14/11/2013 16:15 (GMT+7)
Trong Phật giáo không có khái niệm số mệnh, tuy nhiên, kết quả của nghiệp (ý niệm, hành động, tập quán, thói quen) đã tạo nên con người và hoàn cảnh sống, kết quả của nghiệp có tính quyết định hình thành nên cái mà con người ngộ nhận là số mệnh, định số hay định mệnh. Số mệnh là cái mà con người cho là thiên định (trời định), không một ai có thể thay đổi trừ phi ý trời thay đổi khi con người làm điều gì đó cảm động lòng trời. Nhưng nghiệp thì khác, nghiệp do con người tạo ra, và phản ứng của nghiệp (nghiệp quả, hậu quả của nghiệp) trở lại tác động, chi phối con người. Tính chất của nghiệp là duyên sinh, bất định, cho nên có thể thay đổi. |
13/11/2013 11:37 (GMT+7)
Tu Phước là gieo nhiều hạt giống phước đức (punya), như bỏ tiền vào trương mục tiết kiệm, như giúp người và làm những điều lành khác để sau này được hưởng hạnh phúc. Tu huệ là quán chiếu học hỏi luôn để mỗi ngày trí tuệ mỗi lớn thêm và có công năng giải phóng mình ra khỏi những ràng buộc khổ đau. |
11/11/2013 23:37 (GMT+7)
Hơn 2500 năm trước, một Vĩ nhân xuất hiện trên đời, trong bối cảnh Ấn Độ đang đắm chìm trong 62 học thuyết ngoại đạo chấp thủ ngã và ngã sở, bị vây bủa bởi chiều dày lịch sử phân chia giai cấp, nhân loại khổ đau, nhưng không tìm ra lối thoát |
11/11/2013 10:52 (GMT+7)
Muốn được sự thật ích của Phật pháp, phải tìm nơi lòng kính sợ. Có một phần cung kính, tiêu một phần tội nghiệp, thêm một phần phúc tuệ. Có mười phần cung kính, tiêu mười phần tội nghiệp, thêm mười phần phúc tuệ. Nếu không mảy may cung kính, thì sự tụng kinh niệm Phật tuy chẳng phải hoàn toàn không lợi ích, nhưng do tội khinh lờn ấy, trước phải bị nhiều kiếp đọa vào tam đồ. |
08/11/2013 18:49 (GMT+7)
Phàm là con người ai cũng muốn có một cuộc sống đầy đủ hạnh phúc. Tuy nhiên, hạnh phúc đích thực không phải ai cũng dễ dàng có được, bởi lẽ khả năng của mỗi người có giới hạn. Chúng ta cứ mải miết đi tìm hạnh phúc bên ngoài mà quên đi hạnh phúc sẵn có trong nội tại |
08/11/2013 06:51 (GMT+7)
Thân người là thân nghiệp, ngoại trừ hóa thân và nguyện lực thân của chư Bồ Tát, tất cả thân chúng sanh ít nhiều đều mang theo một số nghiệp chướng nhất định. Nếu hiểu chữ định nghiệp như một định mạng đã được an bài sẵn, con người không thể làm khác hơn, không thoát khỏi sự chi phối của nghiệp, thì Phật giáo không chấp nhận loại định nghiệp như thế. |
06/11/2013 09:58 (GMT+7)
Kinh Lăng Nghiêm là thân của Phật, là xá-lợi của Phật, là tháp miếu của Phật. Trong kinh Lăng Nghiêm có bốn loại giáo huấn thanh tịnh, có hai mươi lăm vị thánh thuật lại kinh nghiệm viên thông và có nói tới năm mươi cảnh giới ấm ma. Những pháp này có thể ví như cái kính chiếu yêu, khiến cho bàng môn ngoại đạo phải lộ hết nguyên hình, yêu ma quỷ quái hết chổ ẩn náu, do đó để tự vệ chúng phải rêu rao rằng kinh Lăng Nghiêm là kinh ngụy tạo, không nên tin theo. |
06/11/2013 08:50 (GMT+7)
Nói tới chuyện Nhân Quả một số người khinh thị, cho đó là lạc hậu, lỗi thời, quê mùa giống như chuyện “Rắn Báo Oán” chẳng hạn. Thế nhưng Luật Nhân Quả lại là định luật bất biến chi phối sự tồn vong của khoa học. Nếu mai đây khí Hydrogen và khí Oxygen hợp lại mà không thành nước thì khoa học xụp đổ, cuộc sống con người và thiên nhiên đảo lộn hoàn toàn. |
05/11/2013 18:48 (GMT+7)
Vì chúng sanh tạo nghiệp nên trên thế giới mới thấy xuất hiện bao nhiêu là tai nạn. Có câu nói: "Khởi hoặc, tạo nghiệp, thọ báo," ba thứ này liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu không khởi hoặc thì sẽ không tạo nghiệp, và từ đó không có quả báo. |
02/11/2013 20:04 (GMT+7)
Dược Sư Như Lai tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật. |
02/11/2013 10:55 (GMT+7)
Nhân ngày Vía đức Phật Dược sư (29/9 Âm lịch) xin giới thiệu những câu chuyện niệm Phật Dược Sư được cảm ứng. Niệm danh hiệu Ngài, Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật, với đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh và niệm đến nhất tâm, người niệm sẽ được phước báo vô lượng, tiêu trừ tất cả bệnh khổ, thân tâm an lạc... |
02/11/2013 10:28 (GMT+7)
Niệm Phật giúp người hành trì thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý... |
02/11/2013 10:05 (GMT+7)
Lời Khuyên thứ nhất Than ôi! Bằng đủ loại phương tiện thiện xảo, với một đám đông vây quanh, ta có thể nắm giữ một di sản tu viện đồ sộ. Nhưng điều này là nguồn gốc của những tranh chấp và gây nên những vướng mắc to lớn cho bản thân. Sống đơn độc một mình là lời khuyên tâm huyết của tôi. |
02/11/2013 08:08 (GMT+7)
Nam mô Quán Tự Tại Bồ Tát Con đem thân khẩu ý chí tâm đảnh lễ vị đạo sư vô thượng và (thủ hộ chủ) ngài Quán Tự Tại Bồ Tát. Trong khi quán chiếu sự bất lai bất khứ của vạn pháp, ngài chuyên tâm nỗ lực đem lại lợi lạc cho chúng sinh. Chư Phật toàn giác, cội nguồn của tất cả an vui hạnh phúc, là nơi phát sanh sự thành tựu các giáo lý tối thắng. Đấy là nhờ do sự hiểu biết các pháp hành đạo, bởi vậy tôi sẽ giảng giải về pháp hành Bồ tát đạo. |
31/10/2013 06:34 (GMT+7)
Kèn Loa sử dụng trong các nghi lễ Mật tông.OM là từ biểu trưng cho cái vô cùng, viên mãn, vĩnh hằng.Những người Phật tử Tây Tạng tin tưởng rằng bản thể của vũ trụ biểu đạt qua âm thanh mật chú (mantra). Mật chú là sức mạnh làm cho tâm thức tập trung và trở nên nhu nhuyến. |
31/10/2013 06:13 (GMT+7)
Phật dạy hãy bỏ việc ác hãy tu điều thiện. Con nít ba tuổi cũng biết lời dạy này, nhưng ông già bảy mươi tuổi không tu nổi. |
30/10/2013 07:07 (GMT+7)
Trước khi giác ngộ, Thế Tôn nhận thấy con đường xuất ly là an tịnh, nhưng lại không cảm thấy phấn khởi. Khi Thế Tôn suy nghĩ đến cùng về sự nguy hiểm của các dục thì sự hứng khởi của tâm xuất ly khởi sinh, và tâm của Thế Tôn thấy "Đây là an tịnh". Sau đó Thế Tôn an trú Sơ thiền. Trong khi trú Sơ thiền thì các tưởng đi đôi với dục vẫn có mặt, bấy giờ các tưởng này trở thành bệnh hoạn, nó cũng gây ra đau khổ. |
28/10/2013 10:54 (GMT+7)
Có những kẻ cả đời niệm Phật nhưng chẳng thể vãng sanh, nguyên nhân nói đại lược gồm 4 điều: |
28/10/2013 10:08 (GMT+7)
Câu nói tuy đơn giản nhưng gói gọn một triết lý thực tế trong cuộc sống của mọi sinh vật hữu hình. Tuy thực tế diễn tiến hàng ngày, hàng giờ hàng phút, nhưng con người cứ xem như chuyện xa lạ; chuyện của ai chứ không phải của mình. |
27/10/2013 02:37 (GMT+7)
Bất nhị là không phải hai hay nhiều, cũng không phải một, mà là vô lượng hay không có số lượng. Số lượng
là số đếm chỉ có trong thế giới tương đối, nhị nguyên. Thế giới đó bị
hạn chế về không gian, thời gian và số lượng. Con người sống trong thế
giới đó đã quá quen thuộc với các thói quen sai lầm về nhận thức, tưởng
rằng đó là lẽ phải đời thường, tưởng rằng đó là khách quan nằm ngoài ý
thức. |
|