02/10/2014 12:19 (GMT+7)
Thực sự sẽ rất khó để tái sanh làm thân người hoàn hảo trở lại. Tại sao nó quá khó? Tại sao vô cùng khó để tái sinh làm thân người hoàn hảo khác? Điều đó xảy ra bởi vì chúng ta chưa từng nhận được sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này mà không có lý do; sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này không phải không có nguyên nhân. |
01/10/2014 15:40 (GMT+7)
Thật tự hào nếu được là học trò của Phật Thích Ca - một vị thầy thấu tỏ, siêu việt mười pháp giới, đã thiết nguyện khuyến nhủ muôn người hướng về Cực Lạc thế giới. Nghẹn ngào thay khi xưng tụng hồng danh Đức Từ Phụ. Tên của Ngài chính là căn mạng đời tôi. Thật tự hào nếu mỗi ngày mở mắt lại được niệm “A Di Đà Phật”. Tha thiết niệm. Niệm đến ứa nước mắt kiệt cùng huyết máu. Chính lúc đó tôi không cô đơn buồn tủi, không chạy trốn khỏi chiều thời gian hạn hữu kiếp người. |
27/09/2014 21:03 (GMT+7)
Tìm lại chính mình là chủ đề lớn trong cuộc sống của chúng ta, nhằm chỉ cho hàng ngoại đạo chấp lầm con người vật chất này là thực. Con người thực của chúng ta là gì. Nếu quán sát một vòng sẽ thấy từ cái nhìn của ngoại đạo tiến sang cái nhìn của hàng nhị thừa và sau cùng là cái nhìn của Đức Phật. |
23/09/2014 10:22 (GMT+7)
Đã hằng hà sa số kiếp rồi ta vẫn mãi trôi lăn trong vòng luẩn quẩn của luân hồi sinh tử khổ đau. Bị vô minh che lấp nên ta không thấy được đâu là sự thật về khổ, đâu là nguyên nhân dẫn đến khổ, khổ đau có thể chấm dứt hoàn toàn không dư sót và con đường dẫn ta đi đến bến bờ của giải thoát. |
23/09/2014 10:13 (GMT+7)
Trong cuộc sống hằng ngày, người Phật tử chân chính phải lo cơm, áo, gạo tiền, gánh vác việc gia đình, đóng góp cho xã hội với bổn phận người công dân lại phải làm hậu cần cho Tam Bảo không phải là chuyện dễ làm mà ai cũng có thể làm được. Muốn làm được điều này, đòi hỏi người Phật tử chân chính phải có Bồ-đề tâm kiên cố, có nguyện lực cao cả để dấn thân đóng góp không biết mệt mỏi, nhàm chán với tinh thần vô ngã, vị tha bằng trái tim hiểu biết. |
22/09/2014 21:36 (GMT+7)
Tăng già là cộng đồng tăng, ni đại diện Phật giáo trên thế giới trong suốt hai mươi lăm thế kỷ qua. Bằng vào việc thực hành giới luật và truyền bá chánh pháp, cộng đồng Tăng già duy trì và bảo tồn sự tương tục của di sản Phật giáo. Tăng già sẽ tiếp tục sống còn cho đến khi nào? Sự trường tồn của Tam bảo lệ thuộc vào Tăng già, ngôi thứ ba trong Tam bảo. |
21/09/2014 09:58 (GMT+7)
Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi. |
20/09/2014 08:55 (GMT+7)
Khổ đế là một chân lý vi diệu trong Tứ Diệu Đế. Sinh là khổ, già là khổ, chết là khổ, yêu nhau mà phải xa nhau là khổ, ghét nhau mà phải ở gần nhau là khổ, mong cầu không được là khổ, những nỗi khổ dẫy đầy trong thế gian, bao vây chúng sinh, chìm đắm chúng sinh như nước biển. Khổ trẻ mãi không già. |
17/09/2014 11:03 (GMT+7)
Một trong những phẩm hạnh cao đẹp của người đệ tử Phật là biết ơn và đền ơn. Ơn nghĩa trong cuộc đời thật bao la rộng lớn, bao trùm khắp tất cả mọi chúng sanh và hết thảy sự vật. |
17/09/2014 08:48 (GMT+7)
“Tôi không bao giờ dám khinh thường các vị, vì tất cả các vị chắc chắn sẽ thành Phật”. Với những lời này, Bồ-tát Thường Bất Khinh đi vào trong dân chúng, nỗ lực thức tỉnh khả tính giác ngộ nơi họ. Thế nhưng ngài gặp phải sự chống đối và phỉ báng, cả bằng ngôn từ lẫn hành vi. Tuy nhiên, bất chấp điều đó, Bồ-tát vẫn kiên trì việc thực hành thể hiện sự kính trọng của mình đối với mọi người. Cuối cùng ngài đạt được giác ngộ, không chỉ cho riêng mình mà cũng dẫn dắt mọi người mà ngài gặp đến bến bờ giải thoát. |
16/09/2014 10:44 (GMT+7)
Mượn đối tượng khác để thay thế là cách đào tẩu, bế tắc, không phải giải pháp tốt. Sự đào tẩu chỉ có giá trị tạm thời. Muốn tháo gỡ lòng sân lâu dài và dứt điểm thì gút mắc xuất hiện lòng sân với ai, phải tháo gỡ với người đó |
12/09/2014 09:33 (GMT+7)
Tâm Phật an nhiên tự tại, tâm chúng sinh như ngồi trên đống lửa, như mặt hồ gợn sóng, như sân khấu kịch nghệ, như bãi hí trường lúc rày lúc khác, lúc thương lúc ghét, lúc khóc lúc cười, nay tôn thờ mai phỉ báng, nay bạn mai thù, nay vợ chồng thân thiết, mai biến thành oan gia nghiệp chướng. |
31/08/2014 11:25 (GMT+7)
Trong kinh Pháp cú, có chỉ rõ: Tham - Sân - Si là tam độc, là sự ham muốn thái quá, là một cơn giận, nóng nảy thù hận, không vừa lòng, không như ý muốn, là sự u tối không suy xét theo lẽ phải, hay dỡ tốt xấu. |
29/08/2014 09:13 (GMT+7)
Trên thế gian này có hạng phụ nữ không có hoặc ít có tâm sân hận, luôn dịu dàng, từ hòa, mát mẻ, thần sắc luôn phấn chấn, tươi vui. Nếu có ai lỡ nói lời khó nghe, đụng chạm, xúc phạm đến họ, họ cũng không bất bình, không giận dữ, không phẫn nộ; chẳng bao giờ hiềm hận ai, chẳng gây thù chuốc oán với ai. |
27/08/2014 22:27 (GMT+7)
“Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ…” |
25/08/2014 23:36 (GMT+7)
Tu tập không nhất thiết là ngồi thiền nhập định, cũng không cứ là niệm Phật nhất tâm… mà có thể tu ngay nơi cái mũi và cái lưỡi của mình. Pháp tu này còn gọi là tu căn, tức làm chủ các giác quan. Mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị mà tham đắm khởi lên thì sẽ hướng chúng sanh đi vào đường ác. |
21/08/2014 13:15 (GMT+7)
"Tha thứ là một hình thái của hiện thực. Nó không có nghĩa là từ chối, giảm thiểu, hoặc biện minh cho những gì người khác đã làm cho bạn hoặc sự đau đớn mà bạn đã phải chịu. Điều đó khuyến khích bạn đóng khuông lại những vết thương cũ và nhìn thấy chúng như những gì chúng đang là. Và nó cho phép bạn xem lại có bao nhiêu năng lượng đã lãng phí và bản thân bạn bị tổn thương bởi vì không có khoan dung. |
15/08/2014 21:57 (GMT+7)
Sanh tử đại sự ! Tại sao ? Việc lớn là Sống và Chết. Cái lớn này quan trọng và chủ yếu của tất cả vấn đề, nếu không có sống & chết thì cũng chẳng có cái vấn đề nào không là giấc mơ của người ngủ say. Bởi vậy câu nói của Hamlet trong kịch tác nỗi danh của Anh Quốc : To be or not to be ! That's |
05/08/2014 11:47 (GMT+7)
Hạnh phúc thông thường được phát xuất từ những kinh nghiệm vui thích của ta - một sự thỏa mãn trong chốc lát khi ta có được cái mà mình muốn. Nhưng thứ hạnh phúc ấy cũng giống như một sự dỗ dành tạm bợ đối với những đứa trẻ con hay bất mãn, mau chán. |
12/07/2014 09:48 (GMT+7)
Phật dạy “ái dục” là thử thách lớn nhất của người tu. Biết bao chí cường, dũng liệt, rồi cũng đành cởi áo nâu, mặc áo hồng cho ngày vu quy. Ừ, thì cũng bình thường thôi. Mặc áo vu quy mà chồng tốt, vợ tốt, bố gương mẫu, mẹ đức hạnh, cũng là một đời tu. Mầm lý tưởng vẫn còn đó, đợi một ngày thấm thía bụi trần thai sinh mới kiếp mới, không còn luyến tiếc, vấn vương, sầu thương. Chỉ còn một trái tim khờ, một lòng ngu ngơ, chảy hết máu trong tim vì tình thương đồng loại. Chỉ còn những bước chân mòn nhịp vẫn không mòn mỏi trên những nẻo đường hoằng pháp. |
|