Tuy nhiên không phải đó là nguyên nhân để phủ nhận vấn đề luân hồi.
Vấn đề luân hồi là một vấn đề sâu xa tế nhị. Từ ngàn xưa, con người đã
tìm cách lý giải vấn đề này. Trong nhân gian, không hiếm những lời giải
thích tại sao lại quên những gì về tiền kiếp. Nếu giả dụ rằng có sự
tái sinh thì nhớ lại kiếp trước sẽ gây được biết bao điều phiền toái
trở ngại. Một người sinh ra nếu nhớ lại tiền kiếp của họ, người ấy sẽ
tìm đến những gì liên quan đến bản thân họ ở quá khứ hơn là hiện tại.
Thực tế trên thế gian đã có
khá nhiều trường hợp xảy ra. Vì hiện tại họ mới chỉ sinh ra và rất mới
lạ đối với những người mà họ nhận là cha, mẹ, anh em, bà con... Một thí
dụ dể hiểu là khi một đứa bé ra đời và đến tuổi biết suy nghĩ, nếu đứa
bé ấy nhớ lại tiền thân của mình là con của ông A, bà B thì dĩ nhiên
khi lớn tình mẫu tử, phụ tử sẽ sống dậy nơi đứa bé và dĩ nhiên nó sẽ
tìm đủ mọi cách để gặp lại cha mẹ cũ. Như vậy người mẹ hiện nay của đứa
bé sẽ ra sao? Sẽ đau đớn khổ sở, buồn rầu biết chừng nào? Thí dụ ấy
giống như tâm trạng của một cô gái ngày xưa về nhà chồng mà bao nhiêu kỷ
niệm đẹp với người yêu dấu đều bỏ lại đằng sau trong khi người mà mình
sẽ gọi là chồng thì lại là một người không quen biết do cha mẹ của
tiền kiếp thì hình ảnh ấy sẽ lôi cuốn vô cùng không những vì tình cảm
rằng buộc mà còn có thể là vì tò mò muốn biết sự thật về kiếp trước của
mình ra sao.
Luật luân hồi quả báo quy
định rõ ràng con người sẽ phải chuyển sinh qua nhiều kiếp và những gì
họ phải trải qua như buồn đau khổ hận, tai nạn hoặc sung sướng hạnh
phúc, giàu sang, đều do từ kết quả họ tạo ra từ kiếp trước. Hiện tượng
luân hồi được xem như là một định luật. Tuy nhiên luật này dễ bị xáo
trộn khi con người biết được rõ ràng mỗi kiếp của mình. Những bậc đại
sư, những vị cao tăng cũng chưa hẳn biết rõ tiền kiếp của mình. Những
bậc Thiền giả có huệ lực cao khi tập trung tư tưởng mới có thể nhớ lại
kiếp trước và xem đó như là những biến cố đã xảy ra trong những giòng
đời trước đó của mình. Chính Đức Phật Thích Ca khi đang trên đường tìm
đạo, vẫn chưa biết được tiền kiếp của mình, mãi đến khi chứng ngộ đạo
pháp mới thấy được các kiếp. Nhờ ngài đã đắc được Túc Mạng Minh và
Thiên Nhãn Minh, nhờ đó mà ngài nhớ lại được hàng ngàn tiền kiếp chuyển
hóa trong trí như một cuộn phim quay ngược dòng thời gian.
Như vậy, chỉ những bậc siêu
phàm mới có khả năng nhớ lại tiền kiếp, còn loài người hầu như tất cả
đều chìm đắm trong tăm tối mê mờ không thấy, không biết những gì đã xảy
ra ở những tiền kiếp của mình. Chỉ họa hoằn mới có những trường hợp dị
biết lạ lùng như có những đứa bé mới 4, 5 tuổi kể lại tiền kiếp mình
hay có người có khả năng khơi dậy những hình ảnh của kiếp trước nơi
người khác.
Trong dân gian Việt Nam ta
thường nghe kể lại chuyện những người chết đi sống lại kể các chuyện
thác vào Địa Ngục. Những linh hồn này trước khi đi qua chiếc cầu khủng
khiếp để đến chốn Diêm phù, họ đều được quỉ sứ cho ăn cháo. Cháo này
gọi là Cháo Lú. Công dụng chính của Cháo Lú là để linh hồn người chết
quên hết những gì về quá khứ của đời mình để dễ dàng cho việc đầu thai
sau này, vì nếu không thì những linh hồn ấy vẫn còn mang nặng những nhớ
thương tiếc nuối về cảnh cũ, người xưa, tình ruột thịt, máu mủ giữa
cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái khiến lúc tái sinh luân hồi, họ lại
tìm đến những gì liên hệ với tiền kiếp. Điều đó làm khó khăn trở ngại
cho sự trả quả trong lần đầu thai lại này và cả những lần chuyển sinh
khác nữa.
Câu chuyện truyền khẩu trong
dân gian ấy nói lên phần nào sự quên đi tiền kiếp của mỗi người khi họ
đầu thai. Tuy nhiên, như đã nói từ trên, từ cổ đại cho đến nay vẫn
không hiếm những người có khả năng nhiều ít về sự nhớ lại những gì
trong quá khứ. Trên thế gian có nhiều người có trí nhớ siêu đẳng và cao
hơn nữa, có người có khả năng nhớ lại tiền kiếp như đã trình bày từ
trước.
Từ lâu, các nhà nghiên cứu về
hiện tượng tâm thần như Freud, Jerome Kegan, Emest Havemann. William
C.L.C. Macleod, Kripke.D.F.,Simons R.N... đều cho biết rằng tiềm thức
là cái thâm sâu vi diệu nhất thuộc về lãnh vực tinh thần ở con người.
Họ cố gắng nghiên cứu tìm hiểu những vùng sâu thẳm của tiềm thức, vì
kinh nghiệm cho thấy, qua giấc mơ nhiều người đã quay về thời kỳ ấu thơ
của mình rất rõ ràng tự nhiên như đang xem qua một cuốn album dán ảnh
của họ chụp vào những giai đoạn từ ấu thơ đến khôn lớn. Những hình ảnh
ấy vô cùng linh hoạt và rất chi tiết cả từ hình ảnh, màu sắc, cử chỉ,
môi trường, sự việc xảy ra. Như thế rõ ràng là ở trong bộ não đã có
những vùng giữ lại ký ức của mọi việc đã xảy ra từ lúc con người sinh
ra.
Theo nhà nghiên cứu nổi danh
về vấn đề này là Hidtoring Tan thì trí nhớ được giữ lại trong những
phân tử protein của tế bào não. Nếu có một năng lực nào làm khởi động
các phân tử ấy thì các ký ức sẽ được phục hồi rõ nét. Từ lâu phương
pháp thôi miên được áp dụng để làm khơi dậy những hình ảnh của quá khứ
ấn nhập trong những vùng sâu thẳm của bộ não. Nếu khả năng của thuật
thôi miên mạnh mẽ hơn nữa thì những hình ảnh của quá khứ xa xăm của một
đời người sẽ hiện ra rõ rệt trong trí nhớ người đó và xa hơn nữa là
tiền kiếp của người ấy. Nhiều thắc mắc về hình ảnh của tiền kiếp từ lâu
đã được đưa ra. Người ta tự hỏi rằng tại sao trong bộ não một người lạ
lại có tích chứa những hình ảnh của tiền kiếp trong khi người ấy sinh
ra và lớn lên rồi già chết, bộ não ấy của một đời người lại ghi nhận
những dữ kiện xảy ra từ những đời trước đó?
Cần nhắc rằng từ lâu, các nhà
nghiên cứu về óc não đã quan tâm đến vấn đề là bộ não con người là một
thế giới lạ lùng mà sinh vật học mới lần bước vào một vài đoạn đường
của nó mà thôi. Ngày nay, các nhà khoa học nhận thấy rằng từ lúc con
người ra sinh ra cho đến khi họ qua đời, dù người ấy sống đến 100 tuổi
đi nữa thì họ cũng chỉ tiêu thụ có một phần mười năng lực của bộ não.
Vậy còn chín phần kia vẫn chưa dùng tới là bởi nguyên nhân nào? Phải
chăng những phần kia còn tích chứa trong ký ức, hình ảnh, sự kiện của
nhiều đời nhiều kiếp khác nữa. Chỉ khi nào có được sự kích động, khêu
gợi do nguyên động lực nào đo mà làm phát sinh như sự thôi miên chẳng
hạn thì những ký ức ấy mới lột rõ. Đôi khi những hình ảnh, sự việc xảy
ra trùng hợp với những hình ảnh trong quá khứ xa xăm của tiền kiếp cũng
khích động được.
Điều này giải thích sâu xa
hơn những trường hợp vì sao có người thầy cái bánh xe lại khiếp sợ vì
trước đó hay từ tiền kiếp họ đã bị một tai nạn khủng khiếp có liên hệ
tới bánh xe như bị tra tấn bằng bánh xe, bị bánh xe cán qua người.
Nhiều người đôi khi khủng hoảng sợ trước một vài, thứ như sợi dây,
nhánh cây, con mèo, hoặc có khi sợ nước, sợ màu đen, sợ tiếng còi... là
những thứ xét ra không có gì phải đáng hoảng sợ. Nhưng theo khoa tâm
lý học thì sự hoảng sợ ấy đều có nguyên nhân vì có thể trước đó những
thứ ấy đã là nguyên nhân gây nên những sự việc hệ trọng, đôi khi nguy
hiểm tạo đe dọa trong quá khứ và hình ảnh ấy ăn sâu trong tiềm thức cho
đến khi được khơi dậy lại từ những sự vật, hiện tượng liên quan.
Theo ông Edgar Cayce (người
có khả năng khơi dậy những hình ảnh trong tiền kiếp của người khác) thì
mỗi người đều tích trữ trong bộ não mình những ký ức tiềm tàng từ tiền
kiếp. Qua nhiều kiếp, mỗi người đã trải qua những giai đoạn phức tạp
khác nhau và đôi khi những hình ảnh trong ký ức ấy được hiện ra trở lại
qua nhiều tác nhân như giấc mộng khi đang ngủ hay những hình ảnh khi
đang thức hay mạnh mẽ hơn và rõ ràng hơn khi được kích động qua giấc
ngủ thôi miên.
Tiến sĩ Igo Xamolvich
Lixevich (Liên Xô cũ), nhà nghiên cứu về triết học Đông phương đã ghi
nhận rằng: "Không riêng gì ở các nước Đông Phương huyền bí mà ngay ở
các nước Âu Châu và Mỹ Châu, đâu đâu cũng có những trường hợp lạ kỳ mà
cho đến nay giới khoa học vẫn chưa giải thích được".
Nhiều người, nhất là con trẻ, đã kể lại quãng đời về tiền kiếp của họ.
Các nhà khoa học hiện nay chỉ
mới dựa vào các gen di truyền ở các nhiễm sắc thể trong tế bào và gọi
từ trí nhớ gen hoặc giải thích qua hiện tượng tiềm thức là những gì mà ý
thức con người không kiểm soát nổi hoặc qua những hình ảnh hay câu
chuyện ngẫu nhiên nào đó để rồi tích tụ lại trong tiềm thức và khi gặp
điều kiện hay bất chợt phát sinh vì tác động của một sự thúc đẩy nào
đó về tâm lý. Riêng đối với các nhà nghiên cứu siêu linh thì có một lý
luận cho rằng: cái gọi là hồn của một chết nào đó đã nhập vào một người
khác và nếu bị hồn khác xâm nhập lại yếu về năng lực tinh thần lẫn thể
xác thì khi đó sẽ bị hồn mới nhập khống chế về điều trước tiên là kích
động việc nhớ lại cuộc đời của người khác.
Thật sự cho đến nay, vấn đề vẫn chưa được sự giải thích rõ ràng.
Theo Bí ẩn Tiền kiếp và Hậu kiếp (Nhà xuất bản Tôn giáo) - Người đưa tin