Số
8
TÁM BƯỚC GIẢI THOÁT
(bát giải thoát)
Giải thoát
là cởi bỏ được mọi sự trói buộc. Khi hành giả diệt trừ được mọi
phiền
não, không còn bị ràng buộc bởi những kiến chấp, chướng ngại, mê
muội,
thì được giải thoát. Thành quả giải thoát này gồm có tám bước,
do công
phu tu tập tám phép thiền định mà đạt được. Khi đã đạt được cả
tám bước
giải thoát ấy rồi thì hành giả liền vượt thoát ra ngoài ba cõi,
chấm dứt
sinh tử luân hồi.
1. Bước giải thoát đầu tiên:
Trong tự thân đã sẵn có tâm tham
ái về
chính sắc thân của mình, vì muốn diệt trừ tâm tham ái ấy, hành
giả quán
chiếu để thấy rõ tính chất bất tịnh, vô thường của thân thể mọi
người.
Do sự quán chiếu này mà tâm tham ái tự thân không còn nữa.
Đó là
bước giải thoát đầu tiên của hành giả. (Nội hữu sắc tưởng,
quán
ngoại sắc giải thoát.)
2. Bước giải thoát thứ hai:
Tuy tâm tham ái tự thân đã dứt,
nhưng tâm
tham ái đối với cõi Dục vẫn còn nhiều, cho nên hành giả cần tiếp
tục
quán chiếu để thấy rõ hơn nữa tính chất vô thường, bất tịnh của
vật chất
(sắc thân mọi người) ở cõi Dục; từ đó diệt trừ được tâm tham
ái đối
với cõi Dục. Đó là bước giải thoát thứ hai của hành giả. (Nội
vô sắc tưởng, quán ngoại sắc giải thoát.)
3. Bước giải thoát thứ ba:
Khi tâm tham ái đối với tự thân
và vật
chất cõi Dục đã không còn khởi động nữa thì cái đẹp hiển hiện.
Tâm ý của
hành giả bấy giờ trở nên trong sạch, sáng suốt, và tiếp tục quán
chiếu
để thấy rõ sự nhiệm mầu của thực tại vạn hữu; từ đó niềm an lạc
phát
sinh và tăng trưởng trong khắp tự thân. Hành giả hoàn toàn an
trú
trong cảnh giới an lạc ấy, và đạt được bước giải thoát thứ
ba.
(Tịnh giải thoát, thân tác chứng, cụ túc trú.)
4. Bước giải thoát thứ tư:
Với tâm ý trong sáng, không tham
đắm,
không vướng mắc, hành giả vượt ra khỏi phạm vi hạn hẹp của tự
thân để
quán chiếu tính chất vô biên của không gian và đồng nhất mình
với
không gian vô biên đó; đồng thời hành giả cũng thấy rõ
tính cách
đồng nhất giữa không gian vô biên và các vật thể. (Không
vô
biên xứ giải thoát.)
5. Bước giải thoát thứ năm:
Tiến thêm một bước, hành giả quán
chiếu
để thấy rõ rằng, cả không gian và thời gian đều dung nhiếp lẫn
nhau,
nương vào nhau mà tồn tại; cả hai đều không đứng độc lập với
nhận thức,
mà chính là những biểu tượng của nhận thức. Hành giả an trú
trong
chánh niệm “tâm thức bao hàm cả không thời gian”, tức là an
trú
trong bước giải thoát thứ năm. (Thức vô biên xứ giải
thoát.)
6. Bước giải thoát thứ sáu:
Hằng ngày chúng ta nhìn thực tại
bằng các
khuôn khổ của tư tưởng – tức là những ý niệm đối đãi về trong
-
ngoài, có - không, sinh - diệt, cao - thấp, trên - dưới, lớn -
nhỏ,
v.v... Nhưng tự thân thực tại thì không bao giờ mang lấy những
khuôn khổ
như vậy. Cho nên, khi tu tập phép thiền định thứ sáu này, hành
giả phải
quán chiếu để thấy rõ tính chất vô tướng của thực tại vạn
hữu.
Với phép thiền quán này, hành giả vượt thoát được thế giới khái
niệm,
vất bỏ được các khuôn khổ của tư tưởng, và thực tại hiển lộ
trong
thật tướng như như bình đẳng của nó. Đó là bước giải thoát
thứ sáu
mà hành giả đạt được. (Vô sở hữu xứ giải thoát.)
7. Bước giải thoát thứ bảy:
Khi hành giả bước sang giai đoạn
vất bỏ
được sự phân biệt về chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức –
tức là
không còn thấy có một bên là chủ thể quán chiếu và một bên là
đối
tượng quán chiếu, thì đó là lúc hành giả đang ở trong trạng
thái
thiền định gọi là “không phải tư tưởng cũng không phải là
không phải
tư tưởng”; tức là bước giải thoát thứ bảy. (Phi tưởng
phi phi
tưởng xứ giải thoát.)
8. Bước giải thoát thứ tám:
Đây là bước giải thoát sau cùng,
là đỉnh
cao nhất của tuệ giác mà hành giả đạt được. Lúc này hành giả
thật sự
thấu suốt chân tướng của thực tại, giải thoát hoàn toàn khỏi
mọi khái
niệm (cảm thọ và tư tưởng), phá tan được lưới sinh tử, không
rơi lọt
lại vào vòng luân hồi. (Diệt tận giải thoát, hay Diệt thọ
tưởng
giải thoát.)
TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ của BẬC ĐẠI
NHÂN
(bát đại nhân giác)
Do dùng trí tuệ quán chiếu mà
thấy rõ
được thật tướng của vạn hữu thì gọi là giác ngộ. Chữ “đại
nhân” ở đây được dùng để chỉ cho các bậc đã giác ngộ. Các
bậc đại
nhân sở dĩ đã giác ngộ là vì quí ngài đã dùng trí tuệ quán chiếu
và đã
thấy rõ chân tướng của thực tại vạn hữu qua tám đề tài thiền
quán sau
đây:
1. Cuộc đời, nói chung là những
yếu tố
cấu tạo nên con người và vạn vật như bốn đại và năm
uẩn
đều là trống rỗng (không); là sinh diệt và thay đổi không
ngừng
(vô thường); là đầy dẫy khổ đau (khổ); là hư ngụy
và không
có thực thể (vô ngã); còn nói riêng về “ta” thì
tâm ta là
nguồn cội phát sinh bao điều xấu, và thân ta thì chỉ là nơi tích
tụ của
vô vàn tội lỗi.
2. Càng lắm tham muốn (đa dục)
thì
càng nhiều khổ đau (đa khổ). Càng ít tham muốn (thiểu
dục)
thì thân tâm càng được thư thái (tự tại).
3. Càng chạy theo danh lợi thì
càng gây
nhiều phiền não tội lỗi. Nếu biết sống vừa ý với điều kiện
vật chất khiêm nhượng (tri
túc)
thì tâm ý lúc nào cũng được an vui, để chỉ đeo đuổi một sự
nghiệp duy
nhất của mình là thành tựu trí tuệ giác ngộ.
4. Tính lười biếng luôn luôn đưa
ta đến
con đường đọa lạc. Vì vậy, ta phải luôn luôn siêng năng tu tập
để diệt
trừ phiền não và vượt khỏi vòng trói buộc của sinh tử luân hồi.
5. Chính vì vô minh mà ta cũng
như mọi
người cứ bị giam hãm trong ngục tù sinh tử. Vì vậy, ta luôn luôn
phải cố
gắng học rộng, biết nhiều, phát triển trí tuệ, đạt được biện tài
để giáo
hóa cho mọi người, tất cả đều được niềm vui lớn.
6. Sự nghèo khổ dễ khiến cho
người ta gây
nên nhiều tội lỗi xấu xa; cho nên người tu hạnh Bồ-tát phải
thường xuyên
thực hành hạnh bố thí, không phân biệt kẻ ghét người thương, bỏ
qua
những điều ác người ta đã làm đối với mình, và biết xót thương
những
người đã làm ác.
7. Năm thứ dục vọng (ngũ dục)
đầy
sức quyến rũ, làm cho con người gây nên tội lỗi và chịu nhiều
hoạn nạn;
cho nên người tu học sống trong thế tục mà không nhiễm những
thói hư tật
xấu của thế tục, lúc nào cũng sống đời đạm bạc, giữ phạm hạnh
thanh cao,
đem lòng từ bi để đối xử với tất cả mọi người.
8. Mọi loài chúng sinh đang chịu
bao
thống khổ trong biển lửa sinh tử, cho nên hạnh nguyện của người
tu học
là phát tâm đại thừa, nguyện cứu tế cho mọi người, mọi loài,
khiến cho
tất cả đều đạt được niềm vui giải thoát.
Tám đề tài thiền quán trên đây
được rút
ra từ kinh Bát Đại Nhân Giác. Vậy, để hiểu được
một
cách tường tận và sâu sắc hơn, xin đọc Kinh Bát Đại Nhân Giác
(Nhất Hạnh
dịch và chú giải, Lá Bối xuất bản).
TÁM KHOA GIÁO
(bát giáo)
Tất cả giáo pháp do đức Phật
giảng dạy
trong suốt cuộc đời hoằng hóa của Ngài, được đại sư Trí Giả của
tông
Thiên thai (Trung-hoa) phân chia thành tám loại khoa giáo, căn
cứ trên
hai mặt:
A. Về mặt nội dung,
có bốn loại:
1. Tạng giáo: những giáo
pháp có
nội dung nông cạn, dễ hiểu, chủ yếu là dành cho những người căn
cơ thấp
kém.
2. Thông giáo: những giáo
pháp có
nội dung cao hơn, phù hợp cho cả những người có căn cơ thấp lẫn
căn cơ
cao, trong đó, những giáo nghĩa về “không” và “vô
sinh”
được đặc biệt nhấn mạnh.
3. Biệt giáo: những giáo
pháp có
nội dung sâu xa, đặc biệt để giáo hóa chúng Bồ-tát đại thừa.
4. Viên giáo: giáo pháp
thâm diệu,
cao tột mà chỉ có các vị Đại Bồ-tát với trí tuệ siêu việt mới
lĩnh hội
và chứng ngộ được.
B. Về mặt hình thức,
có bốn loại:
1. Đốn giáo: Đối với thính
chúng
có căn trí sáng suốt, linh lợi, đức Phật dùng các pháp môn thật
sâu xa,
mầu nhiệm để đưa họ đến quả vị giác ngộ một cách mau chóng. Các
loại
kinh điển đại thừa có nội dung cao siêu như Hoa Nghiêm, Pháp
Hoa,
Niết Bàn v.v... thuộc về loại này.
2. Tiệm giáo: Đối với
thính chúng
có căn tính thấp kém hơn, đức Phật dùng các pháp môn tiệm tiến,
từ dễ
đến khó, từ thấp đến cao để hướng dẫn họ từng bước một, cho đến
khi đạt
được quả vị giác ngộ. Các kinh A Hàm và một số kinh điển
đại thừa
khác thuộc về loại này.
3. Bí mật giáo: Đối với
hạng người
có căn trí tinh thuần đặc biệt, đức Phật chỉ dùng sức “không thể
nghĩ
bàn” (bất khả tư nghị) ở thân khẩu ý của mình mà giáo hóa một
cách bí
mật, chỉ có Ngài và các đương sự liên hệ mới hiểu được nhau mà
thôi. Các
thần chú ở rải rác trong các kinh điển đại thừa là một ví dụ.
4. Bất định giáo: Cũng có
những
giáo pháp mà khi đức Phật nói ra, một số người thì lĩnh hội được
và rất
lấy làm lợi lạc, nhưng đồng thời, một số người khác thì lại
không thể
lĩnh hội được và chẳng thấy có ích lợi gì cả.
TÁM NGỌN GIÓ
(bát phong)
Gió thổi làm lay động muôn vật.
Trong đời
sống thường tình có tám thứ luôn luôn làm lay động lòng người,
khiến
sinh ra lắm điều bất an, vọng tưởng; đạo Phật gọi tám thứ đó là “tám
ngọn gió”:
1. Lợi: điều gì làm cho
thỏa mãn ý
muốn của mình.
2. Suy: điều gì không làm
thỏa mãn
ý muốn của mình.
3. Hủy: lời chê bai sau
lưng mình.
4. Dự: lời khen ngợi sau
lưng
mình.
5. Xưng: lời khen ngợi
trước mặt
mình.
6. Cơ: lời chê bai trước
mặt mình.
7. Khổ: đau thương, buồn
phiền.
8. Lạc: vui mừng, sung
sướng.
TÁM NGUYÊN TẮC HÀNH ĐỘNG CHÂN
CHÍNH
(bát chánh đạo - bát thánh đạo)
Tám nguyên tắc hành động chân
chính
là một trong những đạo lí căn bản nhất của đạo Phật. Về mặt nhân
bản, đó
là nền đạo đức học thực nghiệm của Phật giáo dùng để rèn luyện
con người
có được một nhân cách đẹp đẽ, cao thượng, trọn vẹn; về mặt tôn
giáo thì
đó là những con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau, đạt được an
lạc, giải
thoát khỏi ba cõi, giác ngộ viên mãn, và chứng nhập niết bàn.
Tám nguyên
tắc này thuộc về sự thật thứ tư (đạo đế)
của giáo
lí nền tảng “Bốn Sự Thật” (đã được trình bày ở
trước).
Giáo lí Bát Chánh Đạo này quan trọng đến nỗi, nó đã được
Phật dạy
ngay trong bài pháp đầu tiên (tại vườn Lộc-uyển, cho năm vị sa
môn nhóm
Kiều Trần Như) sau ngày thành đạo, rồi dạy đi dạy
lại trong suốt 45 năm hóa đạo, và
trong
những giờ phút cuối đời trước khi nhập diệt (tại rừng
Câu-thi-na), Ngài
vẫn còn dạy lần chót cho vị đệ tử xuất gia sau cùng là Tu Bạt Đà
La.
1. Thấy biết chân chính (chánh
kiến).Thấy
biết chân chính là thấy biết vạn pháp (trong đó gồm cả bản
thân
mình) đúng với tự tính chân thật của chúng. Một cách cụ thể, khi
ta nhìn
cuộc sống đúng theo cái nhìn của đạo lí “Bốn Sự Thật” (tứ
đế),
đó là ta có “chánh kiến”; khi ta nhìn vạn sự vạn vật và
ta thấy
rõ những tính cách vô thường, vô ngã, duyên sinh của chúng, đó
là
“chánh kiến”. Vậy, chánh kiến là thấy biết đúng với SỰ THẬT,
nghĩa
là cái thấy không còn bị che phủ bởi vô minh, thành kiến, cố
chấp, dục
vọng; hay cũng có thể nói, chánh kiến chính là tuệ giác
của bậc
giác ngộ.
2. Suy nghĩ chân chính (chánh
tư duy).Suy
nghĩ chân chính là sự suy nghĩ đặt trên căn bản của sự thật,
suy
nghĩ đúng với bản tính chân thật của vạn pháp. Ta vận dụng tâm
trí để
suy nghiệm về vạn pháp đúng với bản chất vô thường, vô ngã,
duyên sinh
của chúng, đó là “chánh tư duy”. Sự suy tư chân chính sẽ
đem lại
cho ta những tư tưởng chân chính. Nếu những tư tưởng xấu xa, sai
lầm đã
làm cho ta trở nên con người thấp hèn, thô lỗ, thì ngược lại,
những tư
tưởng chân chính, đúng đắn sẽ nâng cao phẩm cách của ta trở
thành người
trong sạch, cao thượng. Người có tư duy chân chính sẽ thấy rằng
vô minh
là đầu mối của mọi lỗi lầm và gây ra muôn vàn đau khổ, do đó, họ
diệt
trừ được tâm tham dục, luyến ái, ích kỉ, sân hận, oán thù, hung
bạo,
ganh ghét, và thay vào đó, họ sẽ phát triển những tư tưởng vị
tha, thiện
chí, ôn hòa, thương yêu, giúp đỡ...
3. Nói năng chân chính (chánh
ngữ).Nói
năng chân chính là nói năng đúng với sự thật. Không nói dối
chỉ là
một khía cạnh của “chánh ngữ”, chứ chưa phải là “chánh ngữ”.
Nhiều khi
chúng ta không nói dối nhưng vẫn sai với sự thật: chúng ta thấy
biết làm
sao thì nói làm vậy, nhưng vì cái thấy biết ấy đã bị sai lạc,
lầm lẫn,
cho nên chúng ta đã nói không đúng với sự thật. Vậy, lời nói
chân chính
là lời nói không dối trá, không độc ác, không đâm thọc, không
thêu dệt
và siểm nịnh. Đó là những lời nói không xuất phát từ lòng tham
dục, ích
kỉ, hận thù, giận dữ, ngu dốt, ganh tị. Nói năng chân chính là
không
nói những lời nhằm lừa gạt, nịnh hót, phỉ báng, chửi mắng, sỉ
nhục, vu
oan, chia rẽ, nghĩa là tất cả những lời nói với dã tâm hại
người. Lời
nói chân chính là những lời nói từ ái, hòa nhã, dịu dàng, đoàn
kết, xây
dựng, đem lại an vui, lợi ích và tin tưởng cho mọi người. Chánh
ngữ còn
là những lời nói thận trọng, khéo léo nhằm hướng dẫn người đi
vào nẻo
thiện, giúp cho người khai mở trí tuệ, có được cái thấy sáng
suốt, cái
nhìn chính xác, nếp suy tưởng đúng đắn, phù hợp với thực tại. Vì
vậy,
nếu giảng pháp mà làm cho người ta hiểu sai Phật pháp, cố chấp
lí
thuyết, hoặc càng nghe càng thấy tối tăm, nghi ngờ, thì đó là tà
ngữ,
không phải là chánh ngữ.
4. Hành động chân chính (chánh
nghiệp).Có ba loại hành động (tam nghiệp): hành động của ý
(ý
nghiệp), hành động của miệng (khẩu nghiệp), và hành động của
thân (thân
nghiệp). Trong pháp số “Bát Chánh Đạo” này, yếu tố chánh
nghiệp ở
đây chỉ nhằm nói đến thân nghiệp mà thôi, còn ý
nghiệp và
khẩu nghiệp thì đã được bao hàm trong các yếu tố khác. Tất cả
mọi hành
động hằng ngày của thân thể đều là thân nghiệp – ngay cả sự ăn
uống,
tuy là hành động của miệng, nhưng vẫn thuộc thân nghiệp, còn
khẩu nghiệp
chỉ là sự nói năng mà thôi; vì vậy, khẩu nghiệp cũng được gọi là
“ngữ
nghiệp”. Hành động chân chính là những hành động không phát xuất
từ tham
lam, vị kỉ, sân hận, oán thù, ngu si, ganh tị..., bởi vậy, chúng
không
gây ra đau khổ cho người khác, không phá hoại hạnh phúc của mọi
người,
không tàn hại người, vật và thiên nhiên. Hành động chân chính là
những
hành động được soi sáng bởi chánh kiến, chánh tư duy..., được
thúc đẩy
bởi tình thương, sự hiểu biết, lòng cởi mở, tính vị tha, và chắc
chắn sẽ
đem lại an vui, hạnh phúc, thanh bình cho xã hội, đem lại tươi
mát cho
mọi loài và thiên nhiên. Đi đứng nằm ngồi theo chánh pháp, ăn
uống ngủ
nghỉ theo chánh pháp, làm việc theo chánh pháp, tu học theo
chánh
pháp..., đều là những hành động chân chính.
5. Mưu sinh chân chính (chánh
mạng).Mọi
người đều phải làm việc để nuôi sống cho chính mình và cho thân
nhân
mình, đó là điều hiển nhiên. Nhưng trong những công việc mưu
sinh cũng
có những việc tốt và những việc xấu. Người tu học không nên chọn
những
công việc có thể gây khổ đau cho người khác, làm tăng thêm sự
bất công
xã hội, hoặc tàn hại thiên nhiên và tiêu diệt sự sống của mọi
loài.
Người tu học khi có ý thức mưu sinh chân chính thì sẽ tìm
những
nghề nghiệp lương thiện, trong sạch, tâm niệm không gian tham,
không
lươn lẹo, không lường gạt, không bóc lột sức người, không lạm
dụng sức
vật, không làm giàu trên mồ hôi nước mắt người khác. Những công
việc như
chế tạo và buôn bán các loại vũ khí, các loại hóa chất, độc dược
để tàn
phá đời sống con người, loài vật và thiên nhiên; môi giới hoặc
buôn bán
người (con gái, trẻ em) cho những tổ chức bất lương, vô nhân
đạo; nuôi
và buôn bán súc vật cho người ta ăn thịt; săn thú hoặc lưới cá
bán cho
người tiêu thụ; làm thịt súc vật trong lò sát sinh; chế tạo và
buôn bán
rượu cùng các chất ma túy v.v..., đều là những phương tiện mưu
sinh bất
chính, có tính chất phá hoại và gây đau khổ, người tu học nên
tránh xa.
6. Siêng năng chân chính
(chánh tinh
tấn).“Siêng năng” ở đây không phải là dồn hết mọi nỗ
lực để
làm một công việc gì đó cho xong, rồi thôi; nhưng đó là sự cố
gắng liên
tục, bền bỉ, dẻo dai trong sự tu tập cho đến khi đạt được mục
tiêu cuối
cùng là đạo quả giải thoát. Nói rõ hơn, “chánh tinh tấn” là
sự
siêng năng liên tục trong việc kiểm soát thân miệng ý, làm cho
tiêu trừ
mọi tật xấu và phát triển các hạnh lành. Có thể nói, “siêng năng
chân
chính” ở đây không có gì khác hơn là “bốn sự cần mẫn” (tứ
chánh
cần) đã trình bày ở trước. Nếu sự siêng năng của mình là để nhằm
phục vụ
cho những ý đồ đen tối, làm tăng trưởng dục vọng, gây đau khổ
cho mọi
người, thì đó là “tà tinh tấn”; người tu học không nên “tinh
tấn” theo
cách đó.
7. Nhớ nghĩ chân chính (chánh
niệm).Khi
ta nhớ đến điều gì tức là ta đem điều ấy đặt trên ý thức ta ở
giây phút
hiện tại. Vậy “niệm” hay “quán niệm” là sống
với giờ
phút hiện tại. Khi mình đang làm việc gì thì mình để hết tâm
ý lên
trên việc đó, khi nghe điều gì thì để hết tâm ý vào điều đang
nghe, đang
nói chuyện gì thì để hết tâm ý vào chuyện đang nói, đang suy
nghĩ vấn đề
gì thì để hết tâm ý vào vấn đề đang suy nghĩ, đó là sống có chánh
niệm. Một cách cụ thể, nếu thực tập pháp môn “bốn lĩnh
vực quán
niệm” như đã đề cập ở trước, tức là thực tập chánh niệm. Có
chánh
niệm thì cũng có thất niệm. Khi ta nói mà không biết đang
nói gì,
khi làm mà không biết đang làm gì, khi suy nghĩ mà không biết
đang suy
nghĩ gì, tức là ta không sống trong chánh niệm mà là đang sống
trong
lãng quên, trong thất niệm; mà lãng quên, thất niệm cũng đồng
nghĩa với
mê muội, vô minh, vô ý thức. Người tu học nên cố gắng, đừng để
cho nếp
sống thất niệm ấy xâm chiếm đời sống của mình. Mặt khác, chánh
niệm cũng
có nghĩa là những điều nhớ nghĩ chính đáng, và trái lại thì gọi
là tà
niệm. Nếu những điều ta nhớ nghĩ đến mà làm cho thân tâm ta an
lạc,
khuyến khích và giúp đỡ ta tiến bộ trên đường tu tập đạo giải
thoát, thì
đó là những nhớ nghĩ chính đáng (chánh niệm); ngược lại, những
điều hễ
nhớ nghĩ đến là ta thấy bất an, buồn phiền, oán hận, chán nản,
hoặc ham
muốn, thèm khát, say mê điên cuồng, mê muội tâm trí..., thì đó
là những
nhớ nghĩ bất chánh, tội lỗi (tà niệm). Nếu ta nghĩ rằng có đức
Phật A Di
Đà luôn luôn sẵn sàng đợi ta nhớ nghĩ đến Ngài là Ngài tiếp dẫn
ta về
sống ở thế giới Cực-lạc hoàn toàn an vui, sung sướng, muốn ăn
tức khắc
có món cao lương mĩ vị, muốn mặc tức khắc có áo quần sang trọng,
trang
sức lộng lẫy, khỏi phải lo toan gì..., rồi ta không thèm tu tập,
không
bỏ ác làm lành gì cả, cứ ngồi “niệm Phật” để chờ vãng sanh, thì
đó cũng
là tà niệm.
8. Thiền định chân chính
(chánh định).Hành
“thiền” để đạt được tâm “định” thì gọi là “thiền
định”.
“Định” là giữ tâm ý an trụ vào một điểm hay một đề mục quán
chiếu, và
“thiền” chính là phương pháp thực tập để giữ cho tâm ý được an
trụ. Khi
tâm ý đã được tập trung thì trí tuệ phát sinh. Do trí tuệ đó mà
hành giả
thấy rõ được chân tướng của thực tại vạn hữu (chánh kiến), và
giải thoát
được những sợi dây ràng buộc của vô minh, của thành kiến cố
chấp, của
tham dục ích kỉ, của ngã chấp và pháp chấp. Đó là chánh định. Sở
dĩ
“chánh định” đã được kể là một yếu tố quan trọng
trong “Bát
Chánh Đạo” là vì thời Phật tại thế đã có rất nhiều thứ tà định
của ngoại
đạo. Ngoại đạo tu tập những loại định này cốt để trốn tránh đời
sống khổ
đau. Có những vị như A La Lam hay Uất Đầu Lam Phất chẳng hạn, có
định
lực lớn, chứng đắc các cõi thiền rất cao, nhưng cũng chỉ là để
trốn
tránh cái thực tế khổ đau của kiếp người. Chính đức Phật trước
khi thành
đạo cũng đã từng theo học với quí vị ấy về những loại định này,
và cũng
đã chứng đắc như họ, nhưng Ngài thấy điều đó vẫn là vô ích, chưa
phải là
mục đích tìm cầu của Ngài. Mục đích của Ngài là giải thoát khổ
đau, giải
thoát sinh tử. Giải thoát khổ đau và trốn tránh khổ đau là hai
hành động
hoàn toàn khác nhau. Bởi vậy, tà định là để trốn tránh, còn
chánh định
mới là giải thoát.Tám yếu tố trên đây, nếu phân tích theo “Ba
Môn Học
Giải Thoát” (tam vô lậu học), thì chánh ngữ, chánh nghiệp
và
chánh mạng thuộc về GIỚI; chánh tinh tấn, chánh
niệm và
chánh định thuộc về ĐỊNH; chánh tư duy và chánh
kiến
thuộc về TUỆ. Nếu phân tích theo “Ba Nghiệp” thì chánh
nghiệp và chánh mạng thuộc về THÂN NGHIỆP; chánh
ngữ
thuộc về KHẨU NGHIỆP; chánh kiến, chánh tư duy, chánh
tinh
tấn, chánh niệm và chánh định thuộc về Ý NGHIỆP. Bất
cứ một
trong tám yếu tố nào trên đây cũng bao gồm hai phần NHÂN và QUẢ
của
chính nó – nghĩa là, tự thân nó làm nhân cho nó, và cũng tự thân
nó là
quả của nó. Muốn đạt được chánh kiến (quả) thì ta phải thực tập
chánh
kiến (nhân); hay nói cách khác, nếu ta tu tập chánh kiến (nhân)
thì nhất
định ta sẽ có được chánh kiến (quả). Cả bảy yếu tố kia cũng vậy.
Lại
nữa, trong tám yếu tố trên, bất cứ một yếu tố nào cũng có thể
là
NHÂN, và cũng đồng thời là QUẢ của bảy yếu tố kia. Do ta có
chánh
kiến cho nên ta sẽ đạt được chánh tư duy, chánh ngữ, chánh
nghiệp, chánh
định v.v...; hay có thể nói ngược lại, sở dĩ ta có chánh kiến là
vì ta
đã đạt được chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh định
v.v... Bởi
vậy, có thể nói, bất cứ một yếu tố nào trên đây cũng bao gồm cả
bảy yếu
tố kia của bát chánh đạo. Tất cả tám yếu tố đó đều tương quan
tương liên
và trợ giúp, nâng đỡ lẫn nhau để đưa hành giả đến thành quả giác
ngộ.
TÁM THỨC
(bát thức)
Thức
– hay tác dụng nhận thức, tức là cái BIẾT, là những dòng
tiếp nối
của cảm giác hay tri giác phân biệt. Khi các giác quan
(CĂN) tiếp
xúc với đối tượng của chúng (CẢNH hay TRẦN) thì liền phát
sinh
cái biết (THỨC). Vậy thức được phát hiện từ căn cứ của
nó là
căn và trần, và nương tựa trên căn cứ đó mà tồn tại.
Theo Duy
Thức Học, thức có tám tác dụng – tức là có tám thức:
1. Nhãn thức: cái thấy,
tức
là cái biết sinh ra khi mắt (nhãn căn) tiếp xúc với cảnh vật
(sắc trần).
2. Nhĩ thức: cái nghe,
tức
là cái biết sinh ra khi tai (nhĩ căn) tiếp xúc với âm thanh
(thanh
trần).
3. Tị thức: cái ngửi,
tức
là cái biết sinh ra khi mũi (tị căn) tiếp xúc với mùi (hương
trần).
4. Thiệt thức: cái nếm,
tức
là cái biết sinh ra khi lưỡi (thiệt căn) tiếp xúc với các thức
ăn uống
(vị trần).
5. Thân thức: cái cảm
xúc,
tức là cái biết sinh ra khi thân thể (thân căn) đụng chạm mọi
vật (xúc
trần).(1)
Tác dụng nhận thức của năm thức
trên đây
hoàn toàn chỉ có tính cách thuần túy cảm giác, không có
tính cách
phán đoán, ước lượng và suy luận, cho nên được gọi là “năm
thức cảm
giác” – các nhà duy thức học thường gọi là “năm thức
trước”.
Và vì vậy, hình thái nhận thức của chúng là hiện lượng(2);
đối tượng nhận thức của chúng là hữu chất tánh cảnh(3);
và tính chất nhận thức của chúng bao gồm cả thiện, ác, và vô
kí(4).
Để có được tác dụng nhận thức,
năm thức
trên đây luôn luôn liên hiệp với 34 hiện tượng tâm lí
(tức là
những thuộc tính của thức mà Duy Thức Học gọi là những “tâm
sở”),
gồm có 5 tâm sở biến hành (xúc, tác ý, thọ, tưởng,
tư); 5
tâm sở biệt cảnh (dục, thắng giải, niệm, định,
tuệ); 11
tâm sở thiện (tín, tàm, quí, vô tham, vô sân, vô
si, cần,
khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất hại); và 13 tâm sở bất
thiện
(tham, sân, si, vô tàm, vô quí, trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải
đãi,
phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri)(5).
Vì được phát sinh từ căn và cảnh,
năm
thức này luôn luôn liên hệ mật thiết với hai lĩnh vực sinh và
vật lí, và
hoạt động một cách gián đoạn, không liên tục – như trong
khi ngủ
chẳng hạn, chúng ngưng hoạt động; hoặc nếu có hoạt động thì cũng
ở một
cường độ thật yếu ớt, chỉ đủ để tạo nên những cảm giác vô thức
nơi thân
thể.
Khi đã giác ngộ thì năm thức
cảm giác
này được chuyển thành thành sở tác trí(6).
6. Ý thức: cái biết sinh
ra khi ý
căn (mạt-na thức)(7)
tiếp xúc với pháp trần(7).
Câu định nghĩa trên có vẻ thật
giản dị,
thực ra, phạm vi hoạt dụng của ý thức rộng rãi vô cùng.
Nó có
quyền năng rất lớn, có thể trấn ngự các thức khác, hoạt động tự
do tự
tại, có thể tạo lập và thay đổi bản chất của đời sống cá nhân
lẫn tập
thể. Chính nó xoay con người lưu chuyển trong vòng sinh tử luân
hồi, hay
đưa con người thẳng đến bến bờ giải thoát; bởi vì chính nó là ý
nghiệp, là thức đóng vai trò tạo nghiệp, là động cơ chủ
yếu đưa
tới các hành động thuộc về thân thể và ngôn ngữ.
Ý thức
được nhận diện dưới hai hình thức: liên hiệp với năm thức
trước
(ngũ câu) và đơn độc (độc đầu).
a)
Tác dụng liên
hiệp với năm thức
cảm giác
(ngũ câu ý thức). Cái
biết
phát sinh từ năm thức trước mới chỉ thuần là cảm giác;
khi
có thêm tác dụng của ý thức thì cái biết cảm giác sẽ trở
thành
tri giác – là cái biết rõ ràng, sáng tỏ.
Khi
mắt nhìn cái hoa,
nếu không có ý thức thì cái thấy của nhãn thức chỉ là cái thấy
lờ mờ,
không rõ ràng; thậm chí, nhiều khi thấy mà hầu như không thấy.
Nhưng nếu
có mặt của ý thức thì cái hoa sẽ hiển hiện một cách rõ ràng, và
cái biết
sẽ trở nên sáng tỏ, tỉ mỉ hơn: từ hình dáng, đường nét, màu sắc,
cho đến
một con ong đang sà xuống hút mật, một ngọn gió thổi qua làm lay
động
cành lá v.v..., tất cả các chi tiết có liên hệ đến cái hoa lúc
ấy đều
được nhận biết một cách cặn kẽ. Khi liên hiệp với năm thức trước
như
vậy, ý thức được gọi là ngũ câu ý thức, và tác
dụng của nó
là tri giác. Ở đây chúng ta cần để ý, cái biết
“tri giác”
về cái hoa vừa nêu ra, là cái biết thật thuần túy – nghĩa là cái
hoa làm
sao thì biết làm vậy, mọi chi tiết liên hệ đến cái hoa thế nào
thì biết
thế đó, hoàn toàn không có ý niệm nào khác xen vào; ý thức ngũ
câu trong
trường hợp này chính là tri giác thuần túy, và vì
vậy,
hình thái nhận thức của nó là hiện lượng(2), đối
tượng nhận thức của nó là
hữu chất tánh cảnh(3).
Nhưng trong thực tế của đời sống
hằng
ngày, chúng ta rất ít khi thấy bằng tri giác thuần túy như vậy;
nếu có
thì cũng chỉ trong vài giây phút ngắn ngủi, còn hầu hết là thấy
bằng suy
tưởng, đắn đo, so sánh, ước lượng, phán đoán v.v... Do đó, trong
chúng
ta luôn luôn đầy ắp những bóng dáng, hình ảnh của thực tại, mà
ít khi
thấy được cái mặt thật của thực tại. Bởi vậy, hình thái nhận
thức của
ý thức ngũ câu hầu hết là tỉ lượng(2),
và đối tượng nhận thức của nó là đới chất cảnh(3).
Nói chung thì trong đời sống hằng
ngày,
mọi cái biết đều được phát hiện từ các giác quan, và đều được ý
thức làm
cho sáng tỏ. Cho nên, Duy Thức Tam Thập Tụng đã gọi cả
sáu thức
này là “liễu biệt cảnh thức” (cái biết phân biệt
rõ ràng
về mọi vật).
b)
Tác dụng đơn
độc (độc đầu ý
thức).
Trong trường hợp này, ý thức chỉ hoạt động độc lập, không
liên
hiệp với năm thức trước. Trong các hoạt động như suy tư, hồi
tưởng,
tưởng tượng, lí luận, so đo, phán đoán... nó được gọi là ý
thức
tán vị (tán vị ý thức – nghĩa là ý thức
trong
trạng thái phân tán), và đó là các hoạt động phổ thông, thường
xuyên
nhất của ý thức. Mộng mị trong giấc ngủ cũng là một loại hoạt
động của ý
thức độc đầu, và trong trường hợp này nó được gọi là ý
thức trong
mộng (mộng trung ý thức). Ở trường hợp người bị
điên loạn
thì nó được gọi là ý thức trong cơn điên loạn (loạn
trung ý thức). Và khi ở trong trạng thái thiền định thì nó
được gọi
là ý thức trong định (định trung ý thức).
Tán vị,
độc đầu, mộng, loạn, định, đó là năm trạng thái của ý thức. Theo
đó thì
hình thái nhận thức của ý thức độc đầu có khi là hiện lượng(2)
(như ý thức trong định), có khi là phi lượng(2)
(đó là ý thức trong mộng và trong cơn điên loạn), nhưng hầu hết
là tỉ
lượng(2)
(trường hợp ý thức tán vị); còn đối tượng nhận thức của nó thì
hoàn toàn
là độc ảnh cảnh(3).
Một cách tổng quát, hình thái
nhận thức
của ý thức (cũng gọi là thức thứ sáu)
bao
gồm cả ba lượng(2); đối tượng nhận thức của nó
bao gồm cả ba cảnh(3)
– tức là “pháp trần”; và tính chất nhận thức của nó thì
có đủ cả
ba tính(4)
(thiện, ác và vô kí). Để có được tác dụng nhận thức, ý thức luôn
luôn
liên hệ với tất cả 51 tâm sở(5).
Cũng như năm thức trước, ý thức
liên hệ
mật thiết với cả hai lĩnh vực sinh lí (căn) và vật lí (cảnh).
Tất cả sáu
thức này đều được phát sinh theo luật nhân duyên (có điều kiện:
khi căn
tiếp xúc với cảnh) như bất cứ một hiện tượng sinh vật lí nào
khác, cho
nên cũng có tính cách chuyển biến, không đồng nhất, và hoạt động
có lúc
bị gián đoạn, không liên tục. Khi đã giác ngộ thì ý thức được
chuyển
thành diệu quan sát trí(6).
Duy Thức Học cũng có khi gọi
chung thức
thứ sáu và năm thức cảm giác là “sáu thức trước”.
7.
Mạt-na thức
(tức là ý, hay ý
căn,
cũng gọi là “thức thứ bảy”): cái biết chấp ngã, cái biết
phân
biệt ngã với phi ngã. Mạt-na vừa là thức mà cũng vừa là căn
(làm chỗ nương tựa cho ý thức). Nó được phát sinh từ thức thứ
tám là
a-lại-da, nương tựa trên a-lại-da để tồn tại, rồi lại lấy
a-lại-da làm
đối tượng nhận thức. Vì vậy, thức a-lại-da vừa là căn
mà
cũng vừa là đối tượng của thức mạt-na. Khi lấy
a-lại-da
làm đối tượng nhận thức, mạt- na đã bám sát lấy a-lại-da và cho
đó là
cái ngã chân thật; do đó, tính chất của mạt-na là chấp
ngã – Duy Thức Học gọi là “tư lương”, tức là suy tư,
đo
lường, tính toán, ôm ghì, bám chặt. Tính chất chấp ngã này đã
từng tích
tụ rất sâu dầy từ vô thỉ, và đã cùng sinh ra một lần với thân
mạng, cho
nên ta cũng có thể gọi nó là bản năng chấp ngã. Thật ra,
không hề
có một cái gọi là “ngã”, chẳng qua chỉ vì thức mạt-na đã từng bị
vô minh
che lấp, nên đã có nhận thức sai lầm (tà kiến) về ngã; và, theo
Duy Thức
Học, đó là đầu dây mối nhợ cho tất cả mọi sai lầm về nhận thức.
Với nhận
thức sai lầm về ngã này, thức mạt-na luôn luôn có ảo tưởng rằng,
thân
mạng là thật ngã, là chủ thể, và tất cả những gì ở bên ngoài
thân mạng
là thật pháp, là đối tượng của ngã; và rằng, ngã và pháp (hay
chủ thể và
đối tượng) là hai hiện tượng độc lập với nhau. Vì vậy, mạt-na
tuy là một
thứ trực giác – trực giác chấp ngã – nhưng chỉ là một thứ
công
dụng tợ hiện lượng(2),
cho nên hình thái nhận thức của nó luôn luôn là phi lượng(2).
Lại nữa, cũng vì tính chất chấp ngã mà mạt-na không bao giờ tiếp
xúc
được với thế giới tánh cảnh(3),
cho nên đối tượng nhận thức của nó chỉ hoàn toàn là đới chất
cảnh(3).
Về tính của mạt-na, Duy Thức Học cho rằng, nó không phải là
thiện, cũng
không phải là ác, mà là vô kí(4);
nhưng vì bị vô minh che lấp (hữu phú), cho nên phải nói đầy đủ
tính chất
của nó là hữu phú vô kí.
Trong tác dụng nhận thức, mạt-na
liên hệ
với 18 tâm sở, gồm có: 5 tâm sở biến hành, tâm sở “tuệ”
của 5 tâm
sở biệt cảnh, và 12 tâm sở bất thiện (tham, si, mạn, tà kiến,
trạo cử,
hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất
chánh
tri)(5).
Bốn tâm sở bất thiện tham, si,
mạn và
tà kiến, theo thứ tự tức là ngã ái, ngã si, ngã mạn và
ngã kiến,
là bốn loại phiền não gốc rễ(8)
tác động thường xuyên trên thức mạt-na. Chúng được coi là chính
bản thân của mạt-na, và đó là tất cả những gì mà ta gọi
là
vọng nghiệp, là nguyên nhân chính của sinh tử luân hồi.
Ý thức,
tuy phạm vi hoạt động vô cùng rộng rãi, nhưng vì nó lấy thức
mạt-na làm
“căn”, nên hoàn toàn tùy thuộc vào bản chất của mạt-na trong mọi
tác
dụng nhận thức. Nói cách khác, thức mạt-na là nền tảng cho mọi
hành động
(dù mang tính cách ô nhiễm hay thanh tịnh) của ý thức – và của
cả năm
thức trước nữa. Như vậy, ý (thức mạt-na) là điểm
trung
tâm, là cái động lực làm phát hiện nhận thức; và do ảnh hưởng
của
ý mà ý thức cũng mang lấy tà kiến phân biệt chấp ngã,
cũng thấy
biết, suy đoán, phán xét, suy nghĩ sai lầm, và đã dựng nên không
biết
bao nhiêu cái khung (phạm trù) tư tưởng – như ta, người, có,
không,
cao, thấp, trên, dưới, tốt, xấu, trong, ngoài, sinh, diệt
v.v..., để
từ đó tạo nên biết bao nghiệp nhân xấu ác, bao hành động vô
minh, tà
dục, và cứ thế, những nghiệp nhân này cứ tiếp tục nuôi dưỡng,
bồi đắp
cho bản chất sai lầm của mạt-na trong suốt quá trình sinh mạng.
Dù hoạt
động của sáu thức trước có lúc bị gián đoạn, nhưng bản năng chấp
ngã của
thức mạt-na thì luôn luôn liên tục. Cái mà người
ta gọi là
“bản năng tự tồn”, đó chính là thức mạt-na. Sự tồn tục
của nó
không những chỉ có trong một quá trình sinh mạng, mà nó đã hiện
hữu từ
trước khi cá nhân được thác sinh (từ vô thỉ) và cả sau khi cá
nhân đã
chết.
Nếu
ý thức đã
có khả năng tạo ra nghiệp nhân xấu để tiếp tục bồi đắp cho bản
chất sai
lầm của thức mạt-na, thì chính ý thức cũng có khả năng làm cho
mạt-na
trở nên trong sạch, thánh thiện. Ý thức có thể quán chiếu tính
KHÔNG của
ngã và pháp để ngăn chận bốn loại phiền não gốc rễ (si, kiến,
mạn,
ái), không cho hiện hành và tác động trên mạt-na, làm cho
thức này
mất dần sức mạnh chấp ngã – tức là làm trong sạch dần bản chất ô
nhiễm.
Và nếu công phu cứ được tiếp tục mãi thì đến một lúc nào đó,
mạt-na sẽ
hoàn toàn được trong sạch hóa, không còn bám lấy thức a-lại-da
làm đối
tượng chấp ngã nữa, rồi cái ảo tưởng về “thật pháp ở bên ngoài
ngã” cũng
tiêu mất, lúc đó, từ cái bản chất là một thức, mạt-na sẽ
chuyển
thành một loại tuệ giác gọi là bình đẳng tánh trí.(6)
8. A-lại-da thức: cái biết
chứa
đựng, gìn giữ và biến hiện – cũng gọi là “thức thứ tám”.
Thức a-lại-da là nền tảng của
mọi tác
dụng nhận thức và mọi hiện tượng tâm sinh vật lí.
Nó không phải là cái mà người ta thường gọi là “linh hồn”
(được chứa
đựng trong một thể xác). Nó không có hình thái, không có
dung tích,
và không có một nơi nhất định nào dung chứa nó. Hoạt dụng của nó
rất
thâm mật, trí óc phàm tục không thể nào rõ thấu được. Cái mà Tâm
Lí Học
hiện đại gọi là “tiềm thức”, “vô thức”, hay “đà sống”
mới
chỉ là những khái niệm gần gũi với a-lại-da; vì thực ra,
a-lại-da còn
sâu kín, rộng lớn và sinh động hơn nhiều. Nó chính là bản thể,
là bản
chất hiện hữu của sinh mạng và của cả môi trường trong đó sinh
mạng tồn
tại.
Thức a-lại-da được nhận biết qua
ba tác
dụng: chứa đựng, gìn giữ và biến hiện.
a) Tác dụng chứa đựng.
Thức
a-lại-da, trong trường hợp này được gọi là “tàng thức”,
vì tác
dụng của nó ở đây là chứa đựng (tàng), được miêu
tả bằng
ba đặc tính:
- Đặc tính thứ nhất, nó chính là khả
năng chứa đựng (năng tàng).
- Đặc tính thứ hai, nó chính là nội
dung chứa đựng (sở tàng).
- Đặc tính thứ ba, nó chính là đối
tượng chấp ngã của thức mạt-na (ngã ái chấp tàng).
Những gì chứa đựng trong a-lại-da
đều gồm
trong ba lĩnh vực: tâm lí (các thức và các tâm sở), sinh
lí
(cơ thể và các giác quan), và vật lí (thế giới vật chất);
hay nói
cách khác, đối tượng của thức a-lại-da, theo danh từ Phật học,
gồm có
danh (tinh thần) và sắc (vật chất)(9);
hoặc tổng quát hơn, đó là tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ –
tất cả
các pháp(5). Các pháp này luôn luôn ở một trong hai trạng
thái: hoặc
là trạng thái phát hiện (Duy Thức Học gọi là hiện hành,
tức là
thế giới hiện tượng); hoặc là trạng thái tiềm ẩn (Duy Thức Học
gọi là
chủng tử, tức là hạt giống).
Như vậy, tự thân của thức
a-lại-da luôn
luôn gồm đủ hai phần chủ thể (năng tàng) và đối tượng (sở tàng).
Hai
phần này không ngừng biến chuyển linh động: các chủng tử từ
a-lại-da
phát hiện thành hiện hành, các hiện hành rơi trở lại vào
a-lại-da thành
chủng tử... Sự hoạt động đó hoàn toàn vô thức, ý thức của chúng
ta không
thể nào biết được.
b)
Tác dụng gìn
giữ. Đã có khả năng hàm chứa, thức a-lại-da lại còn có khả
năng duy
trì và bảo tồn tất cả những gì được chứa trong nó. Duy Thức Học
gọi tác
dụng này là trì chủng – tức là gìn giữ mọi hạt
giống. Với
tác dụng này, a-lại-da còn được gọi là “trì chủng thức”.
Nhờ có khả năng này mà các pháp không bao giờ bị tiêu mất, mà
vẫn luôn
luôn tồn tại, hoặc ở trạng thái chủng tử, hoặc ở trạng thái hiện
hành.
Cũng vậy, những nghiệp nhân do ta tạo ra không bao giờ mất đi,
mà chúng
sẽ tồn tại và chờ điều kiện thuận tiện để phát hiện thành quả
báo. Quả
báo đó như thế nào là do tổng thể những giá trị của các nghiệp
nhân. Rốt
cuộc, a-lại- da là tổng thể của nghiệp; hay nói khác đi, a-lại-da
là
chính bản thân của nghiệp, – bởi vậy, nó cũng được gọi là
“nghiệp quả thức”.
c) Tác dụng biến hiện. Biến hiện
là một
tác dụng vô cùng quan trọng của thức a-lại-da. Đó là khả năng
làm chuyển
biến các chủng tử của các pháp, làm cho chúng chín muồi, chờ có
điều
kiện thuận tiện là phát hiện thành hiện tượng. Duy Thức Học gọi
đó là
tác dụng “dị thục”, và do đó, thức a-lại-da cũng còn được gọi là
“dị
thục thức”.
Chủng
tử của vạn pháp
được chứa đựng và gìn giữ ở a-lại-da bằng cách “huân tập”
(hun
đúc và chồng chất). Theo cách này, đối tượng của sáu thức trước,
sau khi
xuất hiện trên mặt ý thức, liền rơi xuống kho chứa a- lại-da và
tồn tại
ở đó trong trạng thái chủng tử. Các hành động tạo nghiệp của
thân, khẩu,
ý cũng y như vậy. Trong khi huân tập, chứa đựng và gìn giữ,
a-lại-da gồm
thâu vào tự thân nó tất cả mọi pháp thiện và ác, do đó, theo Duy
Thức
Học, tính chất của nó là vô phú vô kí (vô phú: không
bị
ngăn che; vô kí: không thiện cũng không ác). Mặt khác,
trong diễn
trình nhận thức, tác dụng của a-lại-da là thuần túy trực giác,
cho nên hình thái nhận thức của nó là hiện lượng(2)
(nhưng rất thâm mật, ý thức phàm tục không thể biết được), và
chỉ liên
hệ với 5 tâm sở biến hành(5)
trong 51 tâm sở.
Trong
thời gian được
chứa đựng và duy trì (tức là ở trạng thái tiềm ẩn) ở thức
a-lại-da, các
chủng tử vẫn không ngừng chuyển biến dưới định luật nghiệp báo.
Nếu
chúng không được tiếp tục nuôi dưỡng thì sẽ bị yếu dần đi, khó
phát hiện
thành hiện hành, hoặc có thể bị đồng hóa bởi các chủng tử khác
mạnh hơn,
để cuối cùng bị tiêu mất, không còn hiện hành nữa. Nhưng nếu cứ
được
nuôi dưỡng, tăng cường và phát triển (nghĩa là cái quá trình chủng
tử
sinh hiện hành - hiện hành sinh chủng tử... được lặp đi lặp
lại
thường xuyên), thì một lúc nào đó chúng sẽ chín muồi để có thể
phát hiện
thành các hiện tượng. Các tác dụng huân tập, cất chứa, duy trì
và làm
chín muồi các chủng tử của thức a-lại-da được thực hiện vô cùng
sâu kín,
cái thấy của ý thức không thể nào soi thấu được.
Tính
chất của chủng
tử là chuyển biến không ngừng, và vì a-lại-da chính là tổng thể
của các
chủng tử, nên a-lại-da cũng không ngừng chuyển biến. Tuy biến
chuyển như
vậy, a-lại-da vẫn luôn luôn là một dòng liên tục, hoạt động không
bao giờ gián đoạn. Vì vậy, Duy Thức Học nói bản chất của
a-lại-da là hằng chuyển (vừa liên tục vừa thay
đổi). Đó là
tính chất căn bản và vô cùng quan trọng của thức a-lại-da, bởi
vì, nếu
không có tính chất này thì sẽ không có gì cả, không có vạn pháp,
không
có vũ trụ, không có sự sống...
Vì
a-lại-da – cũng
tức là chủng tử – là hằng và chuyển, cho nên vạn pháp cũng
là một
dòng liên tục, không có gì mất đi. Sự sinh diệt của một đời
sống
(hữu tình hoặc vô tình) chẳng qua chỉ là một lần thay đổi trong
quá
trình biến chuyển của cả dòng sống. Khi một cá
nhân chết
đi, những nghiệp nhân (chủng tử) hàm chứa trong a-lại-da vẫn
tiếp tục
chuyển biến, và sẽ chín muồi vào một lúc nào đó, rồi từ a-lại-da
chúng
sẽ hiện hành thành một sinh mạng (chánh báo) mới, trong một môi
trường
sống (y báo) mới.
Tùy
theo bản chất và
giá trị của tổng thể nghiệp lực, sinh mạng có thể được sinh ra ở
một
trong ba cõi (tam giới)(10),
hoặc ở vào một trong mười địa (thập địa) của Bồ-tát hạnh(11).
Khi có một đoạn sinh diệt
như vậy xảy ra – nghĩa là khi có sự chuyển đổi từ một sinh mạng
này sang
một sinh mạng khác, thức a-lại-da lúc nào cũng bỏ đi sau
cùng
(sau khi các thức khác đã bỏ đi), và tới trước tiên
(để an
lập và phát hiện các thức khác); vì theo Duy Thức Học, a-lại-da
là thức
nền tảng, là “chủ nhân ông” của mọi thức khác.
Đường lối theo đó thức a-lại-da
thác sinh
vào các môi trường sống (3 cõi và 10 địa) cũng rất thâm diệu, ý
thức
không thể nào rõ thấu được.
Vì
thức a-lại-da là
hằng chuyển, cho nên theo phương pháp tu tập của giáo lí
Duy
Thức, hành giả có thể vừa không tiếp tục cho huân tập các chủng
tử ô
nhiễm (vô minh, tà dục) vào a-lại-da, vừa ngăn ngừa không cho
các chủng
tử ô nhiễm có sẵn trong a-lại-da tái hiện hành. Trong lúc đó,
hành giả
tiếp tục cho huân tập vào a-lại-da các chủng tử thanh tịnh
(thiện, trong
sáng, vươn tới từ bi, giác ngộ) và thường xuyên tạo điều kiện
thuận lợi
cho các chủng tử trong sạch có sẵn trong a-lại-da có dịp hiện
hành. Các
chủng tử ô nhiễm nếu không được nuôi dưỡng, bồi đắp thì dần dần
sẽ bị
yếu đi, bị lấn áp, thay đổi, đồng hóa và tiêu diệt bởi các chủng
tử
thiện. Bằng cách đó, a-lại-da sẽ không tiếp tục bị ô nhiễm mà
dần dần sẽ
được chuyển đổi sang trạng thái hoàn toàn thanh tịnh. Theo Duy
Thức Học,
khi hành giả tu tập và đạt đến địa thứ bảy (trong 10 địa)
của
Bồ-tát hạnh thì ý thức sẽ an trú được trong sự thông suốt về
tính
không của ngã và pháp, tà kiến vô thức về sự tồn tại của ngã
hoàn toàn bị tiêu diệt, và lúc đó thức mạt-na liền được tách
rời ra
khỏi a-lại-da; hay nói cách khác, a-lại-da bấy giờ được thoát
khỏi vòng
tay của mạt-na, không còn làm đối tượng chấp ngã cho thức này
nữa. Tuy
nhiên, phải đợi đến khi đạt được địa thứ tám thì ý thức
mới đủ khả năng tiêu diệt hoàn
toàn tà
kiến vô thức về sự tồn tại của pháp; theo đó, mọi vô
minh và
tà dục hoàn toàn tan biến, mọi chủng tử trở nên thuần túy thanh
tịnh, và
các thức đều chuyển thành tuệ giác giác ngộ: thức a-lại-da
chuyển
thành đại viên cảnh trí, thức mạt-na chuyển
thành
bình đẳng tánh trí, ý thức chuyển thành diệu
quan sát trí, và năm thức cảm giác chuyển thành
thành sở tác trí.(6)
Trong
tám thức như
vừa trình bày trên thì thức a-lại-da là thức nền tảng,
căn bản,
Duy Thức Học gọi nó là “căn bản thức”; bảy thức
còn lại:
mạt-na, ý, nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt và thân, đều được chuyển hiện,
sinh khởi
từ căn bản thức, cho nên chúng được gọi là “chuyển thức”.
Mặc dù có tám thức nhưng về tác dụng thì chúng có ba tác dụng
chính
yếu: - Tác dụng chứa đựng, gìn giữ hạt giống và chuyển biến,
phát
hiện thành hiện hành – tức là tác dụng DỊ THỤC, là vai trò của
thức
a-lại-da, cho nên thức này cũng được gọi là TÂM; - Tác
dụng suy
nghĩ, so đo, tính toán, chấp ngã – tức là tác dụng TƯ LƯƠNG, là
vai trò
của thức mạt-na, cho nên thức này cũng được gọi là Ý; -
Tác dụng
tri giác, phân biệt đối với trần cảnh – tức là tác dụng LIỄU
BIỆT CẢNH,
là vai trò của sáu thức trước, cho nên sáu thức này còn được gọi
là
THỨC. Sự phân chia có tám thức như trên chỉ là một phương
tiện để dễ
tìm hiểu những mặt khác nhau của thức; nó không phải là cố định
như thế.
Thực ra, tám thức ấy chỉ là tám tác dụng, tám hành trạng, hay
tám cách
biểu hiện của nhận thức, chứ không phải là “tám cái tâm” riêng
rẽ, biệt
lập. Tuy là có tám thức, nhưng mỗi thức đều liên hệ mật thiết
đến các
thức khác; tuy một mà là tám, tuy tám mà là một, cho nên
chúng
cũng có thể thu về một mối, đó là THỨC – tức là CĂN BẢN THỨC,
hay
A-LẠI-DA THỨC. Một cách tổng quát, chúng ta có thể nói: Thức có
ba tác
dụng: tác dụng thứ nhất là tàng (hay dị thục), tác dụng
thứ hai
là tư lương, và tác dụng thứ ba là liễu biệt cảnh.
Các
kinh luận không chuyên về “duy thức”, thường dùng những tên gọi
như TÂM,
Ý, THỨC, hay NGHIỆP THỨC để chỉ cho phần “tinh thần” –
khác với
phần “thân thể” – của chúng sinh.
CHÚ THÍCH
(1) Xin xem mục “Sáu Giác Quan,
Sáu Đối
Tượng của Giác Quan, và Sáu Thức” ở trước, và mục “Một Trăm
Pháp” ở sau.
(2) Xin xem lại mục “Ba Hình Thái
Nhận
Thức” ở trước.
(3) Xin xem lại mục “Ba Cảnh” ở
trước.
(4) Xin xem lại mục “Ba Tính” ở
trước.
(5) Xin xem mục “Một Trăm Pháp” ở
sau.
(6) Xin xem lại mục “Bốn Trí Tuệ”
ở
trước.
(7) Xin xem lại mục “Sáu Giác
Quan, Sáu
Đối Tượng của Giác Quan, và Sáu Thức” ở trước.
(8) Xin xem lại mục “Bốn Phiền
Não” ở
trước.
(9) Chỉ ở hai cõi Dục và Sắc thì
đối
tượng của a-lại-da mới gồm đủ danh và sắc, còn ở cõi Vô-sắc thì
chỉ có
danh mà thôi.
(10) Xin xem lại mục “Ba Cõi” ở
trước.
(11) Xin xem mục “Mười Địa” ở
sau.
TÁM TRAI GIỚI
(bát trai giới - bát giới trai -
bát quan
trai giới)
Chữ “trai” nghĩa là làm
cho tâm ý
được thanh tịnh; chữ “giới” nghĩa là ngăn ngừa không để
cho thân
khẩu ý gây điều lầm lỗi. Có cả thảy tám giới. Những giới
này giúp
cho hành giả đóng bớt được những cánh cửa giác quan để ngăn chận
các
phiền não, tội lỗi, đó là ý nghĩa của chữ “quan”. Tám
trai
giới là một phương tiện lập ra để giúp người cư sĩ tại gia
có cơ hội
sống 24 giờ đồng hồ (trọn một ngày đêm) trong chùa theo cuộc
sống li
dục, thanh tịnh, chánh niệm của người xuất gia. Trong 24 giờ đó,
Phật tử
phải ăn chay và giữ gìn tám giới sau đây:
1. Không giết hại.
2. Không trộm cắp.
3. Không dâm dục (khác với “không
tà
dâm” của Năm Giới).
4. Không nói dối.
5. Không uống rượu và dùng các
chất ma
túy.
6. Không dùng dầu thơm, son phấn.
7. Không nằm giường nệm sang quí.
8. Không ăn ngoài giờ ấn định.
(Muốn biết cách thực tập, xin xem
sách
Đạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hằng Ngày của Nhất Hạnh.)