HỎI: Thưa
ông, người đời ai ai cũng không tránh khỏi phải chết một lần, mặc dù biết vậy
nhưng ai ai cũng tham sống sợ chết. Väy đối với Phật giáo, chết có đáng sợ
không?
ÐÁP: Ðức
Thế Tôn dạy "Sự chết không đáng sợ", cái đáng sợ hơn hết là cái Sinh.
HỎI: Sao có
chuyện lạ vậy?
ÐÁP: Có gì
lạ đâu. Ý nghĩa Phật dạy: Con người vì còn sinh mới có chết. Nếu không sinh thì
đâu có cheát. Vậy cái chết có gì đáng sợ, nên sợ sự sinh mới phải hơn. Ðức Thế
Tôn có dạy trên đời này có năm điều mà chúng sinh không ai tránh khỏi, trong đó
có một điều là Chết. Vậy thì cũng nên nghĩ, quán tưởng thường xuyên để tâm ta
được thuần thục và không còn sợ cái chết nữa.
Năm
Pháp hằng quán tưởng ấy là:
1/- Cái già sẽ đến với ta tự
nhiên, không thể nào ta tránh khỏi.
2/- Cái bệnh sẽ đến với ta tự nhiên, không thể nào ta tránh khỏi.
3/- Cái chết sẽ đến với ta tự nhiên, không thể nào ta tránh khỏi.
4/- Sự chia lìa nhân vật thương yêu quí mến sẽ đến với ta tự nhiên, không thể
nào ta tránh khỏi.
5/- Nghiệp của ta đã tạo sẽ đến với ta tự nhiên, không thể nào ta tránh khỏi.
Không
nên dể duôi mà không nghĩ đến 5 Pháp này.
HỎI: Theo
ông, thì ta sợ cái chết là sợ sai lầm, sợ cái không đáng sợ. Nhưng tôi thiết
nghĩ, phần đoâng người đời nhận định rằng: Chết là mất hết những gì mà mình đã
có, kể cả xác thân này. Còn cái Sinh là sự được, trước hết là được Thân này, vì
vậy người đời sợ mất chớ không sợ được. Bằng cớ là trong gia đình nào sinh con
thì ăn mừng vui vẻ. Trái lại gia đình nào có người chết thì khóc lóc tiếc
thương và rất buồn rầu.
Thưa
ông không hiểu Phật giáo do nơi lý do gì lại dạy: Người không nên sợ chết. Và
không sợ chết như thế có ích lợi gì?
ÐÁP: Cái lý
như đã nói ở đoạn trên: khi con người đã sinh ra rồi thì thế nào cũng phải
chết. Dầu có sợ cũng không khỏi, vì vậy không cần sợ làm gì chuyện không đáng
sợ. Còn sự ích lợi là: người không sợ chết là người không dể duôi, vì biết chắc
rằng: mình phải chết nên cố gắng hành theo chính pháp, để khỏi phải tái sinh
nữa. Người chỉ biết sợ chết, sợ không đươïc thọ hưởng ngũ trần lâu dài, nên
không nghĩ tới sự hành đạo cho mau giải thoát, càng già càng miệt mài theo ngũ
trần, người như thế gọi là người kém trí tuệ nếu không nói là si mê, hay cũng
có thể gọi là dể duôi. Nguyên nhân sợ chết là vì quá thương yêu thân này, khi
sắp lâm chung nhìn lại đời mình không làm được việc lành để hưởng về ngày vị
lai. Sợ sẽ không được có một cái thân này ngày vị lai và càng sợ hơn nữa là
thấy mất hết những vật mà chính mình thương yêu quí mến. Sở dĩ người còn sợ
chết là vì chưa nhận thức được rõ rệt theo lời Phật dạy.
HỎI: Kết
luận Ðức Thế Tôn dạy người không nên sợ chết đừng dể duôi ham mê theo tài sắc
lợi danh.
Ðáp: Ðúng
vậy, Khi Ðức Thế Tôn sắp nhập diệt, Ngài ngự nơi rừng cây Salà có lời di ngôn
cuối cùng rằng "Àmant ayami bhikkhave vaya dhamma-sankhara
sampadetha", nghĩa là: Này các thầy Tỳ Khưu, Như Lai xin
nhắc nhở các thầy: Pháp hành là những gì cấu tạo ra Thân này đều phải tiêu diệt
là lẽ cố nhiên. Các thầy không nên say mê (trong các pháp hành) mà dể duôi.
HỎI: Thưa
ông, theo tôi nghĩ sự dể duôi chẳng có liên quan gì đến sự sợ chết. Hay ta có
thể nói trái ngược hẳn là không sợ chết con người mới dể duôi, không làm lành.
Phải chăng vì không sợ chết, con người mới dám làm ác?
ÐÁP: Không
phải vậy đâu. Chỉ quên trong khoảnh khắc đó thôi.
HỎI: Họ
quên gì thưa ông?
ÐÁP: Họ
quên sự chết. Thường thường người đời không sợ gì hơn là sợ chết. Sở dĩ họ làm
ác là vì bị phiền não làm cho tâm họ thiếu sáng suốt đó thôi. Chạy theo dục
vọng mà họ lầm tưởng là hạnh phúc. Nhưng khi đã làm ác xong nhớ lại caùi chết
thì tuổi đã về chiều, cái chết đã gần bên rồi, càng lo thì càng ăn năn càng sợ
chết. Nhưng khi đã biết thì muộn lắm rồi.
Ðây tôi
xin đem lại một ví dụ để ông nhận thức.
Có một
ông tiều phu đang đốn củi trong rừng, ngày nọ ông bị một con voi rượt, ông ráng
heát sức trốn, nhưng con voi vẫn theo kề bên. Tới một cội cây to, ông ta thấy
có một rễ cây từ trên thòng xuống, hy vọng thoát khỏi voi dữ, nên liền níu lấy
rễ ấy leo lên. Khi leo cao đã mệt ông ngó lên thì thấy có một tổ ong mật đầy
tràn và nhểu xuống ngay miệng ông ta. Há miệng ra uống mật thật là không còn
thú vị nào bằng. Nhưng cùng lúc ấy ông ta thấy có hai con chuột, một con đen
một con trắng đang gậm rễ cây ông đeo. Nhưng ông vẫn ung dung há miệng hứng
mật.
Ông
quên mất rằng: Voi sắp đến gần, mà nguy hiểm nhất là chuột gặm rễ cây càng lúc
càng mòn đi rất nhiều, nếu không chết vì voi thì cuõng chết vì chuột cạp đứt rễ
cây té xuống mà chết.
Voi ấy
ví như Tử thần đang đuổi sát bên ta; rừng đó là Tam giới; ông Tiều phu ấy chính
là ta. Sợi dây ấy ví như tuổi thọ của chúng ta. Hai con chuột, con chuột trắng
là ban ngày, còn con chuột đen là ban đêm. Ngày và đêm càng qua đi thì tuổi thọ
của ta càng giảm thiểu. Tuổi thọ càng hao mòn thì chúng ta càng gần kề bên cái
chết, cũng như hai con chuột càng gặm thì cái rễ cây kia càng bị đứt lần đi.
Mật ong ấy chính là miếng mồi ngon làm cho chúng ta quên mất sự tu hành giải
thoát. Những miếng mồi ấy là Tài, Sắc, Lợi, Danh. Vì ham mê theo mồi ấy mà quên
tử thaàn đến kề bên.
Nơi đây
tôi muốn nói: Những người không sợ chết ấy không phải không sợ, nhưng họ chỉ
quên vì họ còn lo miệt mài theo mùi phú quí bả lợi danh nên không nhớ đó thôi, nếu
nói họ không sợ là chưa đúng.
Người
đời dù sinh sống bằng nghề nào, ở nơi nào, sang trọng hay nghèo khó, vua chúa
hay dân chúng cuõng không ai chạy khỏi cái chết. Nhưng người quên chết
và nhớ chết có khác nhau. Vì người nào nhớ đến cái chết người ấy không
sợ chết, bởi người ấy đã chuẩn bị đầy đủ mọi phương tiện để đối phó với tử
thần. Còn người quên cái chết vì lý do ham mê theo ngũ trần không hề chuẩn bị
để đối phó, khi tử thần đến thì lấy làm kinh sợ, vì nhìn lại trong tay không có
món chi để chống lại tử thần.
HỎI: Thưa
ông, ông vừa nói người nhớ đến cái chết thì không sợ chết. Vì người ấy đã chuẩn
bị đầy đủ những gì cần để chống lại Tử thần. Xin ông cho biết người phải chuẩn
bị những món gì để chống tử thần?
ÐÁP: Khí cụ
mà người cần phải chuẩn bị đối với Tử thần có rất nhiều, nhưng tóm lại có 3
điều là Bố thí, Trì giới và Tham thiền về chỉ quán. Sau dùng Minh sát tuệ để
diệt tận phiền não. Phàm khi người biết rằng mình có đủ khả năng để làm việc gì
thì không biết lo sợ khi đối mặt với việc ấy. Cũng như người thấy mình có đủ
khả năng chống Tử thần thì không hề sợ Tử thần.
HỎI: thưa
ông, người ta có đầy đủ khả năng thì không sợ, còn như chúng ta là người chưa
có đủ khả năng chạy trốn Tử thần thì làm sao không sợ hãi Tử thần?
ÐÁP: không
cần phải có đầy đủ khả năng, hiện giờ chúng ta đã có Bố thí, Trì giới niệm
tưởng coâng đức của Ðức Thế Tôn hằng ngày không dể duôi.
Khi
không dể duôi lúc lâm chung chính mình kiểm soát thấy mình không làm gì nên tội
và phước thiện đã đào tạo xong rồi. Phạm hạnh là nơi nương nhờ mình cũng đã có
rồi tự nhiên không còn kinh sợ tử thần. Phạm hạnh là khí cụ có đủ khả năng
chống với Tử thần rất hữu hiệu. Nếu ông ráng tu hành thì ông sẽ nhận thấy sự
can đảm của lòng mình.
Khi
mình nhận thấy đủ can đảm chống với Tử thần thì sau khi quá vãng chắc chắn được
sinh về cõi yên vui thơ thới. Ông sẽ nhận thấy chết chẳng qua là đổi cái nhà cũ
ra cái nhà mới và tốt đẹp hơn, còn người không lo trau dồi đức hạnh khi chết
thấy mất cả mọi vật mà mình đã có.
(http://www.saigon.com/~anson/uni/u-giaidap_thacmac/gdtm-04.htm)