23/06/2015 07:49 (GMT+7)
Khi người ta đi chùa lễ Phật, tụng kinh, nghe chư Tăng, Ni
thuyết pháp, hay tự giới thiệu "Tôi là Phật Tử", chúng ta biết
những người ấy đều là Phật Tử, nghĩa là con của Phật, nói khác
hơn là họ đã tự nguyện đi theo con đường của đức Phật, đáng cho
chúng ta quý trọng, bởi vì những người đó cùng chung lý tưởng
với chúng ta về tôn giáo, nhưng quý hơn hết phải là một
Phật Tử chân chánh. |
19/04/2015 15:32 (GMT+7)
Nầy các Tỳ Kheo, ngay sau đó Vua Yama tra hỏi, khám xét người đàn ông, rồi hỏi ông về người sứ giả cõi trời đầu tiên: "Nầy ông bạn tốt của tôi ơi, ông có bao giờ trông thấy người sứ giả cõi trời thứ nhất xuất hiện ở trần gian không?". |
17/04/2015 12:33 (GMT+7)
Là người tu Phật, chúng ta phải biết Phật là gì? Phật là Đức Thích Ca Mâu Ni phải không? Chữ Phật ở đây chỉ cho một con người đã được giác ngộ. Ngoài Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, những người giác ngộ như Ngài cũng đều gọi là Phật. Cho nên nói tới tu Phật là nói tới sự giác ngộ. |
07/02/2015 23:47 (GMT+7)
GN - Theo cách hiểu thông thường, sám hối là xin lỗi, hay hối hận, ăn năn. Điều quan trọng là phải ăn năn, hối lỗi, nhưng cũng có người xin lỗi mà không ăn năn. Thí dụ nghĩ rằng mình không có lỗi, nhưng vì không ai nhận lỗi, nên mình nhận. Nói như vậy không phải là tự nhận lỗi thật, không phải là thật lòng xin lỗi, sám hối. |
09/12/2014 00:10 (GMT+7)
Chánh niệm là chìa khóa mở cánh cửa tỉnh thức, xây dựng nếp sống tự tại, thảnh thơi và an lạc. |
06/12/2014 22:21 (GMT+7)
...Qua câu chuyện người chăn bò, chúng ta thấy rằng, có thể một số Phật tử cũng giống như người chăn bò kia, hiểu biết Phật pháp, nói đúng Phật pháp nhưng chưa thực hành được Phật pháp, cho nên, khổ vẫn hoàn khổ... |
28/11/2014 21:52 (GMT+7)
Phật là ai? Đạo Phật là gì? Nếu không tìm hiểu những khái niệm này một cách thật thấu đáo thì e rằng sẽ có một số người cho rằng Đạo Phật là quá xa vời mà sanh tâm không muốn tiếp cận. |
28/11/2014 21:47 (GMT+7)
Hồng danh Địa Tạng có nghĩa như đất đai rộng lớn chứa hết vạn vật. |
28/11/2014 21:44 (GMT+7)
Phổ Hiền là vị hiền rất gần bậc thánh hay giáo hóa khắp tất cả chỗ. Đức độ khắp tất cả pháp giới; khéo hay điều phục thuận thảo gọi là å Hiền. Điều thiện vi diệu khắp tất cả chỗ gọi là Phổ. |
28/11/2014 21:24 (GMT+7)
Lời thưa: Phàm nghe pháp, phải nghe mà nghĩ, nghĩ mà tu, chẳng đặng chuyên nhớ lời hay, để giúp câu văn lý luận. Chuyên nhớ lời hay, mà không thực hành, thời không ích chi cho đạo. |
24/11/2014 10:31 (GMT+7)
Thí Vô Úy Giả là một trong những Thánh hiệu của Đức Bồ tát Quán Thế Âm. Vô úy có nghĩa là không sợ, thí vô úy giả là người hiến tặng năng lực không sợ hãi. Không run sợ, hết lo lắng là niềm an vui, hạnh phúc nhất trên đời, và người có năng lực giúp chúng ta an ổn, bất động trước mọi biến động của cuộc sống chính là Mẹ hiền, Bồ tát Quán Thế Âm. |
23/11/2014 08:07 (GMT+7)
Bất cứ thời nào và ở đâu, con người
cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật xấu, tham lam, tranh chấp. Dựa
vào các nguyên tắc đạo đức, con người dần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp
với đạo lý xã hội. |
22/11/2014 11:20 (GMT+7)
Muốn đem pháp Phật vào tâm, phải sám hối cho tiêu nghiệp. Còn
trần lao nghiệp chướng nhiều, không thể tiếp thu pháp Phật được. Người có trần
lao nghiệp chướng nhiều thì thân bệnh hoạn, tâm buồn phiền, đời sống khó khăn;
họ không thể tập trung thân tâm vào Phật pháp, khó thấy Phật. Vì vậy, trên bước
đường tu, làm sao cố dẹp mây mờ phiền não ngăn che tâm chúng ta, để tâm được
yên tĩnh mới tiếp cận được thiên nhiên, gần gũi được Phật và Bồ-tát. |
18/11/2014 09:52 (GMT+7)
Đức Phật sau khi giác ngộ, ngoài những giáo huấn về giáo pháp xuất thế cho người xuất gia, Ngài cũng rất quan tâm đến những giáo pháp đem lại sự an lạc, hạnh phúc, thịnh vượng cho người tại gia. |
17/11/2014 09:08 (GMT+7)
Nghiệp là một trong những giáo lý cơ bản của đạo Phật. Theo Phật giáo, nghiệp chính là nhân tố quan trọng mang tính quyết định tạo nên con người và hoàn cảnh xung quanh. |
05/09/2014 10:58 (GMT+7)
Trời đất sinh ra vật cho người ta ăn, như bao loại ngũ cốc, bao loại hoa quả, bao loại rau dưa, bao loại thức ngon dưới nước trên cạn. Và con người còn dùng trí xảo mà làm thành bánh, thành quà, đem ướp, đem muối, đem nấu, đem rang, có thể nói là đủ ngàn vạn thứ, tội gì còn đem các vật cùng có khí huyết, cùng có mẹ con, cùng có tri giác, cùng biết đau biết ngứa, biết sống biết chết như mình đem giết thịt mà ăn. Lẽ nào lại thế? Thường ngày hay nói:"Chỉ cần tâm tốt, chẳng cứ phải ăn chay". Than ôi! Giết thân chúng mà ăn thịt chúng, tâm địa mà thiên hạ gọi là hung tâm, thảm tâm, độc tâm, ác tâm, hỏi còn có thứ tâm nào quá quắt như thế! Vậy hảo tâm sẽ ở chốn nào? Xưa tôi làm bài văn giới sát phóng để khuyên thế gian và đã có nhiều người khắc ván in bài văn này, không dưới một hai chục bản. Lành thay, đời này may sao vẫn còn có những người nhân đức, quân tử như vậy. |
19/08/2014 01:15 (GMT+7)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao? |
11/08/2014 07:52 (GMT+7)
Ngày Phật đản được xem như ngày tết Phật giáo, vì đánh dấu thời điểm trọng đại một bậc vĩ nhân ra đời vì lợi ích cho nhân loại nói riêng và cho chúng sanh trong toàn pháp giới nói chung. Cuộc đời của đức Bổn Sư từ khi sinh ra cho đến khi nhập diệt, đều thể hiện tính cách kỳ vĩ siêu tục có một không hai. Cho đến bây giờ dù đã trải qua hơn 25 thế kỷ, nhưng trí tuệ và lòng từ bi của Ngài vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm đến cuộc đời, và tấm gương sáng chói cho mọi người con Phật. |
08/08/2014 21:47 (GMT+7)
Trong hệ thống giáo
điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn
kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. |
|