Phẩm 7:
Phân biệt Hành xứ
(Các
Đề mục quán tưởng)
Vào thời đó, vị thầy mà người
đệ tử nương theo học, sau khi quán sát tánh
hạnh của người học trò, mới đem
ba mươi tám đề mục quán tưởng
(= các hành xứ) ra truyền dạy, khiến cho việc tu hành
được tương ứng với tánh hạnh.
Hỏi: Ba mươi tám hành xứ (đề mục
quán tưởng) la những gi?
Đáp: Đó là mười nhứt thiết nhập: (=
Biến xứ, Kasina) về đất, về nước, về lửa,
về gió, về xanh, về vàng, về đỏ, về
trắng, về Không-xứ, về thức xứ. Cộng với mười tưởng bất tịnh:
tưởng sình chướng, tưởng tái xanh, tưởng rỉ mủ, tưởng rã rời, tưởng bị gặm
nhấm, tưởng thân thịt rã nát, tưởng đâm chém
nát, tưởng dính máu huyết, tưởng trùng hôi, tưởng xương. Lại cộng
thêm mười niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng,
niệm giới, niệm thí, niệm Thiên, niệm về sự chết, niệm thân, niệm
hơi thở, niệm an tịch. Lại cộng thêm bốn tâm vô lượng: từ,
bi, hỉ, xả. Và thêm bốn quán tưởng: về tứ
đại (= đất, nước, gió, lửa), về thức ăn bất
tịnh, về vô sở hữu xứ, về phi phi tưởng xứ. Đấy là ba mươi tám
hành xứ (làm đề mục quán tưởng).
Có chín cách để thấy rõ
hiệu lực tối thắng của 38 hành xứ kể trên: (1) thiền,
(2) vượt thẳng, (3) tăng lên, (4) nhân
duyên, (5) sự tướng, (6) thù thắng, (7) cảnh giới, (8) nắm giữ, (9) tánh
hạnh người; nhờ đó, biết được công đức thù
thắng của đề mục.
Hỏi: Thế nào là do Thiền?
Đáp: Có mười đề mục đưa đến sự
thành tựu được thiền ngoại
hành; mười đề mục khiến thành tựu
được sơ thiền; một
đề mục thành
được tam thiền; một
đề mục thành
được tứ thiền; chín
đề mục thành tựu
được tứ thiền, ngũ thiền; bốn
đề mục thành tựu
được vô sắc tứ thiền.
Hỏi: Thế nào là mười đề mục thành
tựu được thiền ngoại hành?
Đáp: Trừ niệm hơi thở và niệm thân ra, tám
đề mục còn lại trong mười niệm, và
phép quán tưởng tứ đại, tưởng thực phẩm bất
tịnh, cộng lại là mười món đưa đến
thiền ngoại hành.
Hỏi: Thế nào là mười một đề mục thành
tựu sơ thiền?
Đáp: Mười pháp quán tưởng bất tịnh và niệm về thân
đưa đến sự thành tựu sơ thiền.
Hỏi: Thế nào là ba đề mục thành
tựu được tam thiền?
Đáp: Đó là quán ba
tâm vô lượng: từ, bi, hỉ.
Hỏi: Thế nào là một đề mục thành
tựu được tứ thiền?
Đáp: Đó là quán tâm
vô lượng: xả.
Hỏi: Thế nào là chín đề mục thành
tựu được tứ thiền, ngũ thiền?
Đáp: Trừ nhứt thiết nhập về không và về thức
ra, tám nhứt thiết nhập (= biến xứ) còn lại cùng niệm hơi thở,
đồng đưa đến sự thành tựu tứ thiền,
ngũ thiền.
Hỏi: Thế nào là bốn đề mục thành
được bốn cõi vô sắc?
Đáp: Các nhứt thiết nhập (= Kasinas) về Không-xứ, thức xứ,
về vô sở hữu xứ, về phi phi tưởng xứ thành tựu cõi vô sắc.
Như thế, do thiền mà có thể biết
được thắng điểm của các hành xứ (= đề
mục quán tưởng).
Hỏi: Thế nào là do vượt lên thẳng?
Đáp: Bước vào hành xứ (tức thực tập các
đề mục) thành tựu
được sự vượt lên thẳng khỏi cõi sắc.
Trừ nhứt thiết nhập về vô sắc, tám nhứt thiết nhập còn lại và ba mươi hành
xứ còn lại chẳng vượt lên thẳng khỏi cõi sắc. Lại nữa, có ba
đề mục vượt thẳng lên khỏi sự việc: ba
nhứt thiết nhập về vô sắc, và về vô sở hữu xứ; ba mươi lăm
đề mục còn lại thì chẳng thành tựu
được sự vượt lên khỏi sự việc. Lại nữa, có một
đề mục vượt lên khỏi thọ và tưởng,
đó là phi phi tưởng xứ; ba mươi bảy
đề mục còn lại thì chẳng vượt lên khỏi
được thọ và tưởng.
Như thế, do vượt thẳng lên mà có thể biết
được các công đức thù thắng của các
hành xứ (= đề mục quán tưởng).
Hỏi: Thế nào do sự tăng trưởng?
Đáp: Mười bốn hành xứ (= đề mục
quán tưởng) có thể khiến cho có sự tăng trưởng: đó là mười nhứt
thiết nhập (tức là mười biến xứ, hay là mười kasinas), và
bốn tâm vô lượng; hai mươi bốn hành xứ còn lại chẳng có khả năng
làm tăng trưởng.
Như thế, do sự tăng trưởng
mà biết được sự thù thắng của các hành
xứ.
Hỏi: Thế nào là do nhân duyên?
Đáp: Chín hành xứ làm nhân duyên
đưa đến sự chứng đắc thần thông: đó là,
ngoại trừ nhứt thiết nhập về vô sắc ra, tám nhứt thiết nhập còn lại với
nhứt thiết nhập về Hư-không. Ba mươi bảy hành xứ còn lại chẳng làm nhân
duyên cho sự chứng đắc thần thông, nhưng các
hành xứ nầy làm nhân duyên đưa tới
Tỳ-bà-xá-na (= Huệ kiến), ngoại trừ phi phi tưởng xứ vì hành xứ nầy
chẳng làm nhân duyên đưa tới Huệ kiến.
Như thế, do nhơn duyên mà biết được
các thắng điểm của các hành xứ, tức là của các
đề mục quán tưởng.
Hỏi: Thế nào là do sự tướng (làm
đối tượng)?
Đáp: Hai mươi mốt hành xứ lấy sự phân biệt sự tướng làm
đối tượng, mười hai hành xứ lấy bản
thể thực sự làm đối tượng, năm hành xứ
lấy sự chẳng phân biệt sự tướng với bản thể thực sự mà làm
đối tượng.
Hỏi: Thế nào là hai mươi mốt hành xứ lấy sự phân biệt sự tướng làm
đối tượng?
Đáp: Ngoại trừ nhứt thiết nhập về thức ra, chín nhứt thiết
nhập còn lại, với mười tưởng bất tịnh, với niệm hơi thở và niệm thân,
đều lấy sự phân biệt sự tướng làm
đối tượng.
Hỏi: Thế nào là mười hai hành xứ lấy bản thể thực sự làm
đối tượng?
Đáp: Đó là nhứt thiết nhập về thức, cùng phi phi tưởng xứ và
mười thiền ngoại hành.
Hỏi: Thế nào là năm hành xứ lấy
sự chẳng phân biệt sự tướng với bản thể thực sự làm
đối tượng?
Đáp: Đó là bốn tâm vô lượng, và vô sở hữu xứ.
Lại nữa, hai hành xứ, lấy sự tướng của việc tạo ra trong tâm (nội
doanh) cùng chuyện xảy ra trong tâm (nội sự) làm
đối tượng, là nhứt thiết nhập về thức
và phi phi tưởng xứ.
Hai hành xứ, lấy sự tướng của việc tạo ra trong tâm (nội doanh sự) cùng
chuyện xảy ra bên ngoài (ngoại sự) làm đối
tượng, là niệm hơi thở và niệm thân.
Một hành xứ, lấy sự tướng của chuyện tạo ra bên ngoài (ngoại doanh)
cùng việc xảy ra trong tâm (nội sự) làm đối
tượng, là niệm về sự chết.
Hai mươi mốt hành xứ, lấy sự tướng của chuyện tạo ra bên ngoài (ngoại
doanh) cùng việc xảy ra bên ngoài (ngoại sự) làm
đối tượng, là mười tưởng bất tịnh, bốn
tâm vô lượng, bốn nhứt thiết nhập về sắc, nhứt thiết nhập về Hư-không,
niệm Phật, và niệm Tăng.
Bốn hành xứ, lấy sự tướng của chuyện trong tâm tạo nên, gây thành việc
xảy ra bên ngoài (nội doanh nội sự thiết ngoại sự), làm
đối tượng, là niệm giới, niệm thí,
quán tưởng về tứ đại, và thức
ăn bất tịnh.
Bốn hành xứ, lấy sự tướng của việc tạo ra bên ngoài do tâm bên trong
xếp đặt nên (nội doanh ngoại sự thiết
ngoại doanh sự) làm đối tượng, là bốn
nhứt thiết nhập về sắc.
Hai hành xứ, lấy sự tướng của việc xảy ra trong tâm và bên ngoài, do
việc tạo nên trong tâm và bên ngoài gây ra, (thiết nội doanh sự, thiết
ngoại doanh sự, thiết nội sự, thiết ngoại sự) làm
đối tượng, là niệm Phật và niệm an
tịch.
Một hành xứ lấy sự tướng của chuyện trong tâm, gây nên do việc
đã tạo bên trong và bên ngoài (nội
ngoại doanh sự, nội sự) làm đối tượng, là
niệm Thiên.
Một hành xứ lấy sự tướng của chuyện tạo nên bên trong (nội doanh sự)
nhưng chẳng ưng nói về chuyện trong tâm và ngoài tâm (nội sự, ngoại sự)
làm đối tượng, là vô sở hữu xứ.
Hai hành xứ lấy sự tướng của việc quá khứ làm
đối tượng là nhứt thiết nhập về thức,
và phi phi tưởng xứ.
Một hành xứ lấy sự tướng của việc tương lai làm
đối tượng là niệm về sự chết.
Một hành xứ lấy sự tướng của việc hiện tại làm
đối tượng là niệm Thiên.
Sáu hành xứ lấy sự tướng của các việc quá khứ, vị lai và hiện tại làm
đối tượng là: niệm Phật, niệm Tăng,
niệm giới, niệm thí, và quán tưởng về tứ
đại và tưởng về thức
ăn bất tịnh.
Hai hành xứ, lấy sự tướng của việc quá khứ, hiện tại nhưng chẳng ưng
nói về vị lai, làm đối tượng, là niệm
Pháp và niệm an tịch.
Hai mươi sáu hành xứ chẳng ưng nói về sự việc của ba thời quá khứ, hiện
tại và vị lai, là chín nhứt thiết nhập, mười tưởng bất tịnh, bốn tâm vô
lượng, niệm hơi thở, niệm thân, cùng vô sở hữu xứ.
Bốn hành xứ lấy sự tướng của việc động làm
đối tượng là: nhứt thiết nhập về lửa,
về gió, và tưởng trùng hôi, cùng niệm hơi thở; sự tướng thì chẳng
động, còn môi trường của chúng ắt phải
động, ngoại trừ ba mươi bốn sự việc bất động.
Như thế, do lấy sự tướng làm đối tượng
mà biết được các hành xứ (=
các đề mục quán tưởng).
Hỏi: Thế nào là do thù thắng?
Đáp: Tám nhứt thiết nhập, bốn
định vô sắc, được gọi là thù thắng, vì là sự việc chân thực. Do vì
tám nhứt thiết nhập được gọi là
định thắng, nên khi
đắc được cõi tứ thiền, bốn
định vô sắc được gọi là
định thắng. Mười tưởng bất tịnh
và tưởng thức ăn bất tịnh gọi là
tưởng thắng, do vì nơi sắc, hình, Hư-không, phương hướng, phân biệt,
hoà hiệp, kết hiệp, và tưởng bất tịnh. Mười niệm xứ
được gọi là thù thắng, do vì
niệm trở nên vi tế, và sự chú tâm theo sát với niệm. Bốn tâm vô lượng là
thù thắng vì chẳng còn gì vượt quá hơn được,
do sự tăng thêm lợi ích. Quán tứ đại
gọi là huệ thắng, do vì có sự liên kết với Hư-không.
Như thế, do thù thắng mà biết được
các hành xứ.
Hỏi: Thế nào là do cảnh giới?
Đáp: Mười hai hành xứ chẳng sanh lên cảnh giới Thiên,
đó là mười tưởng bất tịnh, với niệm
thân và tưởng thức ăn bất tịnh. Mười ba hành
xứ chẳng sanh lên cảnh giới sắc, đó là
mười hai hành xứ đầu tiên với niệm hơi
thở. Ngoại trừ hành xứ vô sắc xứ, các hành xứ còn lại chẳng sanh lên
cảnh giới vô sắc.
Như thế, do cảnh giới mà biết được
các hành xứ.
Hỏi: Thế nào là do nắm giữ?
Đáp: Mười bảy hành xứ nắm giữ tướng do sự thấy:
đó là, ngoại trừ nhứt thiết nhập về
gió và về vô sắc ra, bảy nhứt thiết nhập còn lại cùng với mười tưởng bất
tịnh. Niệm hơi thở là hành xứ do sự xúc chạm mà nắm giữ. Nhứt thiết
nhập về gió là hành xứ nắm giữ hoặc do sự thấy, hoặc do sự xúc chạm.
Mười chín hành xứ còn lại do sự nghe mà phân biệt nắm giữ.
Lại có năm hành xứ mà người sơ học
toạ thiền chẳng nên thực tập là bốn cõi vô sắc và tâm xả. Các hành xứ còn
lại, người ấy có thể học được.
Như thế, do nắm giữ mà biết được
các hành xứ.
Hỏi: Thế nào là do tánh hạnh người?
Đáp: Người tánh hạnh hay ham muốn chẳng nên tu bốn
tâm vô lượng, do vì tướng tịnh. Tại sao vậy? Vì tánh hạnh người hay ham
muốn chẳng thường khởi ý về tướng tịnh, cũng tựa như người bị bịnh
đàm mà ăn
nhiều thức ăn mỡ béo chẳng hạp vậy. Người tánh hạnh hay giận hờn
chẳng nên tu mười tưởng bất tịnh, do vì tướng hờn giận thường khởi lên,
cũng tựa như người bị bịnh đàm mà
ăn uống các chất nóng chẳng hạp vậy. Người
tánh hạnh ngu si vì trí huệ chẳng tăng
trưởng, thiếu sự khéo léo, cho nên chẳng nên tu các hành xứ, nếu
chẳng khéo léo mà cố tinh tấn tu cũng chẳng có kết quả, tựa như người cởi
voi mà chẳng cầm theo cây móc câu để kềm giữ
voi.
Người tánh hạnh hay ham muốn nên tu các tưởng bất tịnh và quán tưởng về
thân, vì để đối trị lại các ham muốn. Người
tánh hạnh hay giận hờn nên tu bốn tâm vô lượng, vì sự sân hận
được đối trị; hoặc nên tu nhứt thiết
nhập về sắc, khiến tâm biết tùy theo đó.
Người tánh hạnh hay tin nên tu sáu niệm xứ vì niệm Phật
khiến niềm tin sơ khởi được an định lại.
Người tánh hạnh ý trí nên tu quán tứ
đại, tưởng thức ăn bất tịnh, niệm về sự chết,
niệm an tịch, vì đã sẵn có ý
trí thâm sâu.
Lại nữa, người tánh hạnh ý trí đối với tất
cả các hành xứ, có thể tu mà chẳng phương hại chi cả. Người tánh
hạnh ham hiểu biết nên tu niệm hơi thở,
để đoạn các tư tưởng rời rạc thiếu mạch lạc. Người tánh hạnh ngu si dùng
lời mà hỏi Pháp, theo thời mà nghe Pháp, cung kính
đối với Pháp bảo và vị thầy bổn sư mà
mình đang nương tựa học hỏi, khiến cho trí uệ
tăng trưởng rồi tùy theo sở thích mà chọn các hành xứ, riêng niệm
về sự chết và quán tưởng tứ đại là thù
thắng nhứt cho anh ta.
Lại có thuyết nói: Khi phân biệt các hành xứ, tôi
đã thấy sự thù thắng của chúng. Tuy
nhiên, sự phân biệt ra sáu hạng người có thể tóm lại thành ba.
Hỏi: Nếu quả như vậy, thì lúc ban đầu
có gì phương hại?
Đáp: Có hai hạng người tánh hạnh hay ham muốn: (1)
người độn căn, căn tánh chậm chạp và
(2) người lợi căn, căn trí lanh lẹ. Với người
tánh hạnh hay ham muốn mà độn căn, nên
tu quán tưởng bất tịnh, vì đối trị được các
ham muốn của y, đó là điều nên
dạy cho y để trừ lòng ham muốn. Người
tánh hạnh hay ham muốn mà căn trí lanh lợi
(lợi căn) nên tu các niệm xứ để làm
tăng trưởng lòng tin còn sơ khởi nơi
y, đó là
điều nên dạy cho y diệt trừ lòng dục.
Có hai hạng người tánh hạnh hay giận hờn: kẻ
độn căn và người lợi căn.
Người hay giận mà độn căn nên
tu bốn tâm vô lượng, vì để đối trị lại tánh
giận hờn, đó là điều nên dạy
cho y tu hành để trừ sân hận. Người hay giận
mà lợi căn nhờ trí huệ tăng trưởng, nên
tu các thắng xứ, đó là
điều nên dạy cho y tu hành
để diệt lòng sân.
Người tánh ngu si cũng có hai hạng: kẻ vô căn
và người độn căn. Người vô căn, đã
ngu si lại chẳng có khả năng nào, thì
chẳng nên dạy tu các hành xứ. Còn người tánh hạnh ngu si mà
độn căn nên tu niệm hơi thở,
để đối trị sự loạn tưởng.
Như thế, đã tóm lược thành ba hạng
người, chẳng chi phương hại. Theo như pháp nói trên, các nhứt thết nhập và
niệm hơi thở, được phát triển thêm
xuyên qua Không-xứ, thành được tất cả các hành
xứ chẳng có phương hại chi. Nếu có đủ công
đức thù thắng, việc tu tập các hành xứ sẽ thành tựu chẳng trở ngại.
-ooOoo-