Nhân vật
Các Bậc Đạo Sư Của Đại Thủ Ấn (Phần Một)
Nguyên tác : KEITH DOWMAN Minh họa : Hugh B.Downs Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng
Đã cập nhật: 0 phút
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Các Bậc Đạo Sư Của Đại Thủ Ấn (Phần Một)
Mục lục
Xem toàn bộ

PHẦN GIỚI THIỆU

Sức phát triển của bộ môn Tantra tại  Ấn Ðộ thiên về tâm lực xãy ra đồng thời với mối đe doạ huỷ diệt ngày một lớn ở biên giới Tây Bắc Ấn Ðộ.Ngay từ đầu thế kỹ thứ Tám, khi thế lực hùng mạnh của người Ả Rập trãi dài từ Morocco đến xứ Sindh (Pakistan), thì tại Ấn, phần lớn những người kế vị đế quốc Vinh Quang Gupta lại bận rộn với cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, và nền văn hoá Ấn Ðộ bắt đầu đi vào thời kỳ ruổng nát.

Cơ chế tôn giáo cũ mất dần hiệu lực kiểm soát, nên xã hội phải nương vào các luật lệ rất khắc khe về đẳng cấp.Do đó, nghi lễ và nền triết học kinh viện thống lãnh đời sống xã hội.Không có một sức mạnh xã hội đoàn kết thống nhất để đối phó với sự đe doạ của các đạo quân Hồi Giáo cuồng tín đi đến đâu cướp phá tàn sát đến đó.Trong khi quân Hồi tiến hành cuộc chiến tranh huỷ diệt Phật Giáo ở Trung Á thì môn Tantra gia tăng ảnh hưởng, đặc biệt là ở Oddiyana thuộc khu vực ranh giới Ðông Bắc Ấn Ðộ.Tại đây triều đại Phật Giáo Pala đang thời cực thịnh.

Phải chăng do ngẫu nhiên mà trong thời kỳ chớm hoang tàn.người Ấn đã nương tựa vào môn Tantra – một bộ môn vật lý siêu hình với giáo thuyết bất nhị tuyệt đối và giãi thoát cùng với hình ảnh các vị thần dữ tợn ăn thịt, uống máu.

Phải chăng vì vô tình mà qua nhiều thế kỹ Phương Tây chối bỏ Tantra, nay quay lại thừa nhận giá trị siêu việt của nó, đem lòng tín mộ và đồng thời lo ngại sự thất truyền của bộ môn Tantra này.

Gần bốn thế kỹ trôi qua, kể từ giữa năm 711 trước Công Nguyên khi xứ Sindh bị xâm lược cho đến thế kỹ 12, giáo pháp của Ðức Phật Thích Ca Mưu Ni bị quân xâm lược Thổ huỷ báng, mạo phạm.Nhưng cũng chính trong giai đoạn từ thế kỹ thứ 8 đến thế kỹ 12 lại là thời kỳ chói lọi nhất của nền văn minh thuần tuý Hindu.Suốt thời kỳ này, quốc gia Tây Tạng đã kịp thời nắm bắt tinh tuý của Tantra Phật Giáo và các kinh điển mật tông chính yếu  đều được dịch sang Tạng ngữ nhờ vậy tránh được sự thất truyền vì các đại tu viện và thư viện của Ấn bị quân thù đốt phá.Khi thủ phủ Java trở thành thuộc địa thì đồng thời một đại tu viện được xây dựng ở Borobohur.Mặc dù những thành quả nghệ thuật ở quê nhà bị quân Hồi giáo huỷ diệt, các kinh điển mật giáo của Ðế Quốc Pala(gồm Bengal, Bihar, Orissa và Assam ) vẫn được bảo tồn.Các di tích đền đài tu viện do các hoàng đế triều đại Pala xây dựng đã chứng minh thiên tài nghệ thuật của Mật Giáo.Nền nghệ thuật chịu ảnh hưởng đậm đà của Tantra đã miêu tả các đặc điểm của nền văn minh Ấn Ðộ thuộc thời kỳ này.

Những con người biểu trưng cho đặc tính, mục đích và lý tưởng của một nền văn hoá.Họ là động cơ, là lực lượng điều hướng những năng lực đầy sáng tạo để làm chuyển biến cả một dân tộc và thay đổi nền móng xã hội Ấn, làm mẫu mực, và là những ngôi sao sáng trong bầu trời Huyền Thuật của bộ môn Tantra.Những con người ấy được tôn vinh là Ðạo Sư (Siddha).

Tám mươi tư vị đạo sư này là những vị tiêu biểu đại diện cho hàng ngàn vị khác thông suốt về môn huyền thuật.Ðiều đáng lưu tâm là các đạo sư này xuất thân từ nhiều giai cấp tầng lớp xã hội khác nhau.Họ có thể xuất thân từ vua chúa, quan lại, thầy tế lễ, các nhà du-già, thi sĩ, nhạc sĩ, thợ thủ công, nông dân hoặc một phụ nữ nội trợ, thậm chí có thể là một gái lầu xanh.

Tám mươi tư vị đạo sư mà cuộc đời và các phương pháp tu tập của quí ngài được mô tả trong các truyền thuyết thuộc tác phẩm này là những đạo sư  tu Mật Tông Phật Giáo, hoàn toàn khác hẳn với các môn huyền thuật (tantra) của Thần Siva và giáo phái thờ Ðại Mẫu.

Trong84 vị ấy, lừng danh nhất là các đạo sư Tilopa, Naropa, Saraha, Luipa, Ghan

-tapa, Dombipa...Họ là những bậc chứng ngộ, những nhà du-giàkhất thực sống lẫn lộn và hoà nhập vào tầng lớp bình dân nghèo khổ ở tận cùng đáy xã hội.Các đạo sư này giáo hoá quần chúng bằng chính hành vi, thái độ, cung cách của các ngài và sử dụng các phương pháp gây chấn động tâm linh hơn là thuyết giảng suôn về giáo lý.Một số trong các vị ấy là những người chủ trương bài trừ mê tín, đập đổ thánh tượng, và không chịu ép mình vào khuôn khổ của giáo hội.Họ đánh đổ các hủ tục và tập quán xấu đã có từ lâu đời để tạo một luồng sinh khí mới và sống động cho xã hội.Chế độ đẳng cấp và các nghi thức thuần tuý tôn giáo theo chủ nghĩa kinh viện tự động huỷ diệt khi các đạo sư này thể hiện giáo pháp bằng lối sống phóng khoáng đầy giãi thoát.Vì vậy các ngài không viện dẫn thứ ngôn ngữ kinh viện để giáo hoá mà bằng những ngôn từ giản dị bình dân, những thổ ngữ để viết lên những bài đạo ca trác tuyệt có nội dung đánh đổ những tư tưởng sai lệch, những xấu xa của xã hội, cũng như những tà kiến về tín ngưỡng.Các ngài giáo hoá những gì có liên quan đến thực tại nhiều hơn là những ý niệm siêu hình.Các ngài giáo hoá lý tưởng của cuộc sống chứ không phải cách ép xác, khổ hạnh hay ly gia cắt ái.Không một nguyên tắc chính thức nào và cũng không có một sự đồng nhất nào về hình tướng, về cung cách giáo huấn.Ðấy chính là đặc điểm của các đấng đạo sư này.

Dưới sự bảo trợ của các Hoàng Ðế Pala vùng Ðông Ấn, nơi mà đại đa số  các đạo sư sinh sống, một cuộc cách mạng đã manh nha hình thành.Nhiều đại tu viện được xây dựng hoặc  được trùng tu trở lại hay mở rộng.Tuy nhiên thái độ chỉ trích công khai của các ngài về hình thức lễ nghi rỗng tuếch của tôn giáo, chủ nghĩa kinh viện, sự bịp bợm và thói đạo đức giả cũng như những phê phán về chế độ đẳng cấp của thời ấy có phần nhẹ nhàng hơn so với thời kỳ của ngài Naropa ở thế kỷ thứ 11.

Mật Tông được phổ biến rộng rãi trong xã hội nhờ một số các đạo sư thuộc các thế hệ sau nắm giữ  quyền hành thế tục;họ tạo ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống nhân dân và có những hoạt động gắn liền với những biến cố lịch sử ở nhiều mức độ khác nhau.Ngoài ra tính chất uyển chuyển linh động của Mật Giáo cho phép các đạo sư khai ngộ và truyền tâm ấn cho môn đồ mà người này vẫn giữ được địa vị thế tục cũng như tài sản và các thú vui ngũ dục, như trường hợp của đạo sư Lilapa chẳng hạn.Nguyên tắc rộng rãi bao dung này chính là yếu tố cơ bản có sức hút và tính thuyết phục mạnh mẽ của bộ môn Tantra Phật Giáo.Bởi một lý do dễ hiểu là tại Ấn Ðộ trãi qua hàng chục thế kỹ, chủ nghĩa khoái lạc được xem như một phương thức để giãi phóng tinh thần.

Tính chất vô tổ chức cùng thái độ khai trừ các nghi thức tôn giáo đã chiếm ưu thế trong Bí Mật Pháp, Tuy nhiên, Mật Giáo vẫn giữ được sự chân truyền cho đến ngày nay.Vốn là một pháp môn bí mật nên trãi qua nhiều trăm năm Tantra mới xuất hiện ra ngoài.Lai lịch của nó cũng chỉ là những phỏng đoán nhờ dựa vào niên kỷ của các pháp sư mật giáo.Ban đầu Tantra được nguỵ trang dưới hình thức cầu đảo của các bộ tộc thờ Ðại Mẫu, sau đó lan dần xuống các đẳng cấp thấp hơn trong xã hội Hindu.

Một bản sao lục về pháp thuật với nhiều mục đích khác nhau như chữa bệnh, trừ tà trở thành một bộ phận của các  giáo phái bí mật.Qua nhiều thế kỹ, khi các bản sao lục được Phạn-hoá và thường là do nguỵ tạo hơn chính bản gốc, các giáo phái bí mật lần lượt thủ tiêu các vị thần của Bà La Môn Giáo cùng các nghi thức và các nguyên tắc của Mật Chú.Cho nên càng về sau.triết học của Aùo Nghĩa Thư , các kinh điển của khoa Du Già cũng như các giáo pháp của Ðại Thừa Phật Giáo cũng rơi vào một số phận tương tự.Tuy nhiên có một sự  chuyển hoá quan trọng là cơ cấu nghi thức Mật Giáo trở thành một hệ thống siêu hình với mục đích giãi phóng con người ra khỏi khổ đau.Và Kapalika, một giáo phái tương tự như dòng Tantra của Saiva, do nhiều tu sĩ Phật Giáo hình thành.Ðây là dòng mật tông đầu tiên.Những mãi đến thế thế kỹ thứ  4 hoặc  thứ 5, do nhu cầu truyền thừa để giữ vững mối đạo, các kinh điển mật giáo mới được chép lại trên lá cọ, chứ trước kia chỉ truyền khẩu.

Bộ kinh Manjusri Mulakalpa bao gồm các tư tưởng Ðại Thừa lẫn Kim Cang Mạn Ðà La của Ngũ Phật Thiền Ðịnh, nhưng Guhyasamaja Tantra lại được coi là tác phẩm đầu tiên trong số các Tantra gốc mô tả khoa Du-già, gồm các mạn-đà-la, mật chú  và các nghi thức để triệu thỉnh một vị thần đặc biệt nào đó cùng với quyến thuộc của ngài.Ðây chính là trường hợp của Guhyasamaja.Có lẽ môn Tantra này được biên soạn vào thế kỹ thứ 6 hoặc thứ 7, những mãi đến thế kỹ thứ 8, ngài Indrabhuti mới phát lộ ra ngoài.Thế kỹ thứ 8 và thứ  9 đã chứng kiến một sự  khải huyền (revelation) của các môn Tổng Trì (Major Tantras), đặc biệt là Thai Tạng Thừa của Phật Giáo pha lẫn một số yếu tố của giáo phái thờ Ðại Mẫu ( Sakta).

Khi kinh văn Tantra được viết ra thì không còn giữ bí mật được nữa.Có lẽ có nhiều lý do để giữ bí mật, nhưng lý do quan trọng nhất là tránh sự thù địch đối với đạo Bà-la-môn, vốn là một tôn giáo lớn vào bậc nhất của thời ấy.Một trong những khía cạnh có tính thu hút của Tantra Phật Giáo là việc truyền trao rộng rãi pháp tu cho mọi tầng lớp quần chúng, cả nam lẫn nữ, khác với sự độc quyền truyền thừa cho một giai cấp được ưu đải trong xã hội.Hơn nữa, phép tu có phần phóng khoáng do không chịu ảnh hưởng của Tantra Sakta (Ðại Mẫu) nên cho phép rượu thịt và tính giao giữa tầng lớp quý tộc và giai cấp hạ tiện.Ðây là những điều cấm kỵ đối với Bà-la-môn giáo.

Một trong những thành công lớn nhất của các nhà sư Phật Giáo là biến môn Tantra thành một cái gì đó mà xã hội đương thời có thể chấp nhận được, Và mặc dù các hình thức Tantra Phật Giáo được phổ biến vào thời ấy có phần thoả hiệp với tôn giáo lớn (Bà-la-môn) nhưng về học thuyết cơ bản vẫn có sự đối địch đến ngày nay.Chính nhờ sự thoả hiệp ấy mà Phật Giáo đã thu hút được những tâm hồn vĩ đại, những học giả đạo sĩ thông thái và uyên bác có khả năng trước tác những bộ đại luận về Tantra, cũng như  chú giải rành mạch những điểm tối nghĩa của Tantra bằng chính giáo pháp và các nguyên lý của Ðại Thừa Phật Giáo.Các ngài còn lượt bỏ những dấu vết thô thiển của pháp môn này để tạo thành một dấu ấn lớn.

Trước khi mô tả các pháp du già và kỹ thuật tu luyện của những pháp sư đa diện này, có lẽ cần định nghĩa một số từ  Sanskrit mà ở đây chúng tôi sẽ giữ nguyên không dịch vì không có thuật ngữ tương đương.

Trước hết là Siddha.Về mặt ngôn ngữ, Siddha là người tu pháp môn mật tông hay Tantra và đã thành tựu đạo quả nên được gọi là “Thành Tựu Giả”.Sự thành tựu này gọi là Siddhi.Từ  Siddhi có hai nghĩa : một là pháp thuật, hai là Phật Trí.Do vậy Siddha thông thường có thể dịch là Thánh Tăng, Pháp Sư, Ðạo Sư hay Kim Cang Sư.Nhưng những từ này không đủ sức diễn tả mật hạnh của các ngài.Ðối với một người bình thường chưa được khai tâm thì siddha trước hết ám chỉ một con người có các phép thần thông quảng đại.Nếu một hành giả Du-Già có thể đi xuyên tường, bay trên không trung, chữa lành các bệnh tật, biến rượu thành nước, đọc được ý nghĩ của người khác ...Vị ấy được phong tặng danh hiệu Siddha.Nhưng cũng vị sư Du Già ấy có tia nhìn lấp lánh vẻ điên dại trong đôi mắt, bùn đất trét đầy thân thể, hát những lời ngô nghê khiến người nghe phải rơi lệ, sự xuất hiện bất ngờ của vị ấy khiến cho một đám đông đang ẩu đả phải chấm dứt ngay lập tức;vị ấy có thể khiến cho một phụ nữ hiền thục đoan trang từ bỏ mái ấm gia đình, bình bát là chiếc sọ người, chuyện trò với loài chim chóc, ngủ với người hủi, quở mắng những kẻ mị dân và những người có hành vi trái với luân thường đạo lý, giữa búi tóc bện dài hàng thước có đính một viên kim cương – biểu tượng cho sự kiên cố và tánh bất hoại – Vị ấy chính là Mahasiddha

Cho nên nếu chỉ căn cứ vào hình tướng bên ngoài của các vị này, phàm phu không thể nhận biết được mục đích của họ qua những hành động cử chỉ dị thường.Các siddhas tức các Kim Cương Sư Mật Tông có thể xuất hiện trong nhiều hình tướng hoặc ở những địa vị xã hội khác nhau;có thể đó là một kẻ bán rong, một vị quan, một ông hoàng, tu sĩ, đày tớ, nô lệ, hay một kẻ có cuộc sống lang thang đây đó, thậm chí có thể là một gái lầu xanh.

Saddhana có thể được dịch là “tu pháp”.Ðó là hành động hợp nhất giữa Thân, Khẩu và ý bởi Bồ Tát nguyện.Saddhana còn là giới luật tu tập của một hành giả Du Già được thầy truyền trao.Saddhana còn là nghi thức thiền định của một tu sĩ đã được truyền giới.Như vậy, saddhana rất quan trọng đối với một Tantrika tức hành giả tu mật tông.Trong thực tế, Saddhana chính là toàn bộ cuộc đời của hành giả.Y sẽ không thể thâm nhập vào Saddhana một khi còn vi phạm lời thệ nguyện lúc mới được khai tâm.Việc thực hiện Saddhana phải hoàn toàn dựa trên căn bản vô ngã để cống hiến toàn bộ cho sự giác ngộ và đem tri kiến giải thoát này mà thành tựu đạo quả cho người khác.Trong ngôn ngữ Tây Tạng, saddhana (Sgrub Thabs) chỉ có nghĩa là Thành Tựu Pháp, tức pháp tu tập để đạt tới đạo quả.Tuỳ theo nhân cách của từng vị mà saddhana của mỗi vị có phần khác nhau.Dù ý nghĩa hạn chế nhưng tựu trung các saddhana là những kỹ thuật thiền định hoàn bị và sáng tạo.Mục đích rốt ráo của saddhana là Mahamudrasiddhi tức Thần Thông Ðại thủ Ấn.

Siddhi bao gồm thần thông và sự giác ngộ.Từ “giác ngộ” ở đây được định nghĩa là “sở đắc rốt ráo tánh nhất quán của các pháp”, tức tri kiến bất nhị về thật tánh của các pháp.Trí phát sinh cùng lúc với Bi.Sự hội nhập giữa Bi và Trí chính là Mahamudra-siddhi.Nhập vào Ba Thân, có đủ Tứ Trí gọi là Mahamudra.Mahamudra là một biệt ngữ siêu hình khó hiểu.Trong Tantra Mẹ (mother tantra), mahamudra là biểu tượng của chân đế.

Theo hệ phái Aùo Vãi (Kargytpa) hay là dòng Ðại Thủ Ấn mà tiêu biểu là các đạo sư Tilopa, Naropa và Marpa thì Mahamudra-siddhi gồm tám đại thần lực.Nhưng truyền thuyết nói rằng ngài Long Thọ Bồ Tát truyền cho ngài Long Trí A-xà-lê sáu món thành tựu như sau:

1,  Thấu suốt các pháp.

2. Trí huệ thiện xão.

3. Biến hoá thần thông.

4. Phương tiện thù thắng.

5. Thần túc.

6. Phép luyện đan dược trường sinh bất tử.

Những pháp thuật như thế có thể được diễn dịch một cách hình tượng về mặt văn chương tuỳ theo tín trí của chúng sinh.Do đó sự hiển lộng thần thông của một đạo sư như đi xuyên tường chẳng hạn chỉ là phương tiện để đem lại niềm tin vào pháp lực đối với kẻ thiểu trí, những đồng thời chứng minh rằng bản chất của thực tướng cũng chỉ là bóng, là ảnh, là ánh sáng, là hư vô.Chúng ta cần hiểu rằng tất cả các pháp thuật thần thông ấy đều dựa trên một nguyên lý cơ bản: “Các pháp do tâm tạo”

Ðối với một đạo sư không có sự nhị phân giữa thân và tâm, giữa tinh thần và vật chất, giữa ta và người.Vì thế nên các ngài có thể trực nhận được đau khổ của người khác và có thể thực hiện các phép lạ bằng cách vận hành các nguyên tố  đất, nước, lửa.gió như những phương tiện cứu độ.

Ngay cả một hành giả còn sơ cơ cũng có thể đạt được một số thần thông trong lúc thiền định, nhưng quan trọng nhất là sau khi xã thiền, các thần thông ấy không bị mất.Ðấy mới chính là dấu hiệu của sự chứng đắc.Hành giả phải khéo vận dụng các phương tiện thiện xão để an tâm mình và người khiến cho thiện pháp tăng trưởng và làm biến đổi ý thức một cách tự phát.Vì thần thông sẽ mất đi khi hành giả bị vọng tưởng che lấp.Trực giác nhạy bén do thiền định lâu ngày phát sinh.Trong mật tông các thần lực  được tượng trưng bằng hình tướng của bốn thiên nữ (dakini)cai quản bốn đại (đất, nước, lửa, gió).

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch