12. Đối
trị cơn giận
Vào đêm
trước ngày chiến tranh Trung Đông bùng nổ, hương vị ngọt ngào của hòa bình còn
phảng phất trong không khí cùng với mùi lá của mùa thu. Tôi nghĩ rằng chúng ta
cần phải nhìn vào nội tâm và tâm thức của chúng ta để thấy rằng ta có thể làm
một điều gì đó cho những vấn đề này, và làm thế nào để ta có thể góp phần tìm
giải pháp cuối cùng cho các vấn đề.
Có phải tôn giáo hỗ trợ cho hòa
bình và hòa hợp hơn là góp phần cho sự kỳ thị, mù quáng, bạo động và chiến
tranh? Bất bạo động là giới đầu tiên trong Phật giáo, và là giáo lý cơ bản của
một số tôn giáo trên thế giới; nhưng hãy nhìn lại những gì đang xảy ra trên thế
giới, vừa rồi là Trung Đông và Bosnia và Tích Lan (Sri Lanka) xuyên qua chiều
dài lịch sử. Ngay tại đất nước này, Mỹ quốc, súng ở nơi trường học và gia đình
tiếp tục gây hại cho chúng ta. Trong khi đó, lúc này là Tháng Nhận Diện Bạo
Động trong Gia Đình, một vấn đề đang tấn công gần đến gia đình của chúng ta – một
vấn đề mà, tôi nghĩ rằng, sẽ sống lâu hơn cả đa số chúng ta. Bạo động đang dẫn
đầu trong thời đại này và là một đề tài quan trọng cần phải quan tâm, nhưng
chúng ta đã không tiến bộ mấy trong việc ngăn ngừa hoặc đối diện với nó.
Martin Luther King đã nói chúng
ta có hai lựa chọn: cùng sống chung hòa bình, hoặc là tự hủy diệt. Anh có biết
có bao nhiêu đất nước trên thế giới đang trải nghiệm chiến tranh hiện nay
không? Cả chục đất nước đấy! Tuy nhiên, ở Mỹ quốc chúng ta không cảm nhận được
chiến tranh cụ thể như khi chúng ta cảm nhận rất nhiều chiến tranh trong thế kỷ
20. Chiến tranh không bắt đầu ở nơi nào khác, trên chiến trường, dọc theo biên
giới đang bị tranh chấp, hoặc trong phòng họp đại sứ, hoặc các buổi họp kinh tế
cao cấp; chiến tranh bắt đầu với tính tham lam, ganh ghét, thành kiến, kỳ thị,
ngu si và tàn ác trong tâm của con người. Bởi vì chiến trường thật sự nằm ngay
trong tâm của con người, như Dostoevsky nói. Nếu chúng ta muốn hòa bình trên
thế giới – và tôi tin chắc rằng tất cả chúng ta đều mong muốn như vậy – chúng
ta cần nhìn vào sự kiện và học làm thế nào để trở nên dịu dàng hơn và nên từ bỏ
vũ khí nơi tâm tưởng, cũng như có những phản ứng đối với sự tước bỏ vũ khí
nguyên tử và làm thế nào cho có hòa bình trong thời đại của chúng ta. Chúng ta
cần suy nghĩ một cách toàn cầu và hành động theo cục bộ, bắt đầu với chính bản
thân chúng ta và đối với thành viên trong nhà, trong gia đình, cũng như ở nơi
làm việc và trong xã hội, và lan rộng dần, vươn ra xa hơn, ôm lấy tất cả vòng
tròn tập thể bao gồm trách nhiệm và bảo dưỡng.
Trong Phật giáo, Bố tát
Avalokisteshvara là hiện thân của tâm Phật về tình yêu và lòng từ bi, tử tế,
thương xót, tha thứ, chấp nhận và vui vẻ. Vị ấy là hình tượng tâm linh chánh
được nhân cách hóa với những phẩm chất nói trên, hiện đang ẩn mình trong tất cả
chúng ta, đang đợi chúng ta phát triển, nuôi dưỡng, và hiện thực hóa nó. Đó là
ý nghĩa trở nên giác ngộ và trở nên một vị Phật, một điều mà bất cứ ai cũng có
thể làm được nếu như họ đi theo con đường tâm linh tới mức cuối cùng; có nghĩa
là nhận diện và hiện thực hóa những gì đang trong tâm chúng ta. Đó là Phật
tánh, đó là Phật sẵn có trong tâm – không phải vị thầy lịch sử ở Ấn Độ, mà là
sự tỉnh thức thật sự từ một vị trời, từ nơi trí tuệ và từ bi trong lòng, trong
tâm thức của chúng ta. Thành Phật nghĩa là đánh thức phật tính, nhận diện được
nó một cách xuyên suốt, và sống trọn vẹn với phật tính ở ngay nơi thế giới này
bằng cách thiêng liêng hóa cuộc sống của chúng ta một cách toàn vẹn.
Đêm nay chúng ta ngồi thiền
chung với nhau, và rồi chúng ta niệm câu thần chú Tây Tạng về tình thương yêu
và lòng bi mẫn, thần chú của đức Bố Tát Avalokisteshvara OM MANI PEDME HUNG (OM
MANI PADME HUM), câu thần chú của ngài Dalai Lama và là câu thần chú rất phổ
thông ở Tây Tạng. Chúng tôi niệm câu ấy trong lúc liên tưởng đến những ánh sáng
vô hạn phát xuất từ luân xa nơi tim, vươn ra xa và chạm đến tất cả chúng sinh,
đánh thức họ, làm cho họ sáng rỡ với những lời chúc tốt đẹp và với tình thương
tốt lành.
Chúng ta nuôi dưỡng Tứ Vô Lượng
Tâm: từ, bi, hỷ, xả. Phật Avalokita – nói một cách kỹ thuật là một vị Đại Bố
Tát, đã từ chối không bước vào cõi tịch lạc của Niết Bàn để có thể tiếp tục
nhiệm vụ giải thoát cho tất cả chúng sinh – ở Tây Tạng, ngài còn được gọi là
Chenrezi, ở Trung Quốc ngài được gọi là Kuan Yin (Quán Âm), ở Nhật Bản, ngài
được gọi là Kannon; một người có thể nhìn thấy hình tượng của Bồ-tát ở mọi nơi
trong nghệ thuật Phật giáo và thiền viện, chùa chiền ở đa số các nước. Thiền
định về lòng thương yêu và từ bi là một trong những thiền định quan trọng bậc
nhất trong Phật giáo, và rất phổ thông trong các trường Phật giáo.
Các yếu tố chính trong việc đánh
thức tâm linh xuyên qua nhiều con đường truyền thống, là sự thực tập bất bạo
động, tha thứ, và từ bi; điều thiết yếu bao gồm sự học tập để đối diện với cơn
giận và sự ganh ghét bằng cách thanh tịnh hóa bản thân chúng ta, diệt tận gốc
rễ của sân hận từ nơi tâm thức. Một trong những giáo điều luân lý của Phật
giáo, cũng như trong tâm linh sâu thẳm, là sự bất bạo động, không sát hại – và
bảo thủ hơn, là giúp đỡ tận tình và yêu thương tha nhân, nếu như anh có thể làm
được. Tôi nghĩ ít ra là phải như vậy. Và đây chính là sự thực
tập, không phải chỉ là lý tưởng suông; những phẩm hạnh tốt lành này
không phải chỉ có ngài Dalai Lama hoặc Mahatma Gandhi và ông Albert Schweitzer,
Mẹ Teresa, Chúa Jesus và đức Phật mới làm được, nhưng đó là điều chúng ta có
thể thực tập trong cuộc sống hàng ngày, bằng cách này hay cách khác, việc lớn
cũng như việc nhỏ, thật không kể xiết. Chúng ta đều quan tâm và có lẽ hoạt động
rất nhiều cho hòa bình trên thế giới, trong cộng đồng và gia đình của chúng ta,
và kể cả hòa bình nơi tâm chúng ta, cũng như đối với những người khác. Tuy
nhiên chiến tranh, bạo động và gây hấn mà chúng ta đang đối diện ở nhiều cấp
bậc khác nhau, tất cả đều xuất phát từ nơi sân hận, thù ghét, tham lam và ngu
si trong tâm thức của chúng ta. Đó là cội rễ, và là cội rễ duy nhất của tất cả
những điều xấu ác.
Do đó, hãy bắt đầu với những cảm
xúc tiêu cực, nó dẫn dắt chúng ta làm điều sai trái với những kết quả không như
ý. Klesha (Kiết sử) là một từ
phật học được dùng để nói về những cảm xúc tiêu cực. Kiết sử đôi lúc cũng được
dịch ra “những tình cảm mạnh mẽ mang lại ưu phiền”, hoặc những cảm xúc gây trở
ngại. Những chữ này đều không chính xác để diễn tả kiết sử. Những từ này dễ làm
cho chúng ta hiểu lầm, phán đoán một cách quá nhanh chóng, và nghĩ rằng chúng
ta cần phải dẹp bỏ tất cả các cảm giác, cảm xúc, và sự nhạy cảm thông thường,
để đạt được những thứ được gọi là sự thanh thản lý tưởng và sự vô tư về tâm
linh.
Mục đích của chúng ta ở đây,
kiết sử (kleshas) làm rối loạn các thói quen suy nghĩ ích kỷ, và các cảm giác
mâu thuẫn, làm cho chúng ta có những phản ứng, hành động vô ý thức, vụng về,
xấu ác. Các kiết sử (kleshas) mà chúng ta đang bàn ở đây là: nói về cái tôi và
các cảm xúc mạnh mẽ, sự áp đảo có sức tàn phá, như giận dữ, thù hận, ganh ghét,
ham muốn, thèm khát quá sức tưởng tượng, ham lợi, v..v.. Chúng ta không nói đến
những cảm xúc tích cực hoặc những cảm xúc ích lợi như tình thương yêu, sự dịu dàng
và lòng bi mẫn. Để đối trị với các cảm xúc tiêu cực khó khăn, giận dữ là một
điều quan trọng mà chúng ta cần bàn đến. Làm thế nào để chúng ta có thể đối trị
với năng lượng mạnh mẽ đó?
Những bài giảng Phật giáo cho
rằng ngay trung tâm của vòng luân hồi sanh tử quái ác, bánh xe hình thành ba
độc, ba gốc rể kiết sử: tham lam, sân hận và si mê. Kiết sử làm nhiên liệu cho
sự đối lập hoàn toàn về mọi bám víu, và ác cảm đã làm cho chúng ta ngu muội, si
mê và rối loạn. Từ si mê đưa đến tham lam. Tham lam, ham lợi, ham muốn, thèm
khát và tất cả những thứ khác. Cũng từ si mê đưa đến giận dữ, công kích, độc ác
và bạo động.
Tất cả hai thứ độc là sức mạnh
đối lập căn bản trong chúng ta, đó là: bám víu và ganh ghét. Nó bắt nguồn từ si
mê, và nó không khác gì: “đi khỏi nơi đây” và “tôi muốn”, nó rất giống
nhau, như kéo tới và đẩy lui; và làm cho cơn giận xuất hiện. Sự giận dữ được
nêu ra như một thứ kiết sử có sức hủy diệt to tát nhất, bởi vì sự giận dữ dễ
dàng thoái hóa để trở thành gây hấn và bạo động.
Tuy nhiên, cơn giận dễ dàng bị
hiểu lầm, ngay cả trong thực tập của Phật giáo, làm cho chúng ta phải đè nén nó
và làm cho chúng ta bệnh, khó chịu và mất thăng bằng. Tôi nghĩ đây là lúc cần
suy nghĩ về điều này. Phương pháp chữa bệnh tâm lý cũng rất ích lợi.
Đôi lúc cơn giận là một thứ rất
đáng sợ khi chúng ta thật lòng phải đối diện với nó. Làm thế nào để chúng ta có
thể đối trị với những cảm xúc khó chịu như sự sợ hãi và cơn thịnh nộ khi nó
xuất hiện, nó như là sóng thần hoặc núi lửa? Tôi nghĩ rằng tốt nhất đầu tiên chúng
ta nên bắt đầu bằng cách xét nghiệm một hoàn cảnh ít căng thẳng, bắt đầu với
những trường hợp nhỏ, khi cảm xúc khó chịu xuất hiện, giống như trong lúc thiền
định. Khi chúng ta thực tập một mình, hoặc nơi Thiền Viện, phòng tập du già
hoặc khóa thiền – nơi mà tất cả mọi thứ đều được sắp xếp hoàn chỉnh cho bạn với
sự bảo vệ an toàn, và tiện nghi thích ứng – cơn giận sẽ khó mà khuất phục chúng
ta. Nhưng vẫn còn chút nào đó khó chịu, như mấy con muỗi bay qua bay lại gần
nơi tai hoặc tiếng ồn ào của xe cộ bên ngoài.
Có thể có người vì sơ ý đã dẫm
lên chân anh trong khi xếp hàng ăn trưa, hoặc người ngồi kế bên anh đứng ngồi
không yên và ho sù sụ; hoặc có thể thầy giáo nói gì đó mà anh nghe không lọt
tai? Làm thế nào để chúng ta đối trị với những việc này khi cơn giận, ganh ghét
và chỉ trích vừa lóe lên? Có phải chúng ta cắn răng và dằn nó xuống, lầm lẫn
rằng sự thanh thản giả tạo như đá này là sự thanh tịnh, buông bỏ và thanh thản
trong khi thật sự nó là sự bạo động, chống đối lại với bản chất chân thật của
anh: bạo động dưới dạng đè nén, dằn xuống, và trốn tránh? Kiểu trốn tránh và đè
nén hiển nhiên này rất giống với sự ganh ghét biểu hiện ra cử chỉ hầu đẩy lui
những cái không ưng ý.
Có vài người có vẻ rất tự chủ,
điềm tĩnh, an nhiên, nhưng mà bên trong chắc họ đang dao động – và trong chúng
ta cũng có vài người như vậy! Có thể là nanh vuốt của chúng ta chưa giương ra,
chĩa thẳng tới kẻ khác, như trong trường hợp những người quá nóng nảy; nhưng vũ
khí bén nhọn có lẽ đang chĩa vào bên trong chúng ta, như trường hợp những người
bị mất tự tin, tự chán ghét, và tự căm thù, tất cả đều nằm trong căn bệnh suy
nhược tinh thần. Sự từ bỏ là một trong những con sông to lớn nhất chảy qua đất
tim của chúng ta. Chúng ta coi như thực hành tốt khi cho rằng những bộc phát
nhỏ từ lòng đất như căm phẫn và ganh ghét, cùng với những giận hờn thỉnh thoảng
xuất hiện, và làm bộ như chúng không có mặt ở đó. Nếu chúng ta nằm ở vị trí khá
hơn để đối trị, thấy rằng hạt giống giận hờn đều nằm sẵn trong lòng tất cả
chúng ta.
Shantideva, vị Thầy Cao Quý, đã
viết một quyển sách cổ điển “Bước vào Con Đường Bố-Tát” (Nhập Bồ Đề Hành Kinh - Bodhicharyavatara)
cách đây một ngàn hai trăm năm trước, có nói: “Giận hờn là cái xấu ác nhất;
kiên nhẫn chịu đựng là tu khổ hạnh cao nhất”. Có phải là quá lý thú hay không?
Cơn giận được coi như là tính chất tiêu cực to tát nhất, giống như sát hại là
tội lỗi to lớn nhất. Kiên nhẫn và tha thứ được xem là phẩm hạnh cao nhất, một
thực tập tu khổ hạnh khó khăn nhất. Thông thường chúng ta nghĩ rằng thực tập
khổ hạnh như nhịn ăn hoặc nhịn ngủ, thức khuya tụng kinh, hành hương, hoặc như
các vị thầy khổ hạnh của Ấn Độ ngủ trên những giường chông hoặc không bao giờ
ngồi, không bao giờ nằm. Tuy vậy, ngài Shantideva có nói sự nhẫn nại, kham
nhẫn, là tính chất khổ hạnh cao nhất; không hẳn chỉ là những thăng trầm vật lý.
Có phải đáng kinh ngạc hay không?
Tại sao cơn giận lại là việc xấu
ác nhất? Ngài Shantideva đã giải thích, chỉ cần một phút là cơn giận có thể
thiêu rụi cả núi công đức và nghiệp tốt. Thí dụ, anh có thể bị mù quáng vì cơn
giận che mất lý trí, và anh làm việc gì đó mà sau này phải hối hận cả đời.
Trong phút giây nóng giận tối mặt ấy, hoặc giả anh say rượu đêm đó, anh lại lái
xe, và như vậy anh có thể hủy diệt mạng sống của chính mình… Chiếc xe lúc ấy
trở nên một vũ khí giết người, chỉ trong một phút. Vì vậy chúng ta cần phải chú
tâm và cẩn thận. Vì lẽ đó, ngài Shantideva đã cảnh báo với chúng ta là cơn giận
có sức hủy diệt rất lớn, chỉ một phút vô ý, bất cẩn như là liệng tàn thuốc ra
khỏi xe, và tàn thuốc có thể bắt lửa thiêu rụi cả một khu rừng. Shantideva nói,
cơn giận là cái xấu ác nhất, nhẫn nại và tha thứ là phẩm hạnh cao nhất. Kể cả
nhà thơ của thế kỷ thứ 18, ông Alexander Pope được mệnh danh là nhà phê bình xã
hội độc địa nhất cũng đã nhìn nhận trong câu nói của ông, “Lầm lỗi là con
người, tha thứ được mới là siêu phàm.”
Chúng ta có thể vươn tới sự siêu
phàm nội tại bằng cách thực hành hạnh buông xả, tha thứ, đã nằm sẵn trong tim
chúng ta ; và chúng ta có chịu chọn lựa để thực tập khả năng tha thứ đang
tiềm ẩn nơi chúng ta hay không? Chúng ta đều biết rằng cuộc sống luôn luôn không
đơn giản, và rất khó khăn để mà thực hành kham nhẫn cũng như tha thứ khi đối
diện với sự bất công, hoặc hiểm nguy, có đúng thế không ? Dù như vậy,
chúng ta cũng phải cố gắng, nếu chúng ta muốn bước đi trên con đường căn bản
của bất bạo động, theo các gương của những vị đi trước như Thánh Gandhi, đức
Dalai Lama. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ làm được, nếu chúng ta có quyết tâm.
Chúng ta có thể thực tập từ
ngoài vào trong cũng như từ trong ra ngoài, để trở thành người tốt hơn và để
nuôi dưỡng tấm lòng thanh cao. Thật vậy, chúng ta cần hoạt động bên ngoài để có
được hòa bình cho thế giới, cho các đất nước từ bỏ vũ khí, và chống lại sự bất
bình đẳng, kỳ thị chủng tộc, và tội diệt chủng; bởi vì “Sự công bình là
quà tặng cao quý hơn tất cả các quà tặng khác”, theo lời của Đức Phật trong
Kinh Pháp Cú (Dhammapada). Tuy vậy, chúng ta cũng phải thực tập từ bên trong ra
đến bên ngoài, từ bỏ vũ khí nơi tâm chúng ta, hãy thư giãn, hãy dịu dàng hơn,
hãy vén màn tăm tối cho trái tim hiền dịu của chúng ta.
Tấm lòng tốt, vị Tiểu Phật,
trong lòng mỗi chúng ta, nằm bên dưới những máy móc tự vệ khó tìm thấy, dưới
những điều xã hội hóa mà chúng ta đã học qua – cái vỏ rắn chắc mà chúng ta sử
dụng như là một cái áo giáp để đối phó với những nhu cầu cấp bách của cuộc
sống. Nghĩa là nơi căn bản, hãy tìm thấy trái tim hiền dịu của chúng ta, hãy
buông bỏ sự tự vệ, thư giãn, và làm vỡ vỏ bọc cứng rắn mà chúng ta khi lớn lên
đã tự bao bọc chung quanh mình để bảo vệ lấy bản thân. Hãy từ bỏ vũ khí không
chỉ có nghĩa về mặt chiến tranh và vũ khí. Mà nó muốn nói đến sự sống còn, sự
sợ hãi và yếu điểm.
Đa số sự gây hấn bắt nguồn từ
nỗi lo sợ, sự ích kỷ khi đối diện với nguy hiểm. Khi tôi cảm thấy tức giận, tôi
thường hay nhìn lại xem tôi lo sợ điều gì. Hoặc tôi tự hỏi, “Ở nơi đâu và làm
thế nào mà tôi bị thương tích?” Ngay giây phút này giúp cho tôi đối diện
với việc đang xảy ra, hơn là đổ lỗi cho ai khác hoặc phản ứng quá khích. Sau
khi nỗi lo sợ dịu xuống, để nhận được sự hướng dẫn của ơn trên, tôi hay tự
hỏi: “Trong trường hợp này, đức Phật sẽ làm gì? Tình thương sẽ làm gì bây giờ,
nơi đây?” Việc này làm dịu đi cảm xúc mạnh mẽ của tôi; giúp cho tôi có ý
sáng tạo hơn và có phản ứng lanh lợi, tốt hơn là phản ứng trong cơn giận dữ;
cảm giác không lo sợ, nhưng dịu dàng, và thoải mái; cảm nhận thêm sự vô ưu, và
chuyển hóa việc đổ trách nhiệm sang kẻ khác, với lòng ganh ghét và cay đắng. Đây
là những manh mối cho sự giận dữ: bắt nguồn từ rất nhiều lo âu và sợ hãi, và
trong căn bản là phản ứng tranh đấu hoặc tháo chạy. Hòa bình bắt nguồn từ sự
trau dồi tâm thức của chúng ta, buông bỏ vũ khí nơi tâm, không cần phải có luật
lệ an toàn cho súng ống hoặc ngưng bắn. Thực tập Phật giáo luôn nhấn mạnh việc
nuôi dưỡng lòng tử tế và từ bi, sự tha thứ, chấp nhận và thương sót, cũng như
sự không bám víu và bớt ham muốn, đó là nhổ gốc rễ tham lam, và điều này mang
lại hiệu quả lạ thường, nó sẽ xoa dịu tâm thức rối loạn, bất mãn của chúng
ta.
Vị ân sư của tôi, Ngài Lạt-ma
Dilgo Khyentse Rinpoche, có viết một quyển sách tuyệt vời về Bồ đề tâm (bodhicitta), làm thế nào để đánh thức
tâm Phật và giác ngộ, quyển sách có tên Kho Tàng Tâm của Những Bậc Giác Ngộ (The Heart Treasure of the Enlightened Ones).
Khyentse Rinpoche là vị thầy Dzogchen của ngài Dalai Lama, và là vị Lạt-ma của
vô số những vị Lạt-ma khác, bao gồm Chogyam Trungpa Rinpoche, Sogyal Rinpoche
và Tsoknyi Rinpoche. Ngài Dalai Lama có một quyển sách gọi là “Trị Giận Dữ,
Năng lượng của Nhẫn nại và Chịu đựng từ Quan điểm Phật giáo” (Healing Anger, the Power of Patience and
Forbearance from a Buddhist Perspective). Robin Casarjian, một bác
sĩ chữa bệnh ở Boston
từng làm việc ở trường học và trong khám đường, có viết một quyển sách hay, có
tên “Tha thứ: Tiếng Nói Dũng Cảm cho Trái Tim An Lạc”. Bạn của tôi, bà Sharon
Salzberg, một trong những vị giáo thụ chuyên dạy về Thiền Sáng Suốt, là tác giả
của quyển sách “Lòng từ bi: Nghệ thuật cách mạng Hạnh Phúc”, và quyển “Trái tim
rộng lớn như Thế giới.” Có rất nhiều điều đáng cho chúng ta học hỏi.
Chúng ta không nên quá sợ hãi,
chán nản hoặc thất vọng, bởi vì tất cả chúng ta đều có sự giận dữ trong lòng,
đó là một phần của bản tánh con người. Ngài Dalai Lama nhìn nhận rằng ngài có
tức giận; tuy nhiên ngài biết mình phải làm gì đối với sự tức giận đó. Thầy
Thích Nhất Hạnh cũng tức giận, cũng như bà Aung San Suu Kyi và những vị lãnh tụ
của phong trào Phật giáo. Và những vị lãnh tụ này có rất nhiều lý do để mà tức
giận, có đúng thế không, xét về những gì mà các vị đó đã trải qua trong cuộc
sống, và những gì đã và đang xảy ra cho dân tộc và đất nước của họ, như ở Tây
Tạng, Việt Nam và Miến Điện trong những thập niên vừa qua. Tuy nhiên, sự tức
giận đó không hủy diệt được sự thanh thản và an lạc của tâm thức, bởi vì họ đã
thanh tịnh hóa bản thân và có thể dẫn dắt năng lượng nóng bỏng đó và chuyển hóa
nó một cách ích lợi hơn. Họ đã biết cách chuyển hóa, qua thực tập của Chuyển
Hóa Thái độ theo Đại Thừa (lojong).
Tác giả Phật tử Ani Thubten
Chodron đã có viết: “Khoa học cho rằng tất cả các cảm xúc là tự nhiên và tốt,
và khi các cảm xúc có khả năng hủy diệt chỉ khi nào nó được bày tỏ một cách
không chính đáng hoặc không đúng lúc hoặc không đúng người hoặc không đúng mức
độ… Phép chữa bệnh nhắm mạnh vào sự thay đổi cách bày tỏ, biểu lộ của các cảm
xúc hơn là trải nghiệm nội tại về nó. Phật giáo, nói cách khác, tin rằng những
cảm xúc có sức hủy diệt là những chướng ngại và cần phải diệt bỏ mới đạt được
hạnh phúc.”
Trong phút giây đó cơn giận xuất
hiện nơi tâm thức, liên hệ đến thân tâm, lúc đầu chỉ là một năng lượng, một cảm
giác, một tia sáng le lói của trải nghiệm; nó chưa trút vào sự bạo động và gây
hấn. Chúng ta có thể học tập để đối phó với nó, xuyên qua chính niệm, cộng với
sự nhẫn nại, tự quan sát và khám phá nội tâm. Các cảm xúc tai hại, có sức hủy
diệt hoặc tiêu cực cần được giải độc một cách khéo léo, bằng cách trau dồi
những cảm xúc tích cực, như nhẫn nại, từ bi, tử tế, v.v… Một liều thuốc giải
độc đặc biệt cho cơn giận khi nó xuất hiện nơi anh, là anh hãy nuôi dưỡng sự
nhẫn nhịn, lòng từ bi và sức kham nhẫn.
Khi cảm thấy hận thù, hãy nuôi
dưỡng lòng tha thứ và bình thản, cố gắng thấu cảm với người khác để thấy các
cảm xúc này từ đâu tới: nếu như anh có thể, hãy nhìn mọi vật qua cặp mắt của họ
trong một lúc. Nếu bị khích động gây hấn, hãy hít thở, thư giãn, làm cho tâm
thức đang lay động trở nên yên lặng, và dịu xuống, và cố gắng kềm chế, điều độ,
hãy ghi nhớ rằng những người khác cũng như anh đều mong muốn hạnh phúc và tránh
đau khổ, nguy hiểm. Hãy xem sự bạo động và cơn giận dữ, đó là cảm xúc giận dữ
nội tại được biểu lộ ra ngoài một cách quá đáng, điều thiết yếu cần phải làm là
hướng dẫn và điều kiện hóa nó lại.
Thực tập đơn giản nhất để áp
dụng trong phút giây cơn giận xuất hiện là:
1. NÓI: “Tôi biết là tôi đang
giận.” (Hoặc điền vào chỗ trống: …. Lo sợ…. buồn bã… ham muốn…)
2. Hít thở thật sâu, và trong
khi thở ra, với hơi thở ra, NÓI: “Tôi gửi lòng từ bi đến với cảm giác / năng
lượng đặc biệt.”
Trong thực tập này, hãy niệm chú
đó, hoặc thay đổi một ít câu chú đó; việc này như một phép lạ sẽ làm gián đoạn
phản ứng thiếu suy nghĩ, và ngăn ngừa được hành động xấu. Ngay lúc ấy, thực tập
này có thể cung cấp cho ta một phút giây tỉnh táo có chính niệm. Nó giúp cho ta
săn sóc bản thân tốt hơn, hơn là làm ta xấu hổ; và cắt bỏ thái độ tiêu cực khi
ta biết rằng ta không thể làm như vậy, bởi vì những phản ứng quá khích đã không
mang lại lợi ích gì cho ta trong quá khứ.
Đây là: Năm bước Chính Niệm đối
phó với Cơn giận trong Hiện tại
1. Để ý cảm giác của anh, và cảm
nhận nó đang ở phần nào của cơ thể.
2. Hãy ôm lấy nó với chính niệm,
đừng phán xét, chối bỏ hay đè nén nó.
3. Suy nghĩ về cảm nhận của anh,
và tại sao, và xem cảm giác đó là nguyên nhân từ người khác hay là từ nơi nội
tâm của anh.
4. Dẫn dắt điều khiển năng lượng
một cách có lợi ích hơn.
5. Chuyển hóa và buông thả năng
lượng vừa xuất hiện, nhìn nhận năng lượng đó là trống không, tạm thời, như một
cơn mơ.
Trong thực tập về tâm thức của
pháp Đại thừa (Lojong), chúng ta tìm thấy câu nói thảng thốt của ngài
Shantideva: “Kẻ thù/ kẻ chống đối là vị thầy tốt nhất.” Ngài Dalai Lama
cũng thường lập lại câu này để chúng ta suy nghĩ khi bị công kích hoặc bị hại
bởi kẻ khác, như vậy ta có thể trưởng thành với sức mạnh nội tại, biết nhẫn
nhịn và chịu đựng, và phát triển lòng từ bi đối với những kẻ hãm hại – kể cả
khi kẻ hãm hại ta không ai khác hơn là chính bản thân !
Chúng ta có thể đọc điều này
trong phần cuối quyển sách mới của tôi «Đánh thức Trái Tim Phật tử» (Awakening the Buddhist Heart), trong
chương mười, “Thuật giả kim Tâm Linh: Hãy ôm lấy Bài học Cuộc sống” (Spiritual Alchemy: Embracing Life’s Lessons);
và chương mười một, «Học Thương yêu Cái mà Anh Không Thích” (Learning to Love What You Don’t Like.)
Anh có thể đọc bản dịch của tôi về thực tập tâm thức theo phương pháp Cổ xưa
Tây Tạng, và bài chuyển hóa thái độ (lojong) dưới dạng phụ lục của quyển sách,
có tên, “Ba mươi bảy Thực Tập của các Vị Bố Tát” (The Thirty Seven
Practices of the Bodhisattvas), nhấn mạnh về sự không ích kỷ, lòng từ bi và tử
tế; và bồ đề tâm (bodhicitta), trái tim sáng rỡ của Phật Pháp. Thực tập kiểu
Tonglen nằm trong quyển sách đó, ở các trang 208 – 217.
Vị thiền sư Việt Nam, thi sĩ và
là người lãnh đạo phong trào Phật giáo dấn thân, thầy Thích Nhất Hạnh nói,
“Thái độ của chúng ta là chăm sóc cơn giận. Chúng ta không đè nén hoặc ghét bỏ
nó, hoặc chạy trốn nó. Chúng ta chỉ hít thở nhẹ nhàng và ru cơn giận trong tay
với sự dịu dàng tột độ” Ngài Dalai Lama thường nói, “Tôn giáo của tôi là Lòng
tử tế. Cái quan trọng nhất trong cuộc sống là tình người ấm áp… Đừng cố gắng
thay đổi tôn giáo của ai, hãy cống hiến sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người.” Tôi
cho rằng đây là tính chất tâm linh tốt nhất, vượt xa hết các loại chủ nghĩa và
ly giáo.
Trong quyển sách, “Con đường đưa
đến Thanh bình” (The Path to Tranquility),
ngài Dalai Lama viết: “Khi con người tức giận, họ mất hết cảm giác hạnh
phúc. Kể cả khi bình thường họ xinh đẹp và an lạc, lúc giận khuôn mặt họ trở
nên xám xịt và xấu xí. Cơn giận làm rối loạn sức khỏe và làm nhiễu loạn tất cả;
nó làm cho ta ăn mất ngon và làm cho ta già trước tuổi. Hạnh phúc, an lạc và
giấc ngủ sẽ tránh xa họ, và họ không còn cảm thấy biết ơn những người đã giúp
đỡ họ, và không xứng đáng để được tin tưởng hay mang ơn.”
Robert F. Kennedy ba mươi năm
trước đã có nói “Chính trị là một nghề thanh cao”, và chẳng ai cười. Từ lâu,
tôi suy nghĩ về sự lãnh đạo thiếu đạo đức trong chính trị, thương mại và học
đường, và khi đọc quyển sách “Nghệ thuật lãnh đạo có đạo đức”, một quyển sách
mới của Robert Coles, đầy ý kiến và mang lại nhiều hứng khởi. Tôi giới thiệu
với các bạn trang 190 của quyển sách, nói về phẩm chất lãnh đạo có đạo đức mà
trong mỗi chúng ta đều có thể thực hành và phát triển. Vừa rồi, tôi đã đọc vài
bài giảng của Desmond Tutu, mà tôi cho rằng ông là một thí dụ điển hình về sự
lãnh đạo có đạo đức hiện nay. Ông tham dự ở tòa án, và nói rằng trong phiên tòa
dài xử lý những tội ác có liên quan đến việc tách biệt chủng tộc ở Nam Phi, mặc
dầu những hành vi ác độc khủng khiếp đã xảy đến cho dân tộc của ông được đưa ra
ánh sáng, ông lại có một kết luận thật không tin nổi, ấy là “Con người thật là
đẹp.” Khi tôi đọc đến đây, với bản năng, tôi cảm nhận ngay ông là một vị Bồ Tát
Thiên Chúa Giáo, đã thực tập một cách rốt ráo lời dạy của Chúa Jesus, đã chuyển
hóa những cay đắng trở thành hiện thực tâm linh sáng chói, như phượng hoàng được
tái sanh từ trong tro bụi.
Những người như Hồng Y Tutu,
ngài Dalai Lama, và thầy Thích Nhất Hạnh đã học cách điều khiển và đối diện với
cơn giận, tất cả những cảm giác, cảm xúc, tình trạng tinh thần chắc chắn xuất
hiện nơi con người. Trong phạm vi nào đó ở thế gian, họ đã có thể mở lòng ra
đối diện với khía cạnh khó khăn của cuộc sống – về mặt đạo đức không đè nén cơn
giận hoặc nỗi căm phẫn, nhưng bằng cách hoàn toàn trải nghiệm nó, và biết phải
làm thế nào để chuyển hóa nó một cách có lợi ích hoặc buông bỏ, nhờ vào sức
mạnh tâm linh nội tại. Trí tuệ Phật giáo dạy chúng ta làm thế nào để tìm thấy
sự an lạc nội tại và giải thoát khỏi những cảm xúc đối lập bằng cách thực tập
thiền và chú tâm nuôi dưỡng chính niệm.
Chúng ta sử dụng sự chú tâm và
chính niệm trong sạch để trải nghiệm tính đa cảm và các ảo tưởng trong giờ phút
hiện tại. Loại thực tập chú tâm này giúp tâm trí thêm sáng suốt và cân bằng khi
nhận diện rõ ràng không chút nghi ngờ về bản chất mong manh, tạm bợ, tựa giấc
mơ của tâm thức, nhìn xuyên suốt mọi ý tưởng để thấy rằng thực chất của chúng
là rỗng không. Bằng cách này, chúng ta nhìn thấy ngọn đèn một cách rõ ràng,
không còn nhìn thấy cái chụp đèn bao quanh nữa.
Chúng ta học bằng cách trải
nghiệm chứ không phải chỉ là khái niệm, đừng đồng hóa mình với những gì xuất
hiện ở tâm thức, và nhận diện đó không chỉ là cơn giận CỦA TÔI, như vậy chúng
ta không tức giận thêm về việc đó, đừng châm dầu vào lửa. (Khi chúng ta tự nói
với mình, “Tôi là một người dễ tức giận, trời ơi; khi nào cơn giận này mới chấm
dứt!” Bằng cách chỉ cần cảm nhận cơn giận hoặc bất cứ cảm xúc mạnh mẽ nào xuất
hiện và trực tiếp trải nghiệm ngay cường độ của nó, sức nóng của nó, và sự tàn
phá của nó – có thể anh cảm nhận trong bụng sức nóng, hoặc như sự rung động,
một năng lượng, và có thể là một chút run rẩy…
Bằng cách có đủ chính niệm và
thăng bằng để trải nghiệm việc này, không nhất thiết phải có thái độ khó chịu.
Như vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể xem cơn giận ngay giây phút đó như là
một năng lượng, như bất cứ kiết sử hoặc cảm xúc nào đang xuất hiện. Nó không là
gì hết, chỉ là một năng lượng xuất hiện trong phút giây. Chúng ta không nên
phán xét hấp tấp, đè nén hoặc nhấn chìm nó; như chúng ta biết, nó sẽ mang lại
những kết quả tiêu cực, không thiện xảo, bất toàn, có ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe về thể chất cũng như tinh thần. Năng lực cảm xúc, như cơn giận, giống bong
bóng căng phồng, nếu như chúng ta ấn một chỗ xuống, thì chỗ khác lại căng phồng
lên. Sức ép đó không có lối thoát, cho đến khi chúng ta biết buông xả nó. Như
vậy, khi chúng ta đè nén hay nhận chìm cơn giận, nó sẽ làm cho chúng ta bệnh
hoạn. Có lẽ cơn giận phồng lên trong nội tạng của chúng ta, làm cho chúng ta bị
loét bao tử, đau đầu kinh niên, áp huyết cao, ung thư hoặc thận có sạn. Chính
vì vậy, quan trọng là không nên đè nén nó khi nó xuất hiện, nhưng phải đủ sáng
suốt và đủ chính niệm để xem nhẹ mọi việc đang xảy ra.
Các cảm xúc xuất hiện rất nhanh;
tâm trạng thì kéo dài. Những trạng thái tạm thời của tâm thức bị điều kiện hóa,
và như vậy, ta có khả năng thành công để điều kiện hóa nó lần nữa. Xuyên qua sự
tu tập, quá trình chuyển đổi thái độ và các tính cách tiêu cực nội tại được
chuyển hóa trở thành tích cực và như vậy đạt được sự tự chủ, và giải thoát.
Trong giây phút trải nghiệm ban đầu đó, khi cơn giận xuất hiện, nó chỉ là một
năng lượng; chưa trở thành bạo động hay gây hấn. Chúng ta không cần phải sợ hãi
nó. Cơn giận chỉ là một năng lượng, một cảm giác, trong từ ngữ Phật giáo đó là
một kiết sử của cảm xúc (nổi giận, sự bao phủ ô uế). Cơn giận là một năng lượng
có thể có lợi và có hại.
Cảm xúc của cơn giận có sự thông
minh của nó. Cơn giận giúp chúng ta thấy rõ việc sai trái đang xảy ra; thí dụ,
nó có thể giúp chúng ta nhận thấy sự bất công và sửa sai. Có thể giúp chúng ta
hành động mạnh mẽ hơn như trong trường hợp gặp phải sự vi phạm trắng trợn về
đạo đức. Bởi vì vậy, trong Mật Tông và Dzogchen – các bài pháp huyền bí về Kim
Cương Thừa (Vajrayana) không có mâu thuẫn, con đường kim cương của Phật giáo
Tây Tạng – chúng ta nói rằng bản chất nội tại của cơn giận, đó là bản chất
thật, đó là sự sáng suốt và chính niệm biết suy xét, phán đoán.
Cơn giận đến nhanh và đột ngột;
nó có thể cắt ngang xuyên suốt, bắt buộc chúng ta không được lơ là với nó. Vì
vậy cơn giận có thể được xem là ích lợi; nó không có tính cách hủy diệt. Tất cả
đều dựa vào cách anh xử sự. Nguyên tắc cơ bản tâm linh từ xa xưa đã cho rằng
không phải việc xảy ra cho chúng ta có thể định nghĩa cá tánh, sự trải nghiệm
và định mệnh của chúng ta; mà là chúng ta xử sự ra sao khi việc đó xảy đến với
chúng ta, đây là điều quan trọng nhất. Đây là bánh lái nằm trong tay chúng ta.
Kẻ đàn áp có thể bỏ tù hoặc sát hại thân tôi, nhưng không thể đụng tới tâm thức
và tâm linh của tôi.
Đức Phật có nói: “Hãy nhìn thấy
bản thân anh nơi kẻ khác, và kẻ khác nơi anh; và như vậy anh có thể hại ai, anh
có thể bóc lột ai?” Như vậy, một trong những cách tốt nhất để từ bỏ vũ khí nơi
tâm là sự liên kết, nhìn thấy mọi người nơi chính ta, và ta nơi mọi người, và
nhìn nhận sự liên kết chặt chẽ, sự tương tức của tất cả chúng ta. Chúng ta thực
tập nhìn thấy kẻ khác nơi bản thân, và bản thân ta nơi kẻ khác, tìm lấy một nền
tảng chung, và liên kết một cách có ý nghĩa xuyên qua những giao thiệp khác
nhau, trong mọi liên hệ hàng ngày. Điều này sẽ thay đổi rất lớn trong cuộc sống
của chúng ta.
Cách thực tập này có thể chuyển
đổi sinh hoạt hàng ngày của chúng ta; thấy ta nơi người, và người nơi ta, xuyên
qua những liên hệ thân thiết, gia đình và bằng hữu, đồng nghiệp và những người
quen biết, kể cả gia súc – tìm lấy nền căn bản chung cho ta và người, và để
nhận thấy chúng ta có những điểm tương đồng và đều có những mong muốn chung.
Trong vùng lân cận, chúng ta có
thể bao gồm những người chúng ta gặp trên đường: tài xế xe buýt, người phát
thư, bà giặt ủi quần áo, bất cứ người nào. Và luôn cả thú vật nữa, không những
chỉ con thú chúng ta thương yêu; còn những con thú và sinh vật khác thì sao?
Khi chúng ta nhìn nhận ánh sáng nơi ta và tất cả mọi loài, như vậy chúng ta có
thể hại ai, hay bốc lột ai đây? Như vậy, chúng ta bị thúc ép để thực tập sự bất
bạo động như việc ăn chay, ăn uống có tỉnh thức, quyền lợi cho loài thú, sinh
sống nhẹ nhàng trên trái đất, không sử dụng hết tất cả nguồn tài nguyên thiên
nhiên, không nên xả rác hay làm ô nhiễm trái đất.
Tất cả những thực tập đẹp đẽ này
sẽ tự nhiên đến, khi mà chúng ta có sự liên kết, khi có sự liên kết tâm linh,
ta sẽ thấy kẻ khác như chính mình, kể cả những người xa lạ. Kể cả những kẻ mà
ta không ưa cũng giống ta, và ta có thể thương họ với ý nghĩa rộng lớn hơn. Kể
cả khi chúng ta không đồng ý với họ, hoặc không thích cách họ xử sự. Kể cả khi
họ không thích chúng ta, và đối với chúng ta kể cả lúc họ là « CHÚNG
NÓ » … Một màu sắc khác, một giống khác, một lứa tuổi khác, một giai
cấp xã hội khác. Hoặc là một chủng tộc khác, một thế giới khác, một tôn giáo
khác. CHÚNG NÓ. Nhưng họ là ta. Trong thế giới của họ, chúng ta là “CHÚNG NÓ”,
vì vậy chúng ta nên nhìn nhận rằng ta và họ thật sự không khác. Vì thế, câu hỏi
không phải là chúng ta có tin câu “anh không nên sát hại”. Một lý tưởng cao
đẹp. Giới thứ nhất trong Phật giáo, tương tự, tránh sự giết hại. Nó không đơn
giản như hứa là không giết hại, mà là nỗ lực tránh sự sát hại, vì vấn đề đạo
đức rất phức tạp, không phải chỉ là trắng hay đen. Nhưng ít nhất, tôi nghĩ
rằng, chúng ta phải biết quý trọng
mạng sống. Chúng ta ráng sức để tránh giết hại, và chúng ta quý trọng sự sống
nơi mọi loài. Đây là căn bản đầu tiên ; đó là giới thứ nhất trong Phật
giáo.
Kể cả những người ăn thịt cũng
quý trọng sự sống. Tôi ăn thịt. Đức Phật ăn thịt. Ngài Dalai Lama ăn thịt.
Không phải chỉ con người mới có Phật tánh: Phật tánh nằm nơi mọi loài, hữu hình
và vô hình, lớn cũng như nhỏ. Các vị Lạt-ma ăn thịt, rất đơn giản, họ cầu
nguyện cho con thú. Các bài kinh cầu nguyện trong bữa ăn, bao gồm sự biết ơn
nuôi nấng của các con thú cung cấp thịt cho chúng ta, và cầu nguyện với lòng
thành cho con thú được tái sanh vào cõi cao hơn. Chúng ta cầu nguyện đem thân
thể của con vật vào trong đền thờ của chúng ta, vào cõi Phật nội tại của thân
thể chúng ta, nơi mà con thú ấy có thể liên kết với Pháp (Dharma) để tái sinh
vào cõi cao hơn trong kiếp sống tới. Đây có vẻ như là một sự bào chữa yếu kém,
nhưng ít nhất đây là cách để quý trọng mạng sống và nuôi dưỡng lòng từ bi, còn
hơn là ăn uống một cách vô ý thức và ham ăn thịt và coi mọi thứ giống nhau, không
biết phân biệt giữa da thuộc hoặc da giả, hoặc ny-lông hay là tơ lụa. Tơ lụa,
ngà, da thuộc – tất cả những thứ này bắt nguồn từ một thân thể nào đó, kể cả
khi nó không phải là con người. Nó không đơn giản như không ăn thịt, các vấn đề
về đạo đức khá phức tạp, và chúng ta cần phải để ý nhiều. Chỉ cần chúng ta có
giới hạn ở mức nào đó.
Từ bỏ vũ khí nơi tâm, nên thực
tập sự thấu cảm, nuôi dưỡng sự bất bạo động nơi bản thân – ahimsa, như ngài Gandhi kêu gọi – Điều
quan trọng luôn luôn nhớ là bạo động và chiến tranh không bắt nguồn từ súng
ống, và chiến tranh không đến từ bên ngoài. Chiến tranh bắt nguồn từ trong nội
tâm của chúng ta, từ cơn giận, tham lam trong tâm thức con người. Có điều làm
tôi lo lắng, cuộc sống của chúng ta dường như thêm căng thẳng và mệt rã rời.
Bởi vì thiếu an ninh và sự xói mòn của đời sống gia đình và cộng đồng; cuộc
sống tất bật và những gián đoạn trong ngày; với các kỹ thuật hiện đại kêu
bíp-bíp, reng reng cả buổi, và tốc độ của mọi thứ trong Thời Đại Thông Tin hiện
nay; không có sự riêng tư, khoảng cách giữa người giàu và nghèo càng lớn hơn,
và sự lan tràn về chủ nghĩa duy vật trong xã hội vật chất, doanh nghiệp hàng
đầu…
Vậy chúng ta không có gì để ngạc
nhiên khi thấy xã hội hiện nay có rất nhiều phiền muộn, có nhiều trẻ em quá năng
động, thêm việc nổi giận trong lúc lái xe có thể đưa đến giết người, chưa nói
đến con nít sử dụng súng ở nhà và mang súng đến trường. Vấn đề là hệ thống,
không phải cá nhân. Vì có quá nhiều thất vọng và tức giận, chán ghét và xa
lánh, bắt nguồn từ sự thoái hóa ở gia đình và xã hội, các liên hệ mật thiết và
giá trị truyền thống bị mất mát, không còn sự kiểm soát tốt lành từ nơi cha mẹ;
và ở mức độ rộng lớn hơn, xã hội phải chịu trách nhiệm.
Đây là những vấn đề mà chúng ta
cần xem xét. Hãy nhìn vào cơn giận nơi ta trước, và xem ta có hiểu nó hay không
và có thấy rõ chuyện gì đang xảy ra xung quanh ta hay không, và làm thế nào để
đối diện trực tiếp với vấn đề cá nhân và xã hội. Tôi nghĩ rằng việc quan trọng
là nhận thấy hiện nay có nhiều bạo động trên thế giới, và chúng ta hãy là một
phần của giải pháp tái tạo hòa bình. Tôi không còn muốn tranh đấu cho hòa bình
và đánh nhau vì hòa bình như chúng ta đã làm trong những năm sáu mươi. Tranh
đấu và đánh cuộc với chiến tranh để dành hòa bình đã là mâu thuẫn to tát ngay
từ trong từ ngữ. Chúng ta nên trở thành
hòa bình, như Thầy Thích Nhất Hạnh có nói. Hãy là những thay đổi mà chúng ta
muốn thấy trên thế giới. Những quyển sách hay nhất của thầy Nhất Hạnh
là quyển “Hòa bình”, và “Hòa bình là con đường”.
Hôm nay nổi giận thật là dễ
dàng, và có vô số việc làm ta phát điên, làm rối loạn tâm thức an bình của ta.
Tôi muốn nói, tất cả chúng ta đều biết đó không phải là lỗi của chúng ta – hoặc
giả chúng ta nghĩ như vậy, trong lúc rối loạn. “Đây là lỗi của Bill Clinton”,
hoặc “Đó là lỗi của bác sĩ thực tập!” Có lẽ là lỗi của Quốc Hội, hoặc lỗi của
nhà báo, hoặc lỗi của hãng xưởng hoặc lỗi do chất hóa học. Hoặc giả lỗi của ông
chủ hoặc lỗi của vợ hay chồng, hoặc lỗi của ai đó. Chúng ta đều nghĩ như thế
trong một vài trường hợp, nghĩ một cách rõ ràng hoặc từ trong tiềm thức. Hiện
nay có nhiều thứ rất khó nhận thấy nhưng vẫn làm cho ta dễ nổi giận. Tôi cho
rằng chúng ta cần nên cẩn thận với những việc này, vì chính niệm là thuốc chữa. Tôi nghĩ rằng
phần nhiều căng thẳng và khó chịu bắt nguồn từ sự mỏi mệt, cộng thêm cách ăn
uống, làm việc hàng ngày, bao gồm một lúc làm nhiều việc; và như vậy sự chú tâm
bị giảm đi.
Chúng ta cần sự liên kết và kiến
thức vững vàng về nền tảng giá trị chung để có thể cảm thấy thăng bằng, an
toàn, thoải mái hơn. Những phản ứng từ nghiệp tồn tại mãi mãi trong vòng tròn
nhân quả. Sức mạnh của bất bạo động rất to lớn. Ngài Gandhi đã giải phóng Ấn Độ
bằng sự bất bạo động. Bất bạo động có sức mạnh rất lớn: sức mạnh bất bạo động
đi kèm với sức mạnh chân lý. Bất bạo động giúp ta khiêu vũ với đời sống, và
không bị đời sống khắc phục. Những bài pháp Phật giáo luôn nói rằng, kẻ thù
hoặc kẻ đối lập là những vị thầy vĩ đại nhất. Nếu chúng ta có thể làm cho sự
khó khăn hoặc chướng ngại nằm trong máy xay tâm linh của ta, chúng ta có thể
nhận được lợi ích từ việc ấy. Đây là một cách để xoay viên đá chướng ngại trở
thành những bậc thang để bước tới, như dùng chanh để làm nước chanh.
Quyển Bhagavad Gita cho chúng ta biết không
nên bám víu vào các hành động của mình. Anh làm việc gì anh phải làm, và càng
ít bám víu vào kết quả việc ấy, thì anh lại càng thoải mái. Không có nghĩa là
chúng ta không lo lắng gì, nhưng chúng ta biết chúng ta không thể điều khiển
hết mọi thứ. Chúng ta làm trong khả năng tốt nhất của chúng ta, và rồi chúng ta
buông xả; có niềm vui chắc chắn trong cách tin tưởng ở vũ trụ và luật lệ tự
nhiên của nó.
Khi chúng ta nhìn kỹ lại cơn
giận, và tìm hiểu lý do để mà đối phó với nó, chúng ta thấy nguyên dải quang
phổ: cơn giận, và tất cả những gì có thể làm cho nó thoái hóa. Có sự khác biệt
giữa cơn giận, ganh ghét, gây hấn, bạo động và cơn thịnh nộ. Hãy nhìn vào dải
quang phổ thứ nhất, cơn giận. Cách đối phó với cơn giận, ngay từ đầu, hãy để
thời gian xem xét nó. Khi chúng ta cảm giác cơn giận xuất hiện nơi ta, hoặc
chúng ta đang đối diện với cơn giận của kẻ khác, chúng ta hãy để thời gian xem
xét nó. Hơn là phản ứng thái quá hoặc bị mất thăng bằng hoặc chỉ là bị cuốn hút
trong giây phút đó, chúng ta “đếm từ 1 tới 10”, như bà tôi thường dạy tôi, hãy
cho ta thời gian trước khi đánh trả, và hãy để cho sự thấu cảm, hoặc sự hiểu
biết về nghiệp quả, hoặc thực tập tonglen
của ta len lỏi vào. “Khi con người nổi giận”, ngài Dalai Lama nói, “họ mất hết
sự thanh thản và hạnh phúc. Kể cả lúc bình thường họ xinh đẹp và an lạc”. Ngài
Dalai Lama thật là thực tế, ngài biết chúng ta lo lắng về việc gì “khuôn mặt tự
dưng xấu xí và xám xịt”. Và, tôi xin nói thêm, họ dễ có nếp nhăn. Vì vậy, anh
không nên nổi giận, không nên! Một trong những vị thầy của tôi nói, khi anh nổi
giận, khuôn mặt quắt lại chẳng khác chi con tôm cháy!
Các bài giảng về lòng từ trong
Phật giáo nói rằng khi ta thực tập từ tâm, chúng ta sẽ ít nóng giận, khuôn mặt
ta sáng láng, ta sẽ vui vẻ hơn, và ít nếp nhăn, v.v… Đức Phật đã có nói cách
đây 2.500 năm: Lòng từ có thể bảo vệ chúng ta tránh được hướng hủy diệt của cơn
giận, thật vậy lòng từ là cách bảo vệ vĩ đại nhất. Xem tiếp dải quang phổ kế
tiếp, đấy là sự thù hận. Thù hận có thể kéo dài và phát triển, lúc này cơn giận
trở thành mối hận thù hoặc là mối huyết thù – một cảm giác thông thường khi ta
không thích một đối tượng nào đó. Cơn giận xuất hiện và ngự trị ở đó, sanh sản
thành mối hận thù. Thuốc chữa là sự tha thứ, bao dung, buông xả và thanh thản.
Chúng ta không cảm thấy chúng ta thừa hưởng những phẩm chất này một cách tự
nhiên, và chúng ta không có cảm giác gì về những phẩm chất này, nhưng chúng ta
có khả năng nuôi dưỡng các cảm xúc tích cực này như là thuốc giải cho những
chất độc; ta có thể thực tập sự tha thứ, bao dung, thanh thản và buông xả.
Trong dải quang phổ thứ ba, các
cảm giác nội tại giận dữ và thù hận có cơ ngơi thoái hóa xa hơn, dễ trở thành
gây hấn. Ở đây chúng ta chưa nói đến việc bạo động! Cơn giận không giống như
gây hấn và bạo động. Chúng ta từ bỏ những gì có thể đưa đến sự bạo động và gây
hấn, không nhất thiết từ bỏ cơn giận. Cơn giận chỉ là một cảm giác. Bạo động là
một hành động, là một vấn đề, có tính hủy diệt. Thuốc giải cho sự gây hấn là
tâm thức an tịnh, yên bình, chúng ta sẽ cảm thấy bao gồm cả kẻ khác trong ta,
hơn là thấy họ ở ngoài ta, một kẻ thù mà chúng ta phải đánh trả để sống còn.
Chúng ta cần tập trung, cần yên tịnh, cần nền tảng, cần hạn chế, để không phản
ứng quá nhanh, không đánh trả một cách bạo động.
Như vậy, từ cơn giận trở thành
hận thù và độc ác. Từ đó hình thành sự gây hấn. Và từ đây, gây hấn trút vào dải
quang phổ thứ tư, sự bạo động. Đối với bạo động, thuốc chữa là sự chuyển hướng
và tu bổ lại, chúng ta phải xây dựng lại bản thân, chúng ta phải trở nên thương
yêu, dịu dàng, tử tế, rộng lượng, hơn là tranh đấu, đối lập, ích kỷ và ác độc.
Dải phổ quang thứ năm, là cơn
thịnh nộ. Thuốc chữa là gì? Tôi không biết. Có lẽ thuốc giải là sự giác ngộ.
Đối với cơn thịnh nộ có thể đây là thuốc giải và có lẽ thích hợp với bản thân
ta; như vậy cơn giận không dồn lại để biến thành chất nổ, vì khi chúng ta nổi
giận thì không còn tự chủ được nữa.
Đó là năm dải quang phổ của kiết
sử (klesha). Và nơi để bắt đầu hiểu rõ là dải quang phổ thứ nhất, dải băng đơn
giản chỉ có cơn giận. Trong thực tập Phật giáo, có năm bước chúng ta phải đi
qua để đối diện với kiết sử. Năm bước giống nhau được sử dụng cho tất cả các
kiết sử, nhưng bây giờ, chúng ta chỉ nói đến cơn giận, cơn giận đơn giản, trước
khi nó phát triển.
Bước thứ nhất là thật sự nhận
biết cơn giận hơn là đè nén nó, hoặc lơ là nó. Chỉ cần có ý chí dám nói rằng
cơn giận đang có mặt. Vì thế, điều đầu tiên, nhận biết sự có mặt của cơn giận
và chấp nhận nó hơn là chối bỏ nó. Điều này cần chính niệm và chú tâm vào giây
phút hiện tại. Tôi không nói đến lý thuyết hoặc lý tưởng, tôi nói đến việc áp dụng
thực tập. Tôi nói đến giây phút hiện tại, hãy có mặt ngay giây phút ấy.
Bước thứ hai là trải nghiệm và
cảm nhận lấy cơn giận. Cảm nhận nó là gì, ở nơi nào trong thân thể. Có thể
chúng ta cảm giác như một sức nóng, có thể trái tim của chúng ta đập mạnh hoặc
mạch nhảy nhanh như đang thi đua, có lẽ chúng ta đang run lên. Chuyện gì đã xảy
ra cho ta, ta muốn biết rõ; đây là thực chất của sự tự quan sát, tự biết. Thực
tập liên tục để có chính niệm - nhận biết nó như thế nào - cho ta một khoảng
trống để trải nghiệm cơn giận chỉ là một năng lượng, và năng lượng này chưa đến
nổi nào, cho nên nó chưa có tính chất gây hấn, bạo động hay có sức hủy diệt.
Đối với cơn giận, khi vừa xuất hiện, chỉ là một trải nghiệm, một năng lượng
ngắn ngủi. Cái tôi của chúng ta chưa kịp nắm bắt lấy nó để phản ứng. Không có
sự gây hấn hay bạo động nào xảy ra bên trong thân cũng như ngoài thân. Chúng ta
chưa làm gì hết.
Bước thứ ba là ôm lấy cơn giận,
ru cơn giận như ru dỗ đứa con nít đang nổi giận. Chúng ta không liệng đứa nhỏ
đang giận dữ ra khỏi nhà. Chúng ta không
thích cơn giận, nhưng chúng ta vẫn thương đứa nhỏ; hãy có cái nhìn
bao quát rộng lớn hơn, một trái tim rộng mở để ôm lấy đứa nhỏ đang nổi giận.
Như thế, chúng ta ru dỗ cơn giận, như thầy Thích Nhất Hạnh từng nói, như ru dỗ
một đứa con nít. Có nghĩa là, không liệng cơn giận ra ngoài, không ruồng rẫy
nó, không kêu nó “hư”, vì chúng ta không nói với con chúng ta là “nó hư”.
Đứa nhỏ không phải hư. Nó có thể có những cử chỉ không đẹp, phản ứng tệ, nhưng
nó không phải là đứa trẻ hư. Ngài Gandhi đã nói chúng ta không phê phán một
người, chúng ta phê phán hành động của họ: đây là sự khác biệt rất lớn. Như vậy
chúng ta có thể học cách yêu thương kể cả khi chúng ta không thích, kể cả khi
đối xử với những người chúng ta không ưa.
Sự khác biệt giữa “thương
yêu” và “ưa thích” nơi tâm & thức, chỉ đơn thuần là do tánh tình cá
nhân, và do một tình huống và điều kiện hóa đặc biệt nào đó có tính chất tâm
lý.
Bước thứ tư là quan sát cơn
giận, khảo nghiệm nó và nhận thấy cơn giận hoạt động ra sao; cơn giận làm gì
chúng ta, và nó từ đâu đến. Chúng ta cần điều tra ngay nơi nội tâm và bên ngoài
thì khảo sát nó, và cố gắng định nghĩa xem cơn giận của ta bộc phát từ lý do thật sự nào. Chúng ta quan sát cơn giận
với đối tượng làm chúng ta bực bội, quan sát những gì chúng ta thích và không
thích, những bám víu hay ganh ghét nào đã làm cơn giận bộc phát: “Tôi muốn, tôi
không muốn”. Đơn giản chỉ quan sát nó, làm quen với nó, giữ chính niệm với nó,
hãy chú tâm vào nó, sự chú tâm rất ích lợi. Hãy chú ý và xem cơn giận đã đem
lại cho ta những món quà nào. Đứa trẻ có lẽ có lý do gì đó nên đã nổi chứng. Có
thể có gì đó làm nó khó chịu mà ta chưa hay biết, và ta lại không muốn nó khóc.
Có thể nó đang mọc răng, hoặc xương bị gãy, chỉ có trời biết! Vì có lý do nên nó
mới khóc đó thôi. Đứa trẻ sẽ khóc cho tới khi chúng ta đưa nó đi rọi kiếng. Có
nhiều nguyên do mà ta cần phải quan sát, học hỏi, và tìm xem nó nhắn gửi cho ta
thông điệp nào đây. Và như vậy, cơn giận bộc phát cũng có lý do.
Trong Kim Cương Thừa, Mật tông, chúng
ta nói tất cả cảm xúc đều là thuốc độc, cảm xúc có sự thông minh và lý lẽ của
riêng nó. Bản chất của nó là sáng suốt. Cơn giận về một mặt nào đó, có sự sáng
suốt của nó, đó là sự hiểu biết phân biệt, nhận thấy được cái gì sai trái. Sự
tức giận rất sắc bén và nhanh nhẩu để bình phẩm, hay chỉ trích, nhưng cơn giận
cũng giúp cho ta thấy rõ việc nào cần được chỉnh sửa lại.
Có thể nó đưa dẫn ta có phản ứng
hay hành động có tính cách xây dựng, hơn là ngồi lì, thụ động. Như vậy đây là
sự căm phẫn chính đáng. Cơn giận chính đáng: không phải là tự cho mình đúng,
nhưng mà là sự tức giận để có hành động chính đáng sửa chữa sự sai lầm, hoặc
bất công, và những gì có hại cho con người. Chúng ta có thể đọc được điều này ở
tác phẩm rất hay của ông Daniel Goleman, Emotional
Intelligence (Sự Thông Minh
của Cảm Xúc). Cảm xúc giống như những nhân viên thông minh mang đến
cho chúng ta tin tức, tài liệu từ hiện trường.
Lo sợ đưa đến sự tức giận; nơi
nào mà anh cảm thấy lo sợ, nói theo khoa tâm lý học, thì ta hãy tìm hiểu cặn kẽ
nơi tâm thần, tìm xem kho tàng nào đã bị chôn vùi nơi đó. Chúng ta hãy xem xét
điều gì làm chúng ta sợ hãi. Nếu tôi nổi giận, tôi đang đau chỗ nào? Hoặc tôi
đang lo sợ điều gì? Điều này sẽ mang lại sự rõ ràng, thăng bằng và ý nghĩa, và
làm dịu bớt sự rối loạn, bạo động nội tại.
Trong thực tập, thứ nhất chúng
ta phải coi chừng cơn giận khi nó xuất hiện, và không đè nén nó; thứ nhì, hãy
kinh nghiệm nó, thật sự trải nghiệm nó xem cơn giận cảm giác ra sao, thứ ba, ru
dỗ cơn giận, ôm lấy nó, chấp nhận nó và yêu thương nó, y như cách ta chấp nhận,
ôm ấp, yêu thương và kiên nhẫn đối với đứa nhỏ khi nó nổi giận. Và thứ tư, học
hỏi từ cơn giận. Hiểu rõ nó, làm cho nó trở thành một phần của ta, không từ bỏ
phần này trong chúng ta. Nhận diện cơn đau là gì, hoặc nỗi sợ, như đối với đứa
trẻ. Đây là thời gian để nhìn rõ, có phải hành động của người kia làm cho ta
thật sự tức giận? Có lý do khác nữa hay không? Như không có cơn giận hoặc nỗi
sợ hoặc sự ích kỷ và lòng tự hào nơi anh, anh còn tức giận hay không? Nếu như bất
cứ ai cũng làm y vậy với một người khác, anh có giận hay không ? Nếu họ
chỉ trích hoặc chọc ghẹo một người nào mà anh không biết, thử hỏi anh có giận
không?
Như vậy, hãy nhìn xem vai trò
của anh là ở phần nào. Cũng bởi vì thế, lần nữa, đức Phật đã nói các vị hiền
triết đã thanh tịnh hóa hoặc vị A-la-hán đã bứng bỏ góc rễ của hạt giống giận
hờn, si mê, và lo sợ. Như tia lửa bị thải vào hồ nước lạnh, các tia lửa sẽ bị
dập tắt thay vì rớt vào hồ dầu. Đức Phật có nói: “Nếu không còn hạt giống giận
hờn trong tim, thì sẽ không ai có thể làm chúng ta giận hờn.”
Sự chú tâm mà chúng ta đạt được
trong những bước này cho ta nhiều thời gian và không gian để quyết định ta nên
hành động có ý thức từ những nguyên tắc cao hơn, hoặc chỉ là phản ứng theo bộ
óc loài bò sát hoặc bản năng đánh trả hay chạy trốn. Đây là tất cả sự trưởng
thành về mặt tâm linh, sự đối đầu một cách khéo léo với sự chiến đấu và phản
ứng của ta. Chính vì vậy, chúng ta phải thực tập chuyển hóa thái độ, luyện tập
tâm thức. Chính vì vậy chúng ta tuyên thệ khi thực tập các giới luật, như vậy
chúng ta bắt đầu học làm thế nào để kiềm chế bản thân. Cho đến khi nội tâm của
chúng ta được sửa đổi lại, cho đến khi chúng ta thay đổi quy định ; lời
tuyên thệ và giới luật có thể giúp chúng ta khỏi sa vào gây hấn và bạo động.
Lời tuyên thệ của chúng ta như là rào cản để ta bám vào, để ta không bị gió
thổi bay đi. Vì thế chúng ta không uống rượu say và lái xe, chúng ta không nói
láo, ăn cắp, gian lận, hay sát hại. Giới luật và tuyên thệ là mức độ bảo vệ bên
ngoài. Bảo vệ chúng ta và những người khác trong lúc chúng ta đang sửa đổi nội
tâm, như vậy chúng ta sẽ trở nên đạo đức
một cách tự nhiên, và sẽ tự do không cần bị lệ thuộc vào những điều
cấm kỵ bên ngoài.
Bước thứ năm, chúng ta xả bỏ
năng lượng giận hờn, hoặc ta chuyển hóa năng lượng đó làm cho nó trở nên có lợi
ích hơn là nguy hại. Chúng ta có hai chọn lựa ở đây. Có một cách để xả bỏ tự
nhiên theo kiểu Dzogchen, giải thoát năng lượng cảm xúc bị đè nén. Cảm giác đó
tương tự như bọt xà phòng bể; chúng ta chỉ kéo dài sự chú tâm và thư giãn, rồi
xả bỏ năng lượng đó - mặc dù là nói thì dễ hơn làm. Còn hơn là đổ dồn lên người
khác, phản ứng với những lời trách mắng, đả kích, chúng ta có thể làm vỡ tan
bọt xà phòng. Có lẽ chúng ta nên học làm thế nào để năng lượng tan trong Mười
Hai Nụ Cười Kim cương (Twelve Vajra Laughs). Hoặc chúng ta la PHÁT! vào trong
khoảng không, hơn là la một người nào đó. Buông xả năng lượng cảm xúc tức thời
khi nó vừa xuất hiện là phương cách thực tập của Dzogchen; để thực tập điều
này, một người cần phải biết rõ để trải nghiệm việc đó như nó là, và thấy xuyên
suốt qua đó, nó chỉ là phù du, nhận thấy nó là huyễn mộng, là trống không và
không thường hằng. Tuy nhiên, đây là cách thực tập ở trình độ khá cao, và rất
khó thực hành.
Lựa chọn thứ hai là chuyển đổi
và điều kiện hóa lại. Đó là nhận rõ nghiệp xấu sẽ quay trả lại cho người hại
anh. Nhận rõ nghiệp tiêu cực là do những hành động gây hại mang lại, anh cảm
nhận như anh đang nhìn thấy một đứa nhỏ đang làm những việc điên rồ, chỉ tự gây
hại cho chính bản thân mà thôi. Đức Phật nói, ganh ghét không bao giờ bị khắc
phục bởi ganh ghét; chỉ có tình thương và lòng nhẫn nại mới có thể khắc phục
được sự ganh ghét. Như vậy, tôi nghĩ rằng đó là huấn thị cho chúng ta, cố gắng
học làm sao để chịu đựng và đối xử dịu dàng để trả lại sự thô bạo, với lòng cảm
thông, từ bi, khi mà người nào đó gây hại cho anh, hãy nhận biết rõ ai là người
chịu thiệt ở đây. Những người đang hại anh sẽ tự hại bản thân, đây là nghiệp
xấu ác của họ.
Quyển Đạo Đức Kinh, trong lời của Stephen
Mitchell: “Nhẫn nại với bằng hữu và kẻ thù, anh bằng lòng với mọi việc. Hãy từ
bi với bản thân, anh giảng hòa với tất cả chúng sanh trong thế giới.”
Trong Mật tông, xuyên qua thực
tập về các nữ thần, chúng ta học làm thế nào để chuyển hóa cơn giận trở thành
những ngọn lửa sáng suốt, ngọn lửa ngộ đạo. Đây là những ngọn lửa phẫn nộ bao
quanh vầng hào quang những vị bảo vệ, như chúng ta thấy được qua hình ảnh minh
họa trong nghệ thuật Tây tạng. Giống như vị nữ thần phẫn nộ trong tranh vẽ trên
bàn thờ, chúng ta có thể biểu thị những ngọn lửa phẫn nộ - nhưng sẽ không giống
như cơn giận hướng về người khác hoặc hướng ngược về chúng ta. Nếu như anh cảm
thấy tức giận, và có thói quen tự trách, anh hãy sử dụng thực tập về nữ thần
phẫn nộ để gạt bỏ cuộc chuyện trò tai hại cho bản thân. Nếu anh thực tập về các
nữ thần phẫn nộ, cuộc nói chuyện một mình sẽ trở nên âm thanh của ngọn lửa đang
nổ lách tách xung quanh vầng hào quang của anh… Như vậy, anh hãy tự nhiên để
bắt đầu với cơn giận và làm nổ nó như anh muốn! Dần dà anh sẽ cảm thấy
chán nản với nó; đó là cách sáng tạo để xả bỏ năng lượng giận. Thực tập chuyển
hóa của Mật tông là một chủ đề hoàn toàn tự tác, tự chuyển. Nhưng đặc biệt đối
diện với cơn giận và nỗi sợ hãi, anh có thể học để tiến đến những bóng ma này một
cách trực tiếp và nuôi nấng những quỷ ma nội tại, hơn là sợ hãi nó; thay vì đấu
với quỷ ma của chính mình, anh hãy dâng bản thân cho nó. Nếu nỗi lo sợ xuất
hiện, anh hãy dâng bản thân cho ma quỷ, hơn là đuổi ma quỷ đi. Nó hoàn toàn đối
ngược với bản tính của con người luôn nghiêng về sự bám víu bản ngã, để tự bảo
vệ.
Trong Tây tạng, có một thực tập
gọi là “chod”, hoặc Cắt Bỏ. Nó cắt xuyên qua bản ngã luôn luôn ham muốn hay
không muốn, hoặc không thích. Thực tập Chod giúp chúng ta trở nên can đảm để
đối diện với ma quỷ của chính mình và nhận thấy nó không thật, nó thật sự trống
rỗng.
Trong Mật tông, thực tập về nữ
thần được xem là trình độ thực tập cao nhất. Có một trình độ thực tập thấp hơn
cũng được xem rất hữu dụng và ta có thể sử dụng nếu như điều đó không xảy đến
cho chúng ta, nếu chúng ta không trở nên các nữ thần ngay lúc này. Trong thực
tập, một khi chúng ta nhận biết và thành thật cảm nhận cơn giận, ru dỗ nó, và
tìm hiểu xem nó nói gì với ta, chúng ta dâng cơn giận và bất cứ ai hoặc bất cứ
gì làm chúng ta giận dỗi đến với đức Phật. Đây là một thực tập đơn giản nhưng
sâu sắc và rất mạnh mẽ. Bằng cách đầu hàng với bất cứ gì mà chúng ta nhiễm
phải, chúng ta nhận sự giúp đỡ và gánh nặng được nhẹ đi, và đạt đến sự an lành
và thanh thản.
Trong lời dạy bí truyền Mật
tông, đó gọi là kiết sử (kleshas), những cảm xúc ưu phiền, có năng lực thiêng
liêng của nó: nó có sự thông minh, sáng suốt và lý luận đặc biệt của nó.
Chogyam Trungpa Rinpoche đã dạy rằng có năm kiết sử - tham lam, hận thù, si mê,
kiêu ngạo và ganh tỵ, trong hệ thống Tây Tạng - là bản chất của năm trí tuệ.
Thí dụ, phần trí tuệ của cơn giận phân biệt với chính niệm. Làm thế nào được
như vậy? Cơn giận rất nhạy bén và chỉ trích nhanh, nhưng cơn giận cũng giúp ta
nhận thấy việc gì sai quấy. Cảm giác và cảm xúc của chúng ta thật sự mang đến
tin tức từ hiện trường trải nghiệm của chúng ta; chúng ta không thể bỏ qua, lơ
là hoặc đè nén nó. Trong hình minh họa Mật tông Tây tạng, không phải tất cả các
vị Phật và các vị thần thiền định (các vị thần chánh) đều hòa bình; vài vị có
lửa bao bọc xung quanh hoặc mang mặt nạ dữ dằn, biểu tượng bóng tối về mặt tâm
thức của chúng ta ; tuy vậy, chúng ta luôn nhận thấy ánh sáng thanh tịnh
xuyên suốt những hình ảnh này, và ghi nhớ rằng bóng tối không gì khác hơn là
ánh sáng. Chúng ta biết rằng các vị Phật phẫn nộ và các vị Thần phò trợ cho
Pháp lúc nào cũng có tấm lòng vị tha của bậc giác ngộ, và luôn có sự an lạc
trong tâm.
Có thể khái niệm này có liên hệ
đến ý nghĩ hiện đại của chúng ta về cơn giận chính đáng có thể giúp ta có hành
động đúng đắn để cải thiện những bất công trong thế giới. Tôi cho rằng ban giám
khảo còn chưa chấm điểm được điều này; nhưng ngài Dalai Lam vừa rồi có trả lời
một câu hỏi: “Có cơn giận nào dưới dạng tích cực hay không?” Đó là nói rằng cơn
giận chính đáng cũng là một ô nhiễm cần được diệt bỏ nếu ta muốn đạt đến niết
bàn. Ngài Dalai Lama nói rằng cho dù cơn giận có thể mang lại những kết quả
tích cực, như sự phẫn nộ đạo đức hay vì sự sống còn, và như vậy có thể có chút
nào hữu dụng trong vài trường hợp; ngài không chấp nhận cơn giận dưới bất cứ
hình thức nào, như là một cảm xúc nội tại đoan chính hay hành động gây hấn bên
ngoài dù có tích cực hay có lợi ích. Đây là một câu căn bản, nhưng ngài Dalai
Lama là người đề xuất việc bất bạo động, bao gồm từ bỏ vũ khí hạt nhân và bãi
bỏ án tử hình.
Chúng ta là những nhà hoạt động
tâm linh đang cố gắng để trở thành những Phật tử Dấn Thân hơn là Phật tử nổi
giận. Nói theo nghiệp quả, chúng ta hiểu rằng gieo giống nào thì gặt giống đó,
và cho đi thì sẽ nhận lại. Như vậy, chúng ta cố gắng trau dồi lòng từ bi, sự
thấu cảm, và một trái tim an lạc, và hãy hành động trong trạng thái đó. Những
phương cách khéo léo chỉ được thúc đẩy bởi lòng từ bi, chỉ có lòng từ bi mới là
mục đích thật sự của người Phật tử, để có được những hành động mạnh mẽ.
Trong bài Kinh Thương Yêu (Metta Sutra), đức Phật đã nói rằng lòng
từ là sự bảo vệ to tát nhất. Trong một cuộc hội thảo riêng vài năm trước đây,
đức Dalai Lama đã khuyên tổng thống Clinton như sau: “Ông là một người có nhiều
quyền lực trên thế giới. Mỗi quyết định của ông nên được thúc đẩy bởi lòng từ
bi”. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể học theo cách thiêng liêng này để sống, với
trái tim mở rộng như thế giới bao la này.
Lama Surya Das
Mỹ Thanh
(Dịch
Theo http://www.dzogchen.org/ teachings/ talks/ ndt01.htm, Being Peace by Disarming the Heart: Learning To
Deal with Anger and Practice Nonviolence).