19/01/2014 09:35 (GMT+7)
Trong kinh Phật dạy: "Người tu hành chân chính, có ai đến phá phách làm trở ngại thì người đó bị tội phải đọa địa ngục.” Như vậy chúng ta tu hành chân chính mà có người lại chửi bới phá phách mình thì người đó hết sức vì mình, hết sức thương mình họ mới dám làm, vì biết phải đọa địa ngục. Nên chúng ta phải quý kính người đó hơn. Người ấy đã gan dạ dám vào địa ngục để giúp cho mình tiến lên, thì còn gì hơn nữa ! |
17/01/2014 01:01 (GMT+7)
Trên ngực các pho tượng Phật, trên những bìa sách hay trong những trang kinh sách Phật giáo, ta thường thấy hình chữ VẠN. Cách viết giống như hai chữ S bắt chéo thẳng góc với nhau, trông như cái chong chóng đồ chơi của trẻ em. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẳn nhau theo hướng từ ngoài nhìn vào: |
10/01/2014 06:24 (GMT+7)
Đời sống thế gian là đời sống hưởng thụ ngũ dục lạc (cũng gọi ngũ dục trưởng dưỡng, gồm có tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, địa vị, ăn uống hưởng thụ, ngủ nghỉ), tùy nhân duyên phước báo mà mỗi cá nhân có điều kiện hưởng thụ ngũ dục nghèo nàn hay sung mãn, con người xem hưởng thụ ngũ dục như là nhu cầu của đời sống và là điều kiện mang lại hạnh phúc. |
08/01/2014 07:44 (GMT+7)
Hầu như ai ai trong chúng ta cũng đã từng nghe đến hai từ “Nhân” và “Quả”. Nếu làm lành thì sau này sẽ hưởng một quả báo lành, an vui và hạnh phúc. Ngược lại, nếu làm việc ác thì quả báo đau khổ, trầm luân sẽ không thể nào tránh khỏi. |
05/01/2014 15:50 (GMT+7)
Có hai vị giữ địa vị quan trọng trong Thiền tông là tổ Bồ Đề Đạt Ma (?-532) và Lục tổ Huệ Năng (638-713). Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã có công đặt nền móng cho ngôi nhà Thiền tông, và tổ Huệ Năng được coi như người đã xây cất nên ngôi nhà kỳ diệu đó để còn lưu truyền đến ngày nay. Cuốn Pháp Bảo Đàn kinh ghi về cuộc đời của tổ Huệ Năng cùng những bài pháp của tổ rất đầy đủ. |
03/01/2014 08:53 (GMT+7)
Bất cứ ai hiện hữu trong cuộc đời này cũng đều có thể phạm phải những lỗi lầm, sai sót dù ít hay nhiều. Bởi khi tâm ý mê mờ, thiếu sáng suốt thì mọi hành động, nói năng của ta rất dễ dàng vấp phải những lầm lỡ, sơ suất gây khổ đau cho bản thân và ảnh hưởng không tốt đến người khác. Đó là lẽ đương nhiên. Do vậy, thành tâm ăn năn các tội lỗi mà mình đã tạo ra, và lập nguyện đừng để cho những hành vi sai trái tái diễn là việc làm đáng được mọi người trân trọng, quý mến và noi theo |
30/12/2013 09:18 (GMT+7)
Dưới đây là 32 vần kệ, một con số kỳ diệu, là những cảm xúc chân thành phóng chiếu tự nhiên từ trái tim tôi. Những lời thỉnh cầu liên tục của Otse Yana, một người bạn tốt, là thuận duyên và tâm từ bỏ mãnh liệt đối với sự vô thường trong tâm tôi là nguyên nhân sâu xa khiến tôi, Ngawang Lodro Tsungmed, biên soạn bài kệ này vào ngày 27 tháng Giêng năm 1964. Cầu mong đó là điều kiết tường! |
28/12/2013 10:06 (GMT+7)
Tà dâm là sự dâm dục với người không phải hoặc chưa phải vợ hoặc chồng của mình. Hành vi này trời đất không dung, quỷ thần phẫn nộ. Ngay khi một ý niệm dâm dục khởi phát, thậm chí trước khi hành vi nào đó xảy ra, đã là phạm tội lỗi lớn (tạo nghiệp to lớn). Vợ chồng là người được gia đình cha mẹ đồng ý cưới hỏi, và pháp luật của đất nước công nhận. Nhưng giữa vợ chồng, nếu chìm đắm trong dâm dục cũng phạm tội tà dâm.Nếu phạm lỗi, không chỉ người đó đã gây ra tai họa lớn cho chính mình, mà còn mang tới bất hạnh cho con cái họ. |
25/12/2013 07:29 (GMT+7)
Câu
hỏi nêu lên có vẻ rất đơn giản, nhưng thật ra lời giải
đáp khá phức tạp, bởi vì không phải « theo » Phật giáo
là đương nhiên trở thành một Phật tử. Có những người
chưa bao giờ đến chùa, không ăn chay, cũng chẳng hiểu Đạo
Pháp là gì, nhưng vẫn tự nhận là người « theo » Phật
giáo, chẳng qua vì họ tự nhận diện dựa vào truyền thống
gia đình, hoặc cứ nhận bừa để chọn cho mình một vị
trí tín ngưỡng trong xã hội. |
25/12/2013 07:24 (GMT+7)
Nếu chỉ vì ngũ
quan không thể cảm nhận được mà ta quả quyết rằng Niết Bàn là hư vô, là không
không, không có gì hết, thì cũng phi lý như người mù kết luận rằng trong đời
không có ánh sáng, chỉ vì không bao giờ anh ta thấy ánh sáng. Trong ngụ ngôn
"Rùa và Cá" được nhiều người biết, cá chỉ biết có nước nên khi nói
với rùa, cá dõng dạc kết luận rằng không có đất, bởi vì có những câu hỏi của cá
đều được rùa trả lời là "không". |
25/12/2013 07:19 (GMT+7)
Niết bàn, nirvana (S), nibbana (P), trong Sanskrit
và Pali có nghĩa bóng là, một "thể trạng dập tắt". Hình ảnh của một
ngọn lửa đã bị dập tắt qua việc không còn nhiên liệu nữa. Trong cách thường
dùng nhất, lửa tượng trưng cho những khổ đau tái diễn không thể kiểm soát của
luân hồi; trong khi nhiên liệu tượng trưng cho những cảm xúc phiền não, và nghiệp tượng trưng cho nhiên liệu. Thuật ngữ
Tây Tạng cho "niết bàn" có một ý nghĩa khác. Nó có nghĩa bóng là một
"thể trạng vượt khỏi khổ đau", liên hệ đến một tình trạng thoát khỏi
khổ đau. |
17/12/2013 07:49 (GMT+7)
Xã hội loài người đang phát phì bởi tích quá nhiều nghiệp; giống như một người ăn quá nhiều thịt, không thể cưỡng. Kiểu như Tần Thủy Hoàng đòi hỏi thuốc nôn, nôn ra những thứ vừa ăn để tiếp tục thưởng thức nhiều món khác |
16/12/2013 09:07 (GMT+7)
Trên thế gian này, cuộc sống đầy dẫy những sự bất trắc, bất như ý, con người phải bon chen quanh năm suốt tháng để sống còn, phải tranh đấu một cách vất vã để vươn lên, để vượt qua những cơn sóng gió của cuộc đời, những bước thăng trầm của thế sự. Con người thường mang tâm trạng hoang mang, âu lo, sợ hãi khi hướng về tương lai, không biết rồi đây ngày mai mình sẽ ra sao, cuộc đời của mình sẽ như thế nào, chuyện gì sẽ xảy ra cho mình và người thân của mình? Cho nên con người thường mong muốn mọi chuyện được bình yên, suôn sẻ, may mắn, chuyện gì cũng đều tốt đẹp như ý. Lòng mong muốn cao độ đó thường dẫn tới sự cầu nguyện, van xin Trời Phật ban cho những điều mơ ước vượt tầm tay, tưởng chừng như ngoài khả năng của con người. |
12/12/2013 12:33 (GMT+7)
Có những điều đốt mãi chẳng thành tro, đó là vàng, thứ vàng thật không sợ lửa! Con người ta nếu sống chân thành, thật thà với chính mình, với người thì cái tâm ấy như vàng, như kim cương nên không sợ chi lửa. |
11/12/2013 08:15 (GMT+7)
Tùy hỷ là vui với niềm vui của người khác. Khi thấy người khác thành công hay làm được việc gì đó mang tại tiếng tăm, lợi lộc, được nhiều người ngợi khen, biết đến; ta chung vui thật sự với niềm vui đó của họ. |
10/12/2013 13:22 (GMT+7)
Theo tuệ giác của Thế Tôn, người nào tuân thủ trọn vẹn năm nguyên tắc đạo đức này thì luôn gặt hái nhiều lợi ích và thành công trong cuộc sống. Trước hết là giữ gìn được tiền bạc, tài sản do công khó làm ra. Tiền bạc tuy không phải là yếu tố chính quyết định hạnh phúc nhưng thiếu hụt cũng gây ra khốn đốn nhiều bề. Thế nhưng, do tập khí phóng dật, người ta thường để hao tán của cải vì đam mê rượu chè, cờ bạc và chi tiêu vô bổ |
10/12/2013 07:19 (GMT+7)
“Kính lạy đức Thế Tôn! Nay thấy thế gian cùng một giống sanh trong đạo người, có kẻ đẹp, kẻ xấu, người mạnh, kẻ yếu, kẻ nghèo, người giàu, kẻ khổ, người vui, kẻ sang, người hèn, âm thanh bất đồng, ngôn ngữ khác nhau, có người sống lâu trăm năm chẳng chết, người ba mươi tuổi đã tử vong, kẻ mười lăm tuổi chết yểu, cho đến trẻ nhỏ bị bào thai đọa lạc. Có người đoan chánh, có kẻ bần hàn, có người xấu xí mà giàu sang, kẻ rất mạnh khoẻ mà thấp kém, Có người nhu nhược mà lên ngôi cao, có người khổ mà sống lâu, kẻ vui mà chết sớm, có người làm lành mà hay gặp nhiều điều khốn quẫn; |
09/12/2013 07:46 (GMT+7)
Kinh Đại Bổn và Tiểu Bổn Di Đà nói: Đức Phật Thích Ca nói với ông Xá Lợi Phất rằng “ Từ đây đi qua Tây phương cực lạc cách mười muôn ức cõi Phật, có nước cực lạc, đức Phật nước ấy hiệu là A- Di Đà đương giảng dạy cho chư Bồ –tát, Duyên Giác và Thinh văn tu theo Tịnh độ. |
08/12/2013 04:16 (GMT+7)
Chúng ta ai cũng hiểu cuộc đời là vô thường, nay còn mai mất, nay vầy mai khác, muôn sự không có gì tồn tại vĩnh viễn, bất biến, không thay đổi, cho nên chúng ta nhứt định không tranh cãi, không ngạc nhiên, cũng như không bực bội, khi thấy người khác thay tướng đổi tâm, từ tốt thành xấu, hoặc ngược lại, từ xấu thành tốt. |
06/12/2013 23:21 (GMT+7)
Linh hồn hoặc nguyên thần của một người sẽ rời khỏi thân thể khi sinh mệnh kết thúc, và sẽ một lần nữa xuất hiện ở một sinh mệnh khác, quá trình này gọi là luân hồi. |
|