Nhân vật
Các Bậc Đạo Sư Của Đại Thủ Ấn (Phần Một)
Nguyên tác : KEITH DOWMAN Minh họa : Hugh B.Downs Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng
Đã cập nhật: 0 phút
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Các Bậc Đạo Sư Của Đại Thủ Ấn (Phần Một)
Mục lục
Xem toàn bộ

ÐẠI SƯ THỨ 13

TANTIPA , Người thợ dệt già ^

 

Người thợ dệt từng khung vải

Ta dệt bằng giáo pháp của Chân sư

Ta dệt những tao dây của tri kiến

Sợi là sự rỗng không của năm tịnh thức

Thoi là giáo pháp của Chân sư

Khung cửi là trí tuệ Bát nhã

Vải pháp giới kia đã dệt xong

Sản phẩm của hư không cùng tri kiến.

Tại Sendhonagar có một người thợ dệt suốt đời lao động cực nhọc,chắt chiu tiền bạc để gầy dựng sự nghiệp.Kết quả là ông ta trở nên một trong những kẻ giàu có trong làng thợ.

Khi ông được 90 tuổi thì người vợ qua đời,và vì già yếu ông không còn lao động được nên các con phải nuôi dưỡng và chăm sóc ông cụ hàng ngày.Nhưng chẳng bao lâu,sự già nua lẩm cẩm của ông khiến các nàng dâu lấy làm khó chịu.Họ cho rằng sự có mặt của ông cụ là điều phiền nhiễu mỗi khi khách khứa sang trọng đến viếng.Họ cùng nhau dựng một túp lều trong ngôi vườn rồi đưa ông cụ ra sống ở đấy,hàng ngày đem cơm nước đến.

Cho đến một ngày nọ,sư Jalandra tình cờ du hoá sang miền Sendhonagar.Ngài dừng chân trước ngôi nhà người thợ dệt xin thức ăn.Con trai của người thợ dệt nhận lời nhưng bảo sư chờ vì cơm còn đang nấu.Khi cơm chín,người con thỉnh sư  vào trong để dùng bữa.Sau đó,anh ta mời sư nghỉ chân qua đêm nhưng sư bảo không quen nằm giường  cao chiếu rộng.Vì thế,họ đưa Sư ra ngôi vườn để nghỉ ngơi.

Nghe tiếng động lạ,người thợ dệt già cất giọng hỏi:

-Ai đấy?

-Bần tăng là kẻ qua đường,tạm dường chân đêm nay.Chẳng hay cụ là ai?

-Trước đây,tôi từng là chủ nhân ngôi nhà này,quán xuyến mọi việc làm ăn buôn bán.Nay tuổi già sức yếu không thể lao động được nữa,nên các con tôi đối xử bẽ bàng với tôi.Thật là tuổi nhục.Chúng sợ người khác thấy cái già nua,lẩm cẩm,hom hem của tôi nên đem tôi dấu ở chốn này.Cuộc sống sao mà giả dối!

-Tất cả những gì chúng ta đóng góp cho cuộc sống này chỉ là những vai kịch đã qua. Còn sống là còn phải nếm mùi tân khổ.Chỉ có Niết bàn là cõi tịnh lạc.Cụ có muốn chuẩn bị cho mình một cái chết thanh thản không?

Người thợ dệt già đáp:

-Thưa vâng.

Sư điểm đạo và truyền pháp thiền cho cụ,rồi ra đi.

 

Người thợ dệt già bắt đầu  hành trì giáo pháp được trao. Mặc dù hoàn cảnh sống của cụ không có gì tiến bộ hơn trước nhưng chỉ có một điều là không còn than vãn về con cháu nữa.

Sau 12 năm tu tập trong sự câm lặng,ông cụ đắc được các pháp thần thông.Sự tu tập thành công của cụ vẫn chưa bị khám phá,cho đến một ngày,khi nàng dâu mang cơm nước đến sớm hơn thường lệ.

Ðứng bên ngoài túp lều,nhìn vào bên trong,người con dâu trong thấy một cảnh lạ thường.Có mười lăm thiếu nữ ăn vận xinh đẹp,tay cầm những đĩa thức ăn đầy cao lương mỹ vị,đứng vây quanh một ngọn đại đăng đang toả rực.Y phục và trang sức của các thiếu nữ đẹp đẽ,sang trọng,như không hề có ở thế gian.Nàng dâu lấy làm lạ lùng chạy ngay về báo lại với chồng.Người con trai vội vã đến chỗ cha thì thấy cụ già đang hấp hối.Nghe chuyện lạ,mọi người đến xem,họ bảo nhau:

-Người thường không có khả năng làm những việc như thế.Lão già này,chắc chắn là tôi tớ của quỷ dữ đây.

Sáng ngày hôm sau,dân chúng thành Sendhonagar nghe tin đồn,họ rũ nhau đến xem, vài người trong bọn cung kính vái chào.Khi ấy thân thể ông già biến thành dáng một thiếu niên 16 tuổi,từ đó chiếu ra một thứ ánh sáng rạng rở,chói loà khiến mọi người đang hiện diện phải lấy tay che mắt.Cảnh giới chung quanh trở nên hoàn toàn thanh tịnh trang nghiêm.

Kể từ đó,người thợ dệt già được tôn vinh là Ðạo Sư Tantipa.

CHÚ GIẢI:

Ban đầu Sư Jalandra chỉ dạy cho Tantipa phương pháp tu luyện để đón một cái chết an lạc,nhưng sau đó nhờ công tu tập Tantipa đã đổi già hoá trẻ.Theo đây,có lẻ Tantipa đã quán tưởng thân tướng của Kim cang Thánh nữ (Vajvayogini) ngự trị trong tâm ông,nên khi thành tựu pháp này 15 quyến thuộc của Dakini đã hiện ra để cúng dường Tantipa.

Một hành giả Mật Tông khi đắc pháp,thân phàm phu kia hoá thành linh quang (light),vì lúc ấy chính là lúc thâm nhập vào Pháp giới (Darmakaya)Một sự hoà nhập giữ hư vô và ánh sáng.

 

Ở giờ phút lâm chung hay còn gọi là giai đoạn cận tử,khi ánh sáng xuất hiện ở cuối đường hầm thì tuỳ nghiệp mà thức bị cuốn hút vào một trong các cõi. Sự chọn lựa

 cảnh giới để tái sinh của hành giả được quyết định ngay lúc này.Tuỳ mức độ hành trì,thức tâm phân huỷ thành ánh sáng để hội nhập vào ánh sáng của cảnh giới nghiệp.

Trong một truyền thuyết khác cũng nói Tantipa là thợ dệt ở thành Arati thuộc xứ Malara.Sư thọ pháp Quán đảnh (Abhiseka) từ Kim cang thánh nữ khi vị Bồ Tát này đặt tay lên đỉnh đầu ông. (Có bốn phép quán đảnh:Thọ minh Quán đảnh,Sự nghiệp Quán đảnh,Bí mật Quán đảnh và Cam lồ Quán đảnh- chú thích của người dịch).

 

Sau khi đắc thông,Tantipa vẫn tiếp tục hành nghề dệt như cũ,nhưng mồm luôn luôn ca hát vui tươi mãi cho đến khi gặp được sư Krsnacarya truyền Bất Nhị pháp môn (Non-discrimination).Ðó là phương pháp ăn phân cũng ngon như ăn bánh mì bơ và ăn thịt người như ăn thịt sói (How to eat excrement like bread and butter and how to devour human flesh like a wolf).

Truyền thuyết cũng nói rằng chính Ðại Sư Tantipa đã thành công trong việc huỷ bỏ lệ tế thịt sống cho nữ thần Durga bằng cách biến hàng ngàn con dê dùng trong lễ tế thành những con linh cẩu.Ðiều này khiến những kẻ tà kiến hoảng sợ đâm ra nghi ngờ pháp lực của vị nữ thần này.Ngài cũng nhiếp phục được vị thần nữ này và buộc không cho nhận của tế bằng máu.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch