23/12/2013 19:49 (GMT+7)
Tổ thứ 28 Bồ Ðề Ðạt Ma (Bodhidharma) là người nước Quốc Hương, thuộc Nam Thiên Trúc (Dekhan), tức Ấn Ðộ, con thứ ba của vua Chí Vương, dòng Sát đế lỵ, tên tục là Bồ Ðề Ða La (Bodhitara). |
19/12/2013 11:16 (GMT+7)
Bài Chứng Ðạo Ca là do một vị tổ sư người Trung Hoa, tên là Huyền-Giác trước tác. Sư quê quán ở Vĩnh-Gia, một địa danh của Trung Quốc thuộc Ôn Châu (tỉnh Triết-Giang), huyện Vĩnh-Gia. Ôn-châu cũng như Phúc-châu, Ninh-ba, Quảng-đông, mỗi nơi đều có tiếng nói địa phương riêng, người ở vùng khác nghe rất khó hiểu. Cái đó là do tiếng nói ở Trung Quốc không thống nhất, giọng nói cũng như tiếng nói có sự khác biệt tùy theo từng vùng. Khi lên bốn tuổi, Sư đã được cha mẹ gởi vào chùa cho xuất gia, và sau này trở thành một người học rộng vô cùng. Số là, mới bốn tuổi đã xuất gia, nên nhà chùa phải kiếm người chuyên môn, đặc biệt dạy riêng cho Sư. Vì vậy mà căn bản học vấn của Sư rất vững vàng. Học đã rộng, lại dụng công tu tập nên Sư đã được khai ngộ. Ngộ rồi, Sư không giữ pháp riêng cho lợi ích của chính mình, nên đã viết thành bài ca chứng đạo khai thị mọi người, muốn cho tất cả được hiểu thấu và nhận thức đúng chánh pháp để tu hành. |
19/12/2013 00:48 (GMT+7)
Nhân ngày vía Đức Từ Phụ A Di Đà chúng tôi lựa chọn một số câu chuyện niệm Phật A Di Đà mà được cảm ứng của các cố nhân ngày xưa. Hy vọng các đạo hữu pháp môn tịnh độ có thêm được tín tâm để chuyên nhất niệm Phật, đến khi mạng chung được về cõi Cực Lạc Bang thoát khỏi biển khổ sinh tử luân hồi.... |
17/12/2013 19:52 (GMT+7)
Một trong những giáo lý của đạo Phật thường bị ngộ nhận là pháp môn Tịnh độ. Theo cách nghĩ thông thường, nói đến Tịnh độ là đề cập đến lãnh vực tâm linh, đề cập đến cuộc sống ở kiếp sau. |
17/12/2013 07:49 (GMT+7)
Xã hội loài người đang phát phì bởi tích quá nhiều nghiệp; giống như một người ăn quá nhiều thịt, không thể cưỡng. Kiểu như Tần Thủy Hoàng đòi hỏi thuốc nôn, nôn ra những thứ vừa ăn để tiếp tục thưởng thức nhiều món khác |
16/12/2013 09:07 (GMT+7)
Trên thế gian này, cuộc sống đầy dẫy những sự bất trắc, bất như ý, con người phải bon chen quanh năm suốt tháng để sống còn, phải tranh đấu một cách vất vã để vươn lên, để vượt qua những cơn sóng gió của cuộc đời, những bước thăng trầm của thế sự. Con người thường mang tâm trạng hoang mang, âu lo, sợ hãi khi hướng về tương lai, không biết rồi đây ngày mai mình sẽ ra sao, cuộc đời của mình sẽ như thế nào, chuyện gì sẽ xảy ra cho mình và người thân của mình? Cho nên con người thường mong muốn mọi chuyện được bình yên, suôn sẻ, may mắn, chuyện gì cũng đều tốt đẹp như ý. Lòng mong muốn cao độ đó thường dẫn tới sự cầu nguyện, van xin Trời Phật ban cho những điều mơ ước vượt tầm tay, tưởng chừng như ngoài khả năng của con người. |
12/12/2013 19:50 (GMT+7)
Thiền giúp tâm được nghỉ ngơi, từ đó tạo ra những dưỡng chất tiềm tàng trong cơ thể và phát sinh những tinh chất mới. Những năng lượng tiềm tàng này đi đến các tế bào và các mô thần kinh da và, từ từ biến thành một dưỡng chất nuôi da. |
12/12/2013 12:33 (GMT+7)
Có những điều đốt mãi chẳng thành tro, đó là vàng, thứ vàng thật không sợ lửa! Con người ta nếu sống chân thành, thật thà với chính mình, với người thì cái tâm ấy như vàng, như kim cương nên không sợ chi lửa. |
11/12/2013 08:15 (GMT+7)
Tùy hỷ là vui với niềm vui của người khác. Khi thấy người khác thành công hay làm được việc gì đó mang tại tiếng tăm, lợi lộc, được nhiều người ngợi khen, biết đến; ta chung vui thật sự với niềm vui đó của họ. |
10/12/2013 13:22 (GMT+7)
Theo tuệ giác của Thế Tôn, người nào tuân thủ trọn vẹn năm nguyên tắc đạo đức này thì luôn gặt hái nhiều lợi ích và thành công trong cuộc sống. Trước hết là giữ gìn được tiền bạc, tài sản do công khó làm ra. Tiền bạc tuy không phải là yếu tố chính quyết định hạnh phúc nhưng thiếu hụt cũng gây ra khốn đốn nhiều bề. Thế nhưng, do tập khí phóng dật, người ta thường để hao tán của cải vì đam mê rượu chè, cờ bạc và chi tiêu vô bổ |
10/12/2013 07:19 (GMT+7)
“Kính lạy đức Thế Tôn! Nay thấy thế gian cùng một giống sanh trong đạo người, có kẻ đẹp, kẻ xấu, người mạnh, kẻ yếu, kẻ nghèo, người giàu, kẻ khổ, người vui, kẻ sang, người hèn, âm thanh bất đồng, ngôn ngữ khác nhau, có người sống lâu trăm năm chẳng chết, người ba mươi tuổi đã tử vong, kẻ mười lăm tuổi chết yểu, cho đến trẻ nhỏ bị bào thai đọa lạc. Có người đoan chánh, có kẻ bần hàn, có người xấu xí mà giàu sang, kẻ rất mạnh khoẻ mà thấp kém, Có người nhu nhược mà lên ngôi cao, có người khổ mà sống lâu, kẻ vui mà chết sớm, có người làm lành mà hay gặp nhiều điều khốn quẫn; |
09/12/2013 07:46 (GMT+7)
Kinh Đại Bổn và Tiểu Bổn Di Đà nói: Đức Phật Thích Ca nói với ông Xá Lợi Phất rằng “ Từ đây đi qua Tây phương cực lạc cách mười muôn ức cõi Phật, có nước cực lạc, đức Phật nước ấy hiệu là A- Di Đà đương giảng dạy cho chư Bồ –tát, Duyên Giác và Thinh văn tu theo Tịnh độ. |
08/12/2013 08:07 (GMT+7)
Bình thường chúng ta không thấy có vọng niệm, khi ngồi yên xuống, vọng niệm nổi lên rất nhiều. Có người cho là do niệm Phật, thưa quý vị, không phải như thế, không phải do niệm Phật mà sanh nhiều vọng niệm. Thực tế trong lúc bình thường, chúng ta đã có rất nhiều vọng niệm rồi, nhưng chúng ta không để ý đến khi ngồi yên lặng xuống niệm Phật, muốn thu nhiếp tâm lại mới phát giác rõ ràng như thế thôi. |
08/12/2013 04:16 (GMT+7)
Chúng ta ai cũng hiểu cuộc đời là vô thường, nay còn mai mất, nay vầy mai khác, muôn sự không có gì tồn tại vĩnh viễn, bất biến, không thay đổi, cho nên chúng ta nhứt định không tranh cãi, không ngạc nhiên, cũng như không bực bội, khi thấy người khác thay tướng đổi tâm, từ tốt thành xấu, hoặc ngược lại, từ xấu thành tốt. |
07/12/2013 07:15 (GMT+7)
Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.Thời đại mạt pháp, căn khí chúng sinh ngu si yếu đuối. Không nương tựa vào sức đại từ, đại nguyện của đức Phật A Di Đà mà có thể đời này thành tựu sự giải thoát sinh tử, trong ức ức vạn người khó có một |
06/12/2013 23:21 (GMT+7)
Linh hồn hoặc nguyên thần của một người sẽ rời khỏi thân thể khi sinh mệnh kết thúc, và sẽ một lần nữa xuất hiện ở một sinh mệnh khác, quá trình này gọi là luân hồi. |
06/12/2013 23:20 (GMT+7)
Ajahn Chah (1918-1992) là một nhà sư nổi
tiếng của Thái Lan và cũng được xem là một trong số các vị thiền sư lỗi lạc nhất
của thế kỷ XX. Cách thuyết giảng trực tiếp, minh bạch và dễ hiểu của ông đã thu
hút được đông đảo người nghe. Kiến thức uyên bác của ông cũng đã góp phần giúp
cho Phật Giáo Thái Lan tiến một bước thật dài trong thế kỷ XX, và đã tạo thêm nhiều
uy tín cho Phật Giáo Theravada nói chung trong thế giới Tây Phương. |
06/12/2013 18:08 (GMT+7)
Mục đích của thiền là đạt được giải thoát an vui nội tại và an lạc tuyệt đối—thuật ngữ Phật giáo gọi đó là Niết-bàn hay giác ngộ. Tuy nhiên, ngôn từ không quan trọng lắm—những gì bạn phải biết là kết quả mà mình đặt mục đích để chứng đạt. |
06/12/2013 07:22 (GMT+7)
Bản chất cuộc đờiCuộc đời tuy là giả tạm vì bản chất của nó là vô thường, khổ, vô ngã nhưng nó cũng chính là bài học duy nhất để giác ngộ giải thoát. |
04/12/2013 10:47 (GMT+7)
Đại yếu kinh Lăng Già là trực chỉ minh tâm kiến tánh thành Phật. Khác với kinh Kim Cang, Lăng Nghiêm, Hay Viên Giác về sự diễn tả cái vọng tâm hay tâm thức, và cái chân tâm như giác tánh, hay tri kiến phật, v.v..., phương pháp của Lăng Già là trực chỉ minh tâm kiến tánh thành Phật : đi thẳng vào vùng chân như bản giác mà nắm lấy trí tuệ tánh giác mà thành Phật đạo; đó là một pháp môn đốn ngộ. Theo Cụ Trần Trọng Kim, "Kinh Lăng Ca - trước trực chỉ nhất tâm chân như để làm cho rõ cái nghĩa tam giới duy tâm, - sau chỉ thị nhất tâm sinh diệt để làm cho rõ cái nghĩa vạn pháp duy thức." |
|