Phẩm 11:
Năm Phương
tiện
Chi 1: Ấm, Nhập, Giới,
Nhân duyên phương tiện
Như thế, người mới tập thiền muốn thoát khỏi cảnh sanh già, muốn trừ bỏ
nhân duyên gây nên cảnh sanh tử, muốn trừ bỏ sư mê mờ của vô minh, muốn
đoạn bỏ sợi dây yêu thương ràng buộc,
muốn đắc được Huệ của bực Thánh, thì
phải cố khởi lên năm phương tiện
ở nơi năm điạ hạt. Đó là ấm phương
tiện, nhập phương tiện, giới phương tiện, nhân duyên phương tiện và
Thánh đế phương tiện.
Hỏi: Thế nào là ấm phương tiện?
Đáp: Năm ấm: sắc ấm, thọ ấm,
tưởng ấm, hành ấm và thức ấm.
Hỏi: Thế nào là sắc ấm?
Đáp: Là bốn đại
và các vật chất (sắc) do bốn
đại tạo thành.
Thế nào là bốn đại? Đó là
điạ giới (=
đất), thủy giới (= nước),
hoả giới (= lửa), phong giới (= gió).
Thế nào là điạ giới?
Điạ giới có tánh chất bền chặt, hình
tướng cứng rắn. Thế nào là thủy giới? Thủy giới có tánh chất ẩm
ướt, làm vật chất kết dính lại. Thế nào là hoả giới? Hoả giới có
sức nóng, nấu chín vật chất. Thế nào là phong giới? Phong giới có
tánh chất nâng giúp vật chất.
Để vượt qua được các sự che đậy của bốn đại, người mới tập thiền nên
dùng hai cách quán sát: quán sát sơ lược và quán sát chi tiết, như
đã được
nói rộng qua trong phần quán bốn đại trưóc đây.
Hỏi: Thế nào là sắc (= vật chất) do bốn
đại tạo nên?
Đáp: Sắc, hay là vật chất, do bốn
đại tạo nên gồm có: nhãn nhập, nhĩ
nhập, tỉ nhập, thiệt nhập, thân nhập, hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị
nếm, nữ căn, nam căn, mạng căn, thân tác (tác
= việc làm), khẩu tác (khẩu = miệng), Hư-không giới (= không
gian), sắc nhẹ, sắc nhuyễn, sắc kham (kham = chịu
đựng), sắc trì (trì = giữ gìn),
sắc tăng trưởng, sắc tương tục (= nối tiếp),
sắc sanh, sắc chết, sắc vô thường (= chẳng thường còn), thực phẩm,
xứ sắc, (...).
Thế nào là nhãn nhập? (nhãn = con mắt; nhập =
vào). Do nhãn nhập mà thấy được sắc,
có đối tượng (về hình sắc) y theo đối
tượng đó mà nhãn thức (= sự hiểu biết về hình sắc) khởi lên,
đó gọi là nhãn nhập. Lại nữa, y theo
ba lớp thịt mỏng tròn trắng, đen của nhãn
châu, nằm trong năm chất thịt, máu, gió, đàm,
huyết thanh, to bằng chừng như nửa hột cải, hoặc như
đầu con kiến, chất sắc thanh tịnh đó được gọi
là nhãn nhập, vốn tùy theo nghiệp cũ mà thành ra vật chất do bốn
đại tạo nên, trong
đó hoả đại chiếm phần tối đa. Như Đại đức
Xá-lợi-phất có nói, do nhãn thức thanh tịnh mà thấy
được sắc hoặc nhỏ, hoặc vi tế như đầu con
chí, con rận.
Thế nào là nhĩ nhập? (nhĩ = lỗ tai). Do nhĩ nhập
mà nghe được tiếng, có đối tượng (về âm
thanh), y theo đối tượng đó mà nhĩ thức khởi lên,
đó gọi là nhĩ nhập. Lại nữa, nơi hai
lỗ tai có lông màu đỏ mọc ngoài biên,
y theo lớp da mỏng như cọng nhánh đậu xanh,
chất sắc thanh tịnh đó được gọi là nhĩ nhập, vốn do nghiệp cũ và
bốn đại tạo nên, trong
đó phong đại chiếm phần tối đa.
Thế nào là tị nhập? (tị = lỗ mũi). Do tị nhập mà
ngửi được mùi hương có
đối tượng (về mùi) y theo
đó mà tị thức nổi lên,
đó gọi là tị nhập. Lại nữa, nơi hai lỗ
mũi bên trong có ba ngỏ hiệp lại vào một lỗ nhỏ có hình như hoa câu tì
đà la (Kovilàra, một loại gỗ
mun), chất sắc thanh tịnh đó được gọi là
tị nhập, vốn do nghiệp cũ và bốn đại tạo nên,
trong đó phong đại chiếm phần tối đa.
Thế nào là thiệt nhập? (thiệt = lưỡi). Do thiệt nhập
mà nếm được các vị có đối tượng (về vị
nếm) y theo đó mà thiệt thức khởi lên. Lại nữa, nơi bắp thịt lưỡi,
rộng độ hai ngón tay, hình giống như
hoa uất-bà-la (Uppala, hoa sen xanh) chất sắc thanh tịnh ấy
được gọi là tị nhập, vốn do nghiệp cũ
và bốn đại tạo nên, trong
đó thủy đại chiếm phần tối đa.
Thế nào là thân nhập? Do thân nhập mà cảm xúc
được sự va chạm có đối tượng (về xúc chạm) y
theo đó mà thân thức khởi lên. Lại nữa, trừ lông, tóc, móng tay
chơn, răng và các phần khác chẳng có
cảm ứng, nơi toàn thể châu thân, chất sắc thanh tịnh
đó được gọi là thân nhập, vốn do
nghiệp cũ và bốn đại tạo nên, trong
đó điạ đại chiếm phần tối đa.
Vật chất mang hình sắc có thể thấy được,
đó gọi là sắc nhập. Âm thanh có
đối tượng có thể nghe được, đó gọi là thanh nhập. Mùi hương
có đối tượng có thể ngửi được, đó gọi là
hương nhập. Vị nếm có đối tượng có thể
nếm được, đó gọi là vị nhập. Nữ căn
là đặc tánh phái tính của người
nữ. Nam căn là
đặc tánh phái tính của người nam.
Mạng căn giữ gìn thân sắc do
nghiệp tạo nên. Thân tác là những hành
động hiện có của thân thể. Khẩu tác là những
động tác hiện có của miệng. Khiến cho vật
chất (= sắc) được phân biệt
nhau, đó gọi là Hư-không giới.
Sắc khinh (khinh = nhẹ) là tánh chất nhẹ nhàng của vật chất.
Sắc nhuyễn là tánh chất mềm dịu, nhu nhuyễn của vật chất. Vật chất
chịu đựng được sự uốn nắn, đó gọi là
sắc kham thọ trì. Ba đặc tánh vừa kể,
sắc khinh, sắc nhuyễn và và sắc kham thọ trì, là những
đặc tánh vật chất khiến cho thân trở nên
chẳng giải đãi (= lười nhác).
Sắc tụ là sự hội tụ của các nhập lại (từ nhãn nhập
đến thân nhập và từ sắc nhập
đến vị nhập). Sắc tụ đó còn
được gọi là sắc tương tục, nối
tiếp nhau chẳng dứt. Khiến cho vật chất (= sắc) khởi sanh ra,
đó gọi là sắc sanh. Khiến cho
vật chất chín muồi, đó gọi là sắc
lão. Khi vật chất bị suy yếu, tàn tạ, đó
gọi là sắc vô thường. Sanh khí của mọi loài chúng sanh
được đứng vững, là nhờ vào thực phẩm,
đó gọi là
đoàn thực. Sắc nương theo giới và
ý thức giới mà khởi lên, đó gọi là
giới. Xứ sắc là các giới giải đãi,
đó còn gọi là sắc thùy miên (=
ngủ yên hay bất động).
Hai mươi sáu món vật chất do bốn đại
tạo nên đó, cùng với bốn
đại, lập thành ba mươi sắc
chất.
Hỏi: Bốn đại và các sắc chất do
bốn đại tạo nên, khác nhau thế nào?
Đáp: Bốn đại dựa vào
nhau mà cùng sanh ra. Các sắc chất do bốn đại
tạo thành nên nương theo bốn đại mà
sanh ra. Nhưng các sắc chất do bốn đại tạo
chẳng dựa theo bốn đại, lại cũng chẳng dựa vào các sắc chất khác do
bốn đại tạo nên. Như ba cây gậy dựa
vào nhau mà đứng vững, sự nương tựa vào
nhau của bốn đại cũng được hiểu biết như vậy.
Như hình bóng rọi xuống của ba cây gậy dựa vào nhau mà
đứng vững, các sắc chất do bốn đại tạo nên
cũng được hiểu biết như thế.
Đó là chỗ khác biệt giữa hai loại: bốn
đại và sắc chất do bốn
đại tạo nên.
Người toạ thiền dùng năm cách để tìm
biết thật rõ ràng về ba mươi sắc chất. Năm
cách: (1) do khiến khởi lên, (2) do tụ hội lại, (3) do sanh ra, (4)
do chủng loại, (5) do đồng nhứt.
Hỏi: Thế nào là do khiến khởi lên?
Đáp: Chín sắc chất do nhân duyên, nghiệp, mà khởi
lên, đó là nhãn nhập, nhĩ nhập, tị
nhập, thiệt nhập, thân nhập, nữ căn, nam căn,
mạng căn và xứ sắc. Hai sắc chất do nhân duyên, tâm, mà khởi
lên, đó là thân tác và khẩu tác. Một
sắc chất do tùy thời, duyên, tâm, mà khởi lên,
đó là thanh nhập. Bốn sắc chất do tùy
thời, tâm, thực phẩm, nhân duyên, mà khởi lên,
đó là sắc khinh, sắc nhuyễn, sắc kham
thọ trì và xứ sắc. Mười hai sắc chất do bốn nhân duyên mà khởi lên,
đó là sắc nhập, thiệt nhập, vị nhập,
Hư-không giới, sắc tụ, sắc tương tục, sắc sanh,
đoàn thực và bốn giới. Hai sắc chất
chẳng khởi lên, đó là sắc lão và sắc
vô thường. Lại nữa, sanh làm nhân duyên gây nên già lão, già lão làm nhân
duyên sanh ra vô thường. (đoàn
thực; đoàn = tròn; thực =
ăn; thức ăn lấy tay vo tròn lại
để nuốt vào miệng, theo lối
ăn của người Ấn độ)
Như thế, do khiến khởi lên mà biết
được các sắc chất.
Hỏi: Thế nào là do hội tụ?
Đáp: Chín sắc chất khởi lên tụ về nghiệp, chín sắc
chất khởi lên tụ về tâm, và ba sắc chất tụ về thực phẩm.
Hỏi: Thế nào là chín sắc chất khởi lên tụ về nghiệp?
Đáp: Đó là nhãn thập, nhĩ thập, tị thập, thiệt thập, thân
thập, nữ căn thập, nam căn thập, mạng căn
thập, và xứ thập.
Hỏi: Thế nào gọi là nhãn thập?
Đáp: Xứ của nhãn thập là bốn giới của nhãn thanh tịnh. Nhãn
thập gồm có mười là: bốn giới, sắc, hương, vị, xúc, mạng căn
và nhãn thanh tịnh. Mười món nầy cùng nhau sanh ra, chẳng hề lìa
nhau ra, mới gọi đó là nhãn thập
(nhãn = mắt; thập = mười). Mười món ấy khởi lên, gọi là
sanh; chín muồi đi, gọi là già; suy
yếu đi, gọi là vô thường; khi
được phân biệt với nhau ra, gọi là
Hư-không giới; chúng cùng hiện khởi với nhau theo bốn giai
đoạn, đó là sanh, chín muồi, già và vô
thường. Nhãn thập đó khi già
đi thì sanh ra một nhãn thập thứ nhì,
rồi cả hai nhãn thập, thứ nhứt và thứ nhì, tụ họp nhau lại,
đó gọi là hội tụ. Chúng theo nhau nối
tiếp, đó gọi là tương tục. Khi nhãn
thập thứ nhì đã già lão thì sanh ra
nhãn thập thứ ba, cùng hội tụ với nhãn thập thứ nhì, lại cùng nối tiếp
nhau tương tục. Bấy giờ, nhãn thập thứ nhứt đã
suy tàn, nhãn thập thứ hai già lão, nhãn thập thứ ba sanh khởi, tất cả
việc đó xảy ta trong một sát-na (= đơn vị
thời gian hết sức ngắn). Các nhãn thập sanh khởi nhanh chóng như
thế, nên chẳng ai có thể nhận thấy các chi tiết rõ ràng
được. Người toạ thiền thấy nhãn tương
tục nhau như dòng nước chảy, như ngọn lửa cứ mãi cháy,
đó gọi là nhãn thập vậy.
Cùng thế ấy mà xét đến nhĩ thập, tị thập,
thiệt thập, thân thập, nữ căn thập, nam căn thập và mạng căn
cửu, do sự suy rộng ra mà hiểu được.
Hỏi: Thế nào là chín sắc chất khởi lên tụ về tâm?
Đáp: Đó là: thanh tịnh bát nghiã, thanh tịnh thân tác cửu,
thanh tịnh khẩu tác thập, thanh tịnh khinh cửu, khinh thân tác thập, khinh
khẩu tác thập nhứt, thanh tịnh nhãn cửu, nhãn thân tác thập, nhãn khẩu tác
thập nhứt.
Hỏi: Thế nào là thanh tịnh bát nghiã khởi lên tụ về tâm?
Đáp: Bốn giới và sắc, hương, vị, xúc nương theo bốn giới,
đó là tám món cùng nhau sanh ra, chẳng
lìa nhau ra khỏi các thập của chúng, và chúng
được gọi là thanh tịnh bát (bát = tám). Khi chúng
khởi lên, gọi là sanh; khi chúng chín muồi, gọi là già; khi chúng suy tàn,
gọi là vô thường; khi chúng được phân biệt
với nhau, gọi là Hư-không giới. Bốn giai
đoạn đó: sanh, già, vô thường và
Hư-không giới, cùng tùy thuộc nhau mà khởi lên.
Đến khi thanh tịnh bát thứ nhứt tàn
tạ, thì một thanh tịnh bát thứ nhì khởi lên trong một sát-na, biến chuyển
và cùng hội tụ với một thanh tịnh bát thứ ba
đang sanh ra, cả ba cùng hội tụ về tâm.
Cùng thế ấy mà xét đến các thanh tịnh
khinh cửu, thanh tịnh nhãn cửu. Sáu nhóm còn lại (trừ thanh tịnh
bát, thanh tịnh khinh cửu và thanh tịnh nhãn cửu ra) chẳng suy tàn mà
trong một sát na cũng chẳng khởi lên món thứ nhì. Tại sao vậy? Vì trong
một chuyển động của tâm chẳng thể nào
có được hai động tác. Phần còn lại về
nhóm chín sắc chất tụ về tâm nầy đã
được nói qua trước đây.
Hỏi: Thế nào là sáu nhóm khởi lên tụ theo thời tiết?
Đáp: Đó là: thanh tịnh bát, thanh tịnh thanh cửu, thanh tịnh
khinh cửu, khinh thanh thập, thanh tịnh nhãn cửu, nhãn thanh thập. Có hai
nhóm tụ phiá bên ngoài: thanh tịnh bát và thanh cửu.
Hỏi: Thế nào là ba sắc chất khởi lên tụ theo thực phẩm?
Đáp: Đó là: thanh tịnh
bát, thanh tịnh khinh cửu, thanh tịnh nhãn cửu. Các sắc chất do thời tiết
và thực phẩm khởi lên tương tục nhau hội tụ, lại cũng do theo nghiệp và
xứ.
Mạng cửu thiên (mạng = mạng sống; cửu = chín,
thiên = cảnh Trời) tụ nơi cõi dục giới, do theo nghiệp và xứ mà thành.
Tám nhóm tụ hội do thọ mạng mà sanh hoạt: mũi, lưỡi, thân, nam căn,
nữ căn, và ba khinh sắc và thùy miên. Nơi cõi sắc giới, các sắc
chất nầy chẳng có thọ mạng.
Chín nhóm tụ nơi cõi Phạm thiên vô tưởng, nơi thân của chúng, tất cả
các nhập sanh hoạt được.
Như thế, do sự hội tụ lại mà biết rõ được
các sắc chất.
Hỏi: Thế nào là do sự sanh khởi mà biết
được sắc chất?
Đáp: Đối với nam hay nữ khi nhập vào bào thai, trong sát-na
sanh ra ba mươi sắc chất: xứ thập, thân thập, hoặc nữ căn
thập, hoặc nam căm thập. Đối với hạng người bán nam bán nữ (phái tính
chẳng phân biệt rõ), thì chỉ có hai mươi sắc chất khởi sanh: xứ
thập và thân thập mà thôi.
Nơi cõi dục giới hoá sanh, có đủ các căn
các nhập, người nam hay nữ trong sát-na khởi sanh bảy mươi sắc chất: xứ
thập, thân thập, nhãn thập, nhĩ thập, tị thập, thiệt thập, hoặc nữ
căn thập, hoặc nam căn thập.
Nơi đường ác hoá sanh, người sanh manh (=
sanh ra đã mù) trong sát-na khởi sanh sáu mươi sắc chất, trừ mười
sắc chất về mắt (= nhãn thập). Người sanh ra
đã điếc,
chỉ có sáu mươi sắc chất, trừ nhĩ thập. Còn người sanh ra
đã mù và
đìếc thì chỉ có năm mươi sắc chất,
thiếu nhãn thập và nhĩ thập.
Cũng nơi đường ác hoá sanh, người bán nam
bán nữ chỉ có sáu mươi sắc chất khởi sanh trong một sát-na, thiếu mất nam
hoặc nữ căn. Nếu người bán nam bán nữ sanh ra đã mù sẵn, chỉ có năm
mươi sắc chất khởi sanh, trừ nam nữ căn thập và nhãn thập. Người
bán nam bán nữ sanh ra đã
điếc, thì thiếu nam nữ căn
thập và nhĩ thập. Còn người bán nam bán nữ vừa mù vừa
đìếc thì chỉ có năm
mươi sắc chất, thiếu mất nam, nữ căn thập, nhãn thập và nhĩ thập.
Nơi cõi Phạm thiên, trong sát-na khởi sanh bốn mươi chín sắc chất: xứ
thập, nhãn thập, nhĩ thập, thân thập và mạng căn
cửu.
Nơi cõi Vô tưởng thiên, trong sát-na khởi sanh chỉ có chín sắc chất là
mạng căn cửu.
Như thế, do sanh khởi mà biết rõ
được các sắc chất.
Hỏi: Thế nào là do chủng loại mà biết
được sắc chất?
Đáp: Tất cả các sắc chất có thể xếp loại thành hai chủng
loại, ba chủng loại và bốn chủng loại.
Thuộc về hai chủng loại, có các sắc chất lớn và các sắc
chất nhỏ (vi tế), như lớn thì mười hai sắc nhập trong và ngoài, có
nghiã về đối tượng; và mười tám sắc
chất kia thì tế, vì chẳng có đối tượng. Lại
nữa, cũng thuộc về hai chủng loại, các sắc chất bên trong và
các sắc chất bên ngoài. Như thế, thì năm sắc
chất thành nhãn nhập bên trong, có nghiã về cảnh giới; còn hai mươi
lăm sắc chất kia thì thuộc bên ngoài,
chẳng có nghiã về cảnh giới. Lại nữa, cũng thuộc thêm về hai chủng
loại, các sắc chất có mạng căn và
chẳng có mạng căn. Tám sắc chất có mạng căn là
năm nội nhập, nữ căn, nam căn và mạng
căn, vì ý nghiã tùy thuộc; còn hai
mươi hai sắc chất còn lại chẳng có mạng căn,
vì chẳng có ý nghiã tùy thuộc.
Thuộc về ba chủng loại, có các sắc chất có thọ cảm, chẳng thọ
cảm, và chịu sự hoại diệt. Như thế, có chín sắc chất có thọ cảm là tám căn,
và xứ sắc, do nghiệp báo tạo thành. Chín sắc chất chẳng thọ cảm là
thanh nhập, thân tác, khẩu tác, sắc khinh, sắc nhuyễn, sắc kham thọ trì,
sắc lão, sắc vô thường và sắc thuỳ miên, đều
chẳng do nghiệp báo tạo thành. Mười hai sắc chất còn lại
đều chịu sự hoại diệt. (...)
Lại nữa, cũng thuộc về ba chủng loại, có các sắc chất có
đối tượng thấy được, các sắc chất có đối
tượng chẳng thấy được và các sắc chất chẳng có
đối tượng thấy được. Như thế, sắc nhập là
một sắc chất có đối tượng thấy được; mười một
sắc chất có đối tượng chẳng thấy được là các nhập còn lại, trừ sắc
nhập ra, đối tượng của chúng tuy chẳng thấy
được, nhưng xúc chạm đến được. Các sắc chất vi tế còn lại thì chẳng
có đối tượng thấy được, hoặc xúc chạm được.
Thuộc về bốn chủng loại, phân ra thành sắc chất có tự tánh, sắc
chất có hình sắc, sắc chất có tướng, sắc chất có phân biệt. Như thế, mười
chín sắc chất có tự tánh, gồm có mười hai sắc chất lớn với nữ căn,
nam căn, mạng căn, thủy giới, đoàn thực, xứ sắc và miên sắc, do
theo nghiã rốt ráo. Bảy sắc chất có hình sắc là thân tác, khẩu tác, sắc
khinh, sắc nhuyễn, sắc kham thọ trì, sắc thọ, sắc tương tục. Các sắc chất
có tự tánh đều biến chuyển theo ba tướng:
tướng sanh, tướng lão và tướng vô thường. Do Hư-không giới mà có sự
phân biệt giữa các sắc chất hữu vi (hữu vi = chịu biến
đổi theo điều kiện nhân duyên) và do
đó các sắc chất có tự tánh được phân biệt với
nhau, còn các sắc chất khác còn lại thì chẳng phân biệt.
Như thế, nhờ do các chủng loại mà biết rõ
được các sắc chất.
Hỏi: Thế nào là do tánh cách đồng
nhứt mà biết được các sắc chất?
Đáp: Tất cả các loại sắc chất
đều chẳng nguyên nhân, cũng chẳng chẳng nguyên nhân, có nhân duyên,
có nhân duyên chẳng tương ứng, hữu vi (= chịu biến
đổi theo điều kiện, nhân duyên), bị
ràng buộc vào đời thế tục, hữu lậu (=
gây ra phiền não), có dính líu, có ràng buộc, có tràn ngập,
đè nặng như ách, bị che
đậy, bị lôi theo các nẻo, có phiền não,
bất định, chẳng có đối tượng, chẳng có tâm sở
tương ứng, liên hệ với cõi dục giới, (...) chẳng cùng với vui khởi
lên, chẳng cùng với khổ khởi lên, chẳng cùng với chẳng vui chẳng khổ khởi
lên, chẳng khiến hội tụ cũng chẳng chẳng khiến hội tụ, chẳng thuộc học
giới, cũng chẳng chẳng thuộc học giới, chẳng do chánh kiến
đoạn được, cũng chẳng do tự tánh đoạn được.
Như thế, do tánh cách đồng nhứt đó
mà biết được các sắc chất.
Trên đây là nói về sắc ấm.
Hỏi: Thế nào là thọ ấm?
Đáp: Nếu phân biệt theo tướng thì chỉ có một cảm
thọ; cảm thọ là những gì tâm đang thể
nghiệm. Nếu phân biệt theo xứ (= nơi chốn), thì có
hai loại cảm thọ: thân thọ và ý thọ. Nếu phân biệt theo tự tánh,
thì có ba loại cảm thọ: cảm thọ vui, cảm thọ khổ, và cảm thọ
chẳng vui chẳng khổ. Nếu phân biệt theo pháp, thì có bốn loại
cảm thọ: cảm thọ thiện, cảm thọ chẳng thiện, cảm thọ báo
đáp, cảm thọ về sự việc. Nếu phân biệt theo
căn (= nguồn gốc) thì có
năm loại cảm thọ: lạc căn
(căn vui), khổ căn, hỉ căn (căn mừng), ưu căn (căn lo), xả căn (căn buông
xả). Nếu phân biệt theo trắng, đen
thì có sáu loại cảm thọ: cảm thọ vui hữu lậu (= còn bị
phiền não khuấy rối), cảm thọ vui vô lậu (= sạch hết phiền não), cảm thọ
khổ hữu lậu và vô lậu, cảm thọ chẳng khổ chẳng vui hữu lậu và vô lậu. Nếu
phân biệt theo cửa vào thì có bảy loại cảm thọ: cảm thọ sanh
từ mắt, từ tai, từ mũi, từ lưỡi, từ thân, từ ý giới, và từ ý thức giới.
Nếu phân biệt thật rộng thì có tất cả một trăm
lẻ tám cảm thọ: sáu cảm thọ y theo ái (= thương yêu) khởi lên, sáu
cảm thọ y theo sự xuất ly (= lià xa) mà khởi lên, sáu theo ái ưu (ưu =
lo) mà khởi lên, sáu y theo sự ly ái (= lià sự thương yêu) mà sanh ra,
sáu y theo sự ái xả mà khởi lên, sáu theo sự xả ly mà khởi lên. Như thế
sáu lần sáu là ba mươi sáu, nhơn lên cho ba thời (quá khứ, hiện tại và vị
lai) thành ra tất cả là một trăm lẻ tám cảm
thọ.
Đó là thọ ấm.
Hỏi: Thế nào là tưởng ấm?
Đáp: Phân biệt theo tướng, thì có một tưởng,
là do theo đó mà tâm biết
được sự việc. Nếu phân biệt theo
trắng, đen, thì có hai tưởng,
đó là tưởng
điên đảo
(= lộn ngược) và tưởng chẳng điên
đảo. Nếu phân biệt theo sự chẳng
lành, thì có ba tưởng: tư tưởng tham muốn, tư tưởng giận hờn,
và tư tưởng gây tổn hại. Nếu phân biệt theo sự lành, thì cũng có
ba tưởng: tư tưởng xuất ly, tư tưởng chẳng hờn giận, và tư tưởng chẳng
làm tổn hại. Nếu phân biệt theo sự chẳng hiểu nghiã tự tánh, thì có
bốn tưởng: có tư tưởng tịnh trước sự vật bất tịnh, có tư tưởng vui
trước việc khổ, có thường tưởng trước sự vật vô thường, có ngã tưởng trước
sự vật vô ngã. Nếu phân biệt theo sự chẳng hiểu nghiã về nơi chốn,
thì cũng có bốn tưởng: tưởng bất tịnh, tưởng khổ, tưởng vô thường
và tưởng vô ngã. Nếu phân biệt theo Luật tạng, thì có năm
tưởng: nơi bất tịnh có tưởng tịnh, nơi bất tịnh có tưởng bất
tịnh, nơi tịnh có tưởng bất tịnh, nơi tịnh có tưởng tịnh và tưởng nghi.
Nếu phân biệt theo sự việc thì có sáu tưởng: sắc tưởng,
thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng và pháp tưởng (pháp =
ở đây, là sự vật). Nếu phân biệt theo
cửa các giác quan, thì có bảy tưởng: các tư tưởng sanh ra theo
sự tiếp xúc ở mắt, ở tai, ở lưỡi, ở xúc chạm, ở thân, ở ý, và ở ý thức
giới.
Đó là tưởng ấm.
Hỏi: Thế nào là hành ấm?
Đáp: Ngoại trừ các cảm thọ và tư tưởng ra, tất cả các tâm sở
đều thuộc về hành ấm;
đó là: xúc (= tiếp xúc), tư (= suy
tư), giác, quán, tâm, tinh tấn, niệm, định,
huệ, mạng căn, cái (= che đậy), vô tham (= chẳng tham), vô sân (= chẳng
giận), tàm (= tự thẹn), qúi (hỗ thẹn với người), ỷ (= ở
đây có nghiã là khinh an, nhẹ nhàng),
dục, giải thoát, giải đãi, vô tàm (=
chẳng biết tự thẹn), và vô qúi (= chẳng biết thẹn với người).
Xúc là, tâm tiếp xúc với đối tượng,
cũng như ánh sáng mặt trời chiếu lên tường, là túc xứ của tư tưởng
(túc xứ = ở đây có nghiã là
đủ để làm khởi lên). Tư là, tâm
chuyển động như làm nhà trồng
đất, là túc xứ của cửa vào
đối tượng. Giác là, tâm vận
hành như chú tâm đọc tụng kinh, là túc
xứ của tư tưởng. Quán là, tâm quan sát
đối tượng, theo sát với nghiã, là túc xứ của giác. Hỉ là,
tâm mừng rỡ như người được vật gì, là
túc xứ của mừng rơn nhảy nhót. Tâm là, tâm trong sạch như người
đọc chú để lọc nước, là túc xứ của bốn
phần đạo quả Tu-đà-huờn. Tinh tấn
là, tâm dõng mãnh như con trâu khoẻ kéo nổi vật nặng, là túc xứ của
tám sự xúc động. Niệm là, tâm
biết giữ gìn như cầm chén dầu đày (sợ
đổ), là túc xứ của tứ niệm xứ.
Định là, tâm chuyên nhứt như
ngọn đèn trong cung
điện, là túc xứ của bốn cấp thiền.
Huệ là, tâm nhìn thấy rõ như người có mắt, là túc xứ của Bốn Thánh
đế. Mạng căn
là, một pháp vô sắc trỏ vào mạng sống, như nước
đối với hoa sen, là túc xứ của
Danh-Sắc. Cái là, tâm biết lià sự ác như người muốn sống phải tránh
xa thuốc độc, là túc xứ của sự tu hành
thiền. Bất tham là, tâm buông bỏ mối ràng buộc như
được khỏi trách nhiệm, là túc xứ của
sự thoát ly. Bất sân là, tâm chẳng giận hờn, dịu như lông mèo, là
túc xứ của bốn tâm vô lượng. Tàm là, tâm biết hổ thẹn nơi việc làm
ác, như gớm ghét cứt đái, là túc xứ
của sự tự trọng. Qúi là, tâm sợ sự làm ác, như nể sợ vị quan lớn,
là túc xứ của sự kính kẻ khác. Ỷ là, đã
dứt tâm giao động, như người đang nóng nực dùng
nước mát lạnh tắm rửa, là túc xứ của hỉ (= nỗi mừng). Dục là, tâm
vui làm việc lành như người bố thí có lòng tin tưởng, là túc xứ của bốn
như ý túc. Giải thoát là, tâm như dòng nước sâu uốn quanh chảy
xuống thấp, là túc xứ của giác và quán. Xả là, tâm chẳng
đi chẳng đến, như người đang cầm cây cân, là
túc xứ của sự tinh tấn. Tác ý là, tâm khiến khởi lên pháp tắc, như
người cầm bánh lái, là túc xứ của việc thiện và bất thiện. Tham là,
tâm bám níu, như con ngỗng, là túc xứ của sắc
đáng yêu thích. Sân khuể là, tâm khích
động như rắn độc giận dữ, là túc xứ
của mười thứ giận hờn. Vô minh là, tâm chẳng thấy
được gì, như người mù, là túc xứ của
bốn điều điên
đảo. Mạn là, tâm cao ngạo, như
hai người đang đánh nhau, là túc xứ
của ba loại kiêu mạn. Kiến thủ là, tâm cố chấp, như người mù sờ
voi, là túc xứ của các điều cứ nghe người nói
mà chẳng nghĩ cho chơn chánh. Điệu
(hayTrạo) là, tâm chẳng ở yên như nước
đang sôi sùng sục, là túc xứ của sự
tinh tấn quá gấp. Hối là, tâm thoái lùi như thích
điều chẳng sạch, là túc xứ của sự mất
điều thiện, làm
điều ác. Nghi là, tâm chấp vào
nhiều việc như người đến nước xa lạ phân vân
trước ngả ba đường, là túc xứ của sự tác ý chẳng chơn chánh.
Giải đãi là, tâm lười nhác như con
rắn khoanh mình ẩn trốn, là túc xứ của sự lười biếng. Vô tàm là,
tâm làm ác chẳng biết hổ thẹn như kẻ chiên-đà-la
(= kẻ cùng đinh hạ tiện), là túc xứ
của sự chẳng cung kính. Vô qúi là, tâm làm ác mà chẳng sợ hãi, như
vị vua tàn ác, là túc xứ của sáu thứ bất cung kính.
Đó là hành ấm.
Hỏi: Thế nào là thức ấm?
Đáp: Thức ấm gồm có: nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt
thức, thân thức, ý giới, ý thức giới. Như thế, nhãn thức là, mắt
duyên theo sắc mà sanh ra thức (= sự hiểu biết) gọi là nhãn thức. Nhĩ
thức là, tai duyên theo âm thanh mà sanh ra sự hiểu biết gọi là nhĩ
thức. Tị thức là, mũi duyên theo mùi hương mà sanh ra sự hiểu biết
gọi là tị thức. Thiệt thức là, lưỡi duyên theo vị nếm mà sanh ra sự
hiểu biết gọi là thiệt thức. Thân thức là, thân duyên theo sự va
chạm mà sanh ra sự hiểu biết gọi là thân thức. Ý giới là, duyên
theo nơi năm đối tượng của năm thức, trước
sau có thứ lớp, sanh ra thức, đó gọi là ý giới. Ý thức giới
là, ngoại trừ sáu thức vừa kể ra, phần còn lại của tâm
được gọi là ý thức giới.
Bảy thức trên, dùng ba cách để tìm
biết được rõ ràng: do xứ sự (xứ
= nơi chốn; sự = đối tượng) do
sự và do pháp (= sự vật).
Hỏi: Thế nào là do xứ sự mà biết rõ
được các thức?
Đáp: Năm thức trước (từ nhãn
thức đến thân thức) khác nhau về nơi chốn (=
xứ) và về đối tượng (= sự). Ý giới và
ý thức giới cùng chung một xứ. Ý giới có năm
đối tượng (= sự), còn ý thức giới có sáu
đối tượng. Năm thức trước có sự việc bên
trong (= nội pháp), xứ cũng bên trong (= nội xứ), nhưng
đối tượng lại ở ngoài (= ngoại sự). Ý
giới cũng có sự việc bên trong (= nội pháp), nhưng xứ và
đối tượng ở bên ngoài. Ý thức giới
cũng có sự việc bên trong, xứ ở bên ngoài mà
đối tượng có thể bên trong hoặc bên ngoài (= nội pháp, ngoại xứ,
nội ngoại sự). Xứ và đối tượng của sáu thức
(trừ ý thức giới) do từ quá khứ sanh ra. Xứ của Ý thức giới khởi sanh khi
nhập thai, trong một sát-na (= đơn vị thời gian hết sức ngắn). Ở cõi
vô sắc giới, chẳng có xứ và sự của thức.
Như thế, do xứ sự mà biết được các
thức.
Hỏi: Thế nào do sự (đối tượng)
mà biết được các thức?
Đáp: Năm thức trước đều có cảnh
giới riêng. Chúng chẳng sanh ra lẫn nhau, chẳng sanh trước nhau
hoặc sanh sau, chúng cùng khởi chung chẳng lìa ra. Về năm
thức, chẳng thể cùng một lúc mà biết rõ hết cả năm,
trừ thức nào đến trước. Qua ý giới,
cũng chẳng thể biết rõ mọi sự việc, trừ phi ý nào
được chuyển vào. Qua sáu thức (năm
thức trước và ý giới), có trạng thái chẳng yên, nhờ vào sự tấn tốc
(= nhanh chóng) mà an định được. Qua sáu
thức, chẳng có sự thọ trì về thân nghiệp, khẩu nghiệp, và về thiện
hay bất thiện; phải nhờ vào sự tấn tốc mới có thọ trì. Qua sáu thức chẳng
thể nhập định và xuất ra an tường
được, có tấn tốc mới nhập định và
khiến hậu phần (= phần sau) được an tường.
Qua sáu thức, chẳng có sự cáo chung, chẳng có sự khởi sanh. Qua sáu thức
chẳng có sự ngủ, thức giấc hay nằm mộng, chỉ có hậu phần của thức mới là
thức, ngủ hay nằm mộng.
Hoặc do hậu phần, hoặc sự chấm dứt đối
tượng, hoặc do quả báo mà ý thức gìới khởi sanh.
Như thế, do đối tượng (= sự)
mà biết rõ được các thức.
Hỏi: Thế nào là do pháp (= sự vật) mà biết
được các thức?
Đáp: Năm thức trước có giác, có
quán. Ý giới cũng có giác, có quán. Ý thức giới khi thì có giác có
quán, khi thì chẳng có giác mà có ít quán, khi thì chẳng giác chẳng quán.
Năm thức trước cùng
đi với xả, riêng thân thức khi thì
đi với khổ, khi thì với lạc (= vui). Ý
thức giới khi thì đi với hỉ, khi thì
đi với ưu (= lo), hoặc với xả. Năm thức trước
y theo quả báo; còn ý giới thì hoặc theo quả báo hoặc theo phương
tiện. Cả sáu thức (trừ ý thức giới ra) đều là
pháp thế gian, chẳng nguyên nhân, chẳng phát khởi, có phiền não, có kết
sử, có dây ràng buộc, có bị tràn ngập, có bị ách
đè nặng, có sự che
đậy,xúc chạm, chẳng do ý kiến hay suy tư mà
đoạn bỏ được, chẳng làm hội tụ, chẳng
học hay chẳng thể học được, (...) bất định. Ý
thức giới hủy hoại được tất cả.
Như thế là do pháp (= sự vật) mà biết rõ
được các thức.
Trên đây là thức ấm.
Lại nữa, năm ấm
đó có thể dùng bốn các
để biết được rõ ràng. Bốn cách
đó là: do nghiã câu, do
tướng, do phân biệt và do thâu nhiếp.
Hỏi: Thế nào là do nghiã câu mà biết rõ về năm
ấm?
Đáp: Sắc là nghiã hiển hiện rõ ra. Thọ là nghiã có
thể cảm nhận lấy. Tưởng là nghiã biết. Hành là nghiã làm,
hành động. Thức là nghiã hiểu
rõ. Ấm là nghiã tập họp các loại kể trên chung lại.
Như thế, do nghiã chữ mà biết rõ
được năm ấm.
Hỏi: Thế nào là do tướng mà biết rõ về năm
ấm?
Đáp: Tướng của sắc trông như gai nhọn. Bốn
đại làm khởi lên sắc. Tướng của
thọ như ghê sợ người bịnh cùi. Xúc làm khởi lên thọ. Tướng
của tưởng là tướng gìn giữ, tướng làm, như vẽ hình tượng. Xúc cũng
làm khởi lên tưởng. Tướng của hành là tướng hoà hiệp lại,
như chuyển bánh xe. Xúc lại cũng làm khởi lên hành. Tướng của
thức là tướng hiểu biết như biết đến vị
nếm. Danh-Sắc làm khởi lên thức.
Như thế, do tướng mà biết rõ được
năm ấm.
Hỏi: Thế nào là do phân biệt mà biết rõ
được năm ấm?
Đáp: Năm ấm được phân biệt thành
ba loại: năm ấm, năm
thọ ấm, năm pháp ấm. Như
thế, năm ấm trỏ vào tất cả sự
vật hữu vi (= sự vật do tạo tác mà thành, chịu sự biến
đổi theo điều kiện). Năm thọ ấm
là tất cả những sự vật hữu lậu (= có phiền não). Năm
pháp ấm là: giới ấm, định ấm,
huệ ấm, giải thoát ấm và giải thoát tri kiến ấm. Năm
pháp ấm nầy ta nên vui học.
Như thế, do phân biệt mà biết rõ về năm
ấm.
Hỏi: Thế nào là do thâu nhiếp mà biết rõ năm
ấm?
Đáp: Có thể thâu nhiếp các ấm vào ba loại: nhập nhiếp,
giới nhiếp và đế nhiếp.
Như thế, được thâu nhiếp vào
nhập nhiếp và vào giới nhiếp, có sắc ấm, ba pháp ấm và thức ấm.
Được thâu nhiếp vào giới nhiếp, có giới ấm,
định ấm, huệ ấm, giải thoát ấm, giải thoát
tri kiến ấm, pháp và pháp nhập, pháp giới, ý nhập và ý giới.
Được thâu nhiếp vào đế nhiếp,
có năm thọ ấm, khổ đế, tập đế. Năm
ấm, có thể hoặc chẳng có thể, được thâu nhiếp và
đế nhiếp. Giới ấm,
định ấm, huệ ấm, do đạo đế thâu
nhiếp. Còn giải thoát ấm chẳng do đế nhiếp
thâu nhiếp. Giải thoát tri kiến ấm lại do khổ
đế thâu nhiếp.
Có pháp được ấm thâu nhiếp mà chẳng
do đế thâu nhiếp; có pháp được đế thâu nhiếp
mà chẳng do ấm thâu nhiếp; có pháp vừa
được ấm vừa được đế thâu nhiếp; có pháp chẳng do ấm thâu nhiếp cũng chẳng
do đế thâu nhiếp. Như thế, được ấm thâu nhiếp mà chẳng do
đế thâu nhiếp là các pháp chẳng bị căn
ràng buộc, và quả Sa-môn tương ưng với
đạo. Nê-hoàn (= Niết-bàn) được đế thâu
nhiếp, chẳng do ấm thâu nhiếp. Ba đế vừa được ấm và
đế cùng thâu nhiếp. Sự tiết chế chẳng
do ấm mà cũng chẳng do đế thâu nhiếp.
Như thế, do sự thâu nhiếp mà biết rõ về năm
ấm.
Trên đây là ấm phương tiện.
Hỏi: Thế nào là nhập phương tiện?
Đáp: Có tất cả mười hai nhập: nhãn nhập, sắc nhập; nhĩ nhập,
thanh nhập; tị nhập, hương nhập; thiệt nhập, vị nhập; thân nhập, xúc nhập;
ý nhập, pháp nhập. Như thế, nhãn nhập là giới thanh tịnh khiến thấy
được sắc. Sắc nhập là phạm vi hình
sắc, mô dạng thuộc cảnh giới của mắt. Nhĩ nhập là giới thanh tịnh khiến
nghe được âm thanh. Thanh nhập là phạm
vi của âm thanh thuộc cảnh giới của lỗ tai. Tị nhập là giới thanh tịnh
khiến ngửi được mùi. Hương nhập là
phạm vi của mùi thuộc cảnh giới của lỗ mũi. Thiệt nhập là giới thanh tịnh
khiến nếm biết được vị. Vị nhập là
phạm vi của khí vị thuộc cảnh giới của lưỡi. Thân nhập là giới thanh tịnh
khiến cảm xúc được các hoạt động vi tế. Xúc
nhập là phạm vi của điạ giới, thủy
giới, hoả giới, phong giới, cứng chắc, nhu nhuyễn, lạnh, nóng thuộc cảnh
giới của thân. Ý nhập là bảy thức giới. Pháp nhập là ba vô sắc ấm,
mười tám sắc vi tế và pháp Niết-bàn.
Lại nữa, do năm cách mà biết
được rõ ràng về mười hai nhập.
Đó là: do nghiã câu, do cảnh giới, do
duyên, do đối tượng xáp lại gần mà
khởi ý phân biệt, và do thâu nhiếp.
Hỏi: Thế nào là do nghiã câu mà biết rõ
được các nhập?
Đáp: Nhãn có nghiã là thấy. Sắc có nghiã là hiển hiện ra rõ.
Nhĩ có nghiã là nghe. Thanh có nghiã là tiếng, âm thanh. Tị có nghiã ngửi.
Hương có nghiã là mùi thơm. Thiệt có nghiã là lưỡi nếm. Vị có nghiã là khí
vị, vị nếm. Thân có nghiã là chánh trì, (thể nghiệm, chịu
đựng). Xúc có nghiã kề cận,
đụng chạm. Ý có nghiã là biết. Pháp có
nghiã chẳng có sanh mạng. Nhập có nghiã là cửa vào các vô sắc pháp, nghiã
nơi chốn, nghiã thọ trì. Như thế, do nghiã mà biết
được rõ các nhập.
Hỏi: Thế nào là do cảnh giới mà biết rõ
được các nhập?
Đáp: Nhãn (= mắt), nhĩ (= tai) chẳng
đến tận cảnh giới của đối tượng. Tị (= mũi),
thiệt (= lưỡi) đến được cảnh giới của đối tượng. Ý cùng với
đối tượng có chung cảnh giới.
Lại có thuyết cho rằng, tai có thể đến
cảnh giới của đối tượng. Tại sao? Vì chỉ khi có sự ngăn
cách ở gần mới chẳng nghe được, như trường hợp đọc chú thuật. Lại có
thuyết khác cho rằng, mắt có thể từ cảnh giới của nó mà
đến cảnh giới của vật. Tại sao? Vì
chẳng thấy được phiá bên kia tường.
Như thế, do cảnh giới mà biết rõ các nhập.
Hỏi: Thế nào là do nhân duyên mà biết rõ các nhập?
Đáp: Khi các duyên: nhãn, sắc, ánh sáng, tác ý, hội
đủ lại thì sanh ra nhãn thức. Như thế
có bốn duyên sanh ra nhãn thức: duyên sơ sanh (sơ sanh =
đã sanh ra trước), duyên ý, duyên căn,
và duyên hữu (hữu = hiện hữu). Sắc có ba duyên
để khởi sanh: duyên sơ sanh, duyên
đối tượng, duyên hữu. Ánh sáng cũng có
ba duyên: duyên sơ sanh, duyên ý và duyên hữu. Tác ý có hai duyên: theo
thứ lớp, chẳng do duyên hữu.
Khi đủ các duyên: duyên nhĩ (= lỗ
tai), duyên Hư-không, duyên tác ý, thì nhĩ thức sanh ra. Các duyên sanh ra
tị thức là duyên tị (= mũi), duyên mùi hương, duyên gió, duyên tác ý. Sanh
ra thiệt thức, khi hội đủ các duyên:
lưỡi, vị, nước và tác ý. Thân thức nảy sanh khi có
đủ các duyên: thân, xúc và tác ý. Ý
thức sanh ra khi hội đủ các duyên: ý,
pháp, giải thoát, tác ý.
Như thế, ý thì thuộc về hậu phần (= phần sau), còn tâm pháp là pháp sự
(= đối tượng của pháp; pháp = ở
đây có nghiã là sự vật). Do
đó, có thể sắp thành bốn loại. Loại
thứ nhứt gồm có sáu nội nhập về quá khứ, hiện tại và vị lai. Loại thứ nhì
gồm có năm ngoại nhập về quá khứ, hiện tại và
vị lai, ngoại trừ nhập chẳng do căn. Loại thứ
ba gồm các pháp nhập. Loại thứ tư gồm có mười một món: chúng sanh, phương
hướng, thời gian, phạm tội, đầu-đà, tất cả tướng vô sở hữu, nhập
định, thiền định, diệt, suy tư việc thật, suy
tư việc chẳng thật.
Cả bốn loại đó gọi chung là pháp
sự.
Chuyên tâm có nghiã là tâm theo sát với,
đúng như lý. Tác ý có nghiã là
từ cửa ý mà chuyển vào. Ý thức có nghiã là tâm nhanh chóng lấy ngay
ý đó làm duyên cho ý thức. Pháp
có nghiã là do hai duyên: duyên thứ lớp và duyên hữu.
Như thế, do nhân duyên mà biết rõ các nhập.
Hỏi: Thế nào là do xáp lại gần để
khởi lên ý phân biệt mà biết rõ các nhập?
Đáp: Khi đối tượng tới cửa mắt,
có ba loại xáp lại gần, sắp thành ba bực: bực cao (rất mạnh
mẽ), bực trung (vừa vừa) và bực thấp (yếu ớt). (...).
Như thế, khi đối tượng mạnh mẽ xáp lại gần
mắt (bực cao) thì có bảy động tác của
tâm khởi lên theo thứ lớp như sau: dòng hiện hữu (hữu phần tâm)
khởi lên chuyển cái thấy (chuyển kiến tâm) vào trong
để cảm nhận (sở thọ tâm), thấy
được phân biệt (phân biệt tâm),
làm tâm chuyển động lên (linh khởi
tâm), nhanh chóng hiểu được (tốc
hành tâm) và ghi nhận lấy đối tượng (bỉ
sự tâm).
Hữu phần tâm có nghiã là nơi dòng hiện hữu (tức là nơi cuộc sống
sanh tồn đang trôi chảy), nhãn căn
(= mắt) đánh thức tâm dậy như thể là
đang kéo sợi giây. Chuyển tâm có nghiã là nơi cửa mắt,
đối tượng sắc xáp lại, làm nhân duyên
chuyển vào ý giới, khiến tâm hữu phần rung
động lên, thấy đối tượng sắc mà
chuyển vào, như thế làm chuyển tâm khởi lên. Chuyển tâm dựa theo mắt thấy
được sắc làm khởi lên thọ tâm
để cảm nhận. Theo ý nghiã của
đối tượng sắc hiện nhận được, thọ tâm liền làm
khởi sanh phân biệt tâm. Tâm phân biệt nầy lấy ý nghiã vừa
được phân biệt khiến nảy sanh ra
linh khởi tâm. Tâm linh khởi nầy lấy ý nghiã
đó, do theo nghiệp mà khởi lên tốc
hành tâm. Tâm tốc hành nầy sanh ra hành
động do theo nghiã tốc hành, chớ chẳng do phương tiện, và ghi nhận
kết quả liên quan đến đối tượng. Sau đó, tâm
liền rơi trở lại hữu phần tâm.
Hỏi: Có thí dụ nào giải thích rõ thêm chăng?
Đáp: Có, thí dụ về trái xoài. Nhà vua
đang nằm nghỉ trên long sàng, cửa
thành bên ngoài đóng kín. Người nữ tì
câm đang đấm bóp chơn của Vua. Hoàng
hậu ngồi gần bên. Các đại thần và thị
thần đang đứng trước mặt Vua. Người giữ cửa,
tai điếc, đang dựa lưng vào cổng thành. Bấy giờ, người giữ vườn
mang các trái xoài vào, đến gõ cửa.
Đức Vua nghe tiếng, tỉnh dậy, ra lịnh cho
người con gái câm ra mở cửa. Người gái câm vâng lịnh, dùng tay ra
dấu hiệu nói với người điếc giữ cửa. Người
nầy hiểu ý liền mở cửa thành và thấy các trái xoài. Vua vỗ vào
gươm; gái câm liền nhận trái, đem dưng lên
vị đại thần. Vị đại thần trao lại cho Hoàng
hậu. Hoàng hậu rửa sạch, lựa trái chín, trái sống
để riêng ra, rồi dâng lên Vua. Vua
ăn. Khi ăn xong, Vua nói trái nào
ngon, trái nào chẳng ngon. Rồi đó, Vua trở
lại nằm ngủ.
Như thế, lúc trước Vua còn đang nằm nghỉ,
cũng như hữu phần tâm. Khi người làm vườn gõ cửa thành,
đó cũng như tại nơi cửa mắt, đối tượng của
sắc xáp đến gần. Như khi
Vua nghe tiếng gõ cửa, tỉnh giấc, sai gái câm ra mở cửa,
đó cũng như do nhân duyên mà chuyển
vào nơi ý giới, khiến cho tâm hữu phần rung
động lên. Người gái câm ra dấu hiệu
khiến người điếc giữ cửa hiểu được mà
ra mở cửa, đó là chuyển tâm.
Như người điếc mở cửa nhìn thấy các
trái xoài, đó cũng như thọ tâm.
Vị đại thần nhận lấy trái rồi trao lại cho Hoàng
hậu, đó cũng như phân biệt tâm.
Hoàng hậu rửa sạch, lựa trái ra rồi dâng lên Vua,
đó cũng như linh khởi tâm. Nhà
Vua ăn trái xoài,
đó cũng như tốc hành tâm.
Ăn xong, Vua khen trái nầy, chê trái
kia, đó cũng như bỉ sự tâm ghi
nhận kết quả của đối tượng. Khi Vua nằm ngủ
trở lại, đó cũng như trở về hữu phần tâm như cũ.
Về các đối tượng chạm giáp
vào cửa mắt, với mức độ trung bình,
thì tốc hành tâm khởi lên đưa thẳng chẳng
ngừng vào hữu phần tâm. Về các đối
tượng xáp đến gần cửa mắt với mức độ thấp, thì linh khởi tâm khởi
lên đưa thẳng chẳng ngừng vào hữu phần
tâm. Như thế, đối với cửa của các giác quan
khác, có thể cùng cách trên mà suy ra
để biết được.
Về cửa ý, chẳng có chạm giáp với đối
tượng, nên do sự chú ý làm nhân duyên và do chẳng có hành
động nào, khiến
đối tượng được nắm giữ ngay tại cửa ý. Như
thế, với các đối tượng cao, có ba động tác: chuyển tâm, tốc hành
tâm và bỉ sự tâm khiến hữu phần tâm khởi sanh lên. Với các
đối tượng trung bình và thấp, chỉ có
hai tâm: chuyển tâm và tốc hành tâm. Đối với
các đối tượng có thể cảm thọ được, hoặc chẳng thể cảm thọ được, chúng tùy
theo nhân duyên khác nhau và tùy theo chủng loại của cảm thọ mà biết rõ
được. Đối với các sự việc thiện hay chẳng
thiện, tùy theo sự tác ý có chơn chánh hay chẳng chơn chánh làm
nhân duyên, ta có thể biết rõ được.
Như thế, do sự chạm giáp của đối tượng
làm khởi lên ý phân biệt mà biết
được rõ về các nhập.
Hỏi: Thế nào là do thâu nhiếp mà biết rõ các nhập?
Đáp: Có ba sự thâu nhiếp: ấm nhiếp, giới nhiếp và
đế nhiếp. Như thế, mười nhập
được sắc ấm thâu nhiếp vào. Ý nhập
được thức ấm thâu nhiếp. Pháp nhập trừ Nê-hoàn(=
pháp Niết-bàn) ra, do bốn ấm thâu nhiếp. Mười một nhập do mười một giới
thâu nhiếp. Ý nhập được bảy giới thâu nhiếp.
Năm nội nhập được Khổ đế thâu nhiếp. Năm ngoại nhập có thể hay chẳng có
thể được Khổ đế thâu nhiếp. Ý nhập có thể hoặc chẳng có thể được Khổ đế
thâu nhiếp. Pháp nhập có thể do Tứ đế thâu nhiếp, hoặc chẳng do Khổ đế
thâu nhiếp.
Như thế, do sự thâu nhiếp (bao gồm vào trong) mà biết rõ về các
nhập. (...)
Hỏi: Thế nào Giới phương tiện?
Đáp: Có tất cả mười tám giới:
- nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới;
- nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới;
- tị giới, hương giới, tị thức giới;
- thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới;
- thân giới, xúc giới, thân thức giới;
- ý giới, pháp giới, ý thức giới.
Như thế, nhãn thanh tịnh thuộc về nhãn giới. Hình sắc thuộc về sắc
giới. Nhãn thức thuộc về nhãn thức giới. Cùng cách nầy suy ra
để biết được các giới khác. Nơi năm cửa (của
giác quan) chuyển đối tượng vào, ý giới nhận lấy quả báo. (...)
Theo đó, mười giới thuộc sắc ấm thâu
nhiếp. Pháp giới, ngoại trừ Nê-hoàn ra, do bốn ấm thâu nhiếp. Bảy
giới thuộc thức ấm thâu nhiếp. Mười một giới do mười một nhập thâu nhiếp.
Bảy giới do ý nhập thâu nhiếp. Mười một giới do Khổ
đế thâu nhiếp. Năm giới hoặc do Khổ đế thâu
nhiếp hoặc chẳng thâu nhiếp. Pháp giới được Tứ đế thâu nhiếp, hoặc chẳng
thâu nhiếp. Ý thức gìới được Khổ đế
hoặc thâu nhiếp, hoặc không.
Hỏi: Thế nào là cảnh giới của sự thuyết hoá (= sự giảng
dạy).
Đáp: Chỉ riêng đối với
pháp (= sự vật), thì ấm, nhập và giới là cảnh giới. Khi thuyết
giảng về pháp (= sự vật), tướng của các chủng loại pháp hoà hiệp, tập họp
lại, được gọi là ấm. Khi giảng
về các cửa của các giác quan, tướng của chúng
được gọi là nhập. Khi giảng về tự tánh của các pháp, tướng
đó được gọi là giới.
Lại nữa, Thế tôn vì người lợi căn (= căn
tánh bén nhạy, mau hiểu) theo đường lối ấm mà thuyết giảng
về Khổ đế. Ngài vì người trung căn
(= căn tánh trung bình) dùng đường lối
nhập mà thuyết giảng về Khổ đế.
Còn với hạng người độn căn (= căn tánh
cùn nhụt, chậm hiểu), Ngài dùng đường
lối giới để giảng về Khổ đế.
Lại nữa, đối với người cố chấp về
danh và về tướng, Ngài giảng tóm lược về sắc
để phân biệt với danh, và giảng
rộng về ấm. Với người cố chấp về sắc và về tướng,
Ngài giảng tóm lược về danh để phân
biệt với sắc, rồi thuyết giảng rộng về nhập. Với
người chấp cả Danh-Sắc và tướng, thì giảng rộng về giới
để phân biệt rõ về Danh-Sắc.
Lại nữa, nói về tự tánh và xứ (nơi chốn, phạm vi) thì giảng về
ấm; nói về phạm vi các đối tượng (=
xứ sự) thì giảng về nhập; còn nói về tâm khởi lên
liên quan đến phạm vi các đối tượng, thì
giảng về giới.
Như thế, do các cách phân biệt đó mà
biết rõ được giới phương tiện.
Đến đây chấm dứt Giới phương tiện.
Hỏi: Thế nào là Nhân duyên phương tiện?
Đáp: Theo chiều xuôi, có các nhân duyên: vô minh
duyên hành, hành duyên thức; thức duyên Danh-Sắc;
Danh-Sắc duyên luc nhập; lục nhập duyên xúc; xúc duyên
thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu;
hữu duyên sanh; sanh duyên lão, tử, ưu, bi, khổ, não; như thế
toàn bộ khổ ấm khởi lên. (Duyên = làm
điều kiện khiến cho có sự biến đổi theo)
Theo chiều ngược, có các nhân duyên: vô minh diệt thì hành diệt,
hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì Danh-Sắc diệt,
Danh-Sắc diệt thì lục nhập diệt, lục nhập diệt thì xúc diệt,
xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì
thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh diệt,
sanh diệt thì lão, tử, ưu, bi, khổ, não diệt; như thế toàn bộ khổ
ấm đều diệt cả. (Diệt =
tiêu diệt, mất đi).
Vô minh có nghiã là chẳng thông hiểu Bốn Chơn lý Nhiệm mầu (= Tứ
Diệu Đế). Hành có nghiã là hành
nghiệp của thân, miệng và ý (hành nghiệp = hành
động tạo thành nghiệp). Thức có
nghiã là một niệm trong tâm lúc nhập vào bào thai mẹ. Danh-Sắc có
nghiã là tâm và các tâm sở cùng khởi lên với sắc ca la la. (Sắc kalala
= bào thai) (các tâm sở = các tình trạng của tâm, còn gọi là
các tâm trạng). Lục nhập có nghiã là sáu nội nhập (nội nhập =
mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý). Xúc có nghiã là sáu loại va
chạm vào thân. Thọ có nghiã là sáu loại cảm thọ của thân. Ái
có nghiã là sáu điều tham ái của thân.
Thủ có nghiã là bốn sự chấp thủ (= bám níu). Hữu có nghiã là
do nghiệp khiến phải sanh vào ba cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
Sanh có nghiã là nơi hiện hữu (= cuộc sống), các ấm khởi lên. Lão
có nghiã là các ấm đã già, chín
muồi. Tử có nghiã là các ấm tan hoại
đi.
Hỏi: Tại sao vô minh duyên hành? Tại sao sanh
duyên lão tử?
Đáp: Kẻ phàm phu ít học chẳng thông hiểu Bốn Chơn lý Nhiệm
mầu (= Tứ đế) nên
đêm ngày bám níu vào thân năm
ấm lấy đó làm ngã (= ta), bám níu vào vật sở hữu coi là
ngã vật (= vật của ta, ngã sở), như thế vui bám vào hữu (= cuộc
sống), cộng với sự hưởng lạc, tạo nên tư duy về hữu (tức là ý nghĩ
bám chặt vào cuộc sống). Ý nghĩ đó chẳng biết
xứ sở nơi đâu, gặp được hữu thành ra trú vào
đó; cũng tựa như hột giống rơi vào khu
ruộng phì nhiêu. Nếu chẳng có ý thức đó, thì
hữu sẽ diệt. Đó gọi là vô
minh duyên hành.
Nơi vô minh vừa khởi đó,
hành tư (= hành dưới hình thức tư duy) nhập vào hữu (=
cuộc sống), bám và tụ vào đấy, kế đó
hữu chuyển động chẳng ngừng khiến khởi
sanh thức tương tục và theo tâm chẳng rời. Như thế là
hành duyên thức.
Cũng như nếu chẳng có ánh sáng mặt trời thì muôn vật trên mặt
đất chẳng tăng trưởng, nếu chẳng có
thức thì chẳng thể có Danh-Sắc
được. Cũng như các cọng lau sậy trong một bó nương dựa vào nhau mà
đứng vững, thức và Danh-Sắc nương nhau
mà chuyển động. Như thế là thức
duyên Danh-Sắc.
Dựa theo nơi thức và Danh-Sắc đó, các danh
khác còn lại cùng khởi lên, và ý nhập tăng
trưởng nương theo danh. Bốn
đại, mạng căn, thực phẩm và thời tiết làm nhân duyên khiến cho năm
nhập còn lại được tăng
trưởng.(...) Như thế, Danh-Sắc duyên lục nhập.
Do các căn, cảnh giới và thức hoà
hiệp lại mà xúc khởi lên. Như thế là lục nhập duyên xúc.
Do có xúc mà cảm thọ được khổ hay
vui, hoặc chẳng khổ chẳng vui. Nếu chẳng có xúc, tất chẳng có
thọ. Như thế là xúc duyên thọ.
Kẻ phàm phu còn mê mờ khi cảm thọ nỗi vui liền bám níu lấy, tầm cầu
được vui thêm; khi thọ khổ thì tìm vui
để đối trị lại. Nếu cảm thọ chẳng khổ chẳng
vui, thì đó là xả thọ. Như thế,
thọ duyên ái (= yêu thích).
Do sự khát ái (= ham thích quá) mà bám níu (= thủ) vào
nơi được yêu thích. Như thế là ái
duyên thủ.
Sự chấp thủ (= bám níu) đó gieo hột
giống cho hữu (= cuộc sống). Như thế thủ duyên
hữu.
Do nơi nghiệp lực chiếm ưu thế, mà phải sanh vào một trong sáu cõi. Như
thế là hữu duyên sanh.
Do có sanh nên trở thành già lão rồi chết. Như thế là sanh duyên
lão tử.
Như cây lúa làm duyên cho hột lúa, như thế có thể hiểu
được vô minh duyên hành.
Như hột lúa làm duyên cho mầm cây lúa, như thế có thể hiểu
được hành duyên thức.
Như mầm làm duyên cho lá, như thế có thể hiểu
được thức duyên Danh-Sắc. Như lá làm duyên cho cành,
như thế có thể hiểu được Danh-Sắc
duyên lục nhập. Như cành làm duyên cho thân cây, như thế có thể
hiểu được lục nhập duyên
xúc. Như thân cây làm duyên cho bông hoa, như thế có thể hiểu
được xúc duyên thọ. Như
hoa làm duyên cho nhựa cây, như thế có thể hiểu
được thọ duyên ái. Như
nhựa cây làm duyên cho bột gạo, như thế có thể hiểu
được ái duyên thủ. Như
bột gạo làm duyên cho hột lúa, như thế có thể hiểu
được thủ duyên hữu. Như
hột lúa làm duyên cho mầm cây lúa, như thế có thể hiểu
được hữu duyên sanh.
Như thế, mầm mống khởi đầu rồi kế tiếp
tương tục, chẳng thể nào biết quá khứ trước
đó, mà cũng chẳng hiểu
được tương lai về sau. Như thế,
sanh do vô minh làm nhân duyên sơ khởi rồi tiếp nhau mãi, chẳng
biết được quá khứ cùng vị lai.
Hỏi: Thế nào là duyên của vô minh?
Đáp: Duy chỉ Vô minh làm nhân duyên cho chính vô
minh; các kết sử làm nhân duyên ngầm (= mặc duyên) của vô
minh; rồi vô minh trở lại làm nhân duyên cho các kết sử. (...)
Lại nữa, tất cả các phiền não đều làm
nhân duyên cho vô minh, như Thế tôn có nói: "Do nguồn gốc các lậu
hoặc mà khởi thành nguồn gốc của vô minh." Lại nữa, như một tâm
pháp, do mắt thấy sắc, người mê mờ khởi lên tham ái và trong lúc hưởng vui
đó khiến tâm trở nên si mê,
đó gọi là vô minh. Lòng nghĩ
bám níu vào đó, tức là vô minh
duyên hành. Tâm bám níu vào ý nghĩ đó,
tức là hành duyên thức. Khi biết các pháp tâm sở
tương ưng với sắc do tâm tạo, đó gọi là
thức duyên Danh-Sắc. Do ái (= yêu thích) sanh ra hỉ
(= nỗi mừng) và do sắc tạo ra hỉ, làm nhân duyên khởi sanh các căn
thanh tịnh, đó gọi là Danh-Sắc duyên lục nhập. Do vô
minh nên có sự xúc chạm nơi các căn, đó gọi là
lục nhập duyên xúc. Sự xúc chạm tạo nên vui thích khiến cho
xúc duyên thọ. Muốn mãi được
cảm thọ vui thích nên thọ mới duyên ra ái. Vì bám níu
vào sự vui thích nơi cảm thọ, cho nên ái duyên thủ. Vì bám
chặt vào ý nghĩ ham vui thích nơi cảm thọ đó,
nên thủ duyên hữu (= sự sống). Khi sự sống nầy khởi
lên, đó là hữu duyên sanh.
Cuộc sanh sống đó kéo dài
đến lúc suy tàn,
đó là lão.
Đến khi niệm tan hoại đi, đấy là
tử.
Như thế, chỉ trong một sát-na (= đơn vị
thời gian hết sức ngắn), đã khởi thành cả mười hai nhân duyên.
Hỏi: Mười hai nhân duyên đó phân ra làm
bao nhiêu yếu tố, bao nhiêu là phiền não, bao nhiêu là nghiệp báo, bao
nhiêu thuộc về quá khứ, bao nhiêu về hiện tại, bao nhiêu về tương lai, bao
nhiêu còn là nhân duyên, bao nhiêu đã
khởi lên rồi? Thế nào là nhân duyên? Thế nào pháp nhân duyên? Hai
điều đó khác biệt nhau ra sao? Tại sao tánh
của mười hai nhân duyên lại thật thâm sâu?
Đáp: Phiền não có ba: vô minh, ái và thủ.
Nghiệp có hai: ành và hữu. Bảy nhân duyên còn lại thuộc về
quả báo. Như thế, gọi là phiền não vì phiền não tạo thành một nhân khiến
hữu (= cuộc sống) sanh ra sau. Cũng như màu sắc của viên hoạ sư, tự
nơi chúng, chúng chẳng thành được bức hoạ; có
phiền não mới khiến cho hữu duyên ra sanh, cùng mọi
loại sắc chất khác.
Hai nhân duyên thuộc về thời quá khứ,
đó là vô minh và hành.
Hai nhân duyên thuộc về thời vị lai,
đó là sanh và lão tử. Còn lại tám nhân duyên kia
thuộc về thời hiện tại. Như thế, đã
chia lấy thời gian ra làm ba, và sanh cùng chết
đã tiếp nối nhau kể từ thời vô thủy (=
chẳng biết được lúc khởi đầu).
Các yếu tố của mười hai nhân duyên có nghiã là, chẳng thể
đem ra thuyết giảng rời rạc từng yếu tố được,
và cũng thể thuyết giảng một yếu tố nào mà chẳng liên quan
đến cả mười hai nhân duyên.
Nhân duyên là gì? Mười hai pháp đó
theo thứ lớp mà chuyển động nhân duyên,
vì thế gọi đó là do nhân duyên mà khởi
lên. Mười hai yếu tố nhân duyên đã
khởi lên thì thành pháp nhân duyên. Nhân duyên và pháp nhân duyên khác
nhau như thế nào? Nhân duyên có nghiã là mỗi thứ nhân duyên chuyển hành
khác nhau và chưa thành tựu hoàn toàn, cho nên chẳng thể nào nói rõ mỗi
thứ cho được. Hoặc chúng là hữu vi,
hoặc chúng là vô vi, cũng chẳng thể nói xác
định được. Còn pháp nhân duyên thì đã
khởi lên xong, đã thành tựu là pháp
rồi nên thuộc về pháp hữu vi. Đó là
điểm khác nhau giữa nhân duyên và pháp
nhân duyên.
Tại sao tánh của mười hai nhân duyên lại thật thâm sâu? Do nơi sự
chuyển hành, do nơi đặc tướng mà ta
biết được vô minh làm nhân
duyên cho hành. Sự chuyển hành đó, đặc
tướng của nó, cùng với đặc tánh của
nó, bực Thánh nhơn chẳng cần đến người khác chỉ bảo giúp, cũng thông đạt
được tất cả nhờ do nơi huệ căn của các Ngài.
Đó gọi là tánh của mười hai nhân duyên
thật thâm sâu.
Lại nữa, các nhân duyên đó có thể dùng
bảy cách quán sát mà biết rõ được. Bảy cách
đó là: do ba tiết, do bốn giản lược, do hai mươi hành, do sự luân
chuyển, do chiều dắt giây theo thứ tự (= khiên), do phân biệt và do
tương nhiếp.
Hỏi: Thế nào là do ba tiết (= ba lóng)?
Đáp: Khoảng cách (= tiết = lóng) giữa các hành
và thức, đó là tiết thứ nhứt.
Khoảng cách giữa thọ và ái là tiết thứ hai. Khoảng cách giữa
hữu và sanh là tiết thứ ba.
Nơi quá khứ, do nghiệp và phiền não làm duyên cho quả báo hiện tại,
đó là tiết thứ nhứt. Do quả báo hiện
tại làm duyên cho phiền não hiện tại, đó là
tiết thứ hai. Do phiền não hiện tại làm duyên cho quả báo tương lai,
đó là tiết thứ ba. Tiết thứ nhứt và
tiết thứ ba là tiết về nhân quả mà cũng là tiết về hữu. Tiết
thứ hai là tiết về quả báo làm nhân, nhưng chẳng phải tiết
về hữu.
Hỏi: Thế nào là tiết về hữu?
Đáp: Các ấm, nhập, giới của một người còn chưa
được giải thoát, vì phải theo nghiệp
cũ và phiền não làm nhân duyên khiến cho hữu (= cuộc sống) phải
sanh đi sanh lại qua các nẻo chẳng ngừng, đó
gọi là tiết về hữu và sanh.
Hỏi: Làm sao mà thành được ra như thế?
Đáp: Một người phàm phu đã
làm các hành vi tương ưng với vô minh và tham ái, tạo nên nghiệp ác,
đến khi sắp chết thì
đau khổ. Nằm trên giường bịnh, anh
chẳng còn biết đến cõi thế gian nầy
hay cõi thế gian kia, tâm mất cả chánh niệm. Lúc bấy giờ, anh
đau khổ về sự sống, ý niệm nơi trí thoái lùi,
thân sức giảm hẳn, các căn từ từ lạc mất, rồi
từ nơi thân, hoặc phiá trên, hoặc phiá dưới, mạng căn
tàn lụn như chiếc lá ta la khô héo. Vào lúc
đó, người ấy như ở trong cơn mộng.
Do nơi nghiệp, bốn sự việc (= pháp) khởi lên: khởi nghiệp, nghiệp
tướng, thú (= nẻo tái sanh) và thú tướng.
Thế nào là nghiệp? Đó là
những việc đã tạo nên, hoặc công
đức, hoặc việc ác, hoặc nặng, hoặc nhẹ, hoặc
nhiều, hoặc ít, nghiệp liền khởi lên giống như
đã tạo nên lúc trước.
Thế nào là nghiệp tướng? Nghiệp tướng khởi lên giống như hành
động đã tạo thời trước,
đi theo với nghiệp cũ như bạn đồng hành,
vào lúc đó cũng như hiện đang tạo nghiệp.
Thế nào là thú? Thú là nẻo tái sanh, do có công
đức thiện mà
được hướng theo nẻo lành, do có nghiệp
ác mà phải trôi lăn vào nẻo dữ.
Thế nào là thú tướng? Đó là
lúc nhập vào bào thai mẹ, do ba sự việc hoà hợp lại nhau mà thành sanh ra.
Hoá sanh là, nơi được tái sanh, hoặc nơi cung
điện, hoặc nơi làng xóm, hoặc nơi núi non, hoặc nơi cây cối, hoặc
nơi sông hồ, tùy theo sự khởi lên của thú và thú tướng. Vào lúc
đó, người ấy hoặc ngồi, hoặc dựa, hoặc nằm,
nhìn thấy tướng khởi lên liền bám lấy. Bấy giờ, nghiệp cũ, nghiệp
tướng, hoặc thú và thú tướng chuyển động
khiến cho tốc tâm hiện khởi chẳng gián đoạn cùng với mạng căn
chấm dứt đi, khiến người ấy chết. Tâm chẳng gián đoạn theo thứ lớp khởi
tốc tâm lên, theo nghiệp cũ, hoặc nghiệp tướng, hoặc thú tướng,
cùng chuyển động làm thành
đối tượng cho tâm quả báo vượt sang cuộc sống
sau (= hậu hữu), cũng như ngọn
đèn mồi vào ngọn đèn, cũng như
lửa từ trong ngọn hoả châu xuất ra; nơi tiết về hữu
đó, tâm khởi lên như là bạn
đồng hành. Trong bụng mẹ, do theo sự
bất tịnh của mẹ và cha mà ba mươi sắc chất tùy theo nghiệp mà
được tạo thành(...) Như thế, thức
khởi lên duyên Danh-Sắc, Danh-Sắc lại duyên thức.Thế là
tiết về hữu thành lập.
Do theo đó mà có thể biết
được ba tiết.
Hỏi: Thế nào là do bốn điều giản
lược (= điều tóm tắt) mà
biết rõ thêm về mười hai nhân duyên?
Đáp: Vô minh, hành, nơi nghiệp quá khứ, thuộc về phiền
não lược. Thức, Danh-Sắc, lục nhập, xúc, thọ, nơi quả báo hiện tại,
thuộc về quả báo lược. Ái, thủ, hữu, nơi nghiệp hiện tại, cũng
thuộc về phiền não lược. Sanh, lão tử, nơi quả báo vị lai, cũng
thuộc về quả báo lược.
Như thế, do bốn lược mà hiểu rõ mười hai nhân duyên.
Hỏi: Thế nào là do hai mươi hành mà biết rõ thêm về mười hai
nhân duyên?
Đáp: Do bám chặt vào vô minh, tham ái trong
quá khứ và thủ, nên thành ra sự chấp thủ vào phiền não tướng.
Do sự bám chặt vào hành trong quá khứ và hữu, nên thành
ra sự chấp thủ vào nghiệp tướng. Do sự bám chặt vào thức,
Danh-Sắc, lục nhập, xúc, thọ trong hiện tại, cùng với quả báo sanh
và lão tử, thành ra sự chấp thủ vào hiện tại. Do sự bám
chặt vào tham ái và thủ trong hiện tại, nên thành ra sự
chấp thủ vào phiền não tướng. Do sự bám chặt vào hữu, vào các
hành động hiện tại, nên thành
ra sự chấp thủ vào nghiệp tướng. Do sự bám chặt vào sanh, lão
tử, và vào thức, Danh-Sắc, lục nhập, xúc, thọ trong tương lai,
nên thành ra có sự chấp thủ vào thọ.
Hai mươi bốn pháp đó
(pháp = sự việc, ở đây là sự
bám chặt), do sự chấp thủ mà thành tựu hai mươi hành
động.
Như trong A-tỳ-đàm (Abhidhamma =
Luận tạng) có nói: "Nơi nghiệp cũ của hữu, si mê là vô minh,
kết tụ là hành, bám níu là ái, tầm cầu là thủ,
suy nghĩ là hữu. Năm pháp nầy (vô
minh, hành, ái, thủ, hữu), nơi cuộc sanh sống nầy, vốn do nghiệp
trước tạo thành. Năm pháp đó làm duyên
cho sự trưởng thành các nhập (= các căn,
giác quan), si mê là vô minh, kết tụ là hành, bám níu là ái, tâm
cầu là thủ, suy nghĩ là hữu, cùng tạo thành nghiệp hữu làm nhân duyên gây
nên đời sống vị lai. Ở đấy, duyên theo
cuộc sống vị lai, thì thức chuyển thành Danh-Sắc, sắc thanh
tịnh thành các nhập, nơi cảm xúc thành xúc, còn thủ
trở thành thọ. Hai pháp đó nơi vị lai
làm duyên sanh ra hữu và nơi
đời nầy thì tạo thành nghiệp.
Như thế, do hai mươi hành động
mà biết thêm rõ về mươi hai nhân duyên.
Hỏi: Thế nào là do sự luân chuyển mà biết
được rõ thêm về mười hai nhân duyên?
Đáp: Vô minh duyên hành, hành duyên thức,
cho đến sanh duyên lão
tử, như thế toàn bộ khổ ấm khởi lên. Nơi toàn bộ khổ ấm nầy, sự chẳng
hiểu biết được gọi là vô minh,
khiến cho vô minh lại duyên hành nữa.
Như thế, do sự luân chuyển mà biết rõ thêm
được về mười hai nhân duyên.
Hỏi: Thế nào là do sự dắt giây theo thứ tự (= khiên) mà biết
rõ thêm về mười hai nhân duyên?
Đáp: Có hai chiều (xuôi và ngược) của sự dắt giây theo thứ
tự: khởi đầu tại vô minh, và
khởi đầu tại lão tử. Hỏi:
Sao gọi là khởi đầu tại vô minh?
Đáp: là nói từ vô minh
theo thứ tự xuôi xuống đến lão
tử. Hỏi: Sao gọi là khởi đầu tại lão
tử? Đáp: là nói ngược lại, khởi
đầu từ lão tử trở lên
đến vô minh.
Lại nữa, khởi đầu từ vô minh
thì thấy được ven bờ hướng về vị lai, còn
khởi đầu từ lão tử thì thấy
được ven bờ hướng về quá khứ.
Như thế, do theo thứ tự xuôi và ngược mà biết rõ thêm về mười
hai nhân duyên.
Hỏi: Thế nào là do phân biệt mà biết rõ thêm về mười hai
nhân duyên?
Đáp: Có hai loại nhân duyên: nhân duyên thế gian và
nhân duyên xuất thế gian. Như thế, nhân duyên khởi
đầu bằng vô minh là nhân duyên
thế gian.
Hỏi: Thế nào là nhân duyên xuất thế gian?
Đáp: Khổ nương theo khổ; lòng tin nương theo lòng tin; mừng
nương theo mừng; nhảy nhót nương theo nhảy nhót; khinh an (= ỷ) nương theo
khinh an, vui nương theo vui, định nương theo
định, tri kiến như thật nương theo tri kiến như thật, nhàm chán
nương theo nhàm chán, chẳng ham muốn nương theo chẳng ham muốn, giãi thoát
nương theo sự giải thoát của trí tận diệt. Đó
gọi là nhân duyên xuất thế gian.
Lại nữa, có thuyết cho rằng, có bốn loại nhân duyên: (1) nghiệp và
phiền não làm nhân, (2) chủng tử (= hột giống) làm nhân, (3) có
động tác làm nhân, (4) cộng nghiệp(=
nghiệp chung) làm nhân.
Hỏi: Thế nào là nghiệp và phiền não làm nhân?
Đáp: Đó là vô minh
buổi ban đầu.
Hỏi: Thế nào là chủng tử làm nhân?
Đáp: Như hột giống và mầm kế tiếp nhau tương tục.
Hỏi: Thế nào là có động tác làm
nhân?
Đáp: Như trường hợp hoá sanh.
Hỏi: Thế nào là cộng nghiệp làm nhân?
Đáp: Như đất, tuyết, núi, biển,
mặt trời, mặt trăng.
Lại nữa, có thuyết cho rằng, chẳng hề có cộng nghiệp;
đó chỉ là các sắc pháp, các tâm pháp
cùng với thời tiết mà làm nhân đó thôi. Như
Thế tôn có kệ rằng:
Nghiệp chẳng chung cùng với kẻ khác,
Chẳng ai có thể trộm lấy được.
Người đã làm nên công đức lành,
Quả báo lành, người ấy sẽ đắc.
Như thế, do sự phân biệt mà biết rõ thêm muời hai nhân duyên.
Hỏi: Thế nào là sự tương nhiếp (= bao gồm vào trong)
Đáp: Có bốn sự tương nhiếp: (1) ấm tương nhiếp, (2)
nhập tương nhiếp, (3) giới tương nhiếp và (4)
đế tương nhiếp.
Như thế, vô minh, hành xúc, ái, thủ, hữu
được hành ấm tương nhiếp. Thức
được thức ấm bao gồn vào trong. Danh-Sắc
được bốn ấm tương nhiếp. Lục
nhập được hai ấm bao trùm. Thọ
được thọ ấm bao gồm vào trong.
Sanh, lão tử được cả sắc ấm
cùng hành ấm tương nhiếp.
Vô minh, hành, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử,
đều được pháp nhập bao gồm vào
trong. Thức do ý nhập bao trùm. Danh-Sắc thuộc năm
nội nhập tương nhiếp. Lục nhập do lục nội nhập bao gồm
vào trong.
Vô minh, hành, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử,
đều được pháp giới nhiếp vào
trong. Thức thì thuộc ý thức giới bao gồm. Danh-Sắc nằm trong
ngũ giới tương nhiếp.
Lục nhập thuộc về mười hai đế
(= Chơn lý) tương nhiếp.
Vô minh, ái, thủ được mười đế
tương nhiếp. Chín nhân duyên còn lại
được Khổ đế bao trùm vào
trong. Các nhân duyên xuất thế gian và các yếu tố của con
đường xuất thế đều do Đạo đế
bao gồm. Sự tận diệt các nhân duyên do Diệt
đế tương nhiếp.
Như thế, do sự tương nhiếp mà biết rõ thêm về mười hai nhân
duyên.
Do các cách kể trên đây mà biết
được phương tiện về nhân duyên.
Phương tiện về nhân duyên chấm dứt.
(Giải Thoát Đạo Luận: Quyển
thứ Mười chấm dứt)
-ooOoo-