07/07/2015 23:27 (GMT+7)
Con
người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng
bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ, v.v… Trong những
cái sợ này có cả sợ ma. Không phải chỉ có con nít mới sợ ma mà nhiều
người lớn cũng sợ ma. |
07/07/2015 11:09 (GMT+7)
Sân có nghĩa là nóng giận bộc phát ra bên ngoài khi ta không hài lòng hay bất bình về một điều gì đó. Sân được biểu lộ qua những trạng thái như đỏ mặt tía tai, bực tức, la hét, xỉa xói, nguyền rủa, chửi mắng, đánh đập, thậm chí có thể giết người khi không làm chủ được bản thân. Song song với sân là hận, có nghĩa là hờn, là dỗi, còn gọi là oán hờn, bức rức, khó chịu trong tâm. Theo từ Hán Việt, ta gọi chung là “sân hận”, một trạng thái của tâm được thể hiện ra bên ngoài gọi là sân, âm ỉ sôi sục bên trong gọi là hận. |
28/06/2015 21:01 (GMT+7)
Tôi sanh ra ở một thôn nhỏ ở phía bắc tỉnh An Huy, Trung Quốc; vốn là một đứa trẻ ngoan, biết cần kiệm, nghe lời, hiếu học, kính trên nhường dưới. Cha mẹ gian lao vất vả nuôi tôi ăn học. Lớn lên, tôi thi đậu vào một trường đại học ở Thanh Đảo, từ đó rời xa quê cha đất tổ, bắt đầu cuộc sống thị thành kéo dài 18 năm. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi vào làm ở một công ty sửa xe ô tô, vì sự chăm chỉ, nỗ lực và tinh thần hiếu học của mình, dần dần tôi đã trở thành lãnh đạo của công ty. |
28/06/2015 20:56 (GMT+7)
Người chân thật tu hành không nên xem truyền hình. Truyền hình thời đại hiện nay là dấu hiệu của ma vương. Bạn qua lại với nó thì phiền não sẽ to. Vô số chúng sanh trên thế giới này từ nhỏ đã kết giao mật thiết với nó, mỗi ngày không rời khỏi. Chúng ta phải cảnh giác cao độ. Không chỉ đó là ma vương, tương lai e rằng càng hung hơn, tà ác hơn. |
28/06/2015 20:51 (GMT+7)
Chú Huệ Chiếu có tên là Dương Ngọc Trước, 75 tuổi, nguyên quán Bà Rịa Vũng Tàu. Trước đây chú là con nhà giàu, có quyền thế nên hồi trẻ chú đã sát sinh hại vật khá nhiều để phục vụ cho sở thích ăn uống của mình. Thời thanh niên trai tráng lại có nhiều tiền nên tha hồ vung tiền hưởng thụ các thú vui dục lạc. Đến tuổi thất thập cổ lai hy thì chú vướng phải căn bệnh nan y thời đại – Ung thư tiền liệt tuyến, di căn tới xương, phải dùng xạ trị. Đến giai đoạn này thì lẽ ra bệnh nhân có thể sẽ phải sử dụng morphin để giảm đi sự đau đớn. Thế mà khi tiếp nhận pháp môn niệm Phật mà HT Thích Trí Tịnh đã dạy nên chú đã làm theo. |
27/06/2015 11:06 (GMT+7)
Hãy nhớ rằng chỉ có chính bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình
theo chiều hướng tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó
đối với không biết bao nhiêu người. Sau đó hãy tập tự kiềm chế một ít,
nhất là lúc ban đầu, để duy trì kỷ luật của việc mỗi ngày thường xuyên
hành thiền. |
24/06/2015 22:37 (GMT+7)
Trên con đường tu hành, việc niệm Phật là một việc vừa
cần thiết, vừa cấp bách. Hễ gặp dịp tu là tu liền, gặp dịp niệm được là
niệm ngay, chớ nên chần chờ để cho thời gian luống trôi qua một cách vô
ích. |
24/06/2015 22:22 (GMT+7)
Tìm hiểu về pháp trợ niệm của Đức
Phật sẽ giúp chúng ta thấy rõ rằng Ngài rất chú trọng đến việc trợ niệm cho người sắp lâm chung hơn là việc hộ niệm sau khi chết, một pháp hành rất phổ biến hiện nay. |
24/06/2015 11:05 (GMT+7)
Nếu quý vị lấy Sáu Đại Tông Chỉ làm nền tảng và đào luyện thân tâm của mình, thì quý vị sẽ đạt được sự tự do về sanh và tử. |
20/06/2015 09:16 (GMT+7)
Từ “vô ngã” trong tiếng Pàli là “Anatta”, trong đó “Na” có nghĩa là “không” và “Atta” có nghĩa là “ngã”. Chữ Atta (ngã) có hai nghĩa: 1.Tôi, ta (đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít dùng để chỉ chính mình). 2.Là một danh từ có nghĩa: Ngã (tôi, ta), tự ngã, linh hồn (thực thể vô hình thường còn mãi mãi trong mỗi hiện hữu, một thực thể vĩnh cửu, thường hằng bất biến). Khi bản kinh truyền sang Trung Hoa, các dịch giả dịch là “vô ngã” (không có ngã) hay “phi ngã” (chẳng phải ngã). |
19/06/2015 08:22 (GMT+7)
Thiền có nghĩa là nhìn sâu, và khi nhìn sâu vào một đối tượng nào đó, chẳng hạn như một bông hoa, ta sẽ có được một cái thấy (insight) là bông hoa đó được làm bằng những yếu tố không phải là hoa, và nếu ta lấy những yếu tố không phải là hoa đó ra khỏi bông hoa thì bông hoa không thể nào tiếp tục tồn tại. |
19/06/2015 08:18 (GMT+7)
Phật ngôn ấy đã được nói ra cách đây gần ba ngàn năm nhưng giá trị minh triết của nó còn soi rọi đến tận thế kỷ văn minh ngày nay, dẫn đường cho con người biết đặt đức tin đúng chỗ, rất khoa học, hợp với chánh trí. Chỉ có đức tin ấy mới giúp ta đi tìm chân lý, tìm sự thật vậy. |
19/06/2015 08:14 (GMT+7)
Phổ Hiền thập đại nguyện hạnh là nội dung hạt nhân trong việc tin ngưỡng và tu trì của Bồ Tát Phổ Hiền, xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật Giáo Hán truyền coi Bồ Tát Phổ Hiền là biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn, cùng với Bồ Tát Quán Âm (biểu tượng cho Từ Bi), Bồ Tát Văn Thù (biểu tượng cho trí tuệ), Bồ Tát Địa Tạng (biểu tượng cho thệ nguyện); cùng hình thành nên nội hàm tín ngưỡng và tinh thần tiêu biểu của bốn tâm hạnh Bi-Trí-Nguyện-Hạnh của Phật Giáo Đại Thừa. |
16/06/2015 11:10 (GMT+7)
Đức
Phật của chúng ta ngày xưa cũng bị nhiều người hủy nhục trước mặt vua
quan, thần dân thiên hạ. Khi bị cô gái giả làm bụng bầu bêu xấu trước
mặt mọi người: “Sa môn Cồ Đàm đã lấy em rồi mà ngày nay bỏ bê em như thế
này để em phải bụng mang dạ chữa, sao anh đối với mọi người đều từ bi
thương yêu bình đẳng mà lại để em thành ra nông nỗi. |
13/06/2015 20:13 (GMT+7)
Con đường Bồ-tát - con đường lý tưởng nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa - không phải là pháp tu để thành thánh, thành tiên, mà là một lối sống ai cũng có thể ước mong thành tựu được. Ngài Chogyam Trungpa Rinpoche giải thích rằng, ai phát nguyện tu hạnh Bồ-tát thì chỉ có một lời nguyện đơn giản là: lo cho chúng sinh trước hết và không giữ lại gì cho chính mình. (Carolyn Rose Gimian) |
09/06/2015 12:58 (GMT+7)
Người tu Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù tu theo bất cứ pháp môn nào thì tâm tịnh và trí sáng là mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong đời sống tu hành. Tuy nhiên trong thực tiễn, dù đã hết sức cố gắng nhưng tâm mình thì lúc tịnh lúc không, trí mình thì khi sáng khi tối. |
08/06/2015 22:53 (GMT+7)
Âm vang nụ cười ấy đã đi vào lịch sử, và các thiền sư sau này cũng đã
thể nghiệm nụ cười sâu lắng ở khắp nơi, từ thiền đường trang nghiêm cho
đến đồng hoang cỏ nội, hay thành thị huyên náo trước cuộc hành trình
dạo chơi sinh tử. |
05/06/2015 23:56 (GMT+7)
Thân và tâm, tức thể xác và tinh thần, cái
nào quan trọng hơn? Đa số chúng ta thường lo cho thể xác hay lo cho tinh
thần? Chúng ta ai cũng lo cho thân làm sao được sạch đẹp, sung mãn, đầy
đủ; còn phần tinh thần ít ai quan tâm tới. Nhưng thử hỏi, chúng ta lo
cho thể xác được sung mãn, đầy đủ thì nó có bền bỉ, lâu dài được không?
Rất tiếc, dù ta lo cho nó cách mấy thì thân này cũng phải
già-bệnh-chết. |
|