26/11/2014 22:57 (GMT+7)
Ngũ dục là 5 sự ham muốn của một chúng sinh, thích được thỏa mãn đầy đủ năm trần cảnh nên cũng gọi là ngũ trần. |
26/11/2014 12:39 (GMT+7)
Đời sống cũng như xã hội là một hỗn hợp, bao gồm nhiều người tốt lẫn người xấu. Nếu chúng ta chỉ yêu thích cái tốt, ghét cái xấu, nếu chúng ta để mình lệ thuộc vào cảm xúc, thì đời sống tinh thần của mình rất bấp bênh, bất an vì sự vui buồn của mình bị lệ thuộc vào những đối tượng xấu tốt trong xã hội, hoàn cảnh bên ngoài. |
25/11/2014 19:07 (GMT+7)
Hạnh phúc hay đau khổ là số phận chung của mọi chúng sinh, nhất là con người, và theo quan điểm Phật giáo thì đây không phải là phần thưởng hay hình phạt do Thượng Ðế ban cho một sinh linh đã làm điều thiện hay điều ác. Tín đồ Phật giáo tin vào một định luật tự nhiên, gọi là “ luật nhân quả”, áp dụng chung cho tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này. Tín đồ Phật giáo không tin vào một Ðấng Thượng Ðế toàn năng, và do đó một Ðấng Thượng Ðế như vậy, và ngay cả Ðức Phật đại từ bi cũng không thể ngăn cản được định luật này. |
25/11/2014 00:01 (GMT+7)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách mang tựa Con tim giải thoát (A Heart Released) của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949). Ajahn Mun và thầy của ông là Ajahn Sao (1861-1941) là những người đã tái lập "Truyền thống tu trong rừng", một phép tu thật khắc khổ và nghiêm túc, nêu cao lý tưởng của một cuộc sống khất thực không nhà của thời kỳ khi Đức Phật còn tại thế. Vị đại sư Ajahn Chah - mà người Thái tôn thờ như người cha sinh ra mình - thuộc thế hệ thứ hai của truyền thống này, và vị thầy của ông không ai khác hơn là Ajahn Mun. |
23/11/2014 23:30 (GMT+7)
Muốn trở thành người có nhân cách đạo đức, ta phải thực tập lời nói từ tốn, ôn hòa, luôn sống chân thực với người trước sau như một, không vì lợi dưỡng riêng tư, cũng chẳng vì những tham muốn cá nhân vị kỷ. |
23/11/2014 15:44 (GMT+7)
Quý vị nên buông bỏ tất cả, thúc liễm thân tâm. Thân là gốc khổ. Tâm là nguồn tội. Bây giờ không nổ lực tu, thì đợi đến bao giờ? Phải biết thân người khó được. Xả bỏ vọng tưởng thì tâm như như. Nếu tinh tấn tu thì lo gì không có ngày cắt đứt sinh tử. |
22/11/2014 13:26 (GMT+7)
Quy trình ướp xác có một không hai... không khác gì hành xác đến cực độ, chịu khổ hạnh để trở thành Phật được nhiều nhà sư ở Nhật áp dụng. |
17/11/2014 09:22 (GMT+7)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ. Trong Phật giáo có rất nhiều tác phẩm chính là đại diện cho loại hình này; đặc biệtchính bản thân Đức Phật cũng là nhà văn học tài trí mẫn tiệp, trí tuệ siêu quần. |
17/11/2014 09:13 (GMT+7)
Thần thông là sức mạnh bất khả tư nghì vượt trên thường thức và thể năng, do tu tập thiền định và trí tuệ mà có được. Phật giáo có nói đến sáu hình thức thần thông: 1, Thiên nhãn thông; 2, Thiên nhĩ thông; 3, Tha tâm thông; 4, Thần túc thông; 5, Túc mệnh thông; và 6, Lậu tận thông. Muốn đạt được trọn vẹn các thần thông này thì hành giả phải tu trì theo con đường của Phật. |
12/11/2014 00:06 (GMT+7)
Pháp của Phật chỉ thuần một vị, đó là vị giải thoát. Tuy nhiên, do phải kinh qua nhiều lần kết tập và phải trải qua hơn 400 trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, lời dạy của Ngài mới được ghi lại bằng văn bản2, nên đã nảy sinh những quan điểm dị biệt. |
08/11/2014 23:41 (GMT+7)
Lời phát biểu trên đây của nhà sư người Pháp Matthieu Ricard cũng là tựa của một bài phỏng vấn ông do tập san Thiên Chúa Giáo La Vie (Sự Sống) thực hiện ngày 07 tháng 10 năm 2014. Nhân ngày Quốc Tế Thực Phẩm 16 tháng 10 vừa qua, các cơ quan truyền thông khắp thế giới thi nhau đưa ra các quan điểm về vấn đề trên đây, và tập san La Viecũng đã phát hành một số đặc biệt với chủ đề ăn chay, trong đó có bài phỏng vấn nhà sư Matthieu Ricard. |
07/11/2014 22:57 (GMT+7)
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là quán chiếu lại bản thân, xem mình đã phạm phải những lỗi lầm gì qua thân, khẩu và ý, từ đó thể hiện tâm ăn năn hối cải, và nguyện không để những hành vi sai trái như vậy xảy ra lại trong tương lai. Sám hối, cũng được cho là để “tỏ bày lỗi lầm của mình trước Phật, Bồ-tát, Sư trưởng hay đại chúng với mục đích mong được diệt tội”2. |
06/11/2014 07:14 (GMT+7)
Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng. |
06/11/2014 07:09 (GMT+7)
Ai trong chúng ta cũng có lúc cảm thấy buồn chán. Với một số người, sự buồn chán đấy kéo dài thành một bệnh kinh niên, khiến cho cuộc sống của họ trở nên tù túng và nghèo nàn. Họ bị triệt tiêu hết động lực lao động, không có hứng thú với cuộc sống và thiếu nỗ lực trong mọi việc. Các đặc điểm trên dường như đang miêu tả về những người trưởng thành, những người bị cột chặt vào con đường kiếm sống, đã dần chai sạn với mọi sự mơn gọi của cuộc sống. Tuy vậy, qua quan sát cá nhân, dường như nhiều người trẻ lại đang sống cho qua ngày mà không có một niềm hứng khởi nào được thắp lên mỗi ngày. |
04/11/2014 23:21 (GMT+7)
Phật Tánh còn được dụ như tấm gương tròn sáng của tâm: cảnh hiện ra, biến đổi và rồi biến mất. Cũng được ví như nước: bọt sóng hiện ra, trôi nổi và rồi tan vỡ về lại nước. Do vậy, Phật Tánh không sanh ra bất kỳ pháp nào hết, vì trước hết và sau cùng, Phật Tánh vẫn bất động như tánh của gương, như tánh của nước. |
02/11/2014 16:41 (GMT+7)
Làm sao để có được hạnh phúc an lạc là câu hỏi rất thực của cuộc sống và cũng là mong ước chính đáng của con người ở trong mọi thời đại. Tất cả mọi người đều mong muốn có được cuộc sống hạnh phúc an lạc, nhưng không phải ai cũng biết cách để sống hạnh phúc an lạc thật sự. |
01/11/2014 08:41 (GMT+7)
Sống trong xã hội Ấn Độ đương thời mà người dân bị áp bức bởi luật giai cấp, Đức Phật đã đưa ra sự cải cách tột bực, theo đó mọi người dân đều được bình đẳng, không có giai cấp khi nước mắt cùng mặn, máu cùng đỏ. |
31/10/2014 12:49 (GMT+7)
Có đi sâu vào sinh hoạt trí thức và tâm linh ở phương Tây ngày nay, nhìn ra những cái bế tắc của xã hội kỹ thuật-vật chất ở đây, ta mới nhìn thấy hết khát vọng của con người hiện đại. |
30/10/2014 19:25 (GMT+7)
Kinh điển của Phật giáo dù cho “lưu truyền tám vạn tư” đi nữa thì cũng không ra ngoài “Tam học” (三学). Pāli gọi là Tisrah sikkhah, Sanskrit gọi là Tisrah siksah. Tam học còn gọi là Tam vô lậu học. Đó là giới, định và tuệ, là quá trình tu tập mà bất cứ ai hướng về đạo Phật, muốn từ bỏ mọi phiền não của thế gian, cho dù xuất gia hay tại gia đều không thể không trải qua. |
28/10/2014 23:53 (GMT+7)
Trong cõi đời, chúng ta phải chịu đựng những sự đau đớn, khổ não nơi thân và tâm, nhưng tâm bệnh có thể được chữa khỏi bằng Phật pháp. |
|