22/11/2014 23:25 (GMT+7)
Bố thí và cúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà tùy theo khả năng phát tâm hộ trì Tam bảo và làm từ thiện xã hội. Tuy nhiên, để đạt được sự bố thí và cúng dường đúng như pháp là việc làm không dễ dàng, đối với kẻ cho và người nhận. |
22/11/2014 12:56 (GMT+7)
Một người con dù trai hay gái, phải biết báo đáp công ơn sanh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Việc báo hiếu đó phải thực hiện trên hai phương diện là vật chất và tinh thần. |
19/11/2014 20:14 (GMT+7)
Trong vô số pháp môn mà Đức Phật đã chỉ dạy, chỉ có phương pháp phóng sanh là dễ thực hành nhất để trưởng dưỡng lòng từ bi của chúng ta. Trong Luận Đại Trí độ dạy rằng: “Trong tất cả các tội ác, tội sát sanh là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất.” Thế nào gọi là phóng sanh? Phóng sanh tức là nhìn thấy các loại chúng sanh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại, kinh hoàng lúng túng, mạng sống trong phút giây nguy ngập, liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống” |
19/11/2014 13:00 (GMT+7)
Ai suy nghĩ rằng mình là người tốt và có thể thay đổi được mọi sự việc theo sự hiểu biết của mình đó là một điều lầm lẫn rất lớn. Khuất Nguyên vì suy nghĩ rằng những kế sách của mình là đúng, là tốt có thể giúp ích cho nhiều người |
17/11/2014 22:04 (GMT+7)
Phật dạy:”Quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy sống trong giây phút hiện tại”. Nếu ta quá ưu tư tiếc nuối về quá khứ, hay lo nghĩ mơ mộng về tương lai, để luôn hoang mang lo sợ ta sẽ đánh mất mình trong hiện tại bởi được mất, hơn thua, thành công hay thất bại. |
17/11/2014 20:13 (GMT+7)
Kinh Pháp Hoa có nói tới những viên ngọc dấu trong áo và đứa con nghèo khổ. Tôi đã kết hai câu chuyện này lại với nhau như sau. Có một cậu con trai con nhà giàu ham ăn chơi phung phí tiền của mà không ý thức được cái may mắn và hạnh phúc của mình. Người cha rất thương con nhưng không có cách gì giúp được. Ông biết trước là nó sẽ khổ, sẽ đi tha phương cầu thực, sẽ phải đi xin ăn. |
15/11/2014 15:16 (GMT+7)
Hai quốc gia Việt Nam và Trung Hoa đều phụng hành đại thừa Phật Giáo, cho nên đối với cá nhân chúng tôi, chúng tôi rất cảm xúc sâu xa: trong thế giới gần gũi với sự hủy diệt hôm nay, Đại Thừa Phật Giáo cần thiết như thế nào! Các vị ở đây ai cũng là các bậc đại tâm đại sĩ. Đối với bi nguyện của Bồ tát, cố nhiên các vị đã thể nhận được ý nghĩa, tôi lẽ ra không cần nhắc lại làm chi, bất quá nghĩ rằng một lần đề khởi lại là một lần phát kiến thêm một cái gì mới. |
14/11/2014 15:21 (GMT+7)
Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng có thể đã từng gặp phải những chuyện đau thương khốn đốn dẫn đến sự bực bội, khó chịu, phiền muộn khổ đau. Những người khó chịu, họ muốn làm cho mọi chuyện trở nên căng thẳng để tạo ra sự hiểu lầm hoặc mối hiềm thù trực tiếp bằng nhiều hình thức khác nhau. |
14/11/2014 15:15 (GMT+7)
Khi tu tập ba-la-mật, dù là Phật Thinh Văn, Phật Độc Giác hay Phật Chánh Đẳng Giác đều phải thành tựu công hạnh như ba bậc kể trên. Tuy nhiên, theo Mahāyana thì sau khi đắc quả A-la-hán, vị ấy“hướng tâm theo đại thừa”, tu tập “lục độ ba-la-mật” mới được gọi là bồ-tát. Còn theo Theravāda, cho dẫu tu tập “thập độ ba-la-mật” thì vẫn còn phàm phu. |
13/11/2014 22:00 (GMT+7)
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là quán chiếu lại bản thân, xem mình đã phạm phải những lỗi lầm gì qua thân, khẩu và ý, từ đó thể hiện tâm ăn năn hối cải, và nguyện không để những hành vi sai trái như vậy xảy ra lại trong tương lai. |
13/11/2014 21:50 (GMT+7)
Tâm lý đó luôn phổ biến khắp mọi nơi, lúc bình thường không ai nghĩ tới việc tu hành, đến khi có chuyện không may xảy ra, chúng ta vào chùa lễ lạy cầu khẩn van xin chư Phật, Bồ-tát giúp cho. Nếu được tai qua nạn khỏi thì vui vẻ hả hê cho rằng chư Phật, Bồ-tát linh ứng, còn không được thì phiền muộn khổ đau, oán trách trời đất, không dang tay cứu giúp mình. |
13/11/2014 21:38 (GMT+7)
Theo đạo Phật, những nỗi khổ của con người đều phát xuất từ sự thiếu hiểu biết. Vô minh được coi là nguyên nhân khổ đau lớn nhất của chúng sanh. |
12/11/2014 00:15 (GMT+7)
Trong các pháp thoại của Thế Tôn, những hình ảnh trực quan luôn được Ngài vận dụng để minh họa cho sinh động và dễ hiểu. Nhìn một khúc gỗ lênh đênh xuôi trên một dòng sông hướng về biển cả, Ngài liên tưởng ngay đến hình ảnh của người tu đang trên đường xuôi về Niết-bàn. |
08/11/2014 23:41 (GMT+7)
Lời phát biểu trên đây của nhà sư người Pháp Matthieu Ricard cũng là tựa của một bài phỏng vấn ông do tập san Thiên Chúa Giáo La Vie (Sự Sống) thực hiện ngày 07 tháng 10 năm 2014. Nhân ngày Quốc Tế Thực Phẩm 16 tháng 10 vừa qua, các cơ quan truyền thông khắp thế giới thi nhau đưa ra các quan điểm về vấn đề trên đây, và tập san La Viecũng đã phát hành một số đặc biệt với chủ đề ăn chay, trong đó có bài phỏng vấn nhà sư Matthieu Ricard. |
08/11/2014 21:43 (GMT+7)
Chúng ta hãy tạo động lực bằng cách nghĩ rằng ta đã tạo nhiều ác nghiệp ở kiếp này và trong vô lượng kiếp trước. Những ác nghiệp này, khi kết trái, sẽ trở thành những nỗi đau khổ liên tục nếu ta không thanh lọc (rửa sạch) chúng. Ác nghiệp sẽ làm cho ta không đạt được hạnh phúc trong kiếp này và những kiếp sau, mà còn ngăn cản ta đạt tới tiềm năng đầy đủ của một tâm giác ngộ, và ngăn cản ta đạt tới mục tiêu cứu khổ chúng sinh, đưa họ đến giác ngộ. |
08/11/2014 01:48 (GMT+7)
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ
biến trong Phật giáo. Sám hối là quán chiếu lại bản thân, xem mình đã phạm phải
những lỗi lầm gì qua thân, khẩu và ý, từ đó thể hiện tâm ăn năn hối cải, và
nguyện không để những hành vi sai trái như vậy xảy ra lại trong tương lai. Sám
hối, cũng được cho là để “tỏ bày lỗi lầm của mình trước Phật, Bồ-tát, Sư trưởng
hay đại chúng với mục đích mong được diệt tội”2.
Vậy sám hối có thật sự diệt được tội hay không? Và ai là người có thể “giải
tội” cho mình? Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. |
07/11/2014 22:57 (GMT+7)
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là quán chiếu lại bản thân, xem mình đã phạm phải những lỗi lầm gì qua thân, khẩu và ý, từ đó thể hiện tâm ăn năn hối cải, và nguyện không để những hành vi sai trái như vậy xảy ra lại trong tương lai. Sám hối, cũng được cho là để “tỏ bày lỗi lầm của mình trước Phật, Bồ-tát, Sư trưởng hay đại chúng với mục đích mong được diệt tội”2. |
07/11/2014 12:00 (GMT+7)
Khổ được biểu hiện qua phần thân và tâm. Cơ thể đau nhức là nỗi khổ ở thân này, chẳng hạn như cảm giác đau đớn do bệnh tật hay tai nạn, và cảm thấy khó chịu do nóng lạnh, đói khát. Tâm đau khổ như bất mãn, phiền muộn, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, bất an bởi những thứ không được hài lòng vừa ý. |
04/11/2014 22:58 (GMT+7)
Đức Phật kết luận rằng tâm làm chủ, dẫn đầu các pháp. Tâm là kẻ thực hiện cũng vừa là kẻ nhận lãnh những hành động do chính mình làm. Tâm là vị chủ nhân ra lệnh cho kẻ đầy tớ của mình là thân nói năng và hành động. |
04/11/2014 10:50 (GMT+7)
Hôm nay Sư đặc biệt giảng cho chư tỳ kheo và các sadi, mong quý vị hãy lắng lòng nghe. Ngoài việc thực hành Pháp và gìn giữ giới luật, chúng ta không còn gì khác để bàn, để học và trao đổi ý kiến. |
|