Vấn đề đầu thai hay tiền kiếp, hậu kiếp cho đến nay thật sự chưa hoàn
toàn là vấn đề mà các nhà nghiên cứu, nhất là các nhà khoa học chấp nhận
là có thật, tuy nhiên, trên thế giới từ xưa đến nay vẫn không ngừng xảy
ra những hiện tượng có liên hệ đến vấn đề này. Những hiện tượng mà ngay
các nhà khoa học "khó tính" nhất cũng khó lòng bỏ qua hay giải thích
một chiều theo luận cứ của khoa học thực nghiệm được.
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật
Giáo Việt Nam Net)
Thật ra trên thế giới đã có vô số
trường hợp liên hệ đến vấn đề đầu
thai, những trường hợp bàn bạc trong dân gian, hay được lưu giữ lại qua
những tài liệu trong các tu viện, các đền thờ, các thư viện và gần đây
nhất là trong các viện nghiên cứu về đầu thai ở Hoa Kỳ, Ấn Ðộ, Anh Quốc,
Pháp , Ý và cả Nga Sô...
Sau đây chúng tôi xin trích dẫn lại một số trường hợp điển hình
nhất và
đáng lưu tâm nhất, một số trường hợp mà trong các tài liệu lưu giữ tại
trung tâm nghiên cứu về vấn đề tiền kiếp tại Virginia (Hoa Kỳ) đã sếp
riêng và đánh dấu hiệu lưu ý vào đó.
Trường Hợp Của Danh Tướng GEORGE S. PATTON
George S. Patton là một danh tướng Hoa Kỳ, một nhà chiến lược kỳ
tài mà
cả thế giới đều biết. Tánh tình nghiêm khắc và luôn luôn chỉ biết có "kỷ
luật sắt, kỷ luật là sức mạnh của quân đội". Con người hùng ấy lại có
một bộ óc lạ lùng là luôn luôn tin vào thuyết luân hồi. Ông thường bảo:
"Cuộc đời và cuộc sống là cái vòng tuần hoàn chuyển tiếp nhau. Ðời tôi
cũng nằm trong cái vòng tuần hoàn chuyển tiếp nào đó."
Một sĩ quan cao cấp đã kể lại câu chuyện có thật về tướng Patton
như
sau: "Hôm đó tướng Patton đến thăm một vùng đất lịch sử tại Ý. Ðó là
vùng đất nằm cạnh sông Métaure, nơi mà xưa kia, trong trận chiến hãi
hùng giữa Carthage và Rome với những đoàn quân dũng mãnh của hai phe đã
để lại trên chiến trường hàng ngàn tử thi đẩm máu, mặc dầu hai bên đều
đã được chiến lược gia, những danh tướng điều khiển. Hình ảnh hùng tráng
rùng rợn ấy đã đi vào quá khứ, và cách thời đại của tướng Patton đến
hơn 1800 năm, nhưng khi tướng Patton cùng các tướng lãnh và một số quan
chuyên về sử học tháp tùng đến thăm vùng đất này, và thử ôn lại những
chiến thuật và chiến lược của trận đánh ấy thì điều kỳ dị mới sẩy ra.
Nhân lúc một Ðại Tá trình bày những nơi đóng quân của hai phe Carthage
và Rome cho tướng Patton nghe thì ông này nhiều lần tỏ ý không hài lòng.
Sau cùng tướng Patton cắt ngang lời viên Ðại Tá và nói như sau:
"Tôi xin lỗi Ðại Tá, mặc dầu Ðại Tá là chuyên gia nghiên cứu về
các trận
chiến trong cuộc chiến tranh La Mã nhưng tôi khẳng định rằng đoàn kỵ
binh của tướng Hasdrubul lúc bấy giờ (trong trận này) không phải đóng
tại địa điểm mà Ðại tá đã trình bày ở vị trí đầu kia. Tôi quả quyết điều
này vì một điều rất dễ hiểu là vào thời đó, chính tôi đã có mặt tại
đó..."
Và tăng cường cho sự tin tưởng của mọi người có mặt chung quanh
ông,
tướng Patton nghiêm nét mặt, đưa cao chiếc can cầm ở tay lên chỉ về một
địa điểm trước mặt và lập lại câu nói thật chậm rãi, rõ ràng:
"Ðó là đia điểm mà đoàn kỵ binh của Hasdrubul là ở đó và tôi nhắc
lại
lúc ấy tôi đã ở đó!..."
Trong những lần dừng chân nơi chiến trận hay những lúc nghỉ ngơi,
tướng
Patto thường nói đến những địa danh và những mặc trận cổ xưa mà ông đã
từng có mặt tuy rằng những nơi đó đã đi vào quá khứ xa xăm hay chỉ còn
lại trong các bộ sử nơi các thư viện.
Trong nhật ký của mình, tướng Patton thường ghi lại các cảm nghĩ
lạ lùng
của mình về những gì mà ông gọi là kiếp trước. Có đoạn ông viết:
"Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp. Tôi tin, thật sự tôi biết
rằng tôi
đã có ít nhất là một quãng đời trước đây trong binh nghiệp và hiện nay
tôi lại đầu thai lần nữa vào đời binh nghiệp."
Về sau, một hội nghị quốc tế với chủ đề là "ứng dụng của khoa tâm
lý
học" tổ chức lần thứ 14 vào năm 1961, một nhân vật có tên tuổi là Aldons
Huxley đã trình bày trường hợp của tướng Patton cùng câu chuyện lạ kùng
xẩy ra trong lần đi thăm chiến trường cổ xưa La Mã ấy. Trường hợp này
đã được báo Paris Match đăng tải và bình luận vào ngày 23 tháng 3 năm
1989. Trong lần diễn đàn này, Aldons Huxley đã phát biểu như sau: "Không
riêng gì tướng Patton mà ngay cả chúng ta đây, đôi lúc ở những thời
điểm nào đó trong đời bỗng ta có cái cảm giác, cái suy nghĩ, cái nhìn kỳ
lạ mà ý thức của chúng ta như bỗng nhiên hé mở, có khi ta bắt gặp một
hình ảnh, một sinh hoạt, một tiếng nói, một cảnh tượng, một con người mà
hình như ta có lần đã thấy, đã nghe, đã ở, đã đi qua, mặc dầu trong
cuộc đời chưa bao giờ gặp. Ðó là quá khứ, quá khứ ấy không phải trong
một cuộc đời hay nói khác đi là trong "một kiếp" mà là trước đó nữa. Cảm
nhận ấy đôi khi vượt ra khỏi cái cảm nhận của giác quan thông thường ở
mỗi con người chúng ta để đi về quá khứ xa xăm hay có thể gọi là tiền
kiếp.
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật
Giáo Việt Nam Net)