Nhân vật
Các Bậc Đạo Sư Của Đại Thủ Ấn (Phần Một)
Nguyên tác : KEITH DOWMAN Minh họa : Hugh B.Downs Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng
Đã cập nhật: 0 phút
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Các Bậc Đạo Sư Của Đại Thủ Ấn (Phần Một)
Mục lục
Xem toàn bộ

ÐẠI SƯ THỨ 9

GORAKSA , Kẻ chăn bò bất tử ^

 

Cho dù sinh ra ở giai cấp nào

Ngươi cũng có cơ hội đi tới giai thoát rốt ráo

Mà không có chướng ngại nào có thể ngăn lối ngươi đi

Ta ! Gasaksa cũng chộp lấy cơ hội ấy

Ta gieo hạt giống giác ngộ

Bằng cách phục vụ cho Caurangi một cách vô tư

Và Acinta đã ban cho ta những giọt rượu trường sinh

Goraksa đã chứng đắc

Riêng ta đứng nơi đây

Uy nghiêm như một vị Vua của ba cõi.

 

Goraksa sinh ra trong một gia đình tiểu thương dưới đời vua Devapala.Thuở thiếu niên,ông đã chăn trâu để giúp gia đình.Một hôm theo lệ thường,Goraksa đang cùng lũ mục đồng nô đùa thì đại sư Minapa đến chổ bọn trẻ.Ngài nói:

“Này các cháu,các cháu có nhìn thấy lũ kên kên bay lượn quanh đây không? Gần đây có một Hoàng tử gặp nạn.Ngài bị chặt lìa tay,chân và đang nằm chờ chết.Có cháu nào giúp ta đến cứu mạng Hoàng tử không?”

Nghe nhà sư nói,Goraksa đáp ngay:

“Cháu thấy ạ!Nhưng trong khi cháu đi cứu ông hoàng,xin ông giúp cháu trông chừng đàn trâu.”

Thế là,Minapa canh bầy trâu,còn Goraksa đi tìm Hoàng tử gặp nạn.Theo hướng bay lượn của bầy kên kên,Goraksa tìm thấy một Hoàng tử đang nằm ngất bên thân một cây to.

Goraksa quay lại báo với sư:

“Quả nhiên đúng như lời ông nói.”

Sư hỏi:

“Thế con đã làm gì?”

“Thưa ông,con đã cho Hoàng tử  phân nữa phần thức ăn mà con mang theo.”

“Tốt lắm!Vậy con hãy chăm sóc Hoàng tử cho đến khi ngài lành bệnh nhé!”

Nói xong,sư từ biệt.Cậu bé vâng lời đi chặt những cành lá to để dựng lều cỏ rồi vực Hoàng tử vào bên trong.Ngày ngày Goraksa mang thức ăn đến cung phụng,lại còn tắm rửa cho ngài một cách chu đáo.Goraksa phục vụ và an ủi vị Hoàng tử trong 12 năm.Bấy giờ,Goraksa đã trở thành một chàng thanh niên cao lớn. 

Một ngày nọ theo thường lệ,Goraksa đến chổ ông hoàng,cậu ngạc nhiên đến sững sờ khi thấy vị Hoàng tử  này đang đứng thẳng trên đôi chân.Trong giây lát, Goraksa hiểu ra rằng lâu nay vị Hoàng tử đã tu tập phép Du-già của sư Minapa truyền cho.Nay việc hành trì đã đem lại kết quả nên tứ chi của Hoàng tử lành lại như cũ.

Ðoạn,ông Hoàng vận thần thông bay lượn giữa không trung và hỏi vọng xuống:

“Ngươi có muốn học phép thiền định của ta không?”

Goraksa đáp:

“Tôi không cần phải học với ngài.Tôi cũng có một Chân sư.Chính thầy tôi sai tôi chăm sóc,nuôi dưỡng ngài bấy lâu nay.”

Nói xong,Goraksa quay đi chăn trâu và chờ sư Minapa đến.

Chẳng bao lâu thì sư Minapa lại xuất hiện,Goraksa thuật lại sự việc,sư lấy làm hài lòng.Ngài điểm đạo cho chàng và truyền cho pháp thuật.

Goraksa y pháp phụng hành mãi cho đến khi thấy có hiện tượng sở đắc,ngài bèn đi tìm Minapa.Nhưng sư lại bảo Goraksa sẽ không thể đại triệt đại ngộ nếu ông không hoá độ được một trăm triệu chúng sanh thoát khỏi luân hồi.

Goraksa lại bắt đầu vân du khắp nơi để hoằng pháp độ sinh,nhưng Ðại Phạm Thiên Vương hiện ra khuyên rằng:

“Ngài chỉ nên truyền pháp cho những kẻ chí tâm cầu đạo,chớ có trao pháp cho kẻ thiếu tín tâm và những kẻ ngu độn.”

Nghe vậy,từ đó Goraksa chỉ truyền pháp cho những ai hội đủ các duyên và căn cơ khế hợp với giáo pháp của ngài.

 

CHÚ GIẢI:

Các hành giả Du-già thuộc giáo pháiNath tu tập môn Hatha-yoga-Một lối tu khổ hạnh.Họ tìm cách chận đứng ý thức và nghiệp gây ra từ sự hoạt động của tứ chi,tập trung mọinăng lực vào các luân-xa (chakra) hoặc vào cửu khiếu(nine bodily orfius).Công phu lâu ngày,họ có thể bẻ gập các khớp xương để xếp sát vào thân như bị chặt tay chân,giống như con rùa rút vào trong cái mai của nó vậy./,        

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch