Như
chúng ta đã biết, có một nhóm Phật giáo vẫn giữ quan điểm không coi
những tác động xâm hại Phật giáo đến từ những mưu toan cải đạo tín đồ
Phật giáo Việt Nam. Đối với một số tu sĩ và tín đồ Phật giáo Việt Nam ở
hải ngoại và thậm chí trong nước, dường như không hề có hoạt động cải
đạo đang ảnh hưởng đến ngôi nhà Phật giáo Việt Nam. Họ có những quan tâm
khác…
Tuy
nhiên, sự việc xảy ra gần đây giữa hai vị hòa thượng cao niên Thích
Quảng Độ và Thích Chánh Lạc, đứng đằng sau là Võ Văn Ái, mà tin tức lan
nhanh trên mạng, đã tạo nên tình huống để những thế lực cải đạo, nhất là
ở nước ngoài, dùng để tập kích truyền thông, đưa hoạt động triệt hạ
Phật giáo Việt Nam, bôi nhọ hình ảnh Phật giáo Việt Nam lên những cao
điểm chưa từng có.
Những
hoạt động truyền thông triệt hạ Phật giáo Việt Nam như thế được tổ chức
hết sức bài bản, hệ thống, tinh vi, và chắc chắn là có kết quả hết sức
đáng lo ngại.
Trước
hết, cần phải thấy những cuộc tập kích truyền thông triệt hạ Phật giáo
Việt Nam của những thế lực cải đạo hải ngoại đã được dày công chuẩn bị.
Những lực lượng như thế đã đầu tư nắm lấy các phương tiện truyền thông
quan trọng, trước hết là báo giấy, phát thanh, truyền hình. Những phương
tiện này được giữ sẵn, chờ cơ hội thích hợp là khai hỏa.
Liên
tục và ầm ĩ là truyền thông mạng, xuất bản sách, rĩ tai… tạo nên thế
tấn công truyền thông thường trực, không ngơi nghỉ. Tiến hành hoạt động
này là một số cá nhân ra mặt bài Phật giáo Việt Nam.
Hai
mũi tập kích truyền thông như vậy tạo thành 2 gọng kìm triệt hạ Phật
giáo, bôi bẩn Phật giáo. Hoạt động của 2 mũi tập kích này được tổ chức
với sự phối hợp đầy thủ đoạn, mà những tu sĩ, tín đồ Phật giáo không
trong môi trường truyền thông chuyên nghiệp khó có thể nhận biết.
Truyền
thông đại chúng, gồm báo giấy, phát thanh, truyền hình… thì cần cơ hội,
tình huống. Nó không thể triển khai kéo dài, trường diễn vì như thế mất
tác dụng gây sự chú ý đối với công chúng, không tạo được đỉnh cao tập
kích truyền thông. Đối với mục tiêu triệt hạ uy tín, sẽ không có công
phá lớn.
Trong
truyền thông đại chúng, cái người ta chờ là sự kiện truyền thông. Tức
là những sự kiện có giá trị thu hút sự quan tâm của công chúng.
Điều mà những kẻ làm truyền thông cải đạo Phật giáo chờ đợi đã có vào cuối tháng 8, đầu tháng 9/2013.
Thế
là trận địa truyền thông đại chúng hải ngoại được mai phục bấy lâu bắt
đầu khai hỏa. Nó tiếp tay cho truyền thông mạng nghiệp dư, tin đồn rĩ
tai đã được tổ chức hoạt động kéo dài.
Tình
huống này tạo cho những kẻ mai phục cái thế cần thiết cho truyền thông.
Đó là sự vô tư, khách quan, làm như là không hề có sự toan tính, chờ
đợi, mai phục gì cả. Vì đó là sự kiện báo chí nên nhà báo phải quan tâm
vậy thôi.
Đối
với những sự kiện truyền thông như thế, trước hết, sẽ chỉ là khai thác
chi tiết, khai thác triệt để chính sự kiện, để cho những người trong
cuộc tự nói, những chi tiết được tự bộc lộ, mà sẽ chưa có hay chỉ có ít
những lời bình luận, nhận xét, đánh giá.
Dù
vô tình hay bị tạo thế gày đặt, con mồi mà những kẻ muốn triệt hạ bằng
truyền thông đã rơi xuống cái hầm bẫy. Trước hết là xoa tay khoan khoái
và để cho cái bẫy phát huy công dụng của nó, làm con mồi kiệt sức dần
với chính nó.
Và
sự việc tất nhiên diễn ra theo kịch bản giáo khoa như thế. Trong trường
hợp mà chúng ta đang bàn luận, những chuyện lôi theo về tiền bạc, quan
hệ… sẽ được phơi bày trong sự “khách quan” có tính toán tinh vi, kỹ
lưỡng.
Những
người trong cuộc có thể không dự báo trước sự kiện, nhưng đối với
truyền thông chuyên nghiệp đây là một kịch bản giáo khoa, khó có một sự
diễn biến nào khác, họ chỉ việc áp dụng.
Nó
đơn giản như việc “loa” lên để kéo mọi người tới xem một đám đánh nhau.
Trước tiên là báo cho biết có sự kiện đó, mà chính sự kiện, hoạt động
của những người trong cuộc đã có tác dụng thông báo hết sức mạnh mẽ.
Việc tường thuật sẽ khai thác từ chính sự kiện, chưa cần bình luận, nhận
xét.
Việc
bình luận, có chăng, sẽ rất kín đáo, tế nhị, khách quan. Như một đài
truyền hình hải ngoại trình bày khung cảnh mở đầu chương trình phỏng vấn
theo kiểu hòa thượng… vs hòa thượng… Trong đó, các thể hiện 2 vị tu sĩ
Phật giáo trong cuộc không khác 2… võ sĩ quyền anh, theo khuôn khổ quen
thuộc của các kênh TV. Như vậy, là đủ cho sự công phá truyền thông cần
thiết, không cần phát ngôn, bình chú gì cả.
Khung
ảnh “quảng cáo” kiểu 2 võ sĩ quyền anh đó sẽ được lặp đi lặp lại nhiều
lần, ở mức tối đa có thể được. Đó cũng là giáo khoa, bài bản truyền
thông. Người xem sẽ có thể quên những lời nói, chi tiết, nhưng không thể
quên một hình ảnh, chỉ một hình ảnh thôi, có tính biểu tượng, là hai
hòa thượng trong cách thể hiện quảng cáo võ sĩ đánh bốc được lặp đi lặp
lại, khắc sâu vào trí nhớ công chúng, tạo một ấn tượng mà thời gian
không có tác dụng bôi xóa.
Những
kẻ muốn triệt hạ Phật giáo, cải đạo tín đồ Phật giáo đa ng có một
cơn khoái cảm cực điểm. Làm truyền thông, nhất là ở những nước Âu Mỹ,
điều đáng sợ khi làm việc bôi nhọ người khác, là bị thưa kiện. Ở đây,
người trong cuộc tự nói, cứ để cho họ nói thật nhiều phơi bày tối đa.
Thế là đạt yêu cầu, đúng bài bản, chẳng phải lo ngại gì cả.
Điều
đáng tiếc là những tu sĩ, tín đồ Phật giáo lại đã tạo nên võ đài cho
chính mình đó. Để người ta khai thác bằng cách trước hết loa cho mọi
người tới xem, cổ vũ cuộc đấu bằng những câu hỏi rất ư “vô tư”, “khách
quan”.
Theo
giáo khoa truyền thông, sự kiện truyền thông chỉ kéo dài một thời gian,
rồi cũng sẽ đi đến kết thúc. Khi đó, những người làm truyền thông với
những toan tính tiêu cực với Phật giáo sẽ chuyển từ tin tức, tường thuật
sang bài phân tích, bình luận, nhận định. Gọng kìm thứ 2, trường diễn,
sẽ được nâng lên tầm cao mới.
Vì
vậy, nên thoát khỏi cái tình huống võ đài truyền thông như thế càng sớm
càng tốt. Thiết tưởng, sẽ những người trong cuộc nên tự làm tiếc vì đã
rơi vào tình huống xấu nhất của truyền thông, làm cái để cho mọi người
bu lại xem, để người ta trình bày theo kiểu hòa thượng… vs hòa thượng…
một tình huống lý tưởng cho những kẻ ác tâm triệt hạ, bôi bẩn Phật giáo
Việt Nam.
Về
trên hết, về quan điểm cần phải thấy rằng nguy hiểm tuyệt đối cho Phật
giáo Việt Nam là những kẻ mưu toan cải đạo tín đồ Phật giáo Việt Nam
sang tôn giáo phương Tây. Và kỹ thuật đơn giản, thông dụng, bài bản là
trình bày hình ảnh những vị tu sĩ Phật giáo nhất là những cao niên, đã
có tiếng tăm, ở vị thế tệ hại nhất.
Chắc
chắn những người rắp tâm cải đạo tín đồ Phật giáo ở hải ngoại đang coi
đây là một phép lạ trời ban phục vụ cho mục tiêu họ đang theo đuổi. Bây
giờ là lúc họ kéo công chúng truyền thông đến coi cuộc đấu cho đông để
tạo tâm lý thất vọng, đổ vỡ, chán chường, ngán ngẫm, khinh khi, ghê tởm.
Những cái đó là vốn liếng để họ cải đạo tín đồ, thậm chí cả tu sĩ Phật
giáo, mà họ sẽ tận dụng khai thác trong thời gian sau khi mũi tiến công
truyền thông thường xuyên đã lên được một cao độ mới.
MT (PTVN)