Thỉnh thoảng tôi vẫn ghé vào đọc lướt
qua trong VOA, BBC, RFA, RFI tiếng Việt, không phải để học hỏi những gì
họ viết trong đó mà chỉ để biết những luận điệu của họ như thế nào để
chống phá Việt Nam, phục vụ cho đường lối chỉ đạo của các quốc gia liên
hệ, chứ tôi đã biết từ lâu những tổ chức này không phải là những cơ quan
thông tin vô tư. Thí dụ về RFA.
Trần Đình Hoàng có viết trên chuyenluan.net ngày 12.6.2007 bài: “Đài RFA Tuyên Truyền Chống Việt Nam”. Đây là bài nghiên cứu đầy đủ với nhiều chi tiết về thực chất và mục đích của RFA. Sau đây là phần kết của bài:
Bài viết này muốn nhắc nhở những người nào còn lầm tưởng RFA đấu tranh cho quyền lợi của người Việt rằng:RFA
là một tổ chức phục vụ cho quyền lợi của Mỹ và do một nhóm người Việt
lưu vong điều hành nhằm làm suy yếu sự đoàn kết dân tộc của Việt Nam và
gây bất ổn chính trị xã hội ở Việt Nam để người nước ngoài có cơ hội
“thừa nước đục thả câu”. Những người ở trong
nước đã và đang cộng tác với họ hoặc do bị lừa gạt hoặc tự nguyện cần ý
thức được rằng RFA -- vì sứ mệnh chính trị của họ -- chưa bao giờ khách
quan, chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Do đó,
cộng tác với họ cũng đồng nghĩa với việc hợp tác với những người chống
lại quyền lợi của Việt Nam.
Nhận định này cũng đúng với BBC, VOA, RFI tiếng Việt. Gần đây tôi ghé vào BBC thấy có một bài ngồ ngộ với đầu đề: Ni cô 'thay nâu sồng mặc quân phục',7
Chỉ với cái đầu đề chúng ta có thể thấy
sự bất lương trí thức của BBC tiếng Việt. Vì đây chỉ là một màn trình
diễn văn nghệ, chứ không phải là Ni cô vĩnh viễn “thay nâu sồng mặc quân
phục.” Nếu lương thiện thì đầu để của bài viết phải là “Ni cô mặc quân phục trình diễn văn nghệ.”
Hơn nữa, trong URL chúng ta thấy cụm từ nun_inappropriate_clothes.
BBC tiếng Việt vì dốt nên đã cho rằng Ni Cô mà mặc quân phục là không
thích hợp. Điều này phản ánh sự hiểu biết hẹp hòi của BBC tiếng Việt về
Phật Giáo.
Thứ nhất, từ xưa tới nay Phật Giáo luôn
luôn đặt quốc gia lên trên hết. Khi thực dân Pháp xâm lăng và dưới thời
Pháp thuộc, nhiều Chùa đã trở thành nơi bao che, bảo vệ cho những người
yêu nước chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến ở Việt Nam gần đây cũng vậy
có nhiều tu sĩ bỏ áo cà sa đi theo kháng chiến, đó không phải là theo
Cộng sản vì lý thuyết Cộng sản mà vì theo truyền thống yêu nước, xét
đúng ưu tiên của thời thế, giặc đến nhà đàn bà phải đánh, nền độc lập
của nước nhà trên hết, không như bọn việt gian vô tổ quốc, phi dân tộc,
chủ trương “thà mất nước chứ chẳng thà mất Chúa”. Cho nên, nếu Ni Cô có “cởi áo nâu sồng mặc quân phục” như các tu sĩ “cởi áo cà sa khoác chiến bào”
cũng đâu có phải là chuyện lạ. Lịch sử Việt Nam viết rõ, trong những
cuộc chiến chống ngoại xâm, các Chùa thường là nơi che dấu quân kháng
chiến, và nhiều tăng, ni đã: “Nghe theo tiếng gọi của núi sông/Cà sa gửi lại chốn thư phòng...”.
Thứ nhì, lịch sử đã chứng tỏ truyền thống yêu nước, hộ quốc, an dân của Phật Giáo. Thiên hạ Lý Trần bán vi Tăng(Nửa
thiên hạ sống như là các tu sĩ Phật Giáo), nhưng thời đại Lý Trần cũng
là thời đại oanh liệt nhất của Việt Nam, ba lần đánh bại quân xâm lược
hùng mạnh nhất vào thời đó. Tăng sĩ Phật Giáo “cởi áo cà sa khoác chiến bào”, tham gia chống xâm lăng không phải là chuyện hiếm hoi, trong thời nào cũng có. Khi xưa thì Tuệ
Trung Thượng Sĩ, anh của Hoàng Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm, thời bình
thì tu ở Chùa, thời chiến thì khoác chiến bào chống xâm lăng, cùng Đức
Trần Hưng Đạo lập được nhiều chiến công, đuổi xong ngoại xâm rồi lại trở
về Chùa sống thung dung tự tại; Vua Trần Nhân Tông cũng vậy, sau khi
chiến thắng ngoại Mông, bỏ ngôi báu, xuất gia làm Trúc Lâm đầu đà. Ngày nay cũng vậy. Trong hai cuộc chiến chống xâm lăng vừa qua, Phật Giáo luôn luôn gắn liền với tinh thần yêu nước, cho nên có những tăng ni Việt Nam đã cởi áo cà sa, nâu sồng, mặc quân phục lên đường chiến đấu chống ngoại xâm. Vậy
thì màn trình diễn văn nghệ của các Ni Cô chẳng qua cũng chỉ là diễn
lại sự hy sinh đóng góp cho quốc gia của tăng ni Phật Giáo trong thời
chiến, khích lệ lòng yêu nước của quần chúng, có gì mà phải thắc mắc.
Chúng ta hãy đọc một đoạn trên:
Năm 1999, nhân kỷ niệm 52 năm Ngày
truyền thống "Nghĩa sĩ Phật tử" (27/2/1947), một nhóm ni sư từng phát
nguyện "Cởi áo cà sa khoác chiến bào" đã cho lập một bia đá ngay trong
khuôn viên chùa để ghi nhớ sự kiện đó. Nhà chùa cũng đã cho xây dựng Đài
tưởng niệm các Nghĩa sĩ Phật tử hy sinh trong thời kỳ chiến tranh. Thể
theo tâm nguyện cá nhân, xương cốt của 5 vị đã được quy tập, an táng
trong vườn tháp của chùa. Đây cũng là nơi mà bất cứ phật tử, du khách
nào cũng muốn ghé thăm mỗi khi có dịp để nghiêng mình tưởng nhớ tới
những vị sư "Nhập thế ra trận" năm xưa.
Ni cô mặc quân phục, mặc áo tứ
thân trình diễn văn nghệ chẳng qua chỉ là nói lên hai nét văn hóa của
dân tộc: quân phục tượng trưng cho sự hào hùng của nữ nhân Việt Nam
trước nghịch cảnh của thời thế, tiếp nối tinh thần Trưng, Triệu, còn áo
tứ thân nói lên nét duyên dáng của phái nữ Việt Nam. Phật Giáo nên hãnh
diện về những đóng góp này thay vì chấp vào những hình thức bề ngoài
chỉ có tính cách tượng trưng trong một màn trình diễn văn nghệ, và nên
bỏ ngoài tai những lời phê bình nọ kia của những kẻ thiếu hiểu biết về
truyền thống văn hóa dân tộc, và về tinh thần “tùy duyên bất biến” của
Phật Giáo.
|
|
Ni Cô trong màn trình diễn văn nghệ nói lên tinh thần Phật Giáo yêu nước chống xâm lăng
|
|
Chùa Cổ Lễ (huyện Trực Ninh,
tỉnh Nam Định) không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của vùng
đất Thành Nam giàu truyền thống lịch sử và văn hoá. Nơi đây còn được
biết đến bởi huyền thoại về những tăng ni tạm gác việc đạo tình nguyện
lên đường ra trận đối mặt với kẻ thù để giành lại độc lập, tự do cho dân
tộc.
Theo Thượng tọa Thích Tâm Vượng, Viện
chủ chùa Cổ Lễ, trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc của dân
tộc ta trong thế kỷ 20, từ mái chùa cổ kính này đã có 35 ni, sư cởi áo
cà sa ra tiền tuyến giết giặc, bảo vệ quê hương, trong đó có 12 người đã
anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
|
|
|
Ni Trưởng Thích Đàm Thanh một trong những nữ tu đã tham gia quân đội
|
Nếu những người thiếu hiểu biết về Phật
Giáo còn thắc mắc về chuyện các Ni Cô mặc quân phục thì tôi khuyên họ
hãy xem video clip Cởi Áo Cà Sa Khoác Chiến Bào sau
đây:
“Phật Pháp bất ly thế gian pháp”, cho nên người Phật tử phải tùy duyên tùy thời thế mà hành xử. Tác giả Đồng Ngọc Hoa viết: “Tu
mà không xa rời trần tục, tu mà khi quốc gia có biến cố thì thiền sư,
cư sĩ, tín đồ… đều quan tâm đến vận mệnh quốc gia, nghĩ đến sự hưng vong
của chùa cảnh, xóm làng, đất nước. Thậm chí còn vui lòng dấn thân vào
cuộc, kể cả xông pha trận mạc chém giết quân thù, giữ gìn cuộc sống
thanh bình cho dân tộc.”
Chúng ta có thể đọc vài bài thơ nói lên tinh thần yêu nước của Phật Giáo trước nghịch cảnh ngoại xâm:
Cởi áo cà sa khoác chiến bào
Tuốt gươm bồng súng dẹp binh đao
Ra đi quyết rửa thù cứu nước
Vì nghĩa quên thân hiến máu đào.
Cởi áo cà sa khoác chiến bào,
Giã từ thiền viện lướt binh đao,
Câu kinh tiếng kệ chờ khi khác;
Cứu nước thương dân dễ đợi nào”
Nghe theo tiếng gọi của núi sông
Cà sa gửi lại chốn thư phòng
Xông ra trận tuyến trừ hung bạo
Thực hiện từ bi lực phải hùng
Sau đây là bài thơ của một sư ni:
“Cởi áo cà sa khoác chiến bào
Việc quân đâu có quản gian lao
Gậy thiền quét sạch loài xâm lược
[và loài theo gót quân xâm lược]
Theo gót Trưng Vương tỏ nữ hào”.
Nhận thức được truyền thống Phật Giáo
yêu nước như vậy thì chúng ta phải thấy rằng, trong khối Phật Giáo gồm
hơn 80% dân chúng, nếu có những cá nhân, Tăng cũng như tục, tham gia mặt
trận Việt Minh, hay đảng Cộng sản, hay Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam,
hay Phản Chiến, trong bối cảnh lịch sử chống xâm lăng, đánh đuổi thực
dân, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, thu giang sơn thu về một
mối, thì đó cũng chỉ là vì lòng yêu nước, yêu dân tộc, là có chính
nghĩa, là một điều vinh dự đáng khen. Điều rõ ràng là trong cuộc chiến
chống Pháp, khi toàn dân kháng chiến thì đa số theo Phật Giáo và chắc
chắn là cũng có không ít các tín đồ Ca-tô Giáo, vì Ca-tô Giáo ở Việt Nam
cũng chiếm từ 5% đến 7% dân chúng.
Đạo Phật đi vào cuộc đời, tôi thấy
chuyện các Ni Cô mặc quân phục hay áo tứ thân để trình diễn văn nghệ
chẳng có gì đến nỗi làm cho dư luận ồn ào như BBC đưa tin, hay ‘phản
cảm’ và ‘báng bổ Phật giáo’ như có người, vì thiếu hiểu biết về Phật
Giáo, nên phê phán như vậy. Tất cả những nhận định tiêu cực về chuyện
này mà BBC tiếng Việt đưa lên đều phản ánh những tình cảm vô trí của một
số người thiếu hiểu biết. Họ hiểu biết rất hời hợt về Phật Giáo, chỉ
nhìn thấy bề ngoài, không nắm được ý nghĩa đàng sau những màn trình diễn
văn nghệ, không ý thức được triết lý Nhị Đế của Phật Giáo, họ cho rằng
Phật giáo phải như thế này, thế nọ, theo quan điểm hẹp hòi của họ.. Đạo
đức tôn giáo đâu có nằm trên mấy bộ quần áo. Tây phương cũng có câu “Bộ áo không làm nên thầy tu” (L’habit ne fait pas le moine), thầy tu đây là thầy tu Ca-tô. Cho nên, đừng có vội vàng đánh giá dựa trên bề ngoài.
Phật Giáo không nên thắc mắc và cảm thấy
khó chịu trước những lời chỉ trích vô trí về cuộc trình diễn văn nghệ
của các Ni Cô, và các Ni cô nên cảm thấy mình đã có vinh dự được đóng
góp nghệ thuật trong những màn trình diễn có nhiều ý nghĩa về lịch sử cà
văn hóa Việt Nam.
Mong rằng Thượng tọa Thích Huệ Minh, phó
Ban trị sự Phật giáo huyện Bình Chánh, hãy dũng cảm là theo lời nhận
định của mình về những màn trình diễn văn nghệ: ‘mô hình thật hay.. .cần phải mở rộng trong mùa An cư kiết hạ những năm sau’.
Và cũng mong rằng Ni trưởng Thích Nữ Huệ
Ngọc, viện chủ Chùa Pháp Hải, sẽ tiếp tục ‘vô cùng hoan hỷ’ về ngày
‘Ngày hội nữ tu’ này, cũng như về những “Ngày hội nữ tu” trong tương
lai, và bỏ đi sự phiền lòng trước những dư luận ngu si vô trí..