18/02/2014 17:05 (GMT+7)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? |
24/01/2014 07:37 (GMT+7)
Mạnh Tử nói: “Ai cũng có thể là Nghiêu, Thuấn”. Tuân Tử nói: “Người tàn ác cũng có thể trở thành ông Vũ”. Thường Bất Khinh Bồ Tát nói: “Tôi chẳng dám khinh các ngài, các ngài đều sẽ thành Phật” là vì ai cũng có thể là thánh hiền, cũng có thể thành Phật. |
23/01/2014 13:32 (GMT+7)
Phàm người lúc lâm chung tứ đại chia lìa, mọi nỗi khổ dồn dập, nếu chẳng phải là người đã chứng tam muội từ lâu ắt chẳng dễ gì tự chủ. Huống hồ quyến thuộc chẳng hiểu lợi hại, thường dùng tình cảm thế gian phá hoại chánh niệm, sắp thành công lại bị thất bại. Khổ thay! Ðau thay! Nếu trong khi ấy, được người khác khai thị, hướng dẫn trợ niệm, dẫu là người bình sinh chưa từng niệm Phật cũng dễ sanh lòng tin. Tai nghe Phật hiệu, tâm duyên Phật cảnh, nhất tâm chánh niệm liền có thể cảm được Phật tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương. Phải đặc biệt chú ý lúc quan trọng tối khẩn yếu này! Ở đây, tôi trích lục các pháp yếu lo liệu việc lâm chung của các cổ đức và nghi thức trợ niệm, khuyên mọi người hãy tuân theo ngõ hầu được vãng sanh. |
21/01/2014 00:15 (GMT+7)
Từ cõi Ta bà này, cứ về hướng Tây, cách đây hơn 10 muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực lạc. Vị Giáo chủ ở thế giới ấy là Phật A Di Đà thường hay nói Pháp. Cõi ấy có 7 lớp câu lưu (tường hoa), 7 lớp lưới giăng, 7 hàng cây xinh đẹp, có "hồ thất bảo" đầy "nước tám công đức". |
18/01/2014 21:52 (GMT+7)
Ngày nay, một nghìn người niệm Phật thì có chín trăm chín mươi chín người niệm Phật giả. Nếu người niệm Phật thật sự thì một chữ Chết thường ở trong tâm, tự mình luôn kiểm nghiệm, chỉ cần người niệm Phật không sợ chết, thích chết, bất cứ lúc nào cũng đón cái chết, luôn mong cầu sớm được vãng sanh về Cực Lạc; đây là người niệm Phật thật sự “chán lìa Ta-bà, thích cầu Cực Lạc”. Như thế, một nghìn người niệm Phật, nghìn người vãng sanh; vạn người niệm Phật vạn người vãng sanh, không một người nào mà không sanh về Tây phương. |
14/01/2014 01:11 (GMT+7)
Đời người ở thế gian đều không tránh khỏi cái khổ của bệnh dịch và chết. Khi những thứ khổ đó xuất hiện, duy chỉ có buông xả vạn duyên, nhất tâm niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Nếu thấy bị quá mệt, gần tắt thở, thì chỉ niệm bốn chữ A Di Đà Phật, nhất tâm cầu Phật từ bi tiếp dẫn quí vị vãng sanh Tây Phương. |
25/12/2013 07:18 (GMT+7)
48
Lời Nguyện của Phật A Di Đà
Hán dịch: Tào Nguỵ, Pháp Sư Khương Tăng Khải
Việt dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh |
19/12/2013 00:48 (GMT+7)
Nhân ngày vía Đức Từ Phụ A Di Đà chúng tôi lựa chọn một số câu chuyện niệm Phật A Di Đà mà được cảm ứng của các cố nhân ngày xưa. Hy vọng các đạo hữu pháp môn tịnh độ có thêm được tín tâm để chuyên nhất niệm Phật, đến khi mạng chung được về cõi Cực Lạc Bang thoát khỏi biển khổ sinh tử luân hồi.... |
08/12/2013 08:07 (GMT+7)
Bình thường chúng ta không thấy có vọng niệm, khi ngồi yên xuống, vọng niệm nổi lên rất nhiều. Có người cho là do niệm Phật, thưa quý vị, không phải như thế, không phải do niệm Phật mà sanh nhiều vọng niệm. Thực tế trong lúc bình thường, chúng ta đã có rất nhiều vọng niệm rồi, nhưng chúng ta không để ý đến khi ngồi yên lặng xuống niệm Phật, muốn thu nhiếp tâm lại mới phát giác rõ ràng như thế thôi. |
07/12/2013 07:15 (GMT+7)
Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.Thời đại mạt pháp, căn khí chúng sinh ngu si yếu đuối. Không nương tựa vào sức đại từ, đại nguyện của đức Phật A Di Đà mà có thể đời này thành tựu sự giải thoát sinh tử, trong ức ức vạn người khó có một |
30/11/2013 08:15 (GMT+7)
Người thật sự biết niệm Phật, sự lợi ích, niềm an lạc mà họ đạt được, phàm phu chúng ta không thể nào hiểu thấu, mà họ cũng không thể giải thích rõ cho chúng ta, vì có giải thích, chúng ta cũng không hiểu. Giống như ai uống nước, tự người đó biết nóng hay lạnh, mùi vị ngọt đắng ra sao vậy. Nguyên tắc thuyết pháp của chư Phật cũng thế! Những điều chúng sanh có thể hiểu được, các ngài mới nói; nếu không hiểu được, tuyệt đối đều không nói. |
29/11/2013 09:47 (GMT+7)
Chư thiên hữu hành trì pháp môn niệm Phật! Quý vị mỗi ngày thường xuyên niệm Phật sáng tối hai thời, hoặc có người nhiều hơn nữa từ năm đến mười ngàn câu. Tự mình nhận biết phước mỏng tội dày, không chút thiện căn nhưng nhiều ác nghiệp; vì vậy mà hằng ngày nên chuyên cần tinh tấn niệm phật không gián đoạn. |
28/11/2013 13:05 (GMT+7)
Những cái Có trong niệm Phật 1. Niệm Phật để tâm hồn thanh thản. 2. Niệm Phật để an trụ tâm. Đang nóng nảy, niệm Phật lòng dịu hẳn xuống. Đang thù hận, niệm Phật hận thù hóa giải. Đang tham lam, niệm Phật bớt tham… |
27/11/2013 07:28 (GMT+7)
Trong khi niệm Phật, từ một câu đến mười câu phải niệm cho phân minh, nhớ số phân minh. Niệm hết mười câu lại niệm từ một câu đến mười câu, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi câu. Niệm câu nào nhớ câu nấy, chẳng được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ. |
25/11/2013 19:42 (GMT+7)
Nếu cư sĩ lòng tin thấu đáo, tha thiết vì sự sanh tử không móng một niệm nghi hoặc, thì tuy chưa ra khỏi đời ác trược, đã chẳng phải là người ở lâu trong cõi Ta Bà, tuy chưa đến Liên bang, nhưng sẽ là khách mới của miền Cực Lạc. Từ đây, khi thấy người hiền phải gắng làm cho bằng, gặp việc nhơn đừng nên thua nhượng, đâu nỡ dần dà trễ nải để lầm một lúc, lỡ muôn đời hay sao? Người có huyết tánh, chắc không chịu sống làm thây đi thịt chạy, chết đồng mục nát với cỏ cây. Vậy cư sĩ phải nên cố gắng. |
11/11/2013 23:37 (GMT+7)
Hơn 2500 năm trước, một Vĩ nhân xuất hiện trên đời, trong bối cảnh Ấn Độ đang đắm chìm trong 62 học thuyết ngoại đạo chấp thủ ngã và ngã sở, bị vây bủa bởi chiều dày lịch sử phân chia giai cấp, nhân loại khổ đau, nhưng không tìm ra lối thoát |
02/11/2013 10:28 (GMT+7)
Niệm Phật giúp người hành trì thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý... |
28/10/2013 10:54 (GMT+7)
Có những kẻ cả đời niệm Phật nhưng chẳng thể vãng sanh, nguyên nhân nói đại lược gồm 4 điều: |
27/10/2013 01:06 (GMT+7)
Thánh Đạo Môn tuy thâm diệu, nhưng thời điểm và căn cơ chẳng tương ứng. Tịnh Độ Môn hình như là nông cạn, nhưng thời điểm và căn cơ đều tương ứng. Thời Mạt Pháp một vạn năm, các kinh điển khác đều tiêu diệt, chỉ còn pháp môn niệm Phật A Di Đà để cứu độ chúng sanh. |
26/10/2013 10:12 (GMT+7)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao? |
|