"Tuổi Tuất là con chó cò
Nằm khoanh trong lò, mặt mũi lấm lem."
Thím Bảy tuy cũng tuổi Tuất,
nhưng có lẽ, nhờ được "đẻ bọc điều" nên sung sướng từ tấm bé. Thím là
con út, mặc sức được ông bà già cưng, nên có bao giờ thím phải xông vào bếp bận
rộn nấu nướng đâu mà lấm lem lọ nghẹ. Lập gia đình, thím lại được chồng cưng,
nên lại càng "bạch tuột" chuyện nhà cửạ Mấy bà chị của thím thường
trêu ghẹo: "Mầy là thứ chó lông xù, lẩn quẩn phòng khách làm kiểng, chớ
biết cơm nước gì". Thím ngẫm nghĩ mình cũng dở tệ thiệt tình, thành thử
không thèm phản đối lời chê bai thậm tệ đó.
Chừng di tản sang xứ Hoa Kỳ,
thím mới khám phá mình không may mắn như chó lông xù làm kiểng, cũng không thể
làm con chó cò nội trợ tẩn mẩn bếp núc săn sóc chồng con. Chân ướt chân ráo xứ
người, tiếng Tây tiếng u xệu xạo thì thím đã phải lăn xả đi tìm việc. Không là
chuyện đổi đời, cải lốt mà thím bỗng hóa kiếp thành con trâu cui, quần quật cày
suốt ngày không kịp thở. Làm việc ngày thường chưa đủ, thím lại lao đầu cày giờ
phụ trội tối tăm mặt mũi, đến nỗi không còn hơi sức để than thở nữạ Mà ở xứ
nầy, mấy ai thoát khỏi thân phận con trâu đâủ Chồng thím tuổi mùi, "chánh
hiệu con dê sồm", mà cũng phải cày thục mạng, nên đâu còn thời giờ te rẹt
ngang dọc tán tỉnh đám đàn bà con gái õng ẹo, khiến thím đổ ghè tương như thời
xưa nữạ Chờ suốt tuần đến ngày chúa nhựt thím mới rỗi rảnh âu yếm chuẩn bị bữa
cơm Việt Nam thuần túy cho gia đình: canh chua cá bông lau với cá bóng kèo kho
tộ. Nếm món ăn vừa ý, thím mĩm cười thích chí thầm nghĩ, bây giờ, có chị Hai ở
đây, bả ắt phải chưng hửng ré lên: "Chèn ơi, con nhỏ nấu nướng cũng ngon
quá cở he!". Đang nghĩ quẩn lu bu, bỗng thím ngẩng mặt lắng nghe mớ âm
thanh hỗn độn của chương trình truyền hình. Bản tánh chú trầm lặng, mà bỗng dưng
lại chăm chú xem một màn ồn ào khiến thím vô cùng thắc mắc. Thím lẩm bẩm:
"Bộ ông nầy sanh tật sao kìa!". Thím vội ghé mắt nhìn màn ảnh truyền
hình. Thấy một "đại hán" lăng xăng chạy tới lui, hùng hổ quơ tay múa
chân la hét... như lối sơn đông mãi võ rao bán cao đơn hoàn tán bên hè phố ở
nước nhà, thím tò mò hỏi chồng:
- Họ quảng cáo bán giống gì vậy
anh?
- Bậy nà! Người ta đang giảng
đạo bà à!
- Kỳ há! Giảng đạo mà sao họ bày
trò giựt gân xôm tụ vậy cà?
- Căn cơ xứ nầy như vậy đó em à!
Họ thích "động" chuộng cái âm thanh ồn ào của nhạc Rock, của New
Wavẹ.., thì nhà truyền giáo cũng phải theo thời trang mà hô hào la hét... mới
mong lôi kéo, xô đẩy người ta theo được!
- Ừa nhỉ! Theo đà đó, coi bộ rồi
đây người ta sẽ khai thác kỷ thuật tân kỳ của lối buôn bán đồ "sale"
vào chốn tôn nghiêm. Thiên đường nếu có màn "đại hạ giá" cũng không
có gì là lạ!
- Ơ! nếu nhà truyền giáo nhiệt
thành hò hét quảng cáo cho đạo thì cũng đáng khen! Chỉ ngại là đôi khi họ còn
nhiệt tình đến độ quá khích mù quáng đến nỗi tận dụng mọi thủ đoạn nhỏ nhen để
lường gạt, dụ dỗ hay thậm chí đàn áp, cưỡng bức người như xâm lăng cướp nước
hay mở cuộc thánh chiến thì mới nguy cho kẻ khác chớ!
- Chắc mình già! mình hủ lậu
quá! nên sống hèn lâu ở xứ nầy, mà em vẫn chưa hiểu nỗi họ!
- Có gì lạ đâu em. Mình tiêm
nhiễm cái không khí trang nghiêm thanh tịnh của Đông Phương, theo đó, vị chân
sư trầm lặng chỉ ban đôi lời đạo vị mà đi thẳng vào lòng ngườị Đạo vốn không
lời, chỉ truyền thẳng từ tâm thầy sang tâm trò, chớ cái ngữ ngôn hạn hẹp làm sao
đủ sức chuyên chở nỗi chân tâm mầu nhiệm. Ngày xưa, tại núi Linh Thứu trước
hàng ngàn đệ tử tề tựu lặng yên nghe pháp, Đức Phật chỉ cầm cành hoa giơ lên
thì Ngài Ma Ha Ca Diếp (1) đã hoát nhiên ngộ đạọ Đó cũng là trường hợp của Ngài
Câu Chi (2), chỉ nhờ một ngón tay giơ lên của tổ Thiền Long mà nhập đạo mầu.
- Đâu dễ ai cũng có cơ duyên gặp
gỡ chư Phật chư Tổ anh Bảy?
- Đúng vậy! mình chỉ cầu diện
kiến được vị đạo đức tăng nghiêm trì giới luật là quí lắm rồị Thầy đạo đức
không cần nói nhiều, mà đạo đức vô hành của thầy vẫn đủ sức cảm hóa mình, ảnh
hưởng suốt đời mình.
- Nói lý thuyết nghe chơi, chớ
đệ tử thời nầy, thầy khổ công kè kè giảng dạy còn chưa chắc lọt lỗ tai, huống
hồ chuyện cảm hóa bằng đức độ!
- Ậy! Kè kè dạy đạo chưa chắc là
phương pháp hiệu nghiệm. Kẻ được pháp cao siêu dễ dàng quá lại sinh tâm khinh
lờn. Kinh sách, băng thuyết pháp đủ loại, đủ trình độ... ấn tống phát miễn phí,
hoặc thỉnh giá tượng trưng nên họ có thể sưu tầm chất đầy tủ sách. Người ta có
thể lè phè nằm dài thườn xem kinh luận, lim dim ngủ hay bàn chuyện tầm phào
trong khi nghe băng thuyết pháp... Kẻ thọ pháp thảnh thơi khỏe khoắn, có nhọc
nhằn gian khổ chi đâu mà biết tôn quí Phật Pháp cao sâu, để thiết tha thực sự
tu tâm dưỡng tánh thâm nhập đạo mầu. Do đó, nếu không đến nỗi rẻ rúng khinh
thường thì họ cũng biến Phật giáo thành môn nghiên cứu huyền đàm, dành cho
những cuộc tranh luận thời trang hấp dẫn mà thôị Ngày xưa, thầy ẩn chốn non caọ
Trò phải lặn lội gian khổ tìm thấy khẩn cầu học đạo, rồi lại phải công phu nặng
nhọc tháng năm dài, lòng thấp thỏm đợi chờ thầy đoái hoài ban cho vài lời
chuyển ngữ. Vì vậy, lời dạy của thầy được trò trân trọng ôm ấp ngày đêm mà thi
hành, nhờ đó mới có cơ nhập đạo. Cầu pháp thiết tha bực nhứt phải kể đến trường
hợp của tổ Huệ Khả (3). Tổ phải đứng suốt đêm ngoài trời băng giá, tuyết ngập
đến gối, rồi sau đó đã cắt cánh tay để cúng dường mới được tổ Đạt Ma thu nhận
làm đệ tử. Đệ tử tầm thầy đã dầy công, mà vị thầy, như trường hợp tổ Đạt Ma,
tịnh khẩu diện bích thiền liên tục chín năm dài chờ đúng người xứng đáng mới
trao truyền tâm pháp, cũng gian khổ không kém. Còn gần đây, tại Việt Nam mình,
gương kiên trì cầu pháp của tổ Liễu Quán, chùa Thập Tháp, Bình Định và tổ Khánh
Hòa, chùa Tuyên Linh trong Nam, thường được chư hiền đức nhiệt liệt tán thán.
- Chùa Tuyên Linh ở Bến Tre phải
không anh?
- Đúng vậy!
- Chùa đó là chùa tổ của họ
ngoại em mà! Nguyên họ ngoại em tuy ở Mỹ Tho, song nhiều đời vẫn quy ngưỡng về
Tuyên Linh, tại Bến Trẹ Mẹ đã quy y tại Tuyên Linh từ nhỏ, nhưng từ khi lập gia
đình bà không thường xuyên lễ bái, một phần vì bận bịu chồng con, phần khác vì
bổn sư của bà bôn ba Phật sự khắp nơi không mấy khi hiện diện. Vào khoảng năm
1947, nghe tin bổn sư quay về chùa Tuyên Linh tịnh dưỡng tuổi già, mẹ vội vã
dẫn em cùng đi viếng thăm hòa thượng. Hòa thượng đã ngoài bảy mươi, đôi chân
yếu phải được đệ tử dìu đi, nhưng thần sắc an nhiên tươi mát. Dù đây là lần đầu
tiên diện kiến người, em vẫn cảm thấy lòng kính yêu quí mến ngập tràn. Mẹ sụp
xuống lạy thầy, nước mắt bà rưng rưng, mừng mừng tủi tủị.. Hòa thượng cười, hàm
răng trống trơn, dễ thương, hiền dịu làm sao! Rồi hòa thượng thân thiết gọi
đúng pháp danh của mẹ, khiến mẹ ngẩn ngơ xúc động không ngờ thầy vẫn không quên
người đệ tử tầm thường của hơn ba mươi năm về trước. Đoạn thầy chậm rãi dặn dò:
"Con nhớ ăn chay, niệm Phật nghen con!". Xây qua con bé, người vò đầu
dạy: "Con ngoan và có hiếu con nhé!". Buổi tiếp kiến ngắn ngủi mà có
ảnh hưởng sâu đậm nếp sống thường nhật của mẹ. Bà nói bà cảm thấy thân tâm yên
ổn khi nhớ đến hình dáng và lời dặn dò của bổn sự Rồi bà ăn chay trường và
chuyên cần thời khóa tụng niệm hàng ngày cho đến ngày qua đời.
- Thầy pháp danh là gì vậy em?
- Mẹ quá tôn kính bổn sư nên khi
nhắc nhở chỉ gọi ngài là hòa thượng Tuyên Linh. Ơ! ơ!... dường như có lần bà
gọi bổn sư là thầy Như Trí...
Chú Bảy sửng sốt la lớn:
- Vậy là đúng quá rồi! Đó chính
là pháp hiệu của thiền sư Khánh Hòa, tức hòa thượng Tuyên Linh, một đắc đạo cao
tăng tại miền Nam.
Người là nhân vật đã dấn thân cả đời cho công cuộc chấn hưng Phật giáo miền Nam.
Bà quả có duyên phúc đặc biệt mới gặp được tổ.
- Úy trời đất ơi! thế mà em có
biết "ất giáp" gì đâu? Sự nghiệp của người như thế nào vậy anh?
- Ngài là vị tăng sĩ đầy nhiệt
tình đạo pháp và dân tộc, đã sớm nghĩ đến việc hàng ngũ hóa tu sĩ Phật giáo
thành một tổ chức toàn quốc có khả năng hữu hiệu hoàn thành sứ mạng đào luyện
tăng tài và hoằng dương Phật Pháp. Khoảng năm 1917, Ngài bắt đầu đi khắp các tổ
đình miền Nam gây ý thức chấn hưng, liên kết tăng ni tâm huyết, để đi đến việc
thành lập tổ chức mệnh danh "Hội Lục Hòa Liên Hiệp" tại chùa Long
Hòa, Trà Vinh năm 1923. Hội gởi người ra Trung và Bắc để vận động tổ chức Phật
Giáo Việt Nam
toàn quốc, nhưng không được nồng nhiệt hưởng ứng. Vì vậy, Ngài nghĩ đến việc
xây dựng cơ sở tại miền Nam trước nên tạm thời đề xướng việc thành lập
"Thích học đường" và "Phật học thư xã" tại chùa Linh Sơn,
Cầu Muối, Saigon. Từ đó ngài chánh thức kết hợp giới tăng sĩ và cư sĩ thành lập
"Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học", năm 1931. Sau đó, vì Hội nầy bị
thành phần cư sĩ khuynh loát làm sai lạc mục đích hoằng dương Phật Pháp, đào
tạo tăng tài, nên Ngài lui về Trà Vinh thành lập Phật học đường lưu động lấy
tên là "Liên đoàn Phật Học xã". Lớp học tăng lưu động gặt hái nhiều
thành quả trong việc đào luyện tăng ni, nhưng thiếu sự yểm trợ tài chánh sâu
rộng của giới cư sĩ, nên hoạt động lần lần đình trệ. Đó là lý do thúc đẩy Ngài
thành lập hội Lưỡng Xuyên Phật Học năm 1934, với thành phần cư sĩ tràn đầy đạo
tâm bảo trợ. Trụ sở hội đặt tại chùa Long Phước Trà Vinh, và vai trò hội trưởng
do thiền sư An Lạc, chùa Vĩnh Tràng, Mỹ Tho đảm nhận. Hội đã thỉnh được Đại
Tạng kinh, xuất bản sách báo Phật giáo và liên tục mở các khóa tu Phật Học cho
tăng ni các cấp. Hội cũng gởi những học tăng xuất sắc ra Trường Sơn Môn Phật
Học tại Huế để trau dồi thêm nội điển. Ngài ôn hòa thầm lặng hoạt động cho công
cuộc phục hưng Phật giáo không bao giờ ngơi nghỉ. Năm 1943, tuổi đã trên sáu
mươi sáu, Ngài lui về chùa Vĩnh Bửu, Bến Tre mà vẫn tận tụy mở lớp học Phật cho
ni chúng. Bốn năm sau, nhận biết duyên phần ở cõi ta bà đã mãn, Ngài mới trở về
ngôi chùa Tuyên Linh ngày xưa tịnh dưỡng, rồi viên tịch vài tháng sau đó.
- Ôi! Mấy mươi năm trời gian nan
khổ cực hi sinh cho đạo pháp, đến lúc già nua mà Ngài vẫn kiên cường dõng mãnh,
thật đáng chiêm ngưỡng!
- Đúng vậy! trọn đời Ngài, từ
thuở trẻ đi tầm sư học đạo cho đến khi viên tịch đều thể hiện tinh thần bi trí
dũng cao sâu!
- Ơ! Ngài tầm sư học đạo chốn
nào vậy anh?
- "Chịu ảnh hưởng từ phụ
thân, một nho sĩ tiết tháo dâng hiến đời mình cho sự nghiệp cách mạng chống
Pháp, Khánh Hòa cũng sớm thao thức tình nước. Người thanh niên tràn đầy nhiệt
huyết chứng kiến hoàn cảnh cơ cực, đen tối của đồng bào nghèo nông thôn, đã
nguyện dấn thân vào đời hàn gắn những vết thương đau cho họ. Năm 19 tuổi, nhân
khi đến chùa Khải Tường dự lễ cầu an cho người chú lâm bệnh trầm kha, Khánh Hòa
vô tình được nghe tụng mười hai lời đại nguyện từ bi cứu khổ cứu nạn của Quan
Thế Âm Bồ Tát. Khánh Hòa đón nhận thông điệp tình thương trong trạng thái xuất
thần kỳ diệu khiến chàng bỗng phát bồ đề tâm, nguyện xuất gia học đạo để cứu độ
chúng sanh vĩnh viễn ra khỏi biển khổ bờ mệ Khánh Hòa được bổn sư Chơn Tánh gởi
đến chùa Kim Cang tại Tân An để học đạo với thiền sư Chánh Tâm. Chú sa di nhu
hòa hiếu kính hầu thầy, giới luật nghiêm túc, thiết tha cầu học nên được sư
Chánh Tâm thương yêu tận lực dạy dỗ. Không bao lâu Khánh Hòa được thọ cụ túc
giới và sớm nổi tiếng là một tu sĩ tài đức vẹn toàn. Mấy năm sau, sư được giới
thiệu lên chùa Long Triều, Saigon tham cứu thiền với sư Đạt Thụỵ Học thiền đang
dở dang, thì bổn sư triệu Khánh Hòa về trụ trì chùa Khải Tường, rồi sau khi bổn
sư qua đời, lại tuân theo di chí về trụ trì chùa Tuyên Linh. Trong thời gian
nầy, Khánh Hòa thường được chư tôn túc cử giảng kinh luận cho đại chúng. Tại
mùa kiết hạ năm 1905, những thời pháp kinh Kim Cang Chư Gia (4) của sư tại chùa
Long Hoa, Gò Vấp đã đạt đến trình độ thâm sâu khiến giới tu sĩ nhiệt liệt tán
dương. Tuy nhiên, sư không tự mãn với thành công đó, nên lại giao chùa cho tôn
túc khắp các tổ đình miền Nam
và miền Trung. Trong dịp tham kiến hòa thượng Bửu Trí tại Tây An tự,
Châu Đốc để cầu xin chỉ điểm nghĩa thú thâm sâu của Lăng Già kinh, một bộ kinh
tối quan trọng của thiền gia, nhưng quá xúc tích nên thập phần khó hiểu, Khánh
Hòa được hòa thượng khuyên nên cầu học nơi thiền sư Giới Không, một vị cao tăng
sở học uyên bác, được ca tụng là người "tàng trữ kinh điển đầy bụng".
Thế là, Khánh Hòa chuẩn bị lương khô, lặn lội leo trèo hai ngày ròng rã đến am
Trà Mây, cạnh vồ "Ông Hổ" trên núi Dài, Thất sơn để tầm sư học đạọ
Trong cảnh núi non hùng vĩ, am tranh nhỏ bé, dựa bên vách đá mờ nhạt sương mù,
ẩn hiện như mộng ảọ Khoảnh đất hẹp phía trước là vườn cây với sự hiện hữu hiếm
có của một cội trà cằn cỗị Am, trà và những cụm mây trắng là đà, đúng là đặc
trưng của chốn ẩn cư với danh hiệu am Trà Mây nầỵ Am vắng vẻ, bụi phủ chứng tỏ
chủ nhân ra đi khá lâu, nhưng có lẽ khí hậu mát mẻ nên mấy cây ăn trái: mít, đu
đủ, chuốị.. và liếp rau chưa đến nỗi tiêu điềụ Thiền sư vân du chốn nàỏ Bao giờ
trở lạỉ Sư Khánh Hòa không thắc mắc tìm hiểu mà chỉ bình thản đợi chờ. Sư tu bổ
dọn dẹp am, chăm sóc cây cỏ, công phu thường lệ như tu tập tại chùa nhà. Mãi
hơn ba tháng sau, thiền sư Giới Không mới lửng thửng quay về. Người không tỏ vẻ
ngạc nhiên gì về sự hiện diện cũng như những công trình mà người tu sĩ trẻ đã
thực hiện trong khi thiền sư vắng mặt. Sư Khánh Hòa đảnh lễ khẩn cầu thiền sư
thu nhận giảngdạy Lăng Già tâm yếu, và người khẽ gật đầụ Thế là Khánh Hòa lưu
lại am Trà Mây, tự nhận vai trò của một thị giả hầu hạ thầy, lo cơm nước, săn
sóc vườn tược... để chờ đợi được ban pháp. Mỗi tuần sư gánh mít, đu đủ, chuốị..
xuống núi đổi gạo, ngoài ra, cứ hai ngày sư lại phải lần mò theo hướng Đông Bắc
tìm đến đầu nguồn giòng suối Cam Thủy mang bầu nước tinh khiết về pha trà dâng
thầỵ
Đường mòn xuống núi xa xôi, vai
mang gồng gánh cây trái nặng trĩu nên rất nhọc nhằn vất vả. Lên núi lấy nước,
chỉ mang một cái bình nhỏ, nhưng đường đi thập phần khó khăn vì phải leo trèo
trên sườn núi cheo leo, chui qua những lùm bụi gai gốc vắng bóng chân ngườị Sư
Khánh Hòa đạo hạnh hơn người, nhẫn nại làm lụng gian khổ mà lúc nào cũng an
vui, vì đối với sư "gánh nước bửa củi cũng là thần thông diệu dụng"
(5). Khánh Hòa là kẻ thiết tha cầu pháp, dầu phải xả thân để "sớm nghe
đạo, chiều chết cũng cam" (6), nên khổ cực như thế nào vẫn không sờn lòng.
Sư chỉ canh cánh lo âu không hiểu khuyết điểm nào mình phạm phải khiến thiền sư
chưa tỏ dấu hiệu hài lòng. Vẻ khó chịu còn lộ rõ hơn mỗi khi sư hầu trà Ngàị
Ngài thường chỉ hớp một ngụm nhỏ, rồi đẩy ra như ngầm chê chung trà kém cỏị
Thật ra, kỷ thuật sử dụng trà trên núi quá thô sơ: lá trà già khằn phơi khô,
không xấy, ủ, ướp thì hương vị phải tầm thường như loại nước vối, trà huế (7)
rẻ tiền, chớ đâu do lỗi của người pha cẩu thả. Tuy nhiên, tư cách kẻ học đạo là
chỉ biết nhẫn nhục vâng lời thầy chớ không thể tranh cãi điều gì, dù là nói lên
sự thật, nên KhánhHòa chỉ biết cố gắng cải thiện phẩm chất nước suối mà thôị Sư
đi xa hơn, chọn nước giữ giòng đầy sỏi đá khi tia nắng ban mai vừa rọi xuống để
chất nước trong, và hội đủ âm dương như giới trà gia chủ trương. Lòng dạ chí
thành của sư lại được đáp ứng bằng một thái độ lạnh nhạt tệ bạc hơn nữạ Lần
nầy, thầy chẳng thèm nếm tí trà mà còn đẩy ra xa như tránh cùi hủi, khiến Khánh
Hòa tủi hổ vô cùng. Thật lâu, thiền sư mới thở dài rồi phá tan bầu không khí
ngột ngạt đó bằng một lời trách nhẹ:
- Nước suối gì in tuồng như nước
sông trộn với nước dừa thì còn pha trà chi nữa?
Vở lẽ ra, Khánh Hòa vội vàng quỳ xuống, thành tâm lạy thầy xin sám hốị Sáng
nay, lội xuống suối bỗng Khánh Hòa mống niệm chán chường hờn giận muốn bỏ về
Bến Trẹ Sư nhìn lạch nước suối con con mà mơ tưởng đến giòng sông Cửu Long cuồn
cuộn, ôm bầu nước mà cảm giác như đang ôm trái dừa xiêm óc ách. Té ra thầy là bực
thần tăng, vọng niệm nào của ta mà thầy chẳng biết. Quán sát thân tâm mình khi
đi lấy nước, sư thầm thở than: "Ôi! Ta ngỡ mình thường giữ vững chánh
niệm, nào ngờ leo trèo vất vả, tay ôm bầu nước là đã sinh lòng đắng cay, chua
chát... như thường tình, thật là xấu hổ! Ôi! Tâm đã nhơ nhuốc thì dẫu là cam lồ
tinh khiết cũng hóa thành thứ nước vẩn đục mà thôi!". Nguyên sư Khánh Hòa tu
hành chân chánh, trong bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, kể cả những lúc trồng
cây, gánh nước, lên xuống núi đổ gạo cực nhọc, là những sự việc bình thường
quen thuộc, sư luôn luôn sống trong chánh niệm. Nhưng, đến khi gặp việc bất
thường trái lẽ, như leo trèo cực khổ đến tận đầu nguồn mà chỉ để thỏa mãn thú
uống trà cầu kỳ của thầy, thì mầm mống sân hận vi tế bắt đầu chui ra lung lạc
thân tâm sư mà sư không ngờ. Hiểu khuyết điểm mình, sư cũng khám phá được khác
biệt giữa thiền sư và trà gia trong nghệ thuật uống trà. Trà gia thưởng thức
trà theo chiều hướng thỏa mãn tối đa cái thú hưởng thụ của giác quan, đồng thời
cũng đánh bóng cho niềm tự hào về cái phong lưu trang nhã của mình. Do đó, trà
gia cầu kỳ sưu tầm các loại trà quý giá như Long Tỉnh, Đế Vương, Trảm Mã, đem
pha trong các loại ấm hiếm hoi cổ kính như Nghi Hưng, hầu được nổi danh là tay
hào hoa sành sõị Trái lại, thiền gia uống trà, không phải uống trà, mới thực sự
uống trà. Uống trà chỉ là mượn phương tiện để vào thiền. Uống ngụm nước trà
cũng là uống ngụm nước tâm thường hằng thanh tịnh. Thế nên, đối với thiền gia
thì trà thượng thặng, ấm quý, nước suối thanh cao sang trọng thế nào cũng đều
rỗng tuếch vô giá trị. Những thứ đó, đâu có giúp gì cho sự an lạc hơn chén trà
huế hay gáo nước lã tầm thường. Thiền sư uống trà để nhập đạo thì thiền sinh
nếu đi lấy nước, chẳng qua cũng mượn cớ đi để thong dong đặt những bước chân ý
thức trên vùng sỏi đá cheo leo đầu nguồn.
Thời gian trôi nhanh. Thắm thoát
mà Khánh Hòa đã thanh thản lưu trú trên am Trà Mây hơn ba năm rồị Đêm mùa hè,
trời nóng, gió mát. Khánh Hòa đang say sưa nhìn ánh trăng tròn lơ lững, bất
chợt nghe tiếng thầy ngâm nga vang rền:
Hạo hạo lăng già nguyệt
Phân phân bát nhã liên... (8)
Khánh Hòa vui mừng hớn hở. Bấy
lâu nay, tuy không dám nhắc nhở thầy, nhưng sư vẫn thấp thỏm mong đợi được nghe
giảng dạy Lăng già tâm yếụ Sư trang trọng chấp tay thưa:
- Bạch thầy! dạy con!
- Khánh Hòa! Con có thấy bóng
trăng ngời sáng chăng?
- Dạ con thấy!
- Con có ngửi được mùi phong lan
thoang thoảng chăng?
- Dạ con có ngửi thấy!
- Ha! Ha! Thế thì ta còn chỗ nào
để chỉ dạy ngươi nữa đây!
Dứt lời, thầy quày quả trở vào
am để dành riêng cho Khánh Hòa lặng lẽ ôm mối hoài nghi mênh mang giữa đất trời
hiu quạnh. Khánh Hòa mài miệt suy tự Khánh Hòa đối chiếu lời đối thoại ngắn với
bao công án của người xưa để tìm lý giải cho mình. Đôi khi sư tưởng chừng như
bản lai diện mục đã chờn vờn trong tầm tay, thế nhưng thoát đó lại biến đi mờ
mịt. Bao lần sư ấp úng định trình bày kiến giải của mình, chợt cảm thấy rối ren
không lối ra vào, nên ngu ngơ câm nín. Tình trạng mù mờ dở sống dở chết kéo dài
hơn sáu tháng trời vẫn chưa giải quyết. Một hôm, Khánh Hòa lại được thầy nghiêm
trọng gọi đến dạy việc. Sư mong đợi được ban thêm vài lời pháp không ngờ thầy
chỉ thản nhiên báo tin người sắp từ giã cõi ta bà, đoạn dặn dò Khánh Hòa hỏa
thiêu nhục thân, rồi rải tro theo giòng suốị Thế rồi qua ngày hôm sau thì thiền
sư Giới Không thị tịch. Kẻ tu sĩ vốn xem cuộc đời như huyễn mộng, tử sinh chỉ
là một chuyến đi về, nhưng Khánh Hòa vẫn bị xúc động mãnh liệt. "Ôi! ẩn
ngữ đêm trăng còn mờ mịt, niềm ước mơ thọ pháp Lăng Già tâm yếu vẫn canh cánh,
mà thầy nỡ bỏ đi!". Chưa bao giờ sư Khánh Hòa cảm thấy bối rối và cô đơn
hiu quạnh như lúc nầỵ Hỏa táng thầy xong, Khánh Hòa bùi ngùi giã biệt am Trà
Mâỵ Sư lủi thủi đi, lòng ngổn ngang trăm mối không biết về đâủ Không biết làm
sao giải tỏa bao mối nghi nan trong lòng? Về đến Saigon,
sư bỗng có ý định ghé chùa Long Triều thăm thiền sư Đạt Thụy, vị thầy hướng dẫn
thiền 8 năm về trước. Gặp lại thầy sau mấy năm xa cách, Khánh Hòa cực kỳ cảm
động. Thầy già hẳn ra, và điều lạ lùng là có lẽ nhờ tháng ngày tu tập trên non,
Khánh Hòa mới đủ khả năng đón nhận được niềm an lạc vô biên từ thân tâm thầy
tỏa rộng khiến chàng quyến luyến muốn lưu lại mãi bên thầỵ Chân tay thầy đã
run, thương thầy nên Khánh Hòa tự nhận trách vụ giúp thầy trong khi tắm rửạ Khi
đang xối nước chà lưng thầy đột nhiên Khánh Hòa liên tưởng đến Ngài Thần Tán
(9) thuở trước cũng tắm thầy như mình, Thần Tán đắc đạo phương xa, rồi quay lại
chùa xưa tìm cách độ lại thầy cũ. Một hôm bổn sư đang ngồi trong cửa sổ xem
kinh có con ong chui đầu vào tắm giấy dán ở cửa sổ tìm lối ra. Sư liền nói:
"Thế giới thênh thang chẳng đi, dùi đầu vào giấy cũ bao giờ mới
thoát?". Ẩn ngữ đó đã mở đường cho vị sư phụ ngộ đạo về saụ Rồi Khánh Hòa
lại nghĩ đến phận mình: sư tha phương cầu đạo hoài công, Lăng già tâm yếu chưa
nắm được, đạo mầu chẳng lối ra vào, thật là hổ thẹn. Mối nghi dằng dặc từ cuộc
đối thoạiêm trăng bỗng hiện về trĩu nặng. Tâm sư náo loạn quay cuồng như con
trốt ngổn ngang xoay quanh các đề mục lăng già, bóng trăng, phong lan, Thần
Tán, con ong... khiến sư sửng sờ quên cả xối nước tắm thầỵ Đúng lúc đó, sư Đạt
Thụy bỗng cất tiếng hỏi:
- Quả thật con đã hỏa thiêu nhục
thân sư Giới Không sao ?
- Dạ! đúng vậy!
- Thế thì cái "bụng kinh
điển" của người bị cháy tiêu hết rồi còn đâu?
Câu nói như một gáo nước lạnh
xối ngược vào tâm sư Khán Hòạ Bao nhiêu mối nghi nan đều biến thành mây khói.
Tất cả đều trở về với thế giới vô ngôn, không cần phải suy tư diễn đạt, và cũng
không có vấn đề gì để giải quyết nữạ Sư Khánh Hòa hoát nhiên ngộ đạo.
Khánh Hòa lưu lại với thầy một
thời gian, đoạn quay về ngôi chùa Tuyên Linh của bổn sư để trụ trì. Sáu năm
sau, khi nhận thấy cơ duyên hội đủ, Ngài bắt đầu dõng mãnh tinh tấn xây dựng tổ
chức phong trào chấn hưng Phật giáo liên tục trong hơn 25 năm trờị..". Thím
Bảy trầm ngâm hồi tưởng lại hình dáng an nhiên tươi mát của vị tổ hiền đức, mà
chỉ một lần hội ngộ, đạo đức của người đã ban cho thím bao điều lợi lạc. Thím
lẩm bẩm: "Thầy dặn dò mình ngoan! Vậy mình phải thật ngoan cho khỏi phụ
lòng thầy mới được!". Chừng như tìm ra giải pháp, thím hớn hở cất tiếng:
- Anh à! tu ở non cao vắng vẻ
thanh tịnh, lại có thầy đạo đức thương yêu chăm sóc, có lẽ dễ thành đạt. Anh
nhỉ!
- Dĩ nhiên là như vậy rồi! Nhưng
căn bản vẫn là tâm thành cầu pháp của đệ tử. Chớ kẻ đến với đạo giải đãi thì
thánh nhân cũng phải đầu hàng!
Yên lặng thật lâu, thím Bảy lại
chậm rãi tiếp lời:
- Nhận mùa giỗ tổ Tuyên Linh, em
quyết định sẽ "tầm sư học đạo" trọn tuần tới anh à!
Nghĩ rằng bà vợ chỉ đùa chơi, chú Bảy trố mắt nhìn vợ cười rú lên, rồi nói:
- Giỡn hoài bà! Xứ nầy đâu phải vùng Thất Sơn mà bà nhọc lòng mơ chuyện lên non
tìm am Trà Mây mà tu tập vậy bà!
- Ơ! anh đi làm, xấp nhỏ đi học
thì khung cảnh nhà nầy cũng tạm vắng vẻ thanh tịnh. Em lại có bộ Phật Học Phổ
Thông của thầy Thiện Hoa, kèm với bộ băng thuyết pháp của thầy Thanh Từ, vậy kể
như em đã có thầy đạo đức hướng dẫn rồị..
- Chà! Hôm nay bà hứng chí phát
ngôn hấp dẫn thiệt tình há!
- Em dự định nghỉ phép một tuần,
ăn chay, giữ thân tâm thanh tịnh, thành khẩn thắp hương lễ Phật, rồi sẽ trang
trọng đọc kinh, nghe thuyết pháp... tu dưỡng tính tình, như vậy họa may mới
thấm tương thấm chao phải không anh?
- Khâm phục! Khâm phục!
- Em không gánh nước, bửa củi
như tổ, nhưng em cũng ráng tập giữ chánh niệm khi dọn dẹp nhà cửạ.., nhưng anh
Bảy ợi!...
Thím Bảy đột ngột đổi giọng nũng
nịu ngọt sớt. Chú Bảy quá rành mánh mun của vợ, nên vừa nghe bả ỏn ẻn Điêu
Thuyền toan giở trò "mỹ nhân kế" thì đã vội nhỏm dậy cẩn mật đề cao
cảnh giác.
- Anh Bảy ợ.ị..! người ta nói:
"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn" phải không anh?
Biến chuyển nguy hiểm không
lường. Chú Bảy tuy nói chuyện đạo lưu loát, mà vừa nghe vợ phát họa kế hoạch tu
suốt tuần đã "run eng phát rét", nên chỉ biết gượng gạo cười rồi lừng
khừng đáp:
- Ừa! Thì bạn là thiện tri thức
ủng hộ, khuyến khích nhau tu hành mà!
- Vậy anh phải làm thiện tri
thức để ủng hộ em mới được!
Không bị kéo vô chương trình tu
suốt tuần, chú Bảy thích chí ca hát dòn tan:
- Trăm phần trăm! Em ơi! một
trăm phần trăm!
- Ủng hộ trăm phần trăm, thì
tuần lễ em chay lạt, anh cáng đáng dùm vụ ăn mặn nhé!
Nấu ăn là việc tối kỵ, nhưng chú Bảy kẹt cứng khó chối từ. Chú nhăn nhó một hồi
mới tìm ra giải pháp:
- Mấy đứa nhỏ quen thức ăn Mỹ
nên mình sẽ mua sẵn mớ đồ hộp và đồ đông lạnh cho đúng. Còn anh thì... xin ké
đồ chay của em vậỵ Anh ráng tới đâu hay tới đó, chừng không kham thì tính saụ..
- Mà con chuyện nầy nữa ông
thiện tri thức ạ!
Chú Bảy nhỏm dậy như phỏng lửa,
dáo dác hỏi:
- Bà con giở trò gì nữa vậy bà?
- Bắt đầu ngày mai, cảm phiền
ông thiện tri thức vui lòng ôm mền gối ra phòng khách ngủ đỡ một tuần. Ông
thiện tri thức nhé!
- !!!
8/1900
Ghi chú:
1. Một hôm, trong hội Linh Sơn,
Phật cầm cánh hoa sen đưa lên. Cả hội chúng đều ngơ ngác, chỉ riêng Ngài Ca
Diếp chúm chím cườị Phật bảo: "Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu
tâm, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn tự, ngoài giáo truyền riêng, nay giao
phó cho ngươị..". Giai thoại: "Thế Tôn niêm hoa, Ca Diếp vi
tiếu", có nghĩa là Phật giơ cành hoa và Ca Diếp mĩm cười, được thiền tông
coi là khởi điểm của đạo Thiền, và ngài Ca Diếp được tôn xưng là đệ nhất tổ.
2. Câu Chi tu trong một cái cốc,
bỗng có ni cô pháp danh Thực Tế nghinh ngang đội mũ ni vào thiền sàn nhiễu ba
vòng rồi bảo: "Nói đi, ta mới giở nón". Câu Chi mờ mịt không đối đáp
được. Ni cô từ giã, Câu Chi xin nán lại qua đêm thì ni cô đáp: "Nói đi thì
ta ở lại". Câu Chi lại không nói được nên ni cô ra đị Câu Chi xấu hổ than
thầm định đi tha phương tầm sư học đạọ May mắn hôm sau có hòa thượng Thiên Long
viếng. Câu Chi mừng rỡ quì lạy cầu pháp cùng kể lể câu chuyện xấu hổ hôm qua. Thiên
Long không nói gì, giơ một ngón tay, Câu Chi hoát nhiên đại ngộ.
3. Đạt Ma ẩn tại chùa Thiếu Lâm
trong 9 năm yên lặng nhìn vách (diện bích) thiền. Một hôm có tăng sĩ Thần Quang
đến khẩn cầu ban pháp thiền nhưng Đạt Ma lạnh lùng không ngó ngàng tớị Dù vậy,
sư vẫn bình thản chờ đợi trong đêm lạnh, tuyết rơi ngập đến đầu gối mà vẫn kiên
gan. Bấy giờ, Đạt Ma mới lên tiếng:
- Ngươi muốn cầu gì?
- Ngưỡng mong hòa thượng từ bi
mở cửa cam lộ, rộng độ chúng sanh.
- Diệu đạo vô thượng của chư
Phật phải nhiều kiếp tinh cần, khó làm làm được, khó nhịn nhịn được, hàng đức
nhỏ trí cùn, lòng đầy khinh mạn, há có thể chịu nỗi nhọc nhằn lao khổ cầu pháp
chân thừa sao?
Quang nghe quở bèn rút dao bén
đoạn lìa cánh tay trái dâng lên. Đạt Ma biết gặp được pháp khí, bén nhận làm đệ
tử đổi pháp danh là Huệ Khả.
4. Kim Cang Chư Gia thật ra là
một bộ luận đúc kết những lời bình giải của 53 vị hiền đức về kinh Kim Cang Bát
Nhã Ba La Mật, nên còn được gọi là Kim Cang ngũ thập tam gia.
5. "Xách
nước là diệu dụng
Bửi củi ấy thần thông"
Bàng
Uẩn
6. "Sáng sớm nghe đạo,
chiều chết cũng cam": Khổng Tử
7. Trà huế: lá trà tươi để tự
nhiên nấu với nước nóng
8. "Hạo
hạo lăng già nguyệt
Phân phân bát nhã liên"
Trích
thơ vua Lý Thái Tôn
Dịch:
"Lăng già ngời bóng nguyệt
Bát Nhã nức mùi sen"
(T.T.Mật
Thể, VNPGSL)
9. Khi ngài Thần Tán ngộ đạo nơi
tổ Bá Trượng, bèn trở về chùa cũ để độ vị bổn sư, một tu sĩ chuyên tụng kinh
điển. Một hôm, Thần Tán tầm thầy, kỳ lưng rồi nói: "Điện Phật đẹp mà không
thánh". Thầy ngạc nhiên ngó lại thì Thần Tán tiếp: "Tuy Phật không
thành mà vẫn phóng quang". Hôm khác, bổn sư đang xem kinh bỗng có con ong
chui đầu vào tấm giấy dán cửa sở tìm lối ra không được, sư bèn lên tiếng:
"Thế giới thênh thang như thế mà chẳng chịu ra, dùi đầu vào giấy cũ có biết
năm nào thoát được?". Rồi Thần Tán đọc kệ:
Cửa không chẳng chịu ra
Quá ngu chui cửa sổ
Giấy cũ trăm năm dùi,
Ngày nào thoát ra được?
Bổn sư biết Ngài có sở ngộ đặc biệt
nên hôm sau đánh trống hội chúng hội lại, mới Thần Tán lên tòa thuyết pháp.
Thần Tán vừa trích dẫn 8 câu kệ của Ngài Bách Trượng thì bổn sư liền ngộ đạo:
Linh Quang độc chiếu
Siêu xuất căn trần,
Thế hiện chơn thường,
Bất câu văn tự,
Tâm tánh vô nhiễm,
Bốn tự viên thành,
Đản ly vọng duyên,
Tức như chư Phật.