01/10/2015 22:49 (GMT+7)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta
phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý,
trái lòng như bị nói nặng, bị mắng chửi, bị thách thức, bị nhục mạ,
mình vẫn bình tĩnh, thản nhiên, xem tất cả như chất liệu của yêu thương,
hiểu biết mà đón nhận với lòng không phản kháng. Kham nhẫn còn là sức
chịu đựng trong mọi hoàn cảnh, như nóng lạnh, đói khát, tham muốn quá
đáng hay bị mất mát, đau thương… |
01/10/2015 22:24 (GMT+7)
Lẽ thường thì
ai cũng nghĩ mình hay, thông minh, tài trí nhất. Hiếm khi mình tự thừa nhận là
thiếu thông minh, kém trí tuệ, thậm chí khi sự thật đã rành rành cũng tìm cách
đỗ lỗi cho người khác hoặc do các điều kiện khách quan bên ngoài. Đại để như
bao biện rằng việc đường phố ngập lụt thường xuyên hiện nay trên cả nước là do
trời mưa quá to, dân xả rác quá nhiều… chứ không phải do thiết kế và thi công
kém, chẳng hạn! |
23/09/2015 11:14 (GMT+7)
Trả lời câu hỏi của Tu Bồ Đề, Phật nói: Dễ
lắm, muốn hàng phục tâm ư, muốn an trụ tâm ư? Chỉ cần “diệt độ tất cả
chúng sanh”, loại nào cũng “diệt độ”, cho vào Vô dư Niết bàn sạch trơn,
mà thật ra... chẳng có chúng sanh nào được diệt độ cả! |
23/09/2015 10:58 (GMT+7)
Lý nhân quả nghiệp báo giúp cho con người có tinh thần trách
nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
Nếu ta lỡ tạo nhân xấu rồi thì sẵn sàng can đảm chấp nhận quả xấu một
cách gan dạ, không sợ sệt, không đổ thừa hay lẩn trốn. Vì không tin sâu
lý nhân quả nghiệp báo nên ta mới có thái độ tránh né, chối cãi, phủ
nhận sự thật rồi làm xằng bậy. Cuối cùng, ta đi vào con đường xấu ác một
cách dễ dàng. |
21/09/2015 20:56 (GMT+7)
Rõ ràng, già bệnh chết là thuộc tính của thân này, không ai tránh khỏi. Khi trẻ, ta có thú vui của tuổi trẻ. Về già, ta có niềm vui của già. Thấy rõ sự thật già bệnh chết nơi thân này để đón nhận nó, dù có khổ đau bức bách. Già chết sẽ khép lại một chu trình sống để mở ra chu trình mới tốt đẹp hơn. Như chiếc áo đã cũ thì cần thay mới, như chiếc xe đã mục nát thì vất bỏ, như cây rụng lá mùa đông để đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân. |
18/09/2015 21:09 (GMT+7)
Người tu Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù tu theo bất cứ pháp môn nào thì tâm tịnh và trí sáng là mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong đời sống tu hành. Tuy nhiên trong thực tiễn, dù đã hết sức cố gắng nhưng tâm mình thì lúc tịnh lúc không, trí mình thì khi sáng khi tối. |
16/09/2015 14:55 (GMT+7)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ, v.v… Trong những cái sợ này có cả sợ ma. Không phải chỉ có con nít mới sợ ma mà nhiều người lớn cũng sợ ma. |
15/09/2015 09:50 (GMT+7)
Khuôn mặt xinh đẹp cũng là một loại phúc báo. Dù là phúc báo gì đều có căn nguyên của nó, giống như tài phú đến từ bố thí, tôn quý đến từ khiêm cung, khuôn mặt xinh đẹp đến từ dịu dàng lương thiện. Đến trung niên, tướng mạo đã đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người. |
11/09/2015 23:28 (GMT+7)
Ở
đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con
người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm
đến người khác. Những vật không đáng giá của người này chính là những
vật mong uớc của người kia. |
11/09/2015 23:13 (GMT+7)
Trước khi đề cập đến vấn đề “tùy duyên bất biến, bất
biến tùy duyên”, người viết muốn đề cập đến một hình ảnh thật sống động
qua loài thú bốn chân để gây sự bất ngờ thú vị đến với độc giả. Đó là
loài hổ và loài mèo. |
03/09/2015 11:59 (GMT+7)
Tổ-sư-thiền là pháp Thiền-trực-tiếp do phật Thích-ca đích thân truyền cho Sơ-tổ Ma-ha-ca-diếp, rồi truyền cho Nhị-tổ A-nan, Tam-tổ Thương-na-hòa-tu, từ Tổ từ Tổ truyền xuống, đến Tổ thứ 28 là Bồ-đề-đạt-ma truyền sang Trung-quốc làm Sơ-tổ Trung-quốc rồi truyền cho người Trung-quốc là Nhị-tổ Huệ Khả, Tam-tổ Tăng Xán, Tứ-tổ Đạo Tín, Ngũ-tổ Hoằng Nhẫn, Lục-tổ Huệ Năng v.v... Đến Thầy Thích Duy Lực là đời thứ 89 (kể từ Tổ Ca-diếp). Tham Tổ-sư Thiền tức là: Tham thoại đầu và Khán thoại đầu Nay nói sơ về cách thực hành: Thoại là lời nói, đầu là đầu tiên lời nói. Nghĩa là khi chưa khởi ý niệm muốn nói gọi là "thoại-đầu". Tham là hỏi câu thoại để kích thích sự không hiểu không-biết. Khán là nhìn chỗ không-biết (thoại-đầu), muốn xem chỗ không-biết đó là gì ? Chỗ không-biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn. Nên nhìn mãi không thấy gì vẫn còn không-biết, chính cái muốn biết (hiểu) mà biết không được đó Thiền-tông gọi là nghi-tình. Hành-giả tham thiền cứ hỏi (tham) và nhìn (khán) đồng thời đi song song để phát khởi nghi-tình. Nghi-tình này sẽ đưa hành-giả đến thoại-đầu. Thoại-đầu tức là vô-thuỷ vô-minh, cũng gọi là "đầu sào trăm thước", cũng là nguồn gốc của ý-thức. Từ đây tiến lên một bước ngay đó liền lìa ý-thức bỗng dứt hết nghi. Cái sát-na lìa ý-thức đó gọi là Kiến-tánh thành Phật, tức là Trí-bát-nhã được hiện hành khắp không-gian và thời-gian, sự hiểu biết chẳng còn gì thiếu sót. Giáo-môn gọi là Chánh-biến-tri. Tổ Sư Thiền này là do đường lối chánh thức của Tổ Sư truyền xuống, gọi là Tham thiền. Tham thiền không phải là ngồi thiền, ngồi thiền cũng không phải là Tham thiền. Nhiều người lầm tưởng rằng ngồi thiền tức tham thiền kỳ thực Tham thiền không cần ngồi cũng được. Như Tổ dạy: Phải khi lao động mà tập Tham được mới tốt, nếu chỉ thích ngồi yên một chỗ vắng lặng mà tập Tham thì khó hy vọng kiến tánh. |
25/08/2015 00:03 (GMT+7)
Tập san Hướng nhìn Phật giáo (Regard Bouddhique)
của Pháp số 9 (tháng ba và tháng tư năm 2015) với chuyên đề "Phật giáo
và việc chữa trị bệnh tật" có một bài của Tseudru Dorjé phỏng vấn nhà sư
Tây Tạng Kyabjé Thuksey Rinpoché về thái độ của người Phật giáo đối với
các vấn đề bệnh tật và ốm đau. |
22/08/2015 15:25 (GMT+7)
Trong cuộc đời mỗi người, không phải lúc nào chúng ta cũng được thuận buồm xuôi gió. Có vô số chuyện không theo ý muốn luôn đi bên bạn và tôi. Đó là những điều mà người ta gọi là buồn và hận, bi và khổ, phiền não và thất vọng, long đong lận đận và bất công tủi nhục, khiến chúng ta không cách nào trốn thoát khỏi nó. |
22/08/2015 14:59 (GMT+7)
Nguyên nhân khiến người ta không buông bỏ là vì không giành được thứ tốt hơn. Dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, con sẽ buông bỏ được con dao mổ; dùng bố thí thay cho giành giật, con sẽ buông bỏ được lòng tham; dùng tín ngưỡng thay cho hư vô, con sẽ buông bỏ được nỗi trống rỗng; dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, con sẽ buông bỏ được cố chấp; dùng chính niệm thay cho tạp niệm, con sẽ buông bỏ được ngông cuồng; dùng nhẫn nại thay cho báo thù, con sẽ buông bỏ được giận dữ; dùng yêu thương thay cho tham lam, con sẽ buông bỏ được đau tim. Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu lẽ hoán đổi. |
19/08/2015 07:34 (GMT+7)
Khai quang có ý nghĩ gì? Có hay không có việc khai quang? Ai đủ tư cách để khai quang? Đây là vấn đề mà trong khi giảng kinh, chúng ta vẫn thường đề cập. Hiện tại, việc khai quang gần như đã trở thành xu hướng mê tín. |
12/08/2015 22:53 (GMT+7)
Kinh Phật dạy tất cả thọ đều vô ngã,
vì nó không thực thể cố định, không phải là ta, là của ta, chủ yếu là do
sự tác động của đối tượng mà có cảm thọ dễ chịu hay khó chịu. Có những
trường hợp không khó chịu cũng không khoái lạc, ta gọi là thọ xả. |
01/08/2015 12:04 (GMT+7)
Mở lò đãi luyện vàng chính là lúc nầyMuôn Thánh ngàn Hiền đều biết cả.Những kẻ cứng đầu, cứng cổ đều phải bỏ vào lò luyệnKhông phân biệt hư không hay ngói bể đều không được chậm trể.Hãy thêm than, thổi cho mạnh nữa.Mặc dù đập bể hư không rồi cũng không ngưng chùyCho đến sinh tiền đầu rơi thoát sạch hếtMau mau tìm bắt cái bổn lai của mình về |
30/07/2015 22:37 (GMT+7)
Phật dạy, nếu người có hiểu biết chân chính sẽ tôn trọng chân
lý, khi đưa ra một ý nghĩ gì đều nói “đây là suy nghĩ của chúng tôi”, và
biết dừng ngang ở đó là người có tầm nhìn sâu sắc. |
29/07/2015 15:52 (GMT+7)
Trong cuộc sống, chúng ta làm việc
cũng giống như quả bóng bằng cao su, khi rơi xuống đất nó sẽ tưng lên.
Chính vì thế, ta có thể thay đổi nghề nghiệp sao cho phù hợp với hoàn
cảnh hiện tại. Gia đình, sức khỏe, bạn bè và tinh thần, lại được ví như
những quả bóng bằng thủy tinh, nếu lỡ tay đánh rơi thì chúng sẽ trầy
trụa, bị nứt, bị hư hoặc bị vỡ nát. Khi đó, ta khó mà hàn gắn và sửa
chữa lại được. |
29/07/2015 05:22 (GMT+7)
Đống tử bất phan duyên, Ngạ tử bất hóa duyên, Cùng tử bất cầu duyên. Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên, Bao định ngã môn tam đại tông chỉ. Xả mạng vi Phật sự, Tạo mạng vi bổn sự, Chánh mạng vi Tăng sự. Tức sự minh lý, minh lý tức sự, Thối hành Tổ Sư nhất mạch tâm truyền. Nghĩa là: Dù rét chết, không phan duyên; Dù đói chết, không van nài; Dù nghèo chết, không cầu cạnh. Tùy duyên, không đổi; không đổi, tùy duyên; Ba Tông Chỉ ấy, ta phải giữ gìn. Xả thân vì Phật sự, Tạo mạng vì bổn sự, Chánh mạng vì Tăng sự. Hiểu sự, rõ lý; rõ lý, hiểu sự; Lưu hành mạch phái Tổ Sư tâm truyền. |
|