24/10/2013 09:40 (GMT+7)
Thứ nhất, Phật khuyên bảo chúng ta phải “minh tín nhân quả”, bốn chữ này rất hay. Minh là trí tuệ, không phải mê tín. Đối với chân tướng sự thật, bạn phải làm cho rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, chân thật tin tưởng nhân quả. Phật nói tất cả kinh đều không rời nhân quả, thế gian pháp không thể thoát khỏi nhân quả, Phật pháp cũng không thể thoát khỏi nhân quả. Nhân quả tuyệt đối không phải mê tín, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, đó là nhân quả. Nhất định không thể trồng đậu được dưa, trồng dưa được đậu, cho nên nhân thiện nhất định được quả thiện, nhân ác nhất định cảm ác báo. Thế nhưng có lẽ chúng ta sẽ xem thấy một số hiện tượng trong xã hội dường như không hề tương ưng với những gì Phật pháp đã nói, một số người ác hưởng phước, người thiện thì bị chịu tội, đời sống vô cùng khốn khổ, việc này dường như không phù hợp với sự thật nhân duyên quả báo mà Phật pháp đã nói. Thực ra đó là bạn chưa tường tận thông suối đối với sự thật và luân lý của nhân quả. |
23/10/2013 00:22 (GMT+7)
Hỏi: Nam Mô A Di Đà Phật. Kính thưa cư sĩ. Con có nghe vấn đáp hộ niệm vãng sanh của hòa thượng Tịnh Không. Ngài nói người chết sau 49 ngày sẽ đầu thai, những người phước lớn sẽ đầu thai nhanh hơn (đại khái như vậy). Sao chị con mất năm 1992 đến nay vẫn còn nhiều người mơ thấy. Chị con hồi đó tu ở chùa Linh Phong Đà Lạt. Nhiều đệ tử vào tu sau thỉnh thoảng mơ thấy chị con về la khi họ làm điều gì đó sai. Mấy vị đó không biết chị con là ai. Họ kể lại vói Ni Trưởng, theo mô tả chính xác là chị ấy. Vậy chị vẫn chưa được đầu thai và vài người thân trong gia đình con cũng vậy. Họ vẫn nhập về, có người nói đói khát. Mặc dầu đã tụng kinh Địa Tạng hồi hướng rất nhiều, phóng sanh, bố thí và một lần chẩn tế nhưng vẫn thế. Xin cư sĩ dành một ít thời gian tu tập quý báu của mình hướng dẫn thêm ạ. |
19/10/2013 23:33 (GMT+7)
Phương pháp niệm 10 danh hiệu A-Di-Đà Phật là phương pháp đơn giản, lợi ích thiết thực trong việc hành trì pháp môn niệm Phật. Đặc biệt thích hợp với những người ít có thời gian tu tập. Hành trì theo phương pháp nầy sẽ giúp cho chúng ta nhất tâm chánh niệm A-Di-Đà Phật và giúp cho chúng ta an lạc thanh thản ngay trong giây phút hiện tại. |
16/10/2013 20:29 (GMT+7)
Muốn có tin sâu thì tối thiểu phải đạt từ
nhất niệm của nhị thiền trở lên, đến giai đoạn này, tiếng niệm Phật phát ra từ
Vô thức tức là Tàng thức còn gọi là A Lại Da
thức hay Thức thứ 8. Tin sâu có
nhiều mức độ, thông qua 4 cấp : Sự - Lý - Sự lý viên dung - Sự sự vô ngại
pháp giới. |
09/10/2013 14:54 (GMT+7)
Đây là một phương cách cải thiện bộ não và sức khoẻ thân tâm, thăng
hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả, thuận hợp đạo lí của vũ trụ. Dù
có theo tôn giáo hay không, dù thuộc tôn giáo nào, nếu thực hành là có
lợi ích lớn. (Được rút ra từ kho báu văn hoá minh triết). |
06/10/2013 16:53 (GMT+7)
Ngày nay, nhiều người
niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc. Điều này phù hợp với đại
nguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh về cõi Tịnh độ của Ngài để tiếp
tục tu hành tới ngày thành Phật. |
06/10/2013 16:52 (GMT+7)
rong tư tưởng Phật giáo thì màu sắc
của hạnh phúc gồm nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, từ những thể dạng tạm bợ
cho đến tối hậu. Dầu sao đối với ý nghĩa trọn vẹn của nó thì hạnh phúc
"đích thực" phải được hiểu như là một thứ hạnh phúc hiện hữu trong một
tư thế thăng bằng và bền vững. Vì thế "hạnh phúc thực sự" rất khác biệt
với các thứ "hạnh phúc thông thường" chỉ gồm có những cảm nhận mang tính
cách thích thú hay hân hoan và đó chỉ là những gì thật biến động và phù du. |
17/09/2013 16:38 (GMT+7)
Vài năm
qua trên báo chí và sách vở xuất hiện một số thảo luận về câu niệm (Nam Mô) A
Di Đà Phật hay (Nam Mô) A Mi Đà Phật. Có lẽ khởi đầu từ cuốn "Hương Sen Vạn
Đức" của HT Thích Trí Tịnh1 (2006), và "Ý Nghĩa Hoằng Pháp
và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ được ghi nhận trong bài viết
trên mạng Thư Viện Hoa Sen |
07/09/2013 09:58 (GMT+7)
Người niệm Phật nhất định có cơ duyên sẽ
thành Phật, tâm tâm niệm niệm lúc nào cũng nghĩ đến Phật, cuối cùng nhất
định sẽ thành Phật. Người tham thiền lại nói cái “chẳng được” chính là
Phật, bởi vì tham thiền là tìm Phật, chẳng chịu nhận mình là Phật, tham
câu “Niệm Phật là ai?” tìm tới tìm lui chính là hướng ngoại rồi. |
05/09/2013 08:31 (GMT+7)
Điều quan trọng
nhất là tín tâm phải kiên cố. Tín tâm nếu không kiên cố, thì muôn sự
không thể thành. Hôm nay tăng, ngày mai giảm; nghe người nói tham thiền
hay thì bỏ ngay công phu niệm Phật, chạy qua tu thiền. Nghe người nói
học kinh điển rất tốt thì lại bỏ thiền, qua học kinh giáo. |
04/09/2013 11:39 (GMT+7)
Cho nên biết rằng chỉ có pháp môn niệm Phật
cầu vãng sanh Tây phương là dễ dàng và phổ cập cho mọi tầng lớp từ kẻ
xuất gia đến người tại gia cư sĩ muốn mong cầu đoạn trừ sanh tử chứng
quả Niết Bàn ở thời đại mạt pháp này. |
04/09/2013 11:36 (GMT+7)
Như thường lệ, sau thời cầu nguyện
vào mỗi sáng tôi hay ôn lại những bài đã học thuộc của ngày hôm trước.
Nhưng sáng nay sau khi đọc thuộc lòng bản “Lam Tso Nam Sum” tôi cứ muốn
đọc lại và dò thật kỹ từng câu (vì phát âm tiếng Tạng và từ vựng của tôi
không tốt lắm) bỗng nhiên trong tâm chợt phát sinh ý nghĩ muốn dịch bản
văn này ra Việt ngữ. |
28/08/2013 21:55 (GMT+7)
Lượt thị thắng năng
Thị cố y hành thuyết thứ đệ
Tín nhạo tối thắng thậm nan đắc
Thí như nhất thiết thế gian trung
Nhi hửu tùy ý diệu bảo châu
Bài kệ này đại sư Thanh Lương đã giải thích cho chúng ta là tổng kết
thắng năng |
27/08/2013 03:54 (GMT+7)
Hiện giờ trên đất nước Việt Nam mình tuy rất nhiều tông,
nhưng chủ yếu vẫn là ba tông chính: Thiền, Tịnh, Mật. Sau một thời gian
nghiên cứu và tu tập thì chúng tôi thấy ba pháp đó thực chất vốn là một. |
23/08/2013 21:44 (GMT+7)
Sau thời gian tập thở và lắng
nghe hơi thở (lâu mau tuỳ ý), thì chuyển qua lắng nghe những nói năng
trong tâm trí. Đây gọi là thiền định tự tri (tức là quán tâm). Lắng nghe
tâm trí mang năng lượng thiện ích cực lớn, cho mình và cho toàn vũ
trụ, cho toàn thể chúng sinh, vì đó là hạnh nguyện đại thừa. Sự thông
minh tối thượng sẽ tự biết cách lắng nghe tâm trí; đó là trí vô sư. |
19/08/2013 13:54 (GMT+7)
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra, Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âm Hán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn.Kinh này được hầu hết các Phật tử tại Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, và Trung Quốc biết đến và rất thường dùng trong việc đọc tụng. |
13/08/2013 12:28 (GMT+7)
VănThù Sư Lợi Ma Ha
Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền
diệu của tất cả Bồ tát thuở tu nhơn, pháp tánh sẵn có của hết thảy chúng sanh. |
02/08/2013 13:22 (GMT+7)
Hòa Thượng Tịnh Không nói nếu bạn lạy vạn Phật, bạn lạy Phật trước thì
quên Phật sau, khó đi vào nhất tâm, vì vậy cho nên bạn lạy 1 Phật A Di
Đà cảm được Phật thì trong ánh hào quang của Phật A Di Đà có vô số Phật,
vô số bồ tát hiện ở trong, nương danh hiệu A Di Đà Phật để ngộ tánh
nghe rất dễ, nên chư tổ nói, miệng niệm, tai nghe rõ ràng từng chữ từng
câu không cho sót, cứ nghe hàng ngày liên tục đừng cho quên, thì cách
nhép môi niệm A Di Đà Phật là không quên, niệm trong đầu bằng tư tưởng
rất dễ quên và bị hôn trầm, buồn ngù. |
23/07/2013 22:53 (GMT+7)
Tất cả mọi người ai cũng mang thân này
và cho đó là thân mình. Chúng ta mang thân suốt cuộc đời và nhận nó là
thân mình nhưng nếu xét kỹ thì chúng ta có thật biết rõ về nó chưa? Cho
nên cần phải nhìn thật kỹ về nó.Lâu nay chúng ta nhìn thế nào về thân
này? Thân này gồm có: đầu, tóc, mắt, tai, mũi, miệng, má, cằm, cổ, vai,
ngực, bụng, tay, chân, eo, lưng v.v… mình cho đóù là thân phải không?
Thường thì ai cũng đều thấy thân như thế, nhưng bản chất của thân chẳng
lẽ là vậy sao? Đó là chỗ chúng ta phải thấy cho thật kỹ, thật rõ. Nếu
nhìn thấy thân như vậy, nhà Phật gọi là quá hồ đồ, hời hợt, tức là chúng
ta chưa thật biết gì về thân mình. |
09/07/2013 18:20 (GMT+7)
Thời Đức Phật tại thế, các Phật tử thường hướng về nơi Ngài
và chúng Tăng đang cư ngụ đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như Lai,
đầy đủ thập hiệu, để tỏ lòng cung kính, tri ân và cầu nguyện. Khi thực
tập như thế, họ cảm thấy được an ủi nhiều lắm. |
|