Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikàya
NGƯỜI CƯ SĨ
Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, trong khu vườn cây bàng. Rồi Mahànàma đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn:
Cho đến thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ?
Ai quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Cho đến như vầy, này Mahànàma, là người cư sĩ.
Cho đến thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ giới?
Này Mahànàma, người cư sĩ tử bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ
bỏ tà hạnh, từ bỏ nói láo, tử bỏ đắm say rượu. Cho đến như vậy, này
Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ giới.
Cho đến thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ tín?
Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ
của Như Lai: “Đây là Như Lai, bậc A la hán, Phật, Thế Tôn”. Cho đến như
vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ tín.
Cho đến thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ thí?
Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ trú ở gia đình, tâm thoát khỏi cấu
uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thú từ bỏ, chia
sẻ vật bố thí. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ bố
thí.
Cho đến thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ trí tuệ?
Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ thành tựu trí tuệ về sanh diệt, trí
tuệ các bậc Thánh thể nhập, đưa đến đoạn tận khổ đau. Cho đến như vậy,
này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ trí tuệ.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ V, chương 11, phẩm Phước đức sun mãn, phần Mahànàma, NXB Tôn Giáo, 2002, tr.574)
LỜI BÀN:
Một trong những tiêu chuẩn cơ bản để tác thành người Phật tử là
quy y Tam bảo. Được trở về, quy kính, nương tựa Phật, Pháp, Tăng làm
người con Phật là một sự chuyển hóa lớn, không phải người nào cũng hội
đủ duyên lành. Cùng với việc phát tâm quy y Tam bảo, người cư sĩ phải
trau giồi nhân cách, đạo đức của mình bằng cách tự nguyện thọ trì năm
giới.
Có thể nói Tam bảo và Ngũ giới là nền tảng của người Phật tử. Tuy
vậy, ngoài Tam quy và Ngũ giới, hàng cư sĩ cần nỗ lực phát triển thêm
các hạnh lành, đặc biệt là niềm tịnh tín Tam bảo. Thâm tín Tam bảo là
điểm tựa vững chãi nhất của lộ trình tăng thượng phước báo và thăng hoa
đời sống tâm linh. Tín tâm phải kiên cố thì sở nguyện mới viên thành.
Để cải thiện phước báo của tự thân, tu tập về bố thí là phương
tiện thù thắng nhất. Mở rộng vòng tay với tha nhân, nhường cơm sẻ áo,
nhớ nghĩ về mọi người là trách nhiệm và bổ phận của người con Phật. Đồng
thời, bố thí là cách thể hiện rõ nét việc làm đoạn giảm xan tham, cố
bám víu vật chất, một tâm lý cố hữu của chúng sanh, nguyên nhân chủ yếu
của mọi khổ đau, luân hồi sinh tử.
Điều đặc biệt quan trọng đối với người con Phật là phải thành tựu
trí tuệ. Nỗ lực quán chiếu để thấy được vô thường, sanh diệt của con
người và thế giới. Không có cái gì trường cửu, bất biến, tồn tại mãi mãi
trên cuộc đời này, vạn pháp đều luân chuyển. Nhờ quán sát và tuệ tri
như vậy, người Phật tử bớt tham ái, giảm cố chấp đồng thời tin tưởng vào
sự chuyển hóa của tự thân ngày một tốt hơn.