Số 6
SÁU GIÁC QUAN, SÁU ĐỐI TƯỢNG của
GIÁC
QUAN,
và SÁU THỨC
(lục căn, lục trần, lục thức)
Bất cứ một hiện tượng nào trong
vũ trụ,
không phải tự nó sinh ra, mà phải nương vào những hiện tượng
khác, và
chỉ khi nào hội đủ các điều kiện cần thiết, thuận lợi, thì mới
phát sinh
được. Cái “BIẾT” của chúng ta cũng vậy, muốn được phát sinh cũng
phải có
điều kiện: đó là khi các giác quan tiếp xúc với đối tượng của
chúng.
Duy Thức Học gọi giác quan là “căn”,
đối tượng của giác quan là “trần” hay “cảnh”,
và cái biết là “thức”. Khi căn tiếp xúc với
trần
thì phát sinh ra thức. Căn là các hiện tượng sinh
lí;
trần là các hiện tượng vật lí; và thức là các hiện
tượng tâm
lí. Theo Duy Thức Học thì con người có cả thảy là tám thức(1),
nhưng vì chỉ có sáu
thức là có liên hệ mật thiết với các hiện tượng
sinh-vật-lí
(không có các hiện tượng này thì chúng không thể phát sinh và
tồn tại
được), nên ở đây chúng ta có các pháp số riêng nói về 6 thức
và
12 điều kiện cần thiết để phát sinh ra chúng, là 6 căn và
6
trần:
1. Mắt (nhãn căn) tiếp xúc
với
hình sắc (sắc trần), phát sinh ra cái biết ở mắt – tức là thấy
(nhãn thức).
2. Tai (nhĩ căn) tiếp xúc
với
âm thanh (thanh trần), phát sinh ra cái biết ở tai – tức là nghe
(nhĩ thức).
3. Mũi (tị căn) tiếp xúc
với
mùi hương (hương trần), phát sinh ra cái biết ở mũi – tức là
ngửi
(tị thức).
4. Lưỡi (thiệt căn) tiếp
xúc với
vị (vị trần), phát sinh ra cái biết ở lưỡi – tức là nếm
(thiệt
thức).
5. Thân thể (thân căn) xúc
chạm
với các vật thể (xúc trần), phát sinh ra cái biết ở thân
thể –
tức là cảm xúc (thân thức).
6. Ý (ý căn, hay thức
mạt-na)
tiếp xúc với ý tượng (pháp trần), phát sinh ra cái biết ở
ý – tức
là nhận biết (ý thức).
Duy Thức Học phân biệt có hai
phần của
một giác quan (căn): phần lộ ra ngoài, dễ trông thấy bằng
mắt
thường, gọi là giác quan thô phù (phù trần căn), và phần
ẩn kín
bên trong, khó trông thấy được bằng mắt thường, gọi là giác quan
vi tế
(thắng nghĩa căn, hoặc tịnh sắc căn). Như con mắt
(nhãn
căn) chẳng hạn, tất cả các bộ phận bên ngoài của con mắt, nhìn
là thấy
ngay, là giác quan thô phù; còn võng mô, thần kinh thị giác là
giác quan
vi tế. Vậy có thể nói, tất cả hệ thống thần kinh cảm giác và
trung tâm
tiếp nhận ấn tượng cảm giác ở trong não bộ đều là giác quan vi
tế, và đó
là phần chính yếu để phát sinh ra nhận thức. Lại nữa, trong sáu
căn thì
ý căn là giác quan đặc biệt nhất. Nó cũng gồm có hai
phần, nhưng
cả hai phần đều không thể trông thấy bằng mắt thường được. Phù
trần căn
của nó là phần vi tế ẩn trong não bộ, vẫn còn nằm trong lĩnh vực
sinh
lí, nhưng thắng nghĩa căn, phần chính yếu của nó thì hoàn toàn
thuộc
lĩnh vực tâm lí, không thể dùng bất cứ một dụng cụ khoa học nào
để thấy
được nó, đó là một tác dụng nhận thức: thức mạt-na(1).
Nói cách khác, thức mạt-na chính là căn cứ địa của ý thức. Trong
khi đó, đối tượng của ý căn là pháp trần cũng không phải
là những
hiện tượng vật chất cụ thể và giản dị như các “trần” khác, mà
rất phức
tạp và trừu tượng, bao gồm các đối tượng cảm giác, các ý
tượng, ảnh
tượng, và tư tưởng không ảnh tượng.
Khi nói: căn
tiếp xúc
với trần phát sinh ra thức, mới nghe thì có vẻ
giống
như chủ trương duy vật, nhưng sự thật không phải thế. Căn và
trần ở đây
mới chỉ là điều kiện phụ giúp (tăng thượng duyên) – một
trong bốn
điều kiện (tứ duyên)(2)
để hình thành một hiện tượng. Thức đã có hạt giống ở trong
tàng
thức, và đó mới là điều kiện chính (nhân duyên)
để phát
sinh ra thức.
Khi chỉ cần nói đến năm giác quan
và năm
đối tượng thì chúng ta có hai pháp số là năm căn
(gồm mắt,
tai, mũi, lưỡi và thân) và năm trần (gồm hình sắc,
âm
thanh, mùi, vị và xúc chạm).
Mặt khác, có khi chúng ta còn
thấy có một
pháp số gọi là “Sáu Tiếp Xúc” (lục nhập)(3),
dùng chỉ chung cho sáu căn và sáu trần. Sáu tiếp xúc bao hàm “sáu
tiếp xúc trong” (lục nội nhập – tức là sáu căn) và “sáu
tiếp xúc
ngoài” (lục ngoại nhập – tức là sáu trần). Vậy, danh số “lục
nhập” ở đây có một nghĩa đầy đủ là “lục nội nhập” và “lục
ngoại
nhập” tiếp xúc với nhau để phát sinh ra sáu thức. Nếu cộng “6
tiếp xúc
trong” với “6 tiếp xúc ngoài”, chúng ta có “Mười Hai Tiếp
Xúc”.
Rốt cuộc, “6 tiếp xúc” cũng tức là “12 tiếp xúc”, mà danh từ
Phật học
Hán Việt gọi là “thập nhị nhập”, hay “thập
nhị xứ”
(nghĩa là 12 khu vực). Nếu gộp chung cả 6 căn, 6 trần và 6 thức
thì
chúng ta sẽ có một pháp số liên hệ khác nữa là “Mười Tám Khu
Vực”
(thập bát giới).
CHÚ THÍCH
(1) Xin xem mục “Tám Thức” ở sau.
(2) Xin xem lại mục “Bốn Điều
Kiện” ở
trước.
(3) Trong bài tựa kinh An Ban Thủ
Ý, Tổ
sư Khương Tăng Hội (đầu thế kỉ thứ 3 Tây lịch, được xem là vị
Giáo Tổ
của Phật giáo Việt-nam) gọi “Sáu Tiếp Xúc" là “Sáu Tình” (lục
tình).
Muốn biết rõ về Tổ Sư Tăng Hội và vai trò của ngài đối với lịch
sử Phật
giáo Việt-nam, xin xem sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận - Quyển
I, của
giáo sư Nguyễn Lang, do Lá Bối (Paris) xuất bản.
SÁU NẺO
(lục đạo - lục thú)
“Đạo”
là đường đi nẻo về; “thú” là xu hướng, đi tới. Pháp số
này được
tất cả các kinh luận Phật giáo dùng để chỉ đích xác cho cái vòng
lẩn
quẩn của sinh tử luân hồi. Sáu nẻo luôn luôn là “sáu nẻo
luân hồi”,
tức là sáu thế giới, sáu môi trường sống của các loài chúng sinh
còn
phải nhận chịu những quả báo đau khổ, bị ràng buộc bởi phiền
não, bị che
phủ bởi vô minh, chưa được an vui, giác ngộ, giải thoát; gồm có:
1)
Trời, 2) Người, 3) A-tu-la, 4) Súc-sinh,
5)
Ngạ-quỉ, 6) Địa-ngục. Sáu nẻo này là 6 trong 10 thế
giới đã
đề cập trong mục “Một Niệm Ba Ngàn” ở trước. Nếu phân
chia theo
cách khác thì chúng ta có pháp số “Ba Cõi” (đã
trình bày ở trước) và “Chín
Cõi” (sẽ trình bày ở sau).
Nghiệp chính là động lực duy nhất đưa chúng sinh
đến, đi,
lui, tới (luân hồi) trong sáu nẻo này.
SÁU NGUYÊN TẮC
SỐNG CHUNG HÒA HỢP
(lục hòa)
Khi còn tại thế, đức Phật đã chế
ra sáu
nguyên tắc sống chung hòa hợp để áp dụng trong nếp sống tăng
đoàn.
Tuy vậy, vì sự lợi ích thiết thực và phổ cập của chúng, ngày
nay, sáu
nguyên tắc sống này không những được áp dụng cho chúng xuất gia
mà còn
cho cả chúng tại gia, để kiến tạo cho hàng Phật tử một đời sống
gia đình
và xã hội hạnh phúc nhất và tiến bộ nhất.
1. Người Phật tử cùng chia xẻ với
nhau
một mái nhà (nếu là một gia đình), hay một hoàn cảnh sinh hoạt
cộng đồng
(nếu là một đoàn thể, một tổ chức); chấp nhận một cách hoan hỉ
sự có mặt
của nhau. (Thân hòa đồng trụ.)
2. Người Phật tử cùng học tập và
giữ gìn
những giới luật cũng như những kỉ luật đã được chấp nhận như là
những
nguyên tắc hướng dẫn đời sống của cộng đồng. (Giới hòa đồng
tu.)
3. Người Phật tử chia xẻ và trao
đổi với
nhau những kiến thức và kinh nghiệm tu học mà mình có được.
Những kiến
thức và kinh nghiệm này sẽ bổ túc cho nhau những thiếu sót, sẽ
hàn gắn
và gây lại niềm tin tưởng cho nhau sau những thất bại, sẽ khai
mở cho
nhau những chân trời mới lạ trong quá trình tu học cũng như
phụng sự xã
hội. (Kiến hòa đồng giải.)
4. Tài sản công cộng là của chung
mọi
người, người Phật tử có quyền chia xẻ và sử dụng tùy theo
nhu yếu của mình, không bao giờ
lấn át
người khác, cũng không khởi tâm chiếm hữu làm của riêng. Mọi
người cùng
có trách nhiệm giữ gìn, bồi đắp những tài sản chung đó. (Lợi
hòa đồng
quân.)
5. Người Phật tử giữ gìn lời nói
thật từ
tốn, không cãi cọ, tranh chấp và giận hờn với những người khác;
nói lời
nhã nhặn, xây dựng và bồi đắp, không gây chia rẽ, không làm tan
rã đoàn
thể. (Khẩu hòa vô tránh.)
6. Người Phật tử luôn luôn cởi
mở, bỏ
tính cố chấp, biết lắng nghe và dung hòa những ý kiến khác biệt
nhau để
chấp nhận nhau và sống an vui với nhau trong tình thương và hiểu
biết.
(Ý hòa đồng duyệt.)
SÁU PHÁP MÔN MẦU NHIỆM
(lục diệu môn - lục diệu pháp
môn)
Thiền tập là bước khởi hành quan
trọng
của nếp sống tỉnh thức. Có sáu pháp môn mà nếu thực tập
đúng mức
thì sẽ rất hữu hiệu cho công phu thiền tập. Sáu pháp môn này sở
dĩ được
gọi là mầu nhiệm vì chúng thực sự là những cánh cửa đưa hành giả
đến
thành quả giác ngộ.
1. Phép đếm hơi thở (sổ tức
môn).
Giai đoạn đầu tiên và sơ đẳng của
công
phu thiền tập là đếm hơi thở. Mục đích của việc đếm hơi thở là
để chận
đứng loạn tưởng. Hành giả có thể thực tập theo những
điều chỉ
dẫn trong sách Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức của thiền sư Nhất Hạnh
(nhất là
những điều mang số 3a, 3b và 3c, mục “Ba Mươi Mốt Bài Thực
Tập”).
2. Phép theo dõi hơi thở (tùy
tức
môn).
Sau khi tâm ý đã được “cột”
lại
bằng cách đếm hơi thở, hành giả hãy bỏ phép đếm hơi thở đi mà
thực tập
phương pháp tiếp theo là theo dõi hơi thở. Phương pháp
này có khả
năng làm tăng thêm sự định tâm; đồng thời nó cũng có công dụng
dưỡng
thần(1),
và làm phát sinh niềm hỉ lạc. Để thực tập, hành giả có
thể áp
dụng các điều hướng dẫn mang số 3e và 3g (mục “Ba Mươi Mốt Bài
Thực
Tập”) và phần đầu của kinh Quán Niệm trong sách Phép Lạ Của Sự
Tỉnh
Thức.
3. Phép dừng lại (chỉ môn).
Tâm ý của hành giả bây giờ đã
được tĩnh
lặng. Hãy tiếp tục nắm giữ hơi thở điều hòa, nhưng bỏ sự theo
dõi hơi
thở đi, để bước vào pháp môn thứ ba là làm cho sự quên lãng, sự
mê muội
của tâm ý dừng lại. Mục đích của hành giả khi thực
tập
pháp môn này là để có được chánh niệm. Quên lãng, mê
muội, loạn
tưởng là những tình trạng “thất niệm” (nghĩa là mất chánh
niệm).
Vậy, làm cho tâm ý dừng lại không có nghĩa là cắt đứt tâm ý hay
nhốt tâm
ý lại, mà là chuyển tâm ý từ thất niệm thành chánh niệm.
Cách
thực tập tốt nhất cho pháp môn này là cách “nhận diện”.
Nhận diện
là nhận biết rõ ràng về mọi tư thế (đi, đứng, nằm, ngồi) và mọi
hành
động (nghĩ gì, nói gì, làm gì) của thân thể mình. (Xin
xem
hướng dẫn thực tập trong sách Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức.)
4. Phép nhìn để thấy rõ (quán
môn).Thiền
tập không phải là ngồi yên lặng để suy nghĩ về một vấn đề. Thiền
tập là
để đạt được tuệ giác, và tuệ giác chỉ bừng sáng nhờ công phu quán
chiếu (nghĩa là nhìn sâu để thấy rõ) chứ không phải nhờ
suy
nghĩ. Thiền sư Nhất Hạnh nói: “Mục đích của thiền quán là để
thấy
được mặt mũi của thực tại, thực tại này là tâm và đối tượng nhận
thức
của tâm.” (Trái Tim Mặt Trời, Lá Bối xuất bản.)
Vậy, trong thiền tập, công trình quán chiếu (quán môn)
bao
giờ cũng phải đi song song với công trình nhận diện (chỉ
môn).
Về giáo lí hướng dẫn cho chỉ môn và quán môn này, xin
xem sách
Trái Tim Mặt Trời (quan trọng nhất là các tiết mục “Niệm, Định
và Huệ”,
“Bung Một Nồi Ngô”, “Khán Một Thoại Đầu”, “Chánh Niệm Vừa Là
Nhân Vừa Là
Quả”, và “Suy Tư Về Cái Không Thể Suy Tư” của Chương Một). Về
thực tập,
xin y cứ theo sách Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức (phần thực tập) và
các kinh
Quán Niệm, An Ban Thủ Ý, Bách Thiên Tụng Bát Nhã.
5. Phép trở về (hoàn môn).“Chỉ”
và “quán” phải được coi là hai pháp môn trung tâm của
công phu
thiền tập; đó chính là động lực mạnh mẽ nung nấu cho tuệ giác
bừng sáng.
Nhưng nếu cứ mải mê quán chiếu rồi để cho tâm ý đi sai lạc vào
nẻo kiến
chấp, phân biệt (thấy có tâm và vật, có chủ thể
quán chiếu và đối tượng quán chiếu) thì tuệ giác lại
không thể
nào bừng sáng được. Cho nên hành giả phải thực tập pháp
môn “trở
về” để đập vỡ những thành kiến, cố chấp (tức là phá
trừ ngã
chấp). “Trở về” tức là trở về với thực tại chân lí,
trở về để
nhìn thấy bản tính của mình, bằng cách thắp sáng hiện hữu, ý
thức rõ
ràng về hiện sinh của vạn hữu, thấy rõ vạn hữu trong liên hệ mật
thiết
với tự tính. Nói cách khác, trở về với thực tại chân lí là thấy
thực tại
bằng trực giác kinh nghiệm của con mắt giác ngộ chứ không phải
bằng tri
giác phân biệt, suy tư, hay khái niệm.
6. Phép trong sạch (tịnh môn).Pháp
môn “trở về” đã giúp hành giả phá vỡ mọi khái niệm, mọi
vọng
tưởng phân biệt để thấy rõ được mặt mũi chân thật của thực tại
mầu
nhiệm; nhưng nếu hành giả còn thấy rằng chính mình
đã
chứng đắc tư cách ấy thì tâm ý của hành giả vẫn còn vướng mắc,
còn có
chỗ “trụ”, còn có ý niệm “thọ”, và như thế tức là
tâm ý
vẫn còn bị ô nhiễm. Vậy đến đây, hành giả cần trong sạch hóa tâm
ý đến
tận cùng bằng cách gột rửa hoàn toàn ý niệm về “trụ”, về “đắc”,
về “chứng ngộ” v.v...; nghĩa là hành giả phải ở trong
trạng thái
được diễn tả như trong kinh Kim Cương là “vô sở trụ”,
hay
trong kinh Bát Nhã là “vô sở đắc”, hoặc như trong
kinh
Bốn Mươi Hai Chương là “vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng”.
Đó là trạng thái giác ngộ và giải thoát toàn vẹn. Ở trạng thái
này, hành
giả là người hoàn toàn tự do, tự chủ, bình thản, an lạc, không
còn bị
bất cứ một vọng tưởng nào đánh lừa, hoặc một khái niệm nào che
khuất; do
đó, với trí phương tiện của bậc giác ngộ, hành giả có thể tới
lui tự tại
trong biển sinh tử để hành đạo mà không cần phải trốn tránh hay
sợ hãi
gì nữa.
Nếu coi hai pháp môn “sổ tức”
và
“tùy tức” là giai đoạn khởi đầu, hai pháp
môn
“chỉ” và “quán” là giai đoạn trung tâm,
thì hai
pháp môn “hoàn” và “tịnh” chính là giai đoạn hoàn
tất của công phu thiền tập. Nhưng đó cũng chỉ là cái
nhìn
phương tiện mà thôi. Thực ra, cũng như những pháp số khác, đối
với pháp
số này, hành giả cũng phải có một cái nhìn toàn bộ để thấy rõ
mối liên
hệ chặt chẽ giữa sáu pháp môn với nhau. Một pháp môn có mặt
trong tất cả
sáu pháp môn, và ngược lại, cả sáu pháp môn đồng thời có mặt
trong một
pháp môn. Trong lúc thiền tập cũng vậy, nếu thiếu một pháp môn
nào trong
sáu pháp môn này thì công phu tu tập sẽ trở thành dở dang, không
đem lại
kết quả trọn vẹn.
CHÚ THÍCH
(1)
Xin xem Giới Tiếp Hiện Chú Giải (Giới thứ mười bốn) để hiểu thêm
về
“thần”.
SÁU PHÉP QUA BỜ
(lục độ - lục ba la mật)
Người Trung-hoa phiên âm tiếng
Phạn
“pàramità” thành “ba-la-mật-đa”, hay gọn hơn là
“ba-la-mật”, và dịch nghĩa là “đáo bỉ ngạn”, hay “độ”.
Nghĩa tiếng Việt của “đáo bỉ ngạn” là đến bờ bên kia, và
“độ” là
qua, vượt qua, đưa qua. Đạo Phật thường ví vô minh, mê
muội như
là dòng sông (sông mê), và sinh tử luân hồi như là biển cả (biển
sinh
tử). Vậy, “qua bờ” là vượt qua sông mê để đến được bờ
giác ngộ,
vượt qua biển sinh tử để đến được bến giải thoát. Sáu phép
qua bờ
là sáu hạnh tu tập lớn lao của người phát tâm Bồ-tát. Nhờ thực
hành sáu
đại hạnh này mà Bồ-tát có thể tự mình đến (tự độ) và đưa
bao
nhiêu người khác cùng đến (độ tha) bờ giác ngộ.
1. Bố thí.“Bố thí”
là san
sẻ, giúp đỡ người khác bằng những gì mình có. Hành giả có thể bố
thí
bằng những phương tiện vật chất như tiền của, cơm áo, thuốc men
v.v...
Hành giả có thể bố thí bằng sự dạy dỗ, giảng thuyết giáo pháp
nhằm nâng
cao trình độ hiểu biết, khai mở trí tuệ, làm cho người ta thấy
được điều
hay lẽ thật và quay về nếp sống cao thượng. Hành giả có thể bố
thí bằng
những lời khuyên giải, trấn an, khuyến khích, hoặc bằng các hành
động
dũng cảm, tin cậy để đưa người ra khỏi những tình trạng bế tắc,
nghi
nan, bối rối, khủng hoảng, lo âu, sợ hãi. Hóa giải được những
hận thù
giữa hai người, hai nhóm, hai chủng tộc, hai quốc gia v.v... để
đưa họ
trở về sống trong hòa bình, thương yêu và tin cậy là một hành
động bố
thí thật lớn lao và có ý nghĩa của hành giả. Tóm lại, trong tất
cả mọi
trường hợp, hành giả biết đem khả năng, thì giờ và tâm lực để
phục vụ
giúp đời, đều là những hành động bố thí chính đáng của người
thực hiện
hạnh Bồ-tát.
2. Trì giới.“Trì giới”
là
giữ gìn giới hạnh để ngăn ngừa tội lỗi, tạo cho mình cái phong
cách đoan
trang, hành vi chính đáng. Giới có khả năng giúp cho hành giả
thường
xuyên sống trong chánh niệm, tăng trưởng định lực và phát huy
trí tuệ.
(Xin xem lại mục “Ba Môn Học Giải Thoát” ở trước.)
3. Nhẫn nhục.“Nhẫn
nhục” là
nhịn nhục, chịu đựng. Tục ngữ Việt-nam có câu: “Một câu nhịn
chín câu lành.” Chữ “nhịn” ấy là nói lên đức tính
nhẫn nhục
của con người đức độ. Với đức tính này, hành giả có thể chịu
đựng được
mọi nghịch cảnh bất cứ từ đâu tới. Nhưng đừng hiểu lầm rằng,
muỗi đốt
thì cứ để yên cho muỗi đốt, không chống cự, thì gọi là chịu
đựng! Trường
hợp này, đức Phật có dạy bằng một câu chuyện ngụ ngôn như sau: Có
một
người ngu si, trông thấy đầu một vị sư không có tóc thì cho rằng
đó là
cái mõ, bèn lấy gậy đánh như đánh mõ. Trong lúc đó thì vị sư lại
nghĩ
rằng, đã là kẻ tu hành thì phải nhẫn nhục, rồi cứ đứng yên chịu
đánh,
cho đến khi bể đầu! Đó không phải là vị sư tu hạnh nhẫn
nhục. Người
đánh kia đã ngu si mà vị sư ấy cũng không sáng suốt hơn gì!
Ý nghĩa của hạnh nhẫn nhục là khi
gặp các
nghịch cảnh như vậy thì hành giả không sinh tâm giận dữ, oán
hận, than
trách kẻ nghịch, nhưng cũng không âm thầm chịu đựng một cách khờ
dại,
thụ động, mà phải tìm cách hóa giải để hoán cải kẻ nghịch bằng
tất cả
tình thương, sự hiểu biết và lòng cởi mở của mình. Vì có tình
thương và
trí tuệ soi sáng, hành giả có thể chịu đựng được cảnh bất công,
đàn áp,
không kêu than, không thù hận, nhưng cũng phải vì mình và vì
người, tìm
mọi cách thay đổi tình trạng bất công, đàn áp ấy, để cho mọi
người cùng
có được đời sống công bằng, hạnh phúc. Mặt khác, người tu hạnh
nhẫn nhục
không những chỉ chịu đựng được nghịch cảnh mà còn chịu đựng được
cả
những sức tấn công của ái dục, giàu sang, danh lợi và địa vị,
bởi vì
thực chất của những thứ này vẫn chỉ là những nọc độc làm hại huệ
mạng
của hành giả. Không những thế, khi đạt được những thành quả tốt
đẹp
trong các công tác Phật sự, ngay cả khi chứng đắc những pháp môn
đang tu
tập, mà hành giả vẫn an nhiên, không kiêu căng, không tự mãn,
không thấy
mình có chứng đắc, đó là hành giả đang thực hành hạnh nhẫn nhục ở
mức độ
cao tột. Tóm lại, người có đức nhẫn nhục là người luôn luôn có
thái độ
hòa nhã, an nhiên, tự tại trong mọi trường hợp, nghịch cảnh cũng
như
thuận cảnh, thất bại cũng như thành công, chưa chứng đắc cũng
như đã
chứng đắc.
4. Tinh tấn.
Sống giữa hoàn cảnh xấu xa mà
không bị ô
nhiễm, gọi là “tinh”; tâm niệm lúc nào cũng hướng về các
việc
chân chính, gọi là “tấn”. Vậy chữ “tinh tấn” nói
lên cái ý
chí kiên trì, dũng mãnh của hành giả luôn luôn thăng tiến trong
sự
nghiệp giác ngộ, như đã được trình bày trong mục “Bốn Sự Cần
Mẫn”
ở trước.
5. Thiền định.
“Thiền định” là trạng thái tĩnh
lặng của
tâm ý, khi mọi loạn tưởng, vọng động đã hoàn toàn lắng đọng.
(Xin xem lại mục “Ba Môn Học Giải Thoát” ở trước.)
6. Trí tuệ.
“Trí tuệ”
là tuệ giác sáng tỏ sau khi đã diệt trừ mọi phiền não, kiến
chấp, vô
minh. (Xin xem lại mục “Ba Môn Học Giải Thoát” ở
trước.)
Kinh Di Giáo dạy: “Trí tuệ chân thật là chiếc thuyền
chắc chắn
có thể chở ta qua khỏi biển già, biển bệnh, biển chết; là ngọn
đèn rất
sáng tỏ có thể soi sáng tận cùng chỗ tối tăm u ám; là thang
thuốc mầu
nhiệm chữa lành mọi chứng bệnh; và là cây búa lớn chặt đứt cả vô
minh.”
Đối với sáu phép qua bờ này,
trong
khi quán chiếu cũng như thực hành, người tu học phải thấy được
mối liên
quan mật thiết của chúng. Chúng theo nhau như bóng với hình.
Chúng bổ
túc cho nhau và đồng thời làm nền tảng cho nhau. Trong bố thí
đồng thời cũng có mặt của trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn,
thiền định
và trí tuệ; và trong nhẫn nhục, trí tuệ v.v... cũng
vậy. Cứ
thiếu đi một pháp môn thì năm pháp môn kia sẽ trở nên yếu ớt,
què quặt.
Sáu phép qua bờ là cả một toàn bộ đại hạnh của Bồ-tát.
SÁU TÍNH CHẤT CỦA HẠT GIỐNG
(chủng tử lục nghĩa)
Hạt giống
(chủng tử) là nguồn năng lượng phát hiện ra mọi hiện
tượng. Tất
cả mọi hạt giống đều được chứa đựng trong tàng thức (sẽ
được đề cập tới trong mục “Tám Thức” ở sau).
Hạt giống có sáu tính chất:
1. Biến chuyển từng sát na
(sát na
diệt). Vì tính chất của tàng thức là luôn luôn chuyển
biến và
hoạt động liên tục không gián đoạn, cho nên tất cả mọi hạt
giống
chứa đựng trong nó cũng luôn luôn chuyển biến, sinh diệt từng
sát na,
liên tục không gián đoạn.
2. Quả sinh ra cùng lần với
nhân (quả
câu hữu). Trong hạt giống (nhân) đã sẵn ẩn tàng có quả.
Vì vậy, hễ có nhân là đồng thời có quả. Khi mắt thấy sắc
thì tức
khắc có cái “biết” của mắt. Cái biết của mắt chính là hạt
giống (nhân) chứa trong tàng thức mà cũng
chính là cái
biết được sinh ra (quả) khi mắt tiếp xúc với sắc.
3. Liên tục chuyển biến theo
thức
(hằng tùy chuyển). Khi thức phát khởi và biến chuyển
thì
hạt giống cũng biến chuyển theo thức, liên tục không gián
đoạn.
4. Duy trì được tính chất của
nó (tánh
quyết định). Nếu nó là hạt giống lành thì nó luôn
luôn giữ
được tính chất lành của nó. Nếu nó là hạt giống giận thì
nó luôn
luôn giữ được tính chất giận của nó.
5. Đợi có đầy đủ các điều kiện
cần
thiết mới phát hiện (đãi chúng duyên). Phải có tai
tiếp xúc
với âm thanh thì hạt giống “nhĩ thức” mới phát
hiện.
6. Hạt giống đem lại kết quả
của chính
nó (dẫn tự quả). Hạt giống nào thì phát khởi hiện hành của
hạt giống
ấy. Hạt giống lúa thì đem lại kết quả là cây lúa.