13/11/2016 07:00 (GMT+7)
Đức Phật dạy “ Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”. Đã là người phàm thì ít nhiều chúng ta thường mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống. Nhưng nhận ra lỗi sai và sửa lỗi sẽ khiến chúng ta nhận được sự kính trọng của người khác. Vì vậy trong đạo Phật có pháp Sám hối. Nhưng sám hối như thế nào là đúng? |
12/11/2016 08:59 (GMT+7)
GN - Phật giáo đã du nhập vào đất nước Việt Nam rất sớm, từ đầu thế kỷ thứ I, trong lúc người dân Việt đang khổ đau dưới sự cai trị tàn khốc của nhà Hán. Hành đạo trong một nước có bối cảnh lịch sử như vậy, các nhà truyền giáo mang tinh thần từ bi vô ngã vị tha của đạo Phật đã dễ dàng nhập thân hành động, đóng góp trí tuệ và công sức cho sự sống còn của dân tộc.Sự gắn bó mật thiết của Phật giáo với vận mệnh dân tộc, khổ nhục cùng cam, vinh quang cùng hưởng trong suốt chiều dài lịch sử hơn hai ngàn năm, đã hình thành một sinh hoạt Phật giáo Việt Nam đầy sức sống với những nét đặc sắc chưa từng thấy. |
12/11/2016 08:54 (GMT+7)
Sau ngày 05/11/2016 được tổ chức meeting tại Việt Nam Quốc Tự - Sài gòn, sáng ngày 07/11/2016 (08/10/Bính Thân), tại bảo tàng Học viện Phật giáo Việt Nam (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) T.Ư GHPGVN đã trang nghiêm tổ chức Kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN (07/11/1981-07/11/2016). |
11/11/2016 19:29 (GMT+7)
GN - Ở đời, mỗi người có một quan niệm về sống chết khác nhau. Có người nghĩ rằng, mình sống làm người, sau khi chết cũng sẽ làm người ở một cõi nào đó, và nếu là đàn ông sẽ tiếp tục làm đàn ông, phụ nữ tiếp tục làm phụ nữ v.v... Nhưng cũng có trường hợp không tin là chết sẽ có đời sau, họ tin chết là hết. |
07/07/2016 16:39 (GMT+7)
“Nợ thì phải hoàn trả” ấy là quy luật của vũ trụ, thế nên con người cũng chớ vì các món nợ khó đòi mà phải lao tâm khổ tứ, bởi dẫu trước hay sau gì thì món nợ ấy cũng phải được hoàn trả, vì vũ trụ là công bình. |
07/07/2016 16:23 (GMT+7)
Trên cõi đời này, có rất nhiều nguyên nhân gây phiền não và khổ đau cho mọi người. Một trong những nguyên nhân đó chính là: chuyện Ân Oán, tức là chuyện ân nghĩa và chuyện oán thù trên cõi đời. Theo thói thường, con người chóng quên chuyện ân nghĩa, nhưng chuyện oán thù thì nhớ đời đời, sống để dạ chết mang theo! Có người quan niệm: Ân đền oán trả! Hoặc là: Mười năm sau báo thù cũng chẳng muộn! Mười năm thù hận! Mối thù truyền kiếp! Kẻ thù không đội trời chung! Có thù không báo không phải là người! |
06/05/2016 11:28 (GMT+7)
Người đời ăn thịt, cho rằng lẽ tự nhiên, nên mặc tình sát sanh, chứa nhiều nghiệp oán, lâu thành thói quen, không tự hay biết. người xưa có nói, thật là đau xót, giọt lệ đầm đìa, mạng lìa trần thế. |
16/04/2016 10:04 (GMT+7)
Bạn ơi. Đời là những chuyến đi, như những dòng sông, mà những dòng sông thì không bao giờ ngừng chảy. Đâu có tự nhiên mà thi sĩ Chế Lan Viên viết rằng: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.” |
16/04/2016 10:04 (GMT+7)
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới. Người không được thì tìm cách trộm cướp, lường gạt của người khác. Kẻ bần cùng thì oán trời trách đất, oán ghét xã hội, bạn bè, người thân. |
16/04/2016 10:03 (GMT+7)
Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu sơ lược với quí vị một vài lối nhìn của Phật giáo Việt Nam qua kinh điển Phật dạy. Nếu nhận định chín chắn chúng ta sẽ thấy Phật giáo Việt Nam có những ưu điểm đáng cho mình học tập và ứng dụng theo. |
16/04/2016 09:58 (GMT+7)
Pháp luôn luôn hiện hữu khắp nơi chứ Phật không có giấu, Tổ cũng không có giấu, chỉ là mắt tâm của mình chưa mở mà thôi. |
16/04/2016 09:57 (GMT+7)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời. Ananda là đệ tử thông minh nhất, đa văn nhất của Phật. |
16/04/2016 09:57 (GMT+7)
Đôi khi, chúng ta lại quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác. Khi bắt gặp ai mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết. Và hễ có ai nhắc đến tên người đó, ta lại liên hệ ngay đến lỗi lầm của họ. |
10/04/2016 03:18 (GMT+7)
Đạo Phật từ khởi nguyên cho tới bây giờ luôn tồn tại hai giới tu hành, đó là giới xuất gia và giới tại gia. |
10/04/2016 03:18 (GMT+7)
Thời Thế Tôn còn tại thế, trong quá trình du phương hoằng hóa, thi thoảng Ngài cũng gặp phải sự chống báng của tà kiến ngoại đạo. Khi Thế Tôn diệt độ, trải qua hơn 26 thế kỷ lưu truyền, giáo pháp của Ngài cũng gặp không ít sự chỉ trích, phê phán của những người có quan điểm bất đồng. Nhưng đó là chuyện rất bình thường ở thế gian này. |
10/04/2016 03:18 (GMT+7)
Vì sao Đức Phật lại khuyên chúng ta phải phản tỉnh nhiều lần? Đó là do quá trình diễn biến của nghiệp, là giai đoạn dụng tâm, cũng gọi là tác ý. Thông thường, chúng ta gọi là ý muốn. |
|