02/02/2015 12:09 (GMT+7)
Ai trói ta, ai buộc ta? - Ta tự trói, ta tự mở, không ai có thể mở dùm cho ta được, phải không các bạn. |
30/01/2015 19:10 (GMT+7)
Không thể phủ định rằng giáo dục Phật giáo dựa trên ba phương diện minh triết Phật dạy bao gồm giáo dục đạo đức (giới), giáo dục chuyển hóa (thiền) và giáo dục tri thức giải quyết vấn nạn (tuệ). Người được đào tạo trong trường Phật học, ngoài kiến thức thông thường còn thực tập chuyển hóa, mang tính ứng dụng thực tiễn và có khả năng giải quyết các nỗi khổ niềm đau của bản thân và tha nhân. |
29/01/2015 10:08 (GMT+7)
Trong kinh Tứ Thập Nhị chương, Phật dạy: “Bố thí cho một trăm người dữ ăn, không bằng bố thí cho một người hiền; bố thí cho một trăm người hiền, không bằng bố thí cho một người biết giữ năm giới; bố thí cho mười ngàn người biết giữ năm giới, không bằng bố thí cho một người đã chứng quả không thoái chuyển. Cúng dường cho trăm ức vị Bích Chi Phật, không bằng cúng dường cho một vị Phật hiện tiền”. |
27/01/2015 11:02 (GMT+7)
Quan niệm về thiện - ác của mỗi tôn giáo, mỗi hệ tư tưởng có những điểm không giống nhau. Từ đó tư duy, hành động, lối sống, đường hướng tu tập, rèn luyện bản thân, trau giồi đạo đức, phẩm hạnh cũng ít nhiều khác biệt. Bài viết này chỉ xin bàn về đạo đức hay quan niệm về thiện - ác trong Phật giáo. |
31/12/2014 23:14 (GMT+7)
(PGVN) - Đứng trước dòng thác lũ cuộc đời với vô vàn cám dỗ như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, mặc đẹp, ngủ nhiều, chúng ta khó mà vượt qua những nhu cầu cần thiết đó vì nó có sức hấp dẫn lạ thường, hay lôi cuốn, chi phối con người vào chỗ đam mê, say đắm. Cho nên, lúc nào ta cũng sống với hai tâm trạng vui-buồn lẫn lộn bởi tốt-xấu, hơn-thua, nên-hư, thành-bại, được-mất trong cuộc đời mà đón nhận kết quả khổ đau hay hạnh phúc |
31/12/2014 20:03 (GMT+7)
(PGVN) - Bạch Thầy, bé nhà con 8 tuổi, là cháu gái. Cháu có một tính xấu là ăn rất tham, luôn xí phần nhiều cho mình, thỉnh thoảng cháu lại lấy đồ của bạn mang về nhà (chỉ là những thứ nhỏ nhặt như viên gôm, cái bút chì thôi) nhưng chúng con rất sợ sẽ thành tính cách xấu sau này. Chúng con đã giải thích và bảo ban cháu rất nhiều nhưng không có tiến triển gì. Chúng con rất sợ thói xấu này càng lớn sẽ càng khó sửa. Kính mong Thầy tư vấn cho chúng con cách khuyên bảo cháu thế nào để cháu có thể bỏ được thói ăn tham và ích kỉ này. Chúng con cảm ơn Thầy rất nhiều! |
19/12/2014 20:09 (GMT+7)
Lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, nói với BBC ông cho rằng có thể mình sẽ là người cuối cùng giữ cương vị này. |
14/12/2014 21:14 (GMT+7)
(Bài thơ & Thập thiện đạo) “Có sự tương tục của nghiệp và kết quả của nó. Cho nên, khi mười thiện nghiệp thanh tịnh được thực hiện, tác giả chắc chắn sẽ thụ hưởng hạnh phúc trong đời này và sau khi chết được sinh lên các cõi trời”. (Thiền luận-quyển trung; D.T.Szuki; dịch giả: Tuệ Sỹ). |
11/12/2014 21:05 (GMT+7)
Chủ lò sát sinh Billy Fong nói: “Con người luôn nghĩ rằng những con vật này không giống người, đâu biết khóc, nhưng chú trâu này quả thật đã khóc như một đứa trẻ nít!” |
09/12/2014 00:10 (GMT+7)
Chánh niệm là chìa khóa mở cánh cửa tỉnh thức, xây dựng nếp sống tự tại, thảnh thơi và an lạc. |
07/12/2014 20:29 (GMT+7)
Câu chuyện xảy ra ở một nhà giàu tại Trung Quốc ngày xưa. Truyền thống “Cải gia vi tự” (biến nhà thành chùa) bắt nguồn từ đấy. |
07/12/2014 20:20 (GMT+7)
Khi đã lo ngại và sợ hãi về nỗi khổ trong những tái sanh thấp kém, ước muốn tìm nơi quy y sẽ phát sinh. Tam Bảo mà ta quán tưởng trước mặt mình như nền tảng quy y có tất cả các phẩm chất thích hợp để bảo hộ ta. |
07/12/2014 20:16 (GMT+7)
Nếu muốn tìm hiểu thân xác mình hầu giúp mình thấu triệt sâu xa về bản chất của nó thì quý vị phải phân chia nó ra thành nhiều thành phần tùy theo ý mình. Chẳng hạn như quý vị hình dung thân xác mình qua các thành phần cấu tạo ra nó - chẳng hạn như đất, nước, lửa và khí - và cứ theo đó mà quán xét không ngừng cho đến khi nào hiểu được ý nghĩa của các thuật ngữ chỉ định ấy. |
06/12/2014 23:13 (GMT+7)
Khi bạn so sánh với những ưu điểm của người khác khi đó bạn đang nghi ngờ khả năng của bản thân, bệnh tự ti sẽ nặng hơn vì những suy nghĩ này, bạn sẽ chán nản, sẽ lơ là không còn chú ý đến ưu điểm hay sở trường của bạn nữa. Bạn nên tự hào vì bạn là bạn, không phải là ai khác bạn nhé! |
06/12/2014 09:28 (GMT+7)
Mục đích của việc học là để thành người với đúng ý nghĩa của nó, tức là một con người hoàn thiện về mọi mặt, tài giỏi và có nhân cách đạo đức nhằm làm tròn trách nhiệm đối với gia đình người thân và dấn thân đóng góp lợi ích cho xã hội. |
30/11/2014 13:54 (GMT+7)
Thế Tôn đã nói ra cách thức tu tập hướng thượng trong giáo pháp của Ngài rất rõ ràng, không có gì bí hiểm hay khó hiểu cả. Như một người mở tấm bản đồ ra, phương hướng và lộ trình thật tỏ tường. Nếu muốn đi lên thì theo Bát Chánh đạo mà lên. Ngược lại, muốn đi xuống thì theo bát tà đạo mà xuống. Lên hay xuống đều do chính ta quyết định. |
29/11/2014 21:18 (GMT+7)
...“Cái làm tôi no lòng không là mỹ vị cao sang mà chỉ là gạo trắng, canh cà của mẹ. Cái tôi cần không là áo hoa thêu đẹp mà chỉ cần áo vải, quần sơ. Cái tôi cần không là nhà cao, xe đẹp mà chỉ cần nhà quê, vách nhỏ và được chạy trên cánh đồng quê nội bằng chính đôi chân mình”... |
29/11/2014 01:18 (GMT+7)
- Luân lý của đạo Phật có thể giúp giới trẻ phát huy nhiệt huyết sống của mình, có thể uốn nắn tư tưởng để biết được cái lợi lâu dài là cái lợi gắn mình với cả xã hội, hòa cái tôi vào cái chung. |
28/11/2014 20:49 (GMT+7)
GN - Sự chấp ngã khởi đầu từ các tôn giáo có trước khi Đức Phật ra đời, trong đó nổi bật là tư tưởng của đạo Bà-la-môn. Họ tưởng tượng rằng con người sanh ra từ Brahma tức Phạm Thiên và nhìn vào hiện tượng xã hội, có người thông minh, có người quyền thế, có thợ thuyền, công nhân và có cả người nô lệ mà từ đó, đạo Bà-la-môn đã phân định rằng người sanh ra từ miệng của Phạm Thiên thì trở thành nhà thuyết giáo, tức đạo sĩ Bà-la-môn. |
|