28/01/2014 23:42 (GMT+7)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này. Như vậy hạnh phúc chính là sự giải thoát của tâm ý. Và muốn có giải thoát thì phải tập xả ly |
26/01/2014 00:12 (GMT+7)
Phật nói: Đời người ở thế gian, nhỏ là gia đình, quyến thuộc, lớn là quốc gia, dân tộc, đều không ngoài "báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ". Do bốn thứ duyên này mà tương hợp. Hà huống tập khí và nghiệp chướng của chúng sanh sâu nặng, sống thiếu ân nghĩa, bố thí đức huệ thì ít, kết oán thì nhiều, do đó mà luân hồi trong lục đạo từ vô lượng kiếp đến nay để oan oan tương báo, khổ không kể xiết. |
20/01/2014 08:11 (GMT+7)
Lập chí quyết định, chẳng để người khác dùng miệng lưỡi lung lạc, chẳng để người khác xê dịch gót chân. Những việc tiếp đãi, thù tạc thói đời nên giảm bớt, chẳng cần phải phô diễn dằng dai. Tuổi già quang âm có hạn, chớ để luống qua nữa. Trong tâm có điều gì nghi ngờ hãy nên thưa hỏi minh bạch, chẳng nên hàm hồ tự mình lầm lạc... |
13/01/2014 08:52 (GMT+7)
Gọi là “cúng dường”, tức không chỉ dùng tài vật để cúng dường, mà hàm nghĩa của nó khá rộng. Ví dụ, đối với Phật bảo thì có ‘thập cúng dường’: Hương (giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương, tri kiến hương), hoa, đèn (đèn điện, đèn dầu, sáp…), nước, quả (trái cây), trà, thực (các món ăn), tiền bạc, châu ngọc, quần áo; đối với Pháp bảo thì có ‘tam cúng dường’: Lễ bái, xưng tán, quán tưởng; đối với Tăng chúng thì có ‘tứ cúng dường’: Y phục, ẩm thực, ngọa cụ (đồ ngủ), thuốc thang. |
10/01/2014 06:26 (GMT+7)
Xin lần lượt trích dẫn Con số 7 liên quan đến Đức Phật sau :- Thái tử Sỉ Đạt Đa (Siddhartha) sanh ra, Ngài đi 7 bước, thân mẫu Ngài là Hoàng Hậu Maha Maya (Mahamaya) qua đời sau khi sanh ra Ngài được 7 ngày. |
04/01/2014 09:21 (GMT+7)
Trời ơi, tại sao tôi khổ quá vậy nè? Tôi ăn hiền ở lành, tôi cầu xin van vái hoài, tại sao trời không giúp đỡ gì hết? Còn cái bà hàng xóm gian ác, chưa bao giờ cầu xin gì cả, mà trời lại giúp bà ta được buôn may bán đắt, gia đình hạnh phúc, con cái đỗ đạt? Tại sao lại có chuyện bất công quá vậy, hả trời? |
27/12/2013 06:19 (GMT+7)
Khi đối mặt với nỗi đau bệnh tật hoặc cái chết, trong tâm lý của đa số có lẽ ai cũng mong muốn Đức Phật làm phép lạ hay ban cho mình một sức mạnh diệu kỳ để giúp mình chiến thắng nỗi đau, vượt qua bệnh tật. Đó là tâm lý thường tình, cũng như người gia chủ kia cầu xin Đức Phật giúp cho thân tâm ông được nhẹ nhàng, an ổn. Nhưng theo Đức Phật, khi mang tấm thân tứ đại giả hợp này mà mong không bệnh tật là một thái độ si mê. Bản chất của thân này là duyên sinh nên vô thường, biến hoại; mong muốn nó bền chắc, tốt đẹp, thường còn, không biến hoại để mãi mãi an vui là điều không tưởng. Đức Phật không bao giờ làm việc gì vô ích chỉ vì hư tưởng, hẳng hạn như ban pháp mầu để vượt qua bệnh tật hay lẩn tránh cái chết. Nếu có biện pháp nào giúp người bệnh vượt qua nỗi đau bệnh tật thì biện pháp đó phải được thực hiện bởi chính người bệnh. Bằng như Đức Phật ban cho họ phép màu để họ được như nguyện (thân tâm an ổn), thì sau căn bệnh đó, sau nỗi đau đó còn biết bao căn bệnh khác, nỗi đau khác vốn tiềm ẩn trong tấm thân tứ đại giả hợp, họ sẽ phải đối mặt như thế nào? Chắc chắn là không có phép màu nào có thể khiến cho họ lành lặn, an ổn mãi mãi, bởi đặc tính của mọi sự vật hiện tượng là vô thường, biến hoại. |
13/12/2013 19:08 (GMT+7)
May mắn nhất của đời người là biết được và thụ hưởng được những mầu nhiệm của Tâm Định Tuệ. Tâm Định Tuệ là tâm linh tối thượng của vũ trụ, tiềm ẩn ở mỗi con người, trong tất cả chúng sinh |
10/12/2013 12:28 (GMT+7)
Một nghiên cứu mới cho thấy chánh niệm ở nơi làm việc có thể làm giảm mức độ kiệt sức xúc cảm, giúp giữ thăng bằng cảm xúc và làm tăng sự hài lòng trong công việc của bạn. |
06/12/2013 20:32 (GMT+7)
Thông thường người ta cho rằng người rảnh rang mới có thời gian làm việc thiện. Tôi thì ngược lại cho rằng, người bận rộn là người có thời gian nhiều nhất. Đó chính vì vậy họ mới có thể đi làm việc thiện. |
06/12/2013 17:52 (GMT+7)
Khi biết có thai liền nên đọc, mỗi ngày đọc tụng một bộ Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, hoặc niệm nghìn câu danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng, cần phải dùng tâm chân thành cung kính để tụng niệm thì phước báo sẽ vô cùng to lớn. Cho dù đứa bé trong thai là đến để báo oán, là oan gia trái chủ, bạn có thể chăm sóc đứa bé như thế thì oan kết này cũng được hóa giải, bạn đã có ân với nó rồi thì nó không báo oán nữa, mà đến báo ân. Chuyển biến phải ngay từ đầu. Trong kinh đã nhấn mạnh, chậm nhất cũng phải vào bảy ngày trước khi sanh, đương nhiên là càng sớm càng tốt. Khi chúng ta hiểu được lý lẽ này, biết được phương pháp này, thì tốt nhất đọc tụng ngay khi biết có thai, liền y theo phương pháp này mà tu hành. |
03/12/2013 14:51 (GMT+7)
Có những việc trên đời người ta cứ ngỡ là có, nhưng đó chính lại là không, hoặc những chuyện người ta cho không bao giờ có thể có, nhưng trên thực tế là có. |
28/11/2013 08:38 (GMT+7)
Không lo lắngBuông bỏ “người điều khiển”, tiếp xúc nhiều hơn với giây phút hiện tại và sẵn sàng hơn đối với sự bất định của tương lai giải phóng cho chúng ta khỏi nhà tù của sợ lo sợ. Nó giúp chúng ta đáp ứng với những thách thức của cuộc đời với tuệ giác sẵn có của mình, và đưa chúng ta ra khỏi tình huống khó khăn một cách an toàn. |
26/11/2013 09:33 (GMT+7)
Trong cuộc sống, bạn có thể nhận thấy rằng nhiều việc có xu hướng xẩy ra rất sai lạc, hoặc ít nhất, thì những điều đó không đúng như ý bạn mong đợi. Nên, mặc dù nhiều lần gây tổn thương, nhưng bạn vẫn phải tiếp tục đối diện và cố gắng vượt qua, để tìm kiếm hạnh phúc mỏng manh tiềm ẩn trong tâm |
20/11/2013 08:32 (GMT+7)
Trong kinh sách của Phật giáo, những lời dạy quý báu có thể giúp đỡ chúng ta vượt qua những cơn sóng gió của cuộc đời, vượt qua những bước thăng trầm của thế sự, được ghi chép khắp nơi, chẳng hạn như trong "Luận Bảo Vương Tam Muội", chúng ta có "Mười Điều Tâm Niệm" cần nên thường xuyên chiêm nghiệm, suy tư, nghĩ tưởng luôn luôn, để mỗi khi "bát phong" ập đến, nghĩa là sóng gió của cuộc đời dồn dập xảy ra, chúng ta có thể đối phó, ứng xử một cách dễ dàng hơn, không bị nhận chìm trong biển nước mắt của phiền não và khổ đau. |
20/11/2013 06:37 (GMT+7)
Tôi rất ít khi nghĩ về quá khứ và cũng không cảm thấy quá khứ là một cái gì đó quá cần thiết, nên chỉ xin kể ngắn gọn do đâu mà cuốn sách này ra đời (1) và vì sao tôi trở thành một vị thầy tâm linh. |
19/11/2013 07:42 (GMT+7)
Tai nạn giao thông (TNGT) luôn là vấn đề nhức nhối trong nhiều năm
nay tại nước ta. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, trong 10 năm
qua, từ 2002-2012, số người tử vong do TNGT là hơn 120.000 người, tức
bình quân cứ mỗi ngày có hơn 30 người chết trên khắp các nẻo đường Việt
Nam. Con số này khiến ai nghe qua cũng phải giật mình vì sự “tàn khốc”
của nó. |
19/11/2013 07:11 (GMT+7)
Có lẽ rất nhiều thi nhân, văn sĩ v.v… đều trải nghiệm nỗi đau khổ của cuộc đời và chiêm nghiệm lời Đức Phật dạy, nên họ viết lên rất nhiều bài văn, bài thơ và những ca khúc nổi tiếng, như nhà thơ Đoàn Như Khuê viết:Biển khổ trầm luân sóng ngụt trờiKhách trần chèo một chiếc thuyền chơiThuyền ai ngược gió, ai xuôi gióNgẫm lại cho cùng biển khổ thôi. |
19/11/2013 06:56 (GMT+7)
Luật nhân quả dạy rằng gieo gió sẽ gặp bão, trồng cam sẽ được quả ngọt, trồng chanh ắt phải hái trái chua, đem niềm vui đến cho người, mình sẽ được hạnh phúc, gây khổ đau cho người, mình sẽ chịu sự bất hạnh. Người ta không thể thoát khỏi nghiệp quả của mình một khi chính mình đã gây tạo. Có nhiều cách tạo ra nghiệp tốt để hóa giải đi những nghiệp xấu mà chính mình đã cố ý hay vô tình gây ra trước đó. |
18/11/2013 19:54 (GMT+7)
Nói một cách khác, chúng ta cần mở rộng và làm lớn cái tôi của mình ra để bao trùm hết trái đất này, từ đó ta mới có thể bảo vệ và nuôi dưỡng nó được. Trái đất này là của tôi, và nếu như có ai đổ xuống những chất thải nguy hại, tôi sẽ vô cùng bất bình và sẽ phản đối như chính mình bị thương tổn vậy. |
|