25/02/2014 09:30 (GMT+7)
Đôi khi chúng ta không muốn đặt câu hỏi nghiêm túc nào về ta là ai, vì sợ sẽ khám phá có một thực tại khác hơn sự thực, hiện tại này. Sự khám phá ấy sẽ làm gì với cái kiểu sống của ta bấy lâu nay? |
24/02/2014 15:23 (GMT+7)
Chúng ta niệm Phật là vì trước kia, khi còn đang tu hành ở nhân địa, Ðức Phật A-Di-Ðà đã lập 48 lời đại nguyện. Trong các lời nguyện ấy, Ngài nói rằng: "Chúng sanh nào trong mười phương thế giới mà xưng niệm danh hiệu của tôi thì sẽ được thành Phật. Nếu chúng sanh ấy không được thành Phật, tôi sẽ không giữ ngôi Chánh Giác--tôi cũng sẽ không thành Phật!" |
23/02/2014 17:48 (GMT+7)
Thế nào là trồng nhân ác thì tương lai sẽ gặt quả xấu? Tức là nếu mình tạo ra oan nghiệt, phạm đủ thứ lỗi lầm, thì tương lai sẽ thọ quả báo của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Ai bảo mình làm nhân ác như vậy? Chẳng có ai bảo cả mà tự mình tạo lấy. Có câu rằng: Tự tác nghiệt, Bất khả hoạt. (Tự mình tạo ra điều oan nghiệt, không ai có thể tha thứ cho mình được.) Trồng nhân ác thì sẽ đọa vào ba ác đạo. Tóm lại, làm điều thiện thì được thăng lên, mà làm điều ác thì bị đọa xuống. Do đó, mọi thế giới đều do mình tạo ra, tự mình phải làm chủ, đừng ỷ lại vào kẻ khác. Song, cái nhân ác lớn nhất là gì? Tức là sát sinh! Con người nếu phạm Ngũ Giới (sát, đạo, dâm, vọng, tửu) thì sẽ rất dễ đọa vào ba ác đạo và cũng rất dễ thành kẻ đầy dẫy tri kiến sai lầm, tà vọng, không tin Phật Pháp, không kính Tam Bảo. Đọa vào ba đường ác rồi thì khổ không cách gì nói được. |
23/02/2014 06:20 (GMT+7)
Phàm là con người ai cũng muốn có một cuộc sống đầy hạnh phúc. Tuy nhiên, hạnh phúc đích thực không phải ai cũng dễ dàng có được, bởi lẽ khả năng của mỗi người có giới hạn. Chúng ta cứ mải miết đi tìm hạnh phúc bên ngoài mà quên đi hạnh phúc sẵn có trong nội tại. Nhưng tiếc thay, guồng máy dục vọng luôn có hướng kéo con người đi vào “vòng tối”. Đôi lúc, nó còn cướp đi quyền tự do, quyền yêu thương, quyền mưu cầu hạnh phúc, thậm chí mất đi quyền làm người, v.v… |
22/02/2014 06:56 (GMT+7)
Không phải tất cả hành giả niệm Phật đều có chí nguyện vãng sanh. Có một số người niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng một số khác lại niệm Phật cầu phước báo, niệm Phật để cho tâm bình an, niệm Phật để thiết lập chánh niệm, niệm Phật để nhiếp tâm trừ vọng tưởng, niệm Phật để thành tựu chánh định, niệm Phật để khai ngộ, niệm Phật để gieo chủng tử Phật vào tâm thức, niệm Phật để thành Phật. |
21/02/2014 10:05 (GMT+7)
Mọi người luôn tìm cầu cái toàn thiện an vui và hòa hợp, bởi vì cuộc sống chúng ta thiếu sự trọn vẹn như vậy. Thỉnh thoảng, ai cũng có những nỗi ưu phiền, bực tức, bất an và đau khổ; khi đau khổ vì phiền muộn, chúng ta khó có thể kiềm chế chính mình và thường gây bất an cho người khác. Tần sóng buồn phiền này bao quanh môi trường của người đang đau khổ, đến nỗi bất cứ ai đến tiếp xúc với anh ta đều trở nên ưu tư và tức giận. Đây chắc chắn không phải là lối sống lành mạnh. |
20/02/2014 09:24 (GMT+7)
Nay nói sơ lược về ý nghĩa thọ giới. Quý vị phải chú ý lắng nghe. Bí yếu của Phật pháp nằm nơi ba pháp vô lậu học, tức giới định huệ. Trong ba pháp này, giới luật là nền tảng căn bản. Nhờ giới luật mà sanh định. Do định mà sanh huệ. Nếu trì giới thanh tịnh thì định huệ tự nhiên sẽ được viên thành. Thể theo ngôn từ, Phật chế giới luật, vốn có ba hạng: Thứ nhất là giới tại gia; giới này bao gồm năm giới và tám giới. Thứ hai là giới xuất gia; giới này bao gồm mười giới của Sa Di và Sa Di Ni, cùng giới Cụ Túc của tỳ kheo và tỳ kheo ny. Thứ ba là giới chung cho tu sĩ và cư sĩ (đạo tục thông hành giới), tức là tam tụ tịnh giới Bồ Tát. |
18/02/2014 17:05 (GMT+7)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? |
16/02/2014 22:49 (GMT+7)
Đạo là sáng suốt, định tĩnh, trong lành, là lẽ sống chơn thực, không điên đảo mộng tưởng, nên không phải là phương tiện, cũng không phải là cứu cánh, mà chính là bản thân sự sống như nó đang là. |
14/02/2014 15:58 (GMT+7)
hỏi:Cúng dường chư Phật mười phương không bằng cúng dường một đạo nhân vô tâm. Tại sao? Vì người vô tâm là không tất cả tâm, thể như như, trong như cây đá không động không lay, ngoài như hư không chẳng bít chẳng ngại, không năng sở, không chỗ nơi, không tướng mạo, không được mất. Người thú hướng mà không dám vào pháp này, sợ lạc vào không, không có chỗ nơi nương tựa, trông thấy mé rồi thối lui. |
12/02/2014 15:09 (GMT+7)
Nhân quả báo ứng theo mỗi chúng ta, bất cứ ai trên thế gian này, chỉ có điều là hình thức biểu hiện của nó không giống nhau. Trên con đường tu học chúng ta phải luôn tinh tấn, chân tu thật luyện, như thế mới có thể cải biến vận mệnh của mình. |
10/02/2014 22:01 (GMT+7)
1. Bố thí nhiếp: Một xã hội tốt đẹp hay xấu xa, hòa bình hay hỗn loạn không phải là không nguyên nhân. Nguyên nhân của hỗn loạn xấu xa chính là lòng ích kỷ. Nhân loại đang quằn quại trong khổ đau, những cảnh nồi da xáo thịt, tái diễn hằng ngày là do đâu, nếu không phải chính là lòng tham lam ích kỷ? |
08/02/2014 16:43 (GMT+7)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là bước đầu vào đạo, là mẹ của tất cả công đức. Lòng tin hay nuôi lớn các căn lành. Lòng tin hay thành tựu quả Bồ-đề của Phật”. Người có lòng tin vững chắc cũng như cái cây đã bám rễ thật chặt, thật sâu vào lòng đất thì mới có thể vươn xa và phát triển bền vững trước gió giông. Lòng tin được xem như nền tảng, là bước đầu vào đạo, là mẹ của các công đức, lòng tin nuôi lớn thiện căn và thành tựu các pháp lành (thiện pháp) trong đó có quả vị Phật. Bởi nhờ có lòng tin kiên cố, mãnh liệt mới mạnh dạn, tinh tấn dũng mãnh học tập giáo pháp, hành trì giáo pháp, nhờ đó mà được nhiều lợi lạc trong đời này và đời sau. Nhờ có lòng tin kiên cố, mãnh liệt mà không bị các tà thuyết, ngoại đạo tác động, lung lạc. |
08/02/2014 09:47 (GMT+7)
Những ngày đầu xuân, có không ít người lên chùa dâng hương, lễ Phật, cầu nguyện một năm mới vạn sự hanh thông tốt lành. Rồi mỗi khi đến chùa, dù có khóa lễ hay không thì bất cứ người con Phật nào cũng dành chút thời gian cung kính lễ lạy chư Phật, Bồ-tát. Ai cũng biết lạy Phật, phụng sự Tam bảo thì công đức, phước báo vô lượng. |
06/02/2014 15:26 (GMT+7)
“Muốn biết nhân đời trướcXem hưởng quả đời nàyMuốn biết quả tương laiXét nhân gieo hiện tạiNgười mà tâm chân chánhMọi người hướng thiện theoViệc làm hợp lý lẽKhắp nơi được an vuiNgười mà hư tâm tàTham sân dần phát triểnLàm việc mà tùy tiệnTự rước họa vào thân” |
01/02/2014 23:18 (GMT+7)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961) là một trong những vị tỳ kheo theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng của Thái Lan bậc nhất. Cuộc đời Ngài ngắn ngủi nhưng đầy biến động. Nổi tiếng là vị thầy đạo hạnh và có khả năng thần thông, Ngài là người đầu tiên đã đem truyền thống tu khổ hạnh ra khỏi những cánh rừng thuộc lưu vực sông Mê-kông, để hòa nhập vào xã hội hiện đại ở ngay trung tâm Thái Lan.Một năm trước khi mất, Ngài phải nằm viện hai tháng vì bệnh tim. Nhân cơ hội này, Ngài đã đọc cho đệ tử ghi chép lại cuộc đời Ngài. |
29/01/2014 12:40 (GMT+7)
Theo định luật Nhân-Quả, dù là Thánh nhân cũng phải trả nghiệp tích lũy từ khi còn mang xác phàm. Việc giải nghiệp của bậc Thánh, hoặc do tự thân chọn lựa hoặc do Đạo Lực hóa giải biến nặng thành nhẹ, nghiệp nhẹ sẽ được hòa tan vào công hạnh vị tha. Tuy nhiên, Đạo Lực của một cá thể khó mà chuyển hóa cộng nghiệp của một tập thể, nhưng Đạo Lực một cá thể có khả năng tác động tâm thiện của một tập thể, giúp tập thể ý thức về cộng nghiệp để chuyển hóa cộng nghiệp theo phương hướng tuệ giác |
28/01/2014 23:37 (GMT+7)
Do đó các thầy Tỳ-kheo thắc mắc hỏi Phật về việc này. Phật giải thích do trước Ngài đã tạo nhân giết hại nên ngày nay phải bị quả như vậy. Qua những câu trả lời đó chúng ta nghĩ sao? Nhân đã tạo phải chịu quả với những người chưa chứng đạo thì được, nhưng với các vị đã chứng đạo thì có người thắc mắc |
27/01/2014 23:16 (GMT+7)
Tình yêu là gì?Prem Jyoti, yêu có các nghĩa khác nhau cho tất cả mọi người. Với nhà văn, yêu là từ. Với nghệ sĩ, yêu là mầu sắc. Với diễn viên hài, yêu là tiếng cười. Với đứa trẻ nhỏ, nó là người mẹ. Với ong, nó là mật hoa. Với hoa, nó là ánh mặt trời. |
24/01/2014 23:43 (GMT+7)
Hạnh phúc hay đau khổ đều bắt nguồn từ những hành động trong quá khứ của ta. Vì vậy, ta có thể giải thích nghiệp một cách dễ dàng trong một câu ngắn gọn: nếu ta làm việc thiện hảo thì mọi việc sẽ tốt đẹp, nếu ta làm việc xấu thì mọi việc sẽ bất hảo. |
|