo sư Thomas
Garigue
Masaryk người Tiệp Khắc (Czechoslovakia) qua đời, người ta cũng đã tìm
thấy tại
thư viện gia đình của ông 27 cuốn sách Phật, đặc biệt nhất là bộ A Tỳ
Ðạt Ma
(Abhidhamma).
Mấy
năm gần đây, ngày lễ Phật Đản cũng đã được trường đại học khoa học tổ
chức trọng
thể tại Prague (Tiệp Khắc) và ở Ba Lan (Poland) một pháp hữu của tôi
đã giảng
về Phật Giáo theo những đề tài do trường đại học nêu ra và lần thuyết
pháp đầu
tiên đó đã được đài phát thanh Ba Lan truyền đi dưới sự bảo trợ của
đại học
đường khoa học Ba Lan. Những Phật tử ở Ba Lan và Tiệp Khắc đã từng yêu
cầu
các đạo hữu ở Tích Lan cũng như các nước Phật Giáo Ðông Phương giúp đỡ
những
Phật sự bằng cách yêu cầu các chính phủ Cộng Sản tại đó cho phép họ
được tự
do phát triển Phật Giáo dễ dàng theo ý muốn của họ. Ngoài ra, còn
nhiều tổ chức
Phật Giáo ở Anh, Mỹ, Pháp và Ðức mà tất cả ai cũng đều biết.
Năm
1903, bác sĩ Kart Seidenstuecker thành lập hội Phật Giáo Ðức và ấn
hành tạp
sang "Phật Học" (Buddhist Review). Năm 1907, hội Phật giáo Anh ra đời
và những tạp chí Phật Giáo Anh ngữ đầu tiên gởi sang Anh quốc đều ấn
hành tại
Miến Ðiện. Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, người ta thấy xuất hiện
tại Miến
Điện nhiều vị Tỳ Kheo Tây Phương. Khoảng vào năm 1907 và 1908, một
phái đoàn
truyền giáo Miến Điện được gởi sang Anh quốc và sau này cũng có nhiều
đoàn
truyền giáo Miến Điện tiếp tục sang thuyết pháp tại Anh, Ðức, Mỹ, Pháp
cùng
nhiều quốc gia khác và họ đã tận lực phổ biến Phật Giáo tại các nước
Âu Châu.
Hơn nữa, những đại hội Phật Giáo thế giới, các cuộc lễ kỷ niệm Đức
Phật nhập
Niết Bàn tổ chức tại nhiều nước Phật Giáo Á Châu mấy năm vừa qua với
những buổi
phát thanh, chiếu phim và ấn hành những sách báo, tạp chí nói về Phật
Giáo Á
Châu cũng đã giúp ích nhiều cho sự bành trướng Phật Giáo tại các quốc
gia Tây
Phương.
*
Trích tạp chí "The International Buddhist News Forum", số
tháng 11 năm 1961.