Pháp môn tu tập
16 chủ đề thiền quán niệm hơi thở
30/01/2010 12:08 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Thiền định quán niệm hơi thở là một phương pháp căn bản và thích hợp với các đối tượng mới tu thiền trong các nền văn hoá khác nhau. Phương pháp này được Đức Phật thuyết giảng trong kinh tạng Nikàya. Sau đây là những hướng dẫn của HT. Tiến sĩ Thích Thiện Châu, người đã mang bức thông điệp này truyền vá trong nhiều tầng lớp Phậttử, đặc biệt là giới trẻ sinh viên ở các nước Châu Á trích từ baì viết "Thiền định với cuộc sống hôm nay" tại Hội thảo "Phật giáo và thời đại" ở Paris, Pháp, tháng 9/1995.

Phương pháp thiền định do Phật truyền dạy khác hẳn với các phương pháp thiền định của ngoại đạo. Ngày nay người ta thường nhắc đến phương pháp "kiềm chế hơi thở" (prànàyàna) của Hathayoga. Đây là phương pháp rất xưa thường được các ẩn sĩ Ấn Độ tu tập. Trong kinh Mahàsaccaka (Mn, I, 243), Phật có nhắc đến phương pháp này với danh từ "thiền không thở" (appànaka jhàna). Chính Phật có tu tập trước khi giác ngộ và nhận thấy nguy hại của nó – thân thể đau đớn và không dẫn đến giác ngộ. Do đó Phật từ bỏ và trở lại tu tập phương pháp mà Phật đã thực hành lúc còn bé, khi ngồi dưới gốc cây Jambu xem vua cha cày ruộng trong ngày lễ khai mùa và chứng được sơ thiền. Kinh nghiệm về phương pháp trên như Phật cho biết :

"Các thầy, ta bèn thường tu tập phương pháp quán niệm hơi thở này trong hầu hết thời giờ của ta. Và nhờ sống trong tu tập phương pháp này mà thân thể và đôi mắt ta không hề mệt nhọc ; nhờ kết quả ấy mà tâm ta giải thoát các lậu hoặc". (Sn, V, 317) hay ;

" Các thầy, phương pháp quán niệm hơi thở, nếu được tu tập, dẫn đến bình an, cao cả, ngọt ngào, hoan hỷ ; nó làm tiêu mất các tư tưởng xấu ác và làm tâm ý an tịnh". (Mn, III, 82 ; Sn, V, 321-322 ; Vin, III, 70).

Hai đoạn kinh trên diễn tả những nét đặc thù của phương pháp "quán niệm hơi thở". Nó cũng khác hẳn với các phương pháp thiền định khác do chính Phật truyền dạy như 10 đề mục bất tịnh, bất tịnh nơi thân thể v.v…

Các phương pháp thiền định khác dù rất sâu sắc và có khả năng điều trị tham dục, song đồng thời gây nên sự nhàm chán, ghê tởm nơi thiền sinh và có thể đưa đến tự hủy diệt đau đớn. Trong khi đó phương pháp quán niệm hơi thở làm cho thiền sinh cảm thấy mát mẻ, khỏe khoắn, trầm tĩnh, không dao động. Ngay từ khi mới tu tập, thiền sinh cả thân và tâm được bình an, tĩnh lặng, phiền não tan biến, tuệ quán phát triển một cách dễ dàng và cuối cùng là chứng đạt an lành trọn vẹn của Niết bàn.

Phương pháp thiền định chú ý hơi thở gồm 16 chủ đề, chia làm 4 phần, mỗi phần gồm 4 chủ đề. Phần 1 là phần mở đầu của thiền quán, cần thiết và thích hợp cho người tu Thiền. Trong khi đó 3 phần sau nhằm phát triển tuệ quán. Mục đích của phần một là xây dựng sự chú ý để làm căn bản cho sự phát triển trí tuệ. Bốn phần của toàn bộ phương pháp bao gồm tuần tự 4 niệm xứ: thân, thọ, tâm và pháp. Phần 1 có thể dẫn đến chứng đạt 4 bậc thiền. Và sau đó, bằng phát triển tuệ quán có thể chứng đạt A la hán với 4 vô ngại trí (Patisambhidà): hiểu nghĩa, hiểu đạo, hiểu tiếng và biện tài.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch