20/06/2015 09:19 (GMT+7)
Trong các việc làm phước thiện thì biên chép và ấn tống kinh điển luôn được khuyến khích và ca ngợi, vì lợi lạc của nó đối với người làm phước thật nhiệm mầu, không thể nghĩ bàn. Thời xưa, khi các phương tiện ấn loát còn thô sơ thì chép kinh thành nhiều phiên bản để tụng đọc là hình thức phổ biến. |
20/06/2015 00:09 (GMT+7)
Tôi tụng kinh Dược Sư
thấy chư Phật mười phương khen ngợi Phật A Di Đà và cũng khen ngợi Phật
Thích Ca. Phật mười phương khen Phật Di Đà khéo tạo phương tiện cho
người tu hành, như có tiếng suối reo, chim hót, v.v |
19/06/2015 08:06 (GMT+7)
Tâm lý học Phật giáo nêu ra sáu vọng tưởng cơ bản làm hư hỏng tâm con người, quấy rối sự an vui của tâm, khiến tâm trở nên vọng động, đó là: vô minh, chấp thủ, tức giận, kiêu căng, nghi ngờ và quan điểm lệch lạc. Sáu vọng tưởng này là thái độ tâm thức, chứ không phải thuộc các hiện tượng bên ngoài. Phật giáo nhận mạnh rằng để khắc phục những vọng tưởng này, nguồn gốc của tất cả khổ đau, thì niềm tin và lòng tin không giúp được gì nhiều, mà quan trọng là bạn phải hiểu rõ bản chất của chúng. |
17/06/2015 09:09 (GMT+7)
“Đệ
tử ta, dù ở xa ta ngàn dặm, tâm nghĩ đến giới của ta mà tu thì được đắc
đạo. Trái lại dù kẻ ở bên cạnh ta mà tâm tà cũng chẳng bao giờ đắc
đạo”. |
17/06/2015 08:53 (GMT+7)
Nhiều năm trước, tại một hội trường lớn có một vị học giả nói với mọi người rằng Phật là tuyệt đối không tồn tại. |
16/06/2015 11:20 (GMT+7)
Phật tính cũng giống như một ngọn đèn, chỉ cần ta thắp sáng nó, dù cho ta không nhìn thấy Phật, thì Phật cũng sẽ nhìn thấy ta |
15/06/2015 23:14 (GMT+7)
Đức Phật dạy trong 6 pháp ba la mật, bố thí làm đầu và
muốn trồng căn lành ở Tam bảo.phải cúng dường chư Tăng là việc chính. Vì vậy,
bố thí và cúng dường là đề tài mà Tăng Ni, Phật tử phải quan tâm. Bố thí và
cúng dường thế nào cho đúng là vấn đề đặt ra. |
15/06/2015 23:05 (GMT+7)
Trong kinh, Đức Phật dạy rằng “Khi cúng dường tứ sự đến cho một vị
tỳ-kheo, hai vị tỳ-kheo, cận sự nam nữ đừng nghĩ đến cá nhân vị ấy mà cứ
khởi tâm cúng dường Tăng, cúng dường Tăng Bảo thì phước báu ấy sẽ rất
toàn hảo, rất thanh tịnh”. |
14/06/2015 23:03 (GMT+7)
Tâm Bồ đề này là vua
trong các pháp lành, phải có nhân duyên mới phát
khởi được. Nhân duyên ấy, nay nói tóm lược thì có
mười thứ là : 1 là nhớ ơn sâu nặng của Ðức Phật, 2
nhớ ơn cha mẹ, 3 nhớ ơn sư trưởng, 4 nhớ ơn thí chủ,
5 nhớ ơn chúng sanh, 6 nhớ khổ sanh tử, 7 vì tôn
trọng linh tánh của mình, 8 sám hối nghiệp chướng, 9
cầu sanh Tịnh độ, 10 vì mong muốn làm cho Phật pháp
tồn tại lâu dài. |
14/06/2015 22:54 (GMT+7)
Trong các việc lành, bố thí đứng hàng đầu, động cơ
của sự bố thí là lòng từ bi, muốn chia xẻ và cứu
giúp người khác. Chính đức Phật đã trải qua vô lượng
kiếp thực hành bố thí đầu mắt tay chân, vợ con, nhà
cửa, thành quách, v.v... |
13/06/2015 22:58 (GMT+7)
Hôm nay thật
là hữu duyên, tôi về chùa này lần thứ hai, chứng kiến thành quả của Đại đức Phước
Tiến, đã hoàn thành ngôi chùa trang nghiêm, rộng lớn, là việc đáng khen ngợi. |
12/06/2015 12:53 (GMT+7)
Con đường Bồ tát – con đường lý tưởng nổi tiếng của Phật giáo Đại
thừa – không phải là pháp tu để thành thánh, thành tiên, mà là một lối
sống ai cũng có thể ước mong thành tựu được. Ngài Chogyam Trungpa
Rinpoche giải thích rằng, ai phát nguyện tu hạnh bồ tát thì chỉ có một
lời nguyện đơn giản là: lo cho chúng sinh trước hết và không giữ lại gì
cho chính mình. (Carolyn Rose Gimian) |
12/06/2015 00:11 (GMT+7)
Ra đồng cuốc đất, giở cuốc lên cuốc xuống, làm mệt đứng
chống cuốc thở, ngó trời ngó mây chơi. Còn mình ngồi đó, một giờ hai giờ
có dám nghỉ đâu. Lúc nào cũng phải dòm chừng, hết chú này tới chú khác
trồi lên liên miên. Một hai giờ đồng hồ không nghỉ chút nào hết. |
10/06/2015 22:08 (GMT+7)
Dưỡng khí là cái tối cần thiết cho cơ thể con người, nếu thở ra
mà không thở vào coi như mạng sống chấm dứt. Không ăn uống con người có
thể sống được vài tuần, nếu thiếu dưỡng khí chỉ trong 5 phút con người
sẽ chết ngay. Dưỡng khí rất cần thiết cho nhu cầu cuộc sống con người
nhưng chúng ta thường ít lưu ý đến và cũng không biết cách hít thở để có
lượng dưỡng khí đầy đủ giúp cơ thể khoẻ khoắn, lành mạnh. |
10/06/2015 21:49 (GMT+7)
HỎI: Tôi năm nay 26 tuổi, vì biết đến
Phật pháp khá trễ nên tôi đã quyết định sai trong việc chọn nghề cho
mình. Cách đây 7 năm, tôi học ngành kinh tế thủy sản. Sau khi tốt nghiệp đại
học, tôi vào làm việc văn phòng ở một công ty thủy sản. Hàng ngày chứng kiến cảnh
các loài thủy tộc bị giết, tôi không thể nào chịu nổi. Tôi biết mình đã
lãnh lương trên sự giết hại mạng sống của các loài tôm cá nên thật sự rất buồn
và đã xin thôi việc, phát nguyện ăn chay trường. Tuy vậy, muốn tìm một
công việc khác với chuyên ngành là điều rất khó khăn. Tôi thấy ngành sư phạm
hợp với mình hơn, trở thành giáo viên hiện giờ đang là ước mơ đối với tôi. Nếu
là giáo viên tôi sẽ cống hiến hết sức
mình vì các em học sinh và tranh thủ những tháng hè để đi làm từ thiện.
Nhưng cha mẹ tôi hiện cũng đã lớn tuổi, tôi không muốn để cha mẹ buồn
lòng. Mặt khác, sức khỏe của tôi cũng không được tốt lắm, nếu đi học lại, vừa học
vừa làm để trang trải cho cuộc sống và học hành thì sẽ không kham nổi. Vậy tôi
có nên đi học lại để đổi nghề theo ước mơ của mình trong
hoàn cảnh này không? Mong quý Báo cho tôi một lời khuyên.
(MỸ NI, myny279@gmail.com) |
10/06/2015 13:28 (GMT+7)
Suốt đời tôi tin chắc một điều: Cứ làm việc lành với tâm trong sáng, đừng mong gì cả, việc gì cũng thành. Dân gian Việt Nam thường nói: “Phật độ”. Phật độ cho anh Thọ. Phật độ cho mọi tình thương... |
09/06/2015 23:58 (GMT+7)
Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ khưu,
hãy hành thiền. Đừng phóng dật. Đừng để cho tâm mình đầy phiền não.
Đừng than van, khóc lóc rằng “Cuộc đời này đầy rối rắm, khổ sở, đau khổ
và sầu bi”. Tâm không được huấn luyện qua việc thực hành chánh niệm sẽ
tạo nên sự căng thẳng, lo lắng và âu lo. Đừng tiếp tục than khóc và
lập đi lập lại mãi các sai lầm giống nhau. Các ông không thể chạy trốn
thực tại. Cuộc sống không phải là màu hồng. Nó có những thăng trầm và
những sự va chạm. Đây là những thực tế mà chúng ta phải đối mặt hàng
ngày.” |
09/06/2015 23:11 (GMT+7)
“Đôi
khi phương pháp hữu hiệu nhất để điều khiển một việc gì là để cho nó
được tự nhiên. Và lúc ấy sự việc sẽ nằm dưới sự kiểm soát của ta, theo
một nghĩa rộng. Cũng như muốn kiểm soát một con cừu hay một con bò, bạn
hãy thả nó vào một cánh đồng cỏ rộng bao la. Làm ngơ không biết đến là
một phương pháp tệ hại nhất, và kế đến là cố gắng điều khiển chúng. Chỉ
có phương cách hữu hiệu nhất là thấy biết chúng, ta chỉ cần thấy biết
thôi, và không cần phải điều khiển một việc gì hết.” |
08/06/2015 22:38 (GMT+7)
"Nếu một người tu mà trải qua bao tháng năm hành đạo không thấy mình tầm thường hơn, giản dị hơn và khiêm tốn hơn thời gian ban đầu, thì có lẽ là người tu đó đã đi lạc rồi!" |
|