Phật giáo Việt Nam
Phật giáo Việt Nam trong thế giới đa văn hóa
31/03/2011 02:00 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Trong thời đại mới, tôi quan niệm rằng, người Phật tử không có quyền chỉ biết đến Kinh điển, giáo lý v..v.. của tôn giáo mình mà còn phải mở mang kiến thức trong những lãnh vực khác như khoa học, nhân văn, xã hội v..v.. và cả về các tôn giáo khác, từ đó mới có thể nhận thức đúng được giá trị của Phật Giáo, không những trong dân tộc mà còn cả trong cộng đồng thế giới.

Là Phật tử, chúng ta không thể đứng ngoài xã hội mà phải đối diện với tất cả những vấn nạn của xã hội, cộng đồng v..v.. trong đó có những vấn đề cần phải đối phó, vì chúng có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của chúng ta, cùng công cuộc bảo vệ, duy trì nền văn hóa Phật Giáo nói riêng, nền văn hóa Việt Nam nói chung, trên đất nước.

Trong thời đại mới, nghiên cứu và bình phẩm về các tôn giáo khác không còn là điều cấm kỵ, mà chính là một đòi hỏi trí thức trong việc giáo dục quần chúng, mở mang dân trí.Điều này chúng ta có thể thấy rõ nhất trong phương trời Âu Mỹ.Mở mang dân trí để Việt Nam có thể học những kinh nghiệm lịch sử, theo kịp những tiến bộ của nhân loại, và giáo dục quần chúng để duy trì tinh thần yêu nước, tạo nên căn bản dựng nước và giữ nước, và nhất là để gìn giữ và phát huy nền văn hóa cổ truyền dân tộc, cũng là nền văn hóa Phật Giáo, coi đây như là một cách bảo tồn phẩm cách quốc gia.

Với quan niệm như vậy, trước hết, tôi xin được điểm qua vài nét về hiện tình Phật Giáo trên thế giới.Ngày nay, thế giới đã nhận thức được chân giá trị của Phật Giáo.Phật Giáo là một Đạo [danh từ “tôn giáo” theo nghĩa của Tây phương không thích hợp với Phật Giáo] mà cốt tủy giáo lý về phương diện xã hội là về lòng từ bi và chủ trương hòa bình.Hơn gì hết, Phật Giáo lại là Đạo của trí tuệ. Trí tuệ là đặc tính quý báu nhất của con người.Cách đây hơn 2500, Đức Phật đã dạy chúng ta như vậy trong Kinh Kalama: Người khuyên chúng ta nên sử dụng trí tuệ thay vì vội tin. Phải chăng vì vậy mà ngày nay hiện tượng Phật Giáo nở rộ khắp nơi trên thế giới, nhất là trong phương trời Âu Mỹ, đã là một sự kiện không ai có thể phủ nhận.

Tuy Phật Giáo đang phát triển khắp nơi trên thế giới, nhưng chúng ta phải ghi nhận rằng, hiện tượng này rõ rệt nhất trong thế giới Tây phương.Chúng ta biết rằng, trong các xã hội Tây phương, Ki Tô Giáo đã là tôn giáo chủ lực tinh thần của người dân qua gần 20 thế kỷ.Trong những xã hội này, Ki Tô giáo, tôn giáo của "đức tin",tự nhận là tôn giáo tiến bộ và văn minh nhất, tuyệt đối không có chút nào mê tín, theo nghĩa chỉ cần tin vào sự cứu rỗi của một người Do Thái, Giê-su, mà theo các học giả, sau khi nghiên cứu kỹ lịch sử, đã đi tới điểm đồng thuận là có một tiểu sử bất minh, và vai trò “cứu thế” của Giê-su chỉ là một huyền thoại được nền thần học Ki-Tô Giáo dựng lên.Tín đồ Ki Tô Giáo được dạy rằng, tin như vậy thì sau khi chết, đến ngày tận thế, xác chết sẽ được Giêsu làmcho sống lại và hợp với phần hồn được lưu trữ ở một nơi nào đó, và sẽ được sống cuộc sống đời đời bên Giê-su ở trên Thiên đường.Phật Giáo, tôn giáo của "trí tuệ", bị Ki Tô Giáo coi là thấp kém, hầu như không được biết đến trong thế giới Tây phương cho tới hậu bán thế kỷ 19. Vậy tại sao hiện nay lại có hiện tượng Ki Tô Giáo suy thoái khắp nơi, trong khi sự hâm mộ Phật Giáo, nhất là trong giới trí thức trong các xã hội này, càng ngày càng gia tăng.Muốn hiểu điều này chúng ta không thể nào tránh được việc bàn về những tiến bộ trí thức của con người, đưa đến sự thay đổi của ảnh hưởng Ki Tô Giáo trên con người, và lẽ dĩ nhiên, không thể không bàn về chủ đề: cái gì đã làm cho Phật Giáo hấp dẫn Tây phương?

Sự phát triển của Phật Giáo trong thế giới Tây phương có nhiều nguyên nhân, nhưng tất cả có thể thu về một mối.Đó là: nhân loại đã nằm trong một quá trình tiến hóa liên tục, một quá trình thiên nhiên trong vũ trụ, không một thế lực nào có thể ngăn chận được.Sự tiến hóa về mọi mặt của con người, nhất là về mặt trí tuệ, tất nhiên đưa đến sự thoái hóa của những quan niệm, lý thuyết và cả những niềm tin tôn giáo đã lỗi thời trong xã hội loài người.Do đó, chúng ta có thể nói rằng, ở Âu Mỹ, sự phát triển của Phật Giáo, một tôn giáo “Duy Tuệ”, phản ánh sự tiến hóa của trí tuệ nhân loại, và dĩ nhiên phải đưa đến sự suy thoái của những niềm tin không còn thích hợp với trình độ hiểu biết của con người ngày nay.

Vài Nét Về Tình Trạng Suy Thoái Của Ki Tô Giáo:

Sự suy thoái của Ki Tô Giáo ở Tây phương là một sự kiện.Chính Giáo Hoàng đương nhiệm, Benedict 16, cũng phải thú nhận như vậy.Theo những tin tức báo chí trên thế giới và cả trên tờ thông tin chính thức của Vatican, tờ L’Osservatore Romano, vào những ngày 27, 28 tháng 7, 2005, thì Giáo hoàng Benedict 16 đã lên tiếng phàn nàn như sau:

“Những tôn giáo chủ đạo ở Tây Phương có vẻ đang chết dần vì các xã hội càng ngày càng trở nên thế tục và không còn cần đến Thiên Chúa nữa”1

Và những thống kê mới nhất cũng cho chúng ta thấy tình trạng này.Trong tờ Chicago Tribune ngày 19 tháng 6, 2006, ký giả hải ngoại của tờ báo, Tom Hundley, có một bài tường trình, đăng trên trang nhất, về tình trạng Ki Tô Giáo ở Âu Châu với chủ đề “Đức Tin Phai Nhạt: Sự Suy Thoái Của Ki Tô Giáo ở Âu Châu” (Fading Faith:The Decline of Christianity in Europe) trong đó có những đoạn như sau:

Ở Pháp và ở hầu hết các quốc gia khác ở Âu Châu, Ki Tô Giáo có vẻ như đang đi xuống không phương cứu vãn [Christianity appears to be in a free fall:Tác giả dùng từ trong khoa học: “free fall”, có nghĩa là rơi xuống tự do,càng ngày càng nhanh mà không có gì ngăn cản lại].Tuy 88% dân Pháp nhận mình là tín đồ Công Giáo, chỉ có 5% đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, 60% nói rằng họ “không bao giờ” (never) hoặc “hầu như không bao giờ” (practically never) đi lễ nhà thờ [Đối với người Công Giáo Việt Nam, không đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật là một trọng tội, giáo hội dạy vậy].Không còn phải bàn cãi gì nữa, Công Giáo đang đối diện với một cơn khủng khoảng nghiêm trọng… Một lễ ngày chủ nhật điển hình trên khắp nước Pháp là hình ảnh của một linh mục già nua trước một đám phụ nữ cũng già nua.Odon Vallet, giáo sư tôn giáo ở đại học Sorbonne nói: “Lễ Mi-sa thật là chán (Mass is boring), lễ tiết chẳng có gì hay (the ceremony isn’t beautiful), nhạc cũng tệ (music is bad), bài giảng không có gì hấp dẫn (the sermon is uninteresting).

Năm 1990, linh mục David Rice dòng Đa Minh xuất bản cuốn Lời Nguyện Tan Vỡ: Linh Mục Bỏ Đạo (Shattered Vows: Priests Who Leave), đưa ra kết quả nghiên cứu của ông sau khi đi khắp nơi tổng cộng 38 ngàn dặm (khoảng 60 ngàn cây số) để phỏng vấn và tìm hiểu đời sống của các linh mục bỏ đạo:

Một trăm ngàn ( 100,000 ) linh mục Ca-tô Rô-ma đã bỏ đạo trong 20 năm qua – cứ mỗi 2 giờ đồng hồ lại có hơn một linh mục ra đi. Hầu như phân nửa số linh mục Mỹ sẽ bỏ đạo – thường là để lập gia đình – chưa tới 25 năm sau khi được tấn phong.Vatican không nói tới cuộc di dân này, nhưng đó chính là cuộc khủng khoảng nghiêm trọng nhất mà giáo hội phải đối diện, kể từ khi có cuộc Cải Cách Tin Lành. 2

John Cornwell, một tín đồ Công Giáo và cũng là một chuyên gia về Công Giáo và Vatican, tác giả 2 cuốn sách nổi tiếng về Vatican: A Thief in the NightHitler’s Pope, đã viết thêm một tác phẩm về Công Giáo nhan đề Từ Bỏ Đức Tin: Giáo Hoàng, Giáo Dân, và Số Phận của Công Giáo (Breaking Faith: The Pope, The People, and The Fate of Catholicism), xuất bảnnăm 2001,trong đó chương đầu viết về Một Thời Đại Đen Tối Của Công Giáo (A Catholic Dark Age).Trong chương này, tác giả John Cornwell đưa ra tình trạng suy thoái trầm trọng của Công Giáo ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Anh, Mỹ, và Pháp như sau:

- Số tín đồ mang con đi rửa tội giảm sút, vì ngày nay người ta nhận thức được rằng chẳng làm gì có tội ở đâu mà phải đi rửa;

- đám cưới tổ chức không cần đếnlinh mục,vì hôn phối có thể hợp thức hóa ngoài nhà thờ và bí tích hôn phối đã mất hết ý nghĩa;

- giới trẻ không buồn đến nhà thờ, vì chẳng thấy gì hấp dẫn trong những lời giảng đi ngược thời gian của các linh mục;

- số từ bỏ đức tin gia tăng, vì người ta không còn chịu chấp nhận một đức tin mù quáng;

- từ 1958 đến nay, số vào nghề linh mục giảm đi 2/3 v..v..

- Tình trạng ở Châu Âu, trước đây là cái nôi của Công giáo,thật là thê thảm.

- Ở Tây Âu (Western Europe), từ 30 đến 50% các giáo xứ không có linh mục.

- Ở Ý, 90% theo Công Giáo nhưng chỉ có 25% đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, giảm 10% kể từ đầu thập niên 1980, số người vào học trường Dòng giảm một nửa.

- Ở Ái Nhĩ Lan (Ireland), xứ Công giáo, số người cảm thấy mình được ơn kêu gọi tụt xuống từ 750 năm 1970 còn 91 năm 1999, số linh mục được tấn phong từ 259 xuống 43 trong cùng thời gian.

- Trong một hội nghị đặc biệt vào năm 1999, các giám mục Âu Châu tuyên bố rằng các dân tộc trong toàn lục địa Âu Châu đã quyết định sống “như là Thiên Chúa không hề hiện hữu 3

- Ở Nam Mỹ, tình trạng cũng không khá hơn.7000 tín đồ mới có một linh mục.Chỉ có 15% giáo dân đi xem lễ ngày chủ nhật.

- Theo một hội nghị quốc gia của các giám mục Ba Tây thì mỗi năm có khoảngsáu trăm ngàn tín đồ bỏ đạo 4

Âu Châu và nhiều nơi khác trên thế giới đã trở thành “vô thần”.Đây là một hiện tượng bất khả đảo ngược [free fall] vì nó phù hợp với sự tiến bộ trí thức của nhân loại nằm trong luật Tiến Hóa của vũ trụ.

Vài Nét Về Sự Thức Tỉnh Trí Thức Ở Tây Phương:

Tôn giáo Tây phương, Ki Tô Giáo, vẫn được coi, hay tự nhận, là tôn giáo mạc khải, tôn giáo duy nhất có giá trị trên thế gian.Vậy tại sao Phật giáo đã làm cho Tây phương thức tỉnh, và thức tỉnh khỏi cái gì?Mặt khác, nếu nền văn minh tiến bộ Tây phương mà Ki Tô Giáo thường nhận là nền văn minh Ki Tô Giáo thật sự có giá trị về vấn đề đạo đức, tâm linh, thì tại sao thế giới Tây phương, nhất là giới trí thức hiểu biết, lại không hài lòng với tôn giáo truyền thống của mình mà lại thấy Phật Giáo hấp dẫn?

Nghiên cứu kỹ vấn đề, chúng ta thấy thật ra sự thức tỉnh của Tây phương không phải trong thời đại này mới xảy ra mà đã bắt nguồn từ sự tiến bộ trí thức của con người ít ra là từ cuộc Cách Mạng Khoa Học (The Scientific Revolution) vào đầu thế kỷ 17, từ Thời Đại Lý Trí(The Age of Reason) vào thế kỷ 18, Thời Đại Khai Sáng (The Age of Enlightenment) vào thế kỷ 19, và Thời Đại Phân Tích (The Age of Analysis) vào thế kỷ 20.Những thời đại này đã kéo con người Tây phương ra khỏi Thời Đại Của Đức Tin (The Age of Faith), một thời đại mà sự thống trị của Công Giáo La Mã đã đưa Âu Châu vào 1000 năm được biết dưới tên Thời Đại Trung Cổ (The Middle Ages) hay Thời Đại Hắc Ám (The Dark Ages), hay Thời Đại Của Sự Man Rợ Và Đen Tối Trí Thức (The age of barbarism and intellectual darkness).

Qua các thời đại trên, sự tiến bộ trí thức của con người đã từ từ văn minh hóa Ki-Tô Giáo, và riêng đối với Công Giáo La Mã, theo John E. Remsburg, đã tước khỏi những bàn tay đẫm máu của Công Giáo những bó củi để thiêu sống người và những thanh gươm để giết người trong mấy trăm năm xử dị giáo và săn lùng phù thủy.Mặt khác, sau khi Martin Luther ly khai với giáo hội Công Giáo vào đầu thế kỷ 16, không công nhận chế độ giáo hoàng, để lập ra hệ phái mà Công Giáo gọi là Phản Thệ (Protestantism) mà chúng ta thường biết dưới cưỡng từ Tin Lành, thì Thánh Kinh bắt đầu được dịch ra những tiếng địa phương, và cũng bắt đầu từ đó, những công cuộc nghiên cứu Thánh Kinh và về nhân vật Giê-su trong Thánh Kinh phát triển.Kết quả của những công cuộc nghiên cứu này là người ta khám phá ra rằng, Thánh Kinh không phải là những lời mạc khải của Thiên Chúa như giáo hội thường dạy cho các tín đồ, mà chứa rất nhiều sai lầm, mâu thuẫn, về thần học cũng như khoa học.Ngoài ra, những công cuộc khảo cứu này cũng đưa ra hình ảnh của một Giê-su lịch sử khác hẳn với vai trò thần linh có khả năng cứu rỗi mà giáo hội Công Giáo đã tạo dựng lên.Những kết quả nghiên cứu trí thức sâu rộng về mọi mặt của Ki-Tô Giáo đã tác động trên não bộ của người Tây phương.Và cũng từ đây, những tín lý, tín điều, cũng như những tín lý mà giáo hội Công Giáo gọi là "bí tích" đã không còn chỗ đứng trong những xã hội Tây phương, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội.Bởi vậy nên mới có tình trạng sa sút của Công Giáo ở Tây phương như John Cornell đã trình bày trong cuốn sách của ông.Để cho vấn đề được rõ ràng, sau đây chúng ta sẽ duyệt qua vài tài liệu điển hình, kết quả của những công cuộc nghiên cứu về nền Thần Học Ki Tô Giáo, về Thánh Kinh cũng như về nhân vật Giê-su.

Russell Shorto, người đã tổng duyệt những công cuộc nghiên cứu về Giê-su trong 200 năm, đã viết như sau trong cuốn Sự Thực Trong Phúc Âm (Gospel Truth):

Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Công giáo bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại... Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng– họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường. 5

Trong cuốn "Theo Đúng Như Trong Sách: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Của Quyền Lực Thánh Kinh" (Going By the Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority), Mục sư Ernie Bringas, tốt nghiệp môn thần học tại đại học United Theological Seminary ở Dayton, Ohio,nhận định rằng:

Với sự tái khám phá phương pháp khoa học trong thế kỷ 16 ở Âu Châu và sự tiến triển tiếp theo của thời đại Khai sáng trong thế kỷ 18, một sự phân tíchThánh Kinh một cách thuần lý hơn là điều không thể tránh được.Trong một thế giới đang trở thành hướng theo tinh thần khoa học, những mô tả về Chúa đi trên sóng, về ma quỷ, thiên thần, những câu chuyện về sự sống lại của Chúa,và nhiều hiện tượng khác, càng ngày càng khó có thể chấp nhận như là những sự thực lịch sử.

Trong những năm 1835-1836, cuốn "Khảo Sát Cặn Kẽ Về Đời Sống của Giê-su" (The Life of Jesus Critically Examined)củaD.F.Straussđãquymột số chuyện trong Tân Ước là "huyền thoại" và định nghĩa những câu chuyện phi lịch sử như trên là sự biểu thị của một chuỗi những ý tưởng tôn giáo.Ngày nay, kết quả những cuộc nghiên cứu phân tích tiếp tục hỗ trợ vàxác nhận sự khẳng định này. Đa số các học giả coi những chuyện trong Tân Ước và bảy giáo lýgiáo hội đưa ra sau đây đều là huyền thoại:

1.Đức Mẹ đồng trinh

2. Hiện thân của Chúa(Thượngđế hiệnthân thành người, nghĩa là, Thượng đế là Giê-su.)

3.Nhiệm vụ cứu rỗi của Chúa

4.Sự sống lại của Chúa.

5. Sự thăng thiên của Chúa (Thân xác Chúa bay lên trời 40 ngày sau khi sống lại)

6. Chúa trở lại trần (để làm sống lại những người chết cho ngày phán xét cuối cùng)

7. Ngày phán xét cuối cùng (Chúa Cha phán xét luận tội mọi người trong ngày Giê su trở lạitrần thế) 6

Nhận định trên của Mục sư Ernie Bringas đã chứng tỏ rằng nền tảng tín ngưỡng của Ki Tô Giáo nói chung đã không còn hấp dẫn trong thế giới Tây phương, thế giới của khoa học, của suy lý. Thật vậy,niềm tin cốt tủy của Ki Tô Giáo là về huyền thoại con người sa ngã (tội tổ tông), bị Thượng đế phạt, cho nên cần đến sự cứu chuộc của Giê-su, người con trai duy nhất của Thiên Chúa (God's only son) được phái xuống trần để chuộc cái tội tổ tông cho nhân loại,nay đã trở thành chuyện khiến cho người có đầu óc khó có thể tin được vìthuộc loại mê tín và vô nghĩa như Giám Mục John Shelby Spong đã viết như sau trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Hay Chết(Why Christianity Must Change or Die), trang99:

Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi.Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi.Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội.Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội.Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời -Darwin và một sự vô nghĩa sau thời -Darwin.7

Giám mục Spong nhận định không sai, vì chính Giáo hoàng John Paul II đã lên tiếng chính thức trước thế giới, công nhận thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc con người, và phủ nhận sự hiện hữu của thiên đường và hỏa ngục như được mô tả trong nền thần học của Ki Tô Giáo. Do đó, những huyền thoại trong Ki Tô Giáo như “tội tổ tông”, nhiệm vụ “cứu chuộc” của Giêsu, đời sống đời đời trên thiên đường, người không tin Giêsu bị đầy xuống hỏa ngục v..v.., tất cả đã không còn có một giá trị nào trong thế giới ngày nay.Nhưng hiển nhiên là đa số tín đồ Ki Tô Giáo bình thường trên thế giới, nhất là những tín đồ Công Giáo trong những ốc đảo ở Việt Nam, không hề biết đến những sự kiện đã xảy ra trong chính tôn giáo của mình, cho nên họ vẫn tiếp tục bị các “bề trên” bưng bít che dấu, và tiếp tục bị lừa dối trong những niềm tin mà nay đã trở thành những điều mê tín của thời Trung Cổ.Thật là tội nghiệp.Chúng ta đã thấy, việc mở mang dân trí thật là quan trọng như thế nào, nếu chúng ta muốn đất nước của chúng ta được cập nhật hóa bởi những thông tin mới nhất về vấn đề tôn giáo.

Nếu những huyền thoại về Giê-su nay đã không còn chỗ đứng trong giới hiểu biết thì vai trò củaCha Giê-su (God) ra sao?Trong cuốn Những Phê Bình về Thiên Chúa (Critiques of God), biên tập bởi Peter A. Angeles, trong đó có 16 tác giả phê bình về mọi lý luận thần học của Ki Tô Giáo, trang xiii, chúng ta có thể đọc đoạn sau đây:

Những niềm tin vào những đấng siêu nhiên đã biến khỏi nền văn hóa của chúng ta.Bất cứ sự sùng tín nào về Thiên Chúa cũng đang trở thành mờ nhạt trong nền văn hóa của chúng ta.Thiên Chúa đã mất đi trụ xứ trong không gian như là một nước trên Thiên đàng.Ông ta cũng mất đi chỗ đứng trong vũ trụ như là đấng đã sáng tạo ra nó từ hư vô.Không phải là Thiên Chúa bị đẩy ra một vùng xa lắc xa lơ.Không phải vì ông ta trở thành một trừu tượng vô thân thể (không nam không nữ).Mà vì chúng ta nhận thức ra rằng chẳng làm gì có Thiên Chúa để mà nói tới. 8

Trong cuốn Thoát Ly Khỏi Thiên Chúa: Lấy Lại Khả Năng Tìm Hiểu (Freedom From God: Restoring The Sense of Wonder, Almador Pub., 2001), Mục sưHarry Willson viết, trang 55, 59:

Trong đầu óc của rất nhiều người biết suy tư, lương thiện và có thiện chí, Ki Tô Giáo đã trở thành không còn thích hợp, vì nó đòi hỏi con người dự phần quá nhiều vào những điều vô nghĩa. Bất cứ khi nào, một người nào đó [Giáo hoàng của Công Giáo] tự nhận mình là đại diện của Thiên Chúa trên trái đất, hay "đại diện của Chúa Ki Tô trên trái đất", hay bất cứ điều nào như vậy,là hắn ta đòi hỏi thế giới phải tin vào điều vô nghĩa. Thật là kinh hoàng khi vẫn có nhiều triệu người [Công giáo]tin như vậy. 9

Về cuốn Kinh Thánh của Ki Tô Giáo, có một điều mà giới hiểu biết về Kinh Thánh đã biết ngay từ đầu thế kỷ 20 là:

Các học giả Âu Châu đã phân tích cuốn Kinh Thánh kỹ hơn bao giờ hết, và kết luận của họ là: Kinh Thánh không phải là cuốn sách do Thượng đế [của Ki-tô giáo] mạc khải mà viết ra, như các Ki Tô hữu đã tin, do đó không thể sai lầm.Thật ra, đó chỉ là một hợp tuyển lộn xộn những huyền thoại cổ xưa, truyền thuyết, lịch sử, luật lệ, triết lý, bài giảng đạo, thi ca, chuyện giả tưởng, và một số ngụy tạo rất hiển nhiên. 10

Và chúng ta hãy đọc nhận định của một học giả Công Giáo, Joseph L. Daleiden, trong cuốn The Final Superstition, trg. 174, như sau:

Có rất ít, nếu có, điều sáng tác độc đáo trong giáo pháp mà người ta cho là của Giêsu. Giống như chính huyền thoại về Giêsu, những quan điểm mà Giêsu diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những ngụ ngôn và luân lý mà chúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ...Một điều rõ ràng:Ki Tô Giáo, một tôn giáo sinh sau đẻ muộn trong lịch sử các tôn giáo, chỉ cóp nhặt những quan điểm, ý kiến của Do Thái Giáo và các tôn giáo gọi là dân gian. Trong cuốn "Nguồn Gốc Luân Lý Trong các Phúc Âm", Joseph McCabe (Một Linh Mục Công giáo) đã trích dẫn những quan điểm luân lý trong Phúc Âm mà người ta cho là của Giêsu song song với những quan điểm luân lý tương đương và yhệt của các tác giả Do Thái và dân gian. 11

Sự thức tỉnh của Tây phương không chỉ thuần túy là vì những giá trị tín ngưỡng Tây phương nay đã sụp đổ mà còn vì một khía cạnh khác không kém phần quan trọng.Đó là cái lịch sử của Ki Tô Giáo.Ngày nay, các học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô đã xác định rằnglịch sử Ki Tô Giáo làmột lịch sử đen tối, đẫm máu nhất, đưa đến việc Giáo hoàng tiền nhiệm John Paul II phải xưng thú 7 núi tội lỗi của Công Giáo đối với nhân loại và xin được tha thứ.Đề tài này không thuộc nội dung của bài viết cho nên tôi xin phép được bỏ qua.

Trên đây chỉ là một số tài liệu điển hình nói về những nguyên nhân và tình trạng suy thoái của Ki Tô Giáo tại phương trời Âu Mỹ.Chúng ta nên để ý là tất cả những tài liệu trên đều được viết bởi các học giả và giới chức lãnh đạo trong Ki Tô Giáo, không có một tài liệu nào của ngoại đạo hay của bất cứ tôn giáo hay ý thức hệ nào khác.Tôi đặc biệt nhấn mạnh điểm này.

Sự suy thoái của tôn giáo Tây phương tuyệt đối không phải vì sự "xâm lấn" của Phật Giáo để cướp đi tín đồ của các tôn giáo Tây phương, vì lịch sử Phật Giáo trải dài hơn 2500 năm nay đã chứng tỏ rằng, Phật Giáo chưa bao giờ làm đổ một giọt máu hay cưỡng bách bất cứ ai trong quá trình truyền đạo. Sự suy thoái của tôn giáo Tây phương là điều tất nhiên phải xảy ra khi mà người Tây phương, ít ra là trong giới trí thức hiểu biết, đã thức tỉnh để nhận ra thực chất tôn giáo truyền thống của mình và cùng lúc nhận ra được chân giá trị của Phật Giáo.Đây là một điểm rất đặc biệt mà chúng ta cần ghi nhận, vì nếu Phật Giáo không có chân giá trị thì không thể nào đi vào thế giới Tây phương, nơi đây sự tiến bộ trí thức đã tạo nên truyền thống đặt nặng tinh thần khoa học, thực dụng, lôgic, và quyền được thắc mắc, nghi ngờ và chất vấn, một truyền thống không xa lạ gì với Phật Giáo, nhưng bị phủ nhận trong truyền thống của Ki Tô Giáo.

Đưa ra tình trạng suy thoái của Ki Tô Giáo nói chung, Công Giáo nói riêng, ở phương trời Âu Mỹ, và sự phát triển của Phật Giáo ở phương trời này, tôi không có mục đích nào khác là nêu lên một sự kiện lịch sử, và một sự kiện lịch sử thì không thiên vị, không có tính chất phe phái.Đây cũng là điều cần thiết để cho người Việt chúng ta thấy rõ một sự kiện khác là:vì bị suy thoái và không còn cơ cứu vãn ở Tây phương, nguyên là cái nôi của Ki Tô Giáo,Ki Tô Giáo đã có kế hoạch vớt vát qua sách lược xâm lăng văn hóa và tôn giáo ở Á Châu, trong đó có Việt Nam.Đây là một vấn nạn nghiêm trọng mà Việt Nam phải đối phó.Tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một phần sau.

Chúng ta thấy rằng, từ những công cuộc nghiên cứu mới nhất về Thánh Kinh, về nhân vật Giê-su, về Ki Tô Giáo nói chung, giới thức giả Tây phương đã thức tỉnh và nhận ra rằng, từ thế hệ này qua thế hệ khác, trải qua 2000 năm lịch sử, từ khi Giê-su sinh ra đời, con người Tây phương đã bị giam chặt trong một đức tin thuộc loại mù quáng, không cần biết, không cần hiểu.Hơn nữa, trước những cảnh chiến tranh triền miên, thiên tai, bệnh tật, cảnh khổ, cảnh chết đói ở những nước kém mở mang ở Phi Châu, bất cứ người nào còn có đầu óc suy tưđều không còn có thể chấp nhận luận điệu thần học về một Thiên Chúa toàn năng, toàn trí, và những thuộc tính của Thiên Chúa như : "Thiên Chúa quá thương yêu thế gian...", "Giê-su yêu tất cả mọi người", "Giê-su đến để mang một tin vui, tin vui tình thương, tin vui tự do..." v..v..

Tất nhiên, khi đã mất niềm tin, về nền tảng tín ngưỡng cũng như về thực chất hành trì của các giáo hội Ki Tô, con người Tây phương cần phải đi tìm một cái gì khác để bù đắp vào nhu cầu tâm linh của mình.Tất cả những tôn giáo độc thần khác như Hồi Giáo, Do Thái Giáo, bản chất đều như nhau, không thể thỏa mãn nhu cầu tâm linh thích hợp với thời đại này của người Tây phương.Do đó, Tây phương đã phải đi tìm sự uyên thâm về tư tưởng ở Đông phương.Đông phương có Phật Giáo, Lão Giáo, Khổng Giáo, và Ấn Độ Giáo.Ấn Độ Giáo thờ nhiều thần, không thích hợp với người Tây phương.Khổng giáo là những triết lý về xã hội và có những điều nay không còn hợp thời.Lão giáo thì thoát tục, xa lìa trần thế.Chỉ còn có Phật Giáo, vừa là một tôn giáo nhân chủ và nhân bản, vừa là một hệ thống triết lý thực dụng chẳng bao giờ lỗi thời, vừa có tinh thần khoa học, cho nên có thể nói là thích hợp với con người Tây phương nhất.Một cuốn sách xuất bản mới đây của Vicky MacKenzies đã chứng minh sự kiện này.Cuốn sách có tên là Tại Sao Lại Là Phật Giáo? Người Tây Phương Đi Tìm Kiếm Sự Uyên Thâm Của Trí Tuệ (Why Buddhism?Westerners In Search Of Wisdom), nxb Tronsons, Anh quốc, và đề năm xuất bản là 2003.Sau đây chúng ta sẽ đi vào vài chi tiết để tìm hiểu xem cái gì của Phật Giáo đã hấp dẫn Tây phương.

Vài Nét Về Sự Chấp Nhận Phật Giáo Ở Tây Phương:

Sự thức tỉnh trí thức ở Tây Phương đã làm cho Tây Phương nhận rõ được chân giá trị của Phật Giáo.Không được tiếp xúc với Phật Giáo và Phật Giáo thường bị xuyên tạc bởi Ki Tô Giáo, và nhất là sống trong định chế toàn trị như Công Giáo trong nhiều thế kỷ, nên người dân Tây Phương thường biết rất ít về thực chất của Phật Giáo.Tuy Phật Giáo đã được Tây phương biết đến từ hậu bán thế kỷ 19 với Paul Carus và người ông bảo trợ, Daisetz T. Suzuki, rồi sau đó với những bậc trí thức nổi danh trong xã hội Tây phương về những công cuộc nghiên cứu Phật Giáo như Edwin Arnold, Rhys Davids, Edward Conze, Christmas Humphreys, Theodore Stcherbatsky, Sangharakshita v..v.. nhưngPhật Giáo hầu như chỉ được biết tới trong giới trí thức có thể nói là rất giới hạn.Phải đến hậu bán thế kỷ 20, khi đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng sang định cư ở Ấn -độ, cộng với cuộc vận động cho hòa bình, chấm dứt chiến tranh của Thiền sư Nhất Hạnh, và cuộc tranh đấu của Phật Giáo ở Nam Việt Nam vào năm 1963, đại chúng trong thế giới Tây phương mới biết nhiều đến Phật Giáo, và từ đó Phật Giáo mới bắt đầu phát triển mạnh ở Tây phương.

Trong sự phát triển nhanh chóng của Phật Giáo này, Phật Giáo Việt Nam đã góp phần không nhỏ.Trước đây Tây phương, đặc biệt là giới trí thức, chỉ biết tới Phật Giáo qua những khảo luận trí thức của một số học giả.Trong cuộc chiến ở Việt Nam, cuộc vận động cho hòa bình của Thiền Sư Nhất Hạnh, cuộc tranh đấu của Phật Giáo đưa tới cao điểm là cuộc tự thiêu của Bồ Tát Thích Quảng Đức và một số Tăng Ni, Phật tử khác đã làm vang động thế giới.Hình ảnh ngọn lửa từ bi bốc lên từ nhục thân Bồ Tát Thích Quảng Đức ngồi trong tư thế kiết già, lưng ngay, cổ thẳng, vững như trái núi, đã được truyền đi khắp thế gìới làm chấn động nhân tâm thế giới và làm cho thế giới xúc động.

Người Tây phương, quen thuộc với phương pháp bành trướng hay bảo vệ Ki-Tô Giáo bằng gươm đao, súng đạn mà họ cho rằng để vinh danh Chúa, cho nên lúc đầu không hiểu nổi hành động tự thiêu của các Phật tử.Nhưng sau khi hiểu rõ Phật Giáo hơn, họ hiểu rằng hành động tự thiêu là một hành động đại hùng đại lực, từ bi tích cực, để chuyển hóa, thức tỉnh lương tâm con người đang chìm đắm trong màn vô minh dày đặc, chứ không phải là vì hận thù hoặc vì danh lợi trong những mục đích chính trị.Từ những nhận thức này, người Tây phương đã bị hấp dẫn bởi những sắc thái vị tha, cao cả, xả thân, và nhân bản của Phật Giáo.Và, với đầu óc tiến bộ của xã hội Tây phương, thiên về suy lý và tin vào khoa học, người Tây phương một khi đã đi vào Phật Giáo đều nhận thấy cái tinh thần khai phóng, chân thực, từ bi, hòa bình, và hữu hiệu của giáo lý và các phương pháp hành trì của Phật Giáo.

Năm 1969, John H. Garabedian & Orde Coombs xuất bản cuốn Những Tôn Giáo Đông Phương Trong Thời Đại Điện Tử (Eastern Religions In The Electric Age), hình bìa ngoài là hàng chữ lớn viết lên tường: Chúa Ki-Tô Đã Chết - Phật Đang Sống (Christ Is Dead - Buddha Lives), nội dung nói về cuộc nổi giậy đạo đức ở Mỹ (moral revolt in America), phân tích tại sao hàng triệu giới trẻ đang vứt bỏ những truyền thống của họ và tìm kiếm những giải đáp mới trong những tư tưởng và tôn giáo Đông phương (Why millions of young people are rejecting their own traditions and seeking new answers in the ideas and religions of the East).Hiển nhiên Phật Giáo đã cung ứng cho họ một món ăn tinh thần mà họ khao khát.Hãy nhìn vào số trí thức Tây phương trong các tôn giáo độc thần đã đi theo Đức Đạt Lai Lạt Ma học Đạo, hay theo Thầy Nhất Hạnh học Thiền và số Kinh điển, sách Phật Giáo v..v.. đã được xuất bản ở Âu Mỹ thì chúng ta có thể thấy ảnh hưởng của Phật Giáo trên thế giới Tây phương ngày nay như thế nào.

Năm 1994, Stephen Batchelor xuất bản cuốn Sự Thức Tỉnh Của Tây Phương (The Awakening of the West), nội dung viết về lịch sử tiếp xúc của Phật Giáo với Tây phương.Cuốn sách được giới thiệu như sau:

"Cuốn "Sự Thức Tỉnh Của Tây Phương" là một cuốn viết rất hay về lịch sử tiếp xúc của Phật Giáo với Tây phương trong 2000 năm qua - một cuốn sử biên về những cơ hội bỏ lỡ, sự kiêu căng văn hóa, thảm kịch chính trị, và những giấc mộng không thành.Từ thời đại đế Alexandre, các vua chúa và giáo hoàng Tây phương đã mong mỏi kiếm được quyền lực bằng cách chinh phục Á Châu.Qua nhiều thời kỳ họ đã phái từng đợt sứ giả và các nhà truyền giáo tới Á Châu để tiếp xúc với những người "ngoại đạo", nhưng tâm thức hẹp hòi của người Tây phương đã làm cho những người này chẳng biết được bao nhiêu về Phật Giáo.

Ngày nay Phật Giáo được coi như là một tôn giáo phát triển nhanh nhất và là một trong những phong trào tinh thần có ảnh hưởng nhiều nhất ở Tây phương." 12

Sau đây là một trường hợp điển hình về sự thức tỉnh của con người Tây phương ra khỏi những mê lầm của tôn giáo truyền thống của mình: sự xuất bản cuốn Tinh Túy Của Phật Giáo (The Essence of Buddhism), tác giả là John Walters.

Cuốn sách nhỏ này, vào khoảng 150 trang, rất đặc biệt, vì đó là tác phẩm của một người trưởng thành trong truyền thống Ki Tô, được dạy Phật Giáo là một tôn giáo yếm thế, vô vọng, một dạng sơ khai của chủ thuyết hiện sinh v..v.., và tin rằng Ki Tô Giáo là tôn giáo duy nhất có ích cho nhân loại.Nhưng sau một chuyến du hành Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, ông ta đã thấy tận mắt thực chất của Phật Giáo, hoàn toàn không như những điều ông đã được nhồi vào đầu từ khi còn nhỏ.Ông bèn suy nghĩ lại, tìm hiểu lịch sử và so sánh Ki Tô Giáo với Phật Giáo.Ông nghĩ tới “những sai lầm và tội ác của những Giáo hội Ki Tô và những giới chức lãnh đạo trong quá khứ” (the blunders and crimes of the churches and their leaders in past ages), những lễ tiết (rituals) trong Ki Tô Giáo mà ông cho là có tính cách “mê tín tàn bạo” (sadistic superstition) và so sánh với“một trong những sự vinh quang nhất của Phật Giáo là tinh thần khoan nhượng” (one of the greatest glories of Buddhism is its tolerance).

Chân giá trị của Phật Giáo đã làm cho John Walters thức tỉnh, thức tỉnh khỏi những điều sai sự thực, mê muội mà tôn giáo truyền thống của ông đã đầu độc đầu óc ông từ khi ông còn nhỏ.Và đây là sự thức tỉnh về tư duy, một khả năng quý báu nhất của con người.

Vài Nét Về Phật Giáo Việt Nam:

Có thể nói Phật Giáo là Đạo của dân tộc, Đạo “làm người” của dân tộc Việt Nam. Vì Phật Giáo là một Đạo nhân chủ và nhân bản, coi con người đúng nghĩa là con người, rất phù hợp với truyền thống anh hùng, yêu nước của dân tộc Việt Nam, nên ảnh hưởng của Phật Giáo trên nền văn hóa dân tộc Việt Nam quả thực là to lớn, khó có thể lường được. Thật vậy, ảnh hưởng của Phật Giáo trên nền văn hóa dân tộc thực là sâu đậm, sâu đậm đến độ người ta không còn phân biệt được đâu là văn hóa Phật Giáo và đâu là văn hóa dân tộc. Đây là một sự kiện không ai có thể phủ bác. Sở dĩ như vậy là vì Phật Giáo đã đi vào dân tộc Việt Nam, không bằng con đường giáo điều khô cứng, không bằng con đường ru ngủ dân chúng (có tác dụng như thuốc phiện) với những hứa hẹn hão huyền, mà bằng con đường trí thức, con đường phát triển trí tuệ, tự lực tự cường, và nhất là không chống lại những truyền thống của dân tộc Việt Nam. Với những giáo lý nhân bản và những triết thuyết cao siêu, phù hợp với tinh thần khoa học, Phật Giáo đã đáp ứng được những đòi hỏi suy luận trí thức của giới có học. Với bản chất hòa bình, bao dung, bình đẳng, và những giáo lý giản dị, Phật Giáo cũng đã đáp ứng được khao khát của giới bình dân, ít học. Từ đó, Phật Giáo đã đi vào dân gian, hội nhập trong dân gian, trên mọi giới, để tạo nên một tinh thần Phật Giáo dính liền với một tinh thần yêu nước cao độ của người Việt Nam. Có thể nói, Đạo Phật là nền tảng đạo đức và tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam.

Kể từ khi Phật Giáo du nhập vào Việt Nam đến nay đã ngót hai mươi thế kỷ, Phật Giáo chưa bao giờ phản bội dân tộc, liên kết với kẻ ngoại xâm, giết hại đồng bào. Phật Giáo Việt Nam chưa bao giờ nhận lệnh của bất cứ chức sắc ngoại quốc nào, lệ thuộc bất cứ một tổ chức chính trị hay tôn giáo quốc tế nào. Và cũng nhờ đó mà Việt Nam đã bao lần thành công trong việc đánh đuổi ngoại xâm, từ những thế kỷ đầu cho tới hạ bán thế kỷ 20. Với một lịch sử du nhập như vậy chúng ta hẳn không lấy làm lạ khi thấy tinh thần Phật Giáo thể hiện sâu đậm trong mọi bộ môn của nền văn hóa Việt Nam như văn chương, thi ca bác học cũng như bình dân, trong nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc v.v...

Phật Giáo không thể đứng ngoài dân tộc, do đó, ngoài trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo, mọi Phật tử, Tăng cũng như Tục, còn phải có bổn phận đối với quốc gia dân tộc, một bổn phận nặng nề hơn, vì sự tồn vinh của dân tộc cũng là sự tồn vinh của Phật Giáo. Nếu chúng ta không hiểu được điều này thì không bao giờ có thể hiểu được cái sinh lực Phật Giáo trong lòng dân tộc. Muốn duy trì cái sinh lực Phật Giáo này trong lòng dân tộc, người Phật tử phải tích cực trong nhiệm vụ chung là bảo vệ và hiển dương Đạo Pháp, song song với nhiệm vụ xây dựng xã hội, đất nước.

Một trong những vấn đề chính trong xã hội ngày nay mà Phật Giáo cần phải đối phó là Phật Giáo phải có cái dũng để ngăn chặn những kẻ xấu vì lòng cuồng tíntôn giáo, vì vô minh, vì tự ty trước Phật Giáo v..v.. nên thường xuyên ra công xuyên tạc đánh phá Phật Giáo trong sách lược xâm lăng văn hóa và tôn giáo của dân tộc Việt Nam.Trọng trách này đòi hỏi chúng ta phải vận dụng đến trí tuệ, đến sự hiểu biết, và nhất là đến tâm từ bi của Phật Giáo trong mục đích chuyển hóa.

Trong một phần trên tôi đã nêu lên một sự kiện, đó là: vì không còn chỗ đứng, không còn cơ cứu vãn ở Tây phương, cái nôi của Ki Tô Giáo trước đây, Ki Tô Giáo đã có kế hoạch vớt vát qua sách lược xâm lăng văn hóa và tôn giáo ở Á Châu, trong đó có Việt Nam. Toan tính của Ki Tô Giáo trong sách lược này là mang đồ Tây phương đang từ bỏ, phế thải dần dần, để nhập cảng sang Á Châu với tất cả những thủ đoạn không chính đáng với mục đích cải đạo Á Châu dựa trên một môn thần học mới mang mỹ danh “Thần học Ki Tô Giáo theo cung cách Châu Á”.Tuy trong thực tế Ca Tô Giáo Rô Ma và Tin Lành vẫn còn chống đối nhau, thù ghét nhau, nhưng về phương diện truyền đạo sang Á Châu, cả hai giáo phái Ki Tô này đều hợp sức cùng nhau sử dụng vũ khí “Thần học Ki Tô Giáo theo cung cách Châu Á”, phối hợp với những thủ đoạn như dùng vật chất để mua chuộc giới chức có quyền cũng như khuyến dụ dân nghèo, và dùng chiêu bài chính trị như Dân Chủ, Đa Nguyên, Nhân Quyền, Tự Do Tôn Giáo v..v.. để cải đạo Á Châu.Công Giáo dựa thế Vatican, Tin Lành dựa thế cường quốc Mỹ, và có vẻ như Nhà Nước cũng như Phật Giáo Việt Nam khá thụ động trước âm mưu xâm lăng văn hóa và tôn giáo này.Đây chính là vấn nạn mà Phật Giáo Việt Nam cần phải quan tâm và đối phó. Vậy thì chúng ta cần phải biết rõ kế hoạch xâm lăng văn hóa và tôn giáo ở Á Châu của Ki Tô Giáo là như thế nào.

Bản “Tông Huấn Giáo Hội Tại Á Châu” của Giáo Hoàng John Paul II tung ra cuối năm 1999 và cuốn “Thần Học Ki Tô Giáo Theo Cung Cách Châu Á”, một tuyển tập gồm các bài viết của Mục sư Tống Tuyền Thịnh (Choan Seng Song), người Đài Loan, được một số nhân viên trong Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo T.P. HCM tuyển dịch và ấn hành vào tháng 8 – 1991, về bản chất không khác gì nhau, vì cùng nhắm một mục đích: cải đạo Á Châu qua những thủ đoạn có thể nói là bất chính và bất lương trí thức.Điều đáng để ý là Công Giáo Việt Nam đã lấy một tác phẩm thần học của một Mục sư Tin Lành làm đề tài hội thảo với mục đích rao bán “quyền năng cứu chuộc” của Thiên Chúa.Đây là một chuyện hiếm có, vì từ xưa tới nay, Công Giáo luôn luôn khẳng định Giáo hội Công Giáo là phương tiện cứu rỗi duy nhất, không có sự cứu rỗi ở ngoài giáo hội Công Giáo, theo như tinh thần bản văn Dominus Jesus mà Hồng Y Ratzinger tung ra trước đây, với sự chấp thuận của Giáo hoàng John Paul II.Điều này cho thấy Công Giáo và Tin Lành cùng có chung một sách lược cải đạo Á Châu dựa trên cái gọi là “Thần học Ki Tô Giáo theo cung cách Á Châu.” .Nhưng điều đáng nói ở đây là tuy Vatican đã biết rõ là chẳng làm gì có cái gọi là sự “cứu rỗi” của Giêsu (qua sự kiện Giáo hoàng John Paul II công nhận thuyết Big Bang, thuyết Tiến Hóa, và phủ nhận sự hiện hữu của thiên đường và hỏa ngục), Vatican vẫn tung ra những tài liệu như “Tông Huấn Giáo Hội Tại Á Châu” ,“Dominus Jesus”, phụ họa với tài liệu “Thần Học Ki Tô Giáo Theo Cung Cách Châu Á” của mục sư Tống Tuyền Thịnh ở Đài Loan, để rao bán “ơn cứu chuộc” của Giêsu cho đám dân thấp kém, ít hiểu biết.Đó là đạo đức tôn giáo của các bậc lãnh đạo Công Giáo cũng như Tin Lành.

Nội dung bản “Tông Huấn Giáo Hội Tại Á Châu” của Giáo hoàng Công Giáo John Paul II là một mớ trích dẫn từ Thánh Kinh Ki Tô Giáo một cách chọn lọc, ngoài toàn bộ vấn đề (out of context), đưa ra những luận điệu lừa dối những đầu óc yếu kém, ít học, về một chương trình cứu độ của Thiên Chúa tại Á Châu trong khithực chất chỉ là âm mưu xâm lăng văn hóa và tôn giáo Á Châu.

Khi cuốn Thần Học Ki Tô Giáo Theo Cung Cách Châu Á của Mục sư Tống Tuyền Thịnh được Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo T.P. HCM dùng làm đề tài thảo luận cho một cuộc hội thảo vào đầu thập niên 1990, thì Tỳ Kheo Thích Nhật Từ ở Việt Nam đã thuyết trình một bài Phê Bình cuốn sách này trong cuộc hội thảo đó, vànhư chúng ta đã biết, Tỳ Kheo Thích Nhật Từ đã vạch ra những sai lầm của Mục sư Tống Tuyền Thịnh qua những thủ đoạn xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc và hạ thấp giáo lý Phật Giáo để tô hồng quảng cáo cho cái gọi là “quyền năng cứu chuộc” của Thiên Chúa mà chúng ta đã biết đó chỉ là một sự mê tín tiền – Darwin và sự vô nghĩa hậu – Darwin.Bài thuyết trình của Tỳ Kheo Thích Nhật Từ đã được in thành sách ở Việt Nam và được phổ biến trên một số trang nhà Phật Giáo, và được in lại trong cuốn “Ki-Tô Giáo: Kế Hoạch Cải Đạo Á Châu”, nhà xuất bản Á Châu, Hè 2005, cùng với hai tác giả khác:Ngô Triệu Lịch và Trần Chung Ngọc.Hai tác giả này đã phê bình chi tiết bản “Tông Huấn Giáo Hội Tại Á Châu” của Công Giáo và đã vạch ra những thủ đoạn bất chính trong sách lược cải đạo Á Châu của Ki Tô Giáo trong cuốn sách trên.

Tiếc thay, một con én không làm nổi mùa xuân.Từ 1991 đến nay, ngoài Tỳ Kheo Thích Nhật Từ, có vẻ như thật hiếm hoi, khó mà tìm được những trưởng tử Như Lai quan tâm đến mặt trận văn hóa để bảo vệ Đạo Pháp.

Dưới chiêu bài Thần Học Ki Tô Giáo Theo Cung Cách Châu Á, Ki Tô Giáo toan tính mang đồ phế thải ở Âu Châu sang tặng Á Đông, theo ngôn từ trong bản “Tông Huấn Giáo Hội Tại Á Châu” của Giáo hoàng John Paul II. Nhưng nền thần học Ki Tô Giáo, bất kể với nhãn hiệu gì, ngày nay đã không còn chỗ đứng trong những xã hội văn minh tân tiến.Bởi vì, trước những khám phá khoa học mà không ai có thể phủ bác về nguồn gốc vũ trụ, về thuyết Tiến Hóa v..v.., mà chính Giáo Hoàng của Công Giáo cũng phải chấp nhận, một Thiên Chúa “sáng tạo” ra vũ trụ và con người cách đây khoảng 6000 năm như được viết trong Thánh Kinh đã trở thành một chuyện vô nghĩa, chỉ còn có thể mê hoặc được những đầu óc chưa được mở mang đúng mức.

Thực chất nền thần học Ki Tô Giáo là gì.Không ai rõ hơn là chính những người trong đạo.Chúng ta hãy đọc một đoạn trong cuốn Một Linh Mục Hiện Đại Xét Về Giáo Hội Lỗi Thời Của Mình (A Modern Priest Looks At His Outdated Church), một cuốn sách đã được một số trí thức trong cũng như ngoài giáo hội ca tụng, của linh mục James Kavanaughnhận xét như sau về nền Thần học Công Giáo, trang 6:

Tuy nhiên, nền Thần học của chúng ta đã trở thành một trò chơi học thuật.Đó là một mớ luật lệ tích tụ trong sự cay đắng tôn giáo của những cuộc tranh chấp nhỏ mọn.Đó là một chuyện cổ tích về những chân lý đã nhàm chán, chỉ có tác dụng tước đoạt trách nhiệm cá nhân của con người và hạ thấp con người thành một nô lệ vô danh sợ sệt. Thần học đã tước đoạt đầu óc con người và chỉ để lại trong họ những lời học thuộc lòng... Đó là nền Thần học mà tôi đã học và truyền lại trong mọi kỳ xưng tội mà tôi nghe, trong mọi lớp học tôi dạy, trong mọi bài giảng tôi nói cho đám con chiên đầy mặc cảm tội lỗi 13

Giáo sư David Voas, đại học New Mexico, Hoa Kỳ,tác giả cuốn sách khảo cứu Tân Ước nổi tiếng: Cuốn Thánh Kinh Mang Tin Dữ: Cuốn Tân Ước (The Bad News Bible: The New Testament) đã viết trong phần dẫn nhập như sau:

Thật là đáng xấu hổ... Thần học - chấp nhận như là môn học về Thiên Chúa - bị coi là không có chủ đề nào, hoặc ít nhất là không có chủ đề nào chúng ta có thể nghiên cứu. Đó là ngành học duy nhất với những chuyên gia thực sự không biết mình đang nói cái gì.

Vì không có chất liệu cho chủ đề, các nhà Thần học phải xử dụng đến hai lãnh vực kỳ quặc: óc tưởng tượng và Giáo quyền...Ngày nay, các tư tưởng gia Ki Tô có nhiệm vụ chứng tỏ Thánh Kinh có ý nghĩa, nhất quán, và có vẻ như là có thể biện hộ cho vấn đề luân lý đạo đức trong đó.Điều này có thể thật là khó khăn. 14

Ngoài ra, H. L. Mencken (1880-1956), một Văn hào Mỹ, đã viết:

"Thần học: một nỗ lực để giải thích cái không thể biết được bằng cách đặt sự giải thích vào những cái không đáng biết" 15

Và Alfred North Whitehead (1861-1947), một nhà Toán học và Triết gia Mỹ cũng đưa ra nhận định:

Tôi coi nền thần học Ki Tô Giáo như là một trong những tai họa lớn của nhân loại.16

Và cũng vì vậy mà John E. Remsburg đã viết trong cuốn Những Điều (Công Giáo) Nhận Vơ Sai Sự Thực (False Claims, p. 3)

Trong những giới thông minh ở Âu Mỹ, nền Thần học Ki Tô trên thực tế đã chết.17

Đó là thực chất các nền thần học của Ki Tô Giáo, và chúng ta có thể tin chắc rằng, Thần Học Ki Tô Giáo Theo Cung Cách Châu Á, một vũ khí mới của Ki Tô Giáo trong sách lược cải đạo Á Châu, cũng không ra ngoài những nhận định như trên củagiới trí thức, học giả, cũng như bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo.Đây là vấn đề chúng ta cần nắm vững nếu chúng ta bắt buộc phải đối thoại với Ki Tô Giáo.Tại sao?Nhà thần học Công Giáo Hans Kung đã nhận định trong cuốn Ki-Tô Giáo (Christianity), trang 783:

Không có hòa bình giữa các tôn giáo thì sẽ có chiến tranh giữa các nền văn minh khác nhau.Không thể có hòa bình giữa các tôn giáo nếu không có sự đối thoại giữa các tôn giáo. Không thể có sự đối thoại giữa các tôn giáo mà không có sự nghiên cứu về những nền tảng của các tôn giáo.18

Thật ra thì nhà thần học Hans Kung chỉ muốn nói đến các tôn giáo thờ độc thần như Ki Tô Giáo, gồm có Công Giáo, Tin Lành, và Chính Thống, và Hồi Giáo, Do Thái Giáo, vì các tôn giáo này, hay hệ phái tôn giáo này, thường chém giết tàn sát lẫn nhau mỗi khi có cơ hội, kéo dài cho đến tận ngày nay, chứ nhu cầu đối thoại không có trong Phật Giáo, vì bản chất Phật Giáo là một tôn giáo, nếu có thể gọi là một tôn giáo, chủ trương hòa bình, không chống đối bất cứ một tôn giáo nào khác, trừ phi phải vận dụng trí tuệ để giải hoặc những chống phá Phật Giáo, đến từ các thế lực vô minh.Ở Việt Nam, theo Linh Mục Lương Kim Định thì Công Giáo, khi du nhập vào Việt Nam, đã biến xã hội Việt Nam đang thống nhất, thành hai phe Lương, Giáo đối nghịch mà sự nghi kỵ khó có thể xóa sạch được.Do đó, dù không có nhu cầu đối thoại, Phật Giáo cũng phải nghiên cứu nền tảng của Ki Tô Giáo để mà có một căn bản đối thoại khi cần.Một kiến thức chắc chắn về nền tảng của Ki Tô Giáo, trong thời đại mới, còn cần thiết hơn nữa, khi mà Phật Giáo phải đối diện với sách lược xâm lăng văn hóa và tôn giáo của Ki Tô Giáo.

Đối với người Việt Nam, chúng ta cần phải ý thức được rằng chiêu bài “đối thoại” hay “liên tôn” của Công Giáochỉ là những bình phong chiêu dụ những người ngoại đạo nhẹ dạ, ngây thơ, kém hiểu biết, hám danh, lao đầu vào cái bẫy của Công Giáomà không biết đến những âm mưu của họ trong chính sách xâm lăng văn hóa và tôn giáo Á Châu, cũng như không biết rằng mục đích chính của Công Giáo không phải là “đối thoại” hay “liên tôn” mà chỉ là những chiến thuật giai đoạn nhằm mục đích đồng hóa Phật Giáo vào Ki Tô Giáo.Cũng may, số người rơi vào cái bẫy này không nhiều, không có uy tín trong quần chúng, nếu ở trong Phật Giáo thì thực chất của họ chỉ là những con nội trùng kém đạo đức, nên ảnh hưởng hay kết quả những cuộc hợp tác “đối thoại” hay “liên tôn” của họ với Công Giáo, nếu có, có thể nói là không đáng kể, không cần phải quan tâm.Tuy vậy, Phật tử cũng không nên vìthế mà lơi là, không chịu tìm hiểu kỹ các vấn đề, áp dụng hạnh từ bi một cách thiếu sáng suốt, và để mặc cho Công Giáotự tung tự tác trong sách lược cải đạo Á Châu.

Chúng ta cần phải vạch trần âm mưu dùng “đối thoại” để truyền giáo và cải đạo của Ki Tô Giáo cho quần chúng biết rõ, báo động nguy cơ xâm lăng của Công Giáovà Tin Lành, và nhất là buộc những người Công Giáophải lương thiện, thẳng thắn và thành thật đối với chúng ta qua những hành động cụ thể chứ không chỉ có trên đầu môi chót lưỡi hay trên mặt văn tự. Ví dụ, người Công Giáongày nay nói rằng họ có tinh thần dân tộc, hội nhập văn hóa dân tộc.Vậy hành động cụ thể của họ phải là từ bỏ tinh thần nô lệ Vatican, từ bỏ lệ thuộc Vatican về hành chánh cũng như về vấn đề tâm linh, vì thực chất cấu trúc của Vatican là cấu trúc của một chính quyền, của một quốc gia, do đó là một ngoại bang, và tinh thần dân tộc Việt Nam là không bao giờ chịu nô lệ ngoại bang, và văn hóa Việt Nam thì không bao giờ có thể tương hợp với văn hóa Ki Tô Giáo.

Để cho vấn đề rõ ràng hơn và cũng để cho người dân biết rõ hơn về kế hoạch xâm lược văn hóa và tôn giáo Á Châu của Vatican, sau đây tôi sẽ trình bày sơ lược về vài thủ đoạn điển hình trong sách lược cải đạo Á Châu của Công Giáovà Tin Lành.

1. Thủ đoạn rất quen thuộc của Công Giáovà Tin Lành trong sách lược cải đạo Á Châu gồm hai mặt: tấn công và chống đỡ.Trong mặt tấn công, họ xử dụng mánh mưu “Thần học Ki Tô Giáo theo cung cách Á Châu”, lấy một số giáo lý của Phật giáo, xào xáo, thay đổi làm thành giáo điều của Ki Tô Giáo, đồng thời tung ra những bản văn xuyên tạc, hạ thấp Phật Giáo, mạ lỵ tăng đoàn v..v..Nếu Phật Giáo không có phản ứng thì họ sẽ lấn tới bằng mọi thủ đoạn.Nếu Phật Giáo phản ứng để phản bác thì họ giữ im lặng, lợi dụng bản tính hiền hòa và khoan nhượng tôn giáo của người dân Á Châu, đưa ra mặt chống đỡ, tạo trong quần chúng một ý tưởng là chính Phật Giáo là phe khởi xướng cuộc tranh chấp tôn giáo, gây chia rẽ, làm mất tình hòa hợp đoàn kết quốc gia.Ngoài ra, họ còn mua chuộc, hối lộ các chính quyền địa phương để ngăn chận sự phổ biến những tài liệu phản kháng, vạch trần âm mưu của họ, trong quần chúng.Thủ đoạn này đã thành công phần nào ở Thái Lan và ở Việt Nam.Người dân ít hiểu biết và ngay cả chính quyền cũng rất dễ bị lừa dối bởi thủ đoạn này, không nhận thức được bộ mặt thật của Ki Tô Giáo.

2. Lợi dụng cảnh nghèo khó của người dân, họ thường bỏ tiền ra mua tín đồ, hoặc giúp đỡ chút ít về vật chất, đồng thời truyền đạo bằng những điều mê hoặc, lừa dối quần chúng về “ơn cứu chuộc của Giêsu” mà thực chất chỉ là một cái bánh vẽ trên trời.Câu truyền tụng trong dân gian Việt Nam: “theo đạo có gạo mà ăn” không phải là không có cơ sở thực tế.Đây là sách lược chung của Công Giáo và Tin Lành.Ngay trên đất Mỹ, hiện tượng Tin Lành bỏ tiền ra mua tín đồ cũng đã xảy ra ở một vài nơi.Nhà thờ Tin Lành ở Harvey đã kêu gọi dân trong vùng đi lễ nhà thờ và khi ra về mỗi người sẽ được tặng $25.Mục sư cai quản nhà thờ Harvey tuyên bố: “Phát tiền ra chỉ là một phương pháp để truyền bá phúc âm” (Giving away cash is just one way of spreading the gospels), điều cần là kéo họ đến nhà thờ để họ nghe giảng.

3. Họ đánh đồng quan niệm về ông Trời của Việt Nam với Chúa Trời của họ, bất kể là quan niệm về ông Trời của Việt Nam tuyệt đối không phải là về một anh thợ mộc ở Do Thái, Giêsu, một người thường như mọi người khác nhưng sống với một ảo tưởng, đã được nền thần học Ki Tô Giáo dựng lên làm Chúa cứu thế cho cả nhân loại.Thủ đoạn này đang được cả Công Giáo lẫn Tin Lành khai thác tối đa để lừa dối những người dân thấp kém.

4. Họ dựng đứng lên những điều vô cùng hoang đường và có tính cách huênh hoang hỗn xược:Đức Phật chỉ là một nhà tiên tri hay “ngôn sứ” của Thiên Chúa, hay đã được Thiên Chúa mạc khải cho để sửa soạn cho vai trò cứu thế của Giê-su v..v..,tuy rằng chẳng ai biết Thiên Chúa là cái gì và, như chúng ta đã biết, thế giới Tây phương đang sống như là không có Thiên Chúa hay ít ra là không cần đến Thiên Chúa, một sản phẩm tưởng tượng của người dân Do Thái trong thời bán khai.

5. Một trong những vũ khí hữu hiệu nhất của Ki Tô Giáo là phóng đại bộ mặt từ thiện bác ái để tô hồng quảng cáo cho Ki Tô Giáo trong khi thực chất những công việc từ thiện này không như họ thường quảng cáo.Đây có thể nói là sự thành công nhất của giáo hội Công Giáo, cũng như Giáo hội đã thành công cấy vào đầu các tín đồ hình ảnh một giáo hội thánh thiện, tông truyền, duy nhất v..v.. trong khi thực ra lịch sử của giáo hội là một lịch sử thô bạo, đẫm máu, chứa đầy những chuyện ô nhục nhất thế gian: thánh chiến; tòa hình án xử dị giáo; săn lùng và thiêu sống phù thủy; chủ trương diệt chủng Do Thái; không ít giáo hoàng ác độc, tàn bạo, hoang dâm, vô luân; không ít linh mục loạn dâm: cưỡng dâm nữ tu Công Giáo (các sơ), trẻ em phụ tế, nữ tín đồ v..v... và không ít nữ tu đang tâm bạo hành trẻ em cũng như dự phần trong chính sách diệt chủng ở Rwanda?Lẽ dĩ nhiên chúng ta không thể dựa vào những trường hợp cá biệt nêu trên để mà tổng quát hóa vấn đề đạo đức trong Công Giáo.Nhưng chúng ta không thể không đặt ra câu hỏi:Tại sao một tôn giáo thường tự nhận là do Thiên Chúa mạc khải, do Chúa Giê-su thành lập, thánh thiện, tông truyền, duy nhất v..v.. lại có một lịch sử đen tối như vậy và lại có thể đào tạo ra một số linh mục, nữ tu vô đạo đức như vậy trong khi những chuyện ô nhục này không hề xảy ra trong các tôn giáo mà Ki Tô Giáo gọi là “thấp kém”?Câu trả lời nằm trong câu hỏi đối với những người không cần đến kiến thức của các học giả mà chỉ cần có một đầu óc còn đôi chút suy nghĩ để có thể nhận ra bản chất chân thật của Ca Tô Giáo là như thế nào.

Những tổ chức từ thiện của Công Giáo đã được B. S. Rajneesh, tác giả cuốn Linh Mục và Chính Trị Gia: Những Mafia của Linh Hồn (Priests & Politicians: The Mafia of the Soul), nhận định như sau, trang 25:

Nếu con người nghèo đói, họ có thể dễ bị dụ vào Ki Tô Giáo, đặc biệt là Ca Tô Giáo.Những trường học, nhà thương, và viện mồ côi của họ chẳng qua cũng chỉ là những xưởng để dụ người ta trở thành tín đồ Ca Tô 19

Rajneesh đã không nhắc đến sự kiện là với những sự trợ cấp của chính phủ và sự đóng góp của những người có từ tâm, nhiều cơ sở "từ thiện" đã là những nguồn kinh tài cho giáo hội, vơ vét tiền bạc trên sự đau khổ của các trẻ em mồ côi và những người xấu số.Tưởng chúng ta cũng nên biết thêm một sự kiện về những tổ chức "từ thiện" của Vatican.Sách vở, báo chí và TV Âu Mỹ đã phanh phui ra vụ Vatican dùng những cơ quan từ thiện như Caritas International, Red Cross và một số tu viện làm những đường giây gọi là "Giây chuột" (Ratlines) với những dịch vụ như cấp căn cước giả, thông hànhgiả, tài chánh v..v.. cho nhiều tội phạm chiến tranh Đức Quốc xãẩn náu trong các tu viện chờ cơ hội chuồn sang Nam Mỹ, phần lớn là sang Á Căn Đình (Argentina).

Nói tóm lại, những công cuộc “từ thiện” của Ki Tô Giáo, Ca Tô Giáo cũng như Tin Lành, chỉ là những sơn phết màu mè che dấu những âm mưu đen tối đàng sau.Tuy vậy, những lớp sơn phết này cũng đánh lừa được nhiều người, kể cả những chính quyền phi Ki-Tô không biết rõ bản chất “từ thiện” của Ki Tô Giáo, chỉ nhìn thấy mặt ngoài thường xuyên được Ki Tô Giáo thổi phồng mà không để ý đến những mánh mưu gây tác hại cho quốc gia dân tộc về sau

6.Và gần đây, Công Giáo cũng như Tin Lành còn đưa ra sách lược nham hiểm: dùng bọn người trí thức nô lệ mất gốc, đưa ra những tác phẩm xuyên tạc lịch sử, phủ nhận công ơn của những anh hùng dân tộc, tôn vinh những kẻ bán nước cầu vinh, hạ thấp nền văn hóa Việt Nam, nhất là lịch sử và văn hóa Phật Giáo, hoặc đánh đồng khập khiễng vài nét văn hóa Việt Nam hoặc Phật Giáo với nền văn hóa Ki Tô, ngụy trang đằng sau những chiêu bài đầu môi chót lưỡi như“Thần học Ki Tô Giáo theo cung cách Á Châu”, hoặc “quay về với truyền thống dân tộc, hội nhập văn hóa dân tộc”, trong khi bản chất độc tôn cuồng tín về “Chúa KiTô là đấng trung gian duy nhất”, nô lệ Vatican vẫn không thay đổi.

Những mánh mưu và luận điệu tuyên truyền lừa bịp của họ không thể kể hết và phân tích trong phạm vi bài viết này.

Vài Lời Kết.

Ngày nay,Ki Tô Giáo, Công Giáo và Tin Lành, dựa vào thế lực giả tạo của Vatican và thế lực của cường quốc Mỹ, nấp sau những chiêu bài như “đối thoại”, “hòa hợp tôn giáo”, “tự do dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo” để thúc đẩy chương trình bành trướng cải đạo Á Châu, một lục địa đông dân và tài nguyên phong phú.Không còn mấy giá trị đối với giới trí thức hiểu biết, mất dần ảnh hưởng trong những quốc gia văn minh tiến bộ, Ki Tô Giáo phải tìm đất sống ở những nơi tình trạng xã hội chưa ổn định, dân trí còn kém mở mang, và dân chúng còn nghèo khó, còn chịu nhiều bất công xã hội.Á Châu là miếng mồi ngon nhất, thích hợp nhất, từ đó nền “Thần học Ki Tô Giáo theo cung cách Á Châu” đã được đề xướng để thực hiện âm mưu xâm lăng văn hóa và tôn giáo Á Châu của Ki Tô Giáo.Âm mưu này có thành tựu hay không, tất cả tùy thuộc thái độ của các Giáo hội Phật Giáo địa phương và chính sách giáo dục và tôn giáo của các chính quyền địa phương ở Á Châu.

Qua sự phân tích ở trên,chúng ta đã biết rõ thực chất của cái gọi là “Thần học Ki Tô Giáo theo cung cách Á Châu” là như thế nào.Đó chẳng qua chỉ là một tập hợp những thủ đoạn truyền đạo xảo quyệt, bất chính, bất lương trí thức của những tổ chức thế tục mang danh tôn giáo.Cho nên chúng ta không lấy gì làm lạ trước những phản ứng của Á Châu để đối phó với sách lược Cải Đạo Á Châu của Ki Tô Giáo. Thái Lan đã có những phản ứng tích cực trước những thủ đoạn bất chính của Ki Tô Giáo.Trung Quốc có chính sách rất cứng rắn đối với Ki Tô Giáo và mới đây đã tự tấn phong vài Giám mục Công Giáo bất kể đến những phản đối của Vatican muốn giữ độc quyền trong vấn đề này.Lòng yêu nước của dân Nhật đã vô hiệu hóa sự xâm nhập của Ki Tô Giáo vào trong xã hội Nhật.Còn Việt Nam thì sao?

Theo thiển ý, Phật Giáo có đủ sáng suốt để đưa ra một sách lược đối phó hữu hiệu.Thật ra sách lược này rất đơn giản.Chúng ta chỉ cần đặt nỗ lực trong vấn đề mở mang dân trí, đưa ra và phổ biến rộng rãi trong quần chúng những sự thật, tuyệt đối chỉ là những sự thật, trong Ki Tô Giáo.Những sự thật này nằm ngay trong cuốn Kinh Thánh của Ki Tô Giáo và lịch sử 2000 năm của Ki Tô Giáo.Đây là một kho tài liệu mà chúng ta có thể khai thác đến vô tận.Chúng ta hãy nhớ lời của Samuel Butler:“Người Ki Tô không sợ những tội lỗi, họ chỉ sợ sự thật.

Đối với những nhà truyền giáo nói lên những luận điệu thần học để hạ thấp Đức Phật, để tô hồng quảng cáo cho Ki Tô Giáo, chúng ta chỉ cần đặt trước mặt họ cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo và bất cứ cuốn Kinh Phật nào rồi bảo họ hãy giải thích sự trái ngược về luân lý và đạo đức chứa trong hai cuốn sách trên, và hãy so sánh tư cách, trí tuệ của Đức Phật với tư cách và trí tuệ của Thiên Chúa trong Thánh Kinh, cùng bảo họ hãy so sánh lịch sử truyền bá Đạo Pháp của Phật Giáo với lịch sử truyền đạo của Ki Tô Giáo.

Tôi tin rằng Phật Giáo sẽ phải giữ một vai trò và một địa vị xứng đáng, quan trọng trong xã hội Việt Nam, nhất là trong thời đại mà những tệ đoan xã hội theo nếp sống Tây phương đã phần nào làm suy yếu nền đạo đức tinh thần cổ truyền của xã hội Việt Nam.Tôi tin tưởng rằng nếu giới Phật tử chúng ta chịu khó bắt tay vào làm việc, đóng góp ý kiến v..v.. về vị thế của Phật Giáo trong thời đại mới, thì Phật Giáo sẽ có nhiều cơ hội phát triển, và do đó sẽ có nhiều đóng góp tích cực cho sự an sinh của quần chúng Việt Nam.

Vấn đề cấp bách của chúng ta ngày nay là phải xét xem Ki Tô giáo có thể làm được những gì với sách lược Cải Đạo Á Châu của họ, và sách lược này có ảnh hưởng gì đến đất nước Việt Nam.Sách lược của giáo hội Công giáo cũng như Tin Lành, chúng ta đã rõ, là một sách lược chủ trương xóa bỏ mọi nền văn hóa phi Ki-Tô, dùng bạo lực thắng công lý, dùng gian xảo, dối trá để lừa dối dân gian, dùng bả vật chất và mê tín dị đoan để chiêu dụ và giữ tín đồ, dùng những phép lạ ngụy tạo để huyễn hoặc làm mê mẩn đầu óc tín đồ v..v.. Lịch sử thế giới đã ghi rõ điều này, và kinh nghiệm cay đắng của Việt Nam đối diện với sự xâm nhập của Công Giáo còn ghi rõ trong sử sách.Ở đây, sách lược truyền giáo của Công Giáo đã đưa tới những cảnh bất hòa trong những gia đình nào có người bỏ tôn giáo truyền thống của gia đình, của dân tộc, để tin theo những lời dụ dỗ huyền hoặc của Công Giáo, từ bỏ không còn tôn trọng những lễ tiết truyền thống trong gia đình.Công Giáo cũng đã đưa tới những cảnh Lương Giáo nghi kỵ, thù nghịch, tàn sát lẫn nhau như lịch sử đã chứng tỏ.Chính quyền và người dân Việt Nam cần nghiên cứu kỹ để biết rõ những âm mưu lũng đoạn quốc gia Việt Nam, và nhất là thái độ “không đội trời chung” của Công Giáo đối với Cộng Sản, để biết đường mà tránh đi trên con đường đưa tới sự tự hủy diệt.Thế lực của Công Giáo hoàn vũ ngày nay chỉ là một lớp sơn phết bên ngoài, thực lực càng ngày càng yếu, không còn nắm quyền sinh sát như ngày trước, cho nên muốn gì giáo hội chỉ còn biết cầu nguyện.

Do đó chúng ta cần có những biện pháp đối phó.Tại sao lại phải đối phó?Bởi vì KiTô giáo chưa hề thay đổi trong sách lược truyền đạo, và sách lược này luôn luôn xúc phạm đến các tôn giáo và các nền văn hóa truyền thống địa phương.Ki Tô giáo không thể chấp nhận ý tưởng hòa hợp tôn giáo theo quan niệm đa tôn giáo bình đẳng trên thế giới.Mục đích tối hậu của Ki Tô Giáo là xóa bỏ những nền văn hóa phi-Ki-Tô để thay vào đó bằng nền văn hóa Ki Tô Giáo, một nền văn hóa chỉ có giới chăn chiên và con chiên, từ đó họ mới có thể ngự trị trên những tín đồ thấp kém và vơ vét của cải thế gian như lịch sử đã chứng tỏ ở Âu Châu.Đây là một thái độ nguy hiểm, phương hại đến nền hòa bình thế giới.

Trên đây chỉ là vài ý kiến của một cư sĩ Phật Giáo Việt Nam trong thời đại mới.Đối với Phật Giáo Việt Nam, tôi chỉ có một hi vọng.Đó là,trong mục đích tìm ra một hướng đi đích thực cho Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ 21, Phật tử chúng ta, tăng cũng như tục, hãy tích cực học hỏi để thấu hiểu và hội nhập được những chân lý vô ngã, vô thường của Đức Phật, ngồi lại với nhau, xóa bỏ những khác biệt có tính cách cục bộ, lấp đi cái hố ngăn cách giữa những Giáo Hội Phật Giáo ở trong nước cũng như ở hải ngoại, để có thể định một đường hướng tương lai cho đạo Phật ở Việt Nam, một đường hướng có lợi cho dân tộc và Đạo Pháp. Tôi ước mong các vị tôn đức trong Phật Giáo hãy rút lấy những kinh nghiệm trong quá khứ, nhận rõ tình trạng Phật Giáo hiện nay, hướng dẫn giới cư sĩ chúng tôi, ngồi cùng với nhau để lái con thuyền Phật Giáo Việt Nam thuận buồm xuôi gió trên giòng chấn hưng và phát triển Phật Giáo ở Việt Nam.

Cuối cùng, trong mục đích xây dựng, tôi xin đặt một vấn đề trước Phật Giáo Việt Nam.Như trên tôi đã trình bày, hào quang Phật Giáo đã chiếu tỏa trên toàn cõi Việt Nam trong 2000 năm.Nhưng những hào quang đó có thể duy trì được bao lâu với hiện tình Phật Giáo Việt Nam ngày nay và trước âm mưu cải đạo Á Châu của Ki Tô Giáo?Đây là một câu hỏi lớn mà tôi xin đặt trước quý vị tôn đức trong Phật Giáo nơi quê nhà.Kinh điển, giáo lý sâu sắc của Phật Giáo có đủ để chuyển hóa tâm linh con người không?Khi xưa, người dân tìm đến Phật Giáo qua cái gì, phải chăng qua cái gương đạo đức, tác phong thoát tục của các bậc xuất gia?Sức mạnh của Phật Giáo là ở đâu?Phải chăng chỉ là ở bộ áo cà sa và những nghi thức ma chay cúng tế?Hay ở vài hình thức vật chất bên ngoài v..v..?Ai cũng biết sức mạnh của Phật Giáo là ý thức được lý vô thường, buông bỏ chấp ngã, chấp danh, chấp tướng, đoàn kết sống trong lục hòa, và ý thức được sức mạnh của Phật Giáo là sức mạnh tinh thần, sức mạnh đạo đức của các bậc tu hành, sức mạnh của chuyển hóa v..v.. chứ không phải là những quyến rũ của danh, lợi, địa vị, quyền lực, vật chất v..v...Tôi chỉ đặt vấn đề trước quý vị, hiển nhiên quý vị là những người biết rõ hiện tình Phật Giáo nơi quê nhà hơn ai hết, và cũng hiển nhiên là quý vị có trách nhiệm trước lịch sử về sự hưng thịnh hay suy thoái của Phật Giáo.

Theo GS.TS Trần Chung Ngọc (Hoa Kỳ) - Sách Hiếm

__________________________________________________________

Tài Liệu Tham Khảo:

1. Mainstream churches in the West appear to be dying as societies that are increasingly secular see less need for God.

2. 100000 Roman Catholic priests have walked out in the last 20 years – more than one every two hours.Almost half of all American priests will leave – most often, to marry – before the 25th anniversary of their ordination.The Vatican won’t talk about this exodus, yet it is the most grievous crisis to face the Church since the Protestant Reformation.

3. At a special synod in 1999, the bishops of Europe declared that the peoples of the entire continent had decided to live “as though God did not exist”.

4. According to the National Conference of Brazilian Bishops, some 600000 Catholics leave the Church each year.

5. Most important, the impact of the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth... Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger.So the only ones left in the dark are ordinary Christians.

6.With the rediscovery of the scientific method in 16th-century Europe and the subsequent evolvement of the Enlightenment during the 18th-century, it was inevitable that a more rational analysis of Scripture would occur.In a world becoming scientifically oriented, descriptions of walking on water, of demons, angels, resurrection stories, and other phenomena grew increasingly unacceptable as historical realities.

In 1835-1836, The Life of Jesus Critically Examined, by D. F. Strauss, referred to some NT narratives as "myth" and defined thoseunhistoricalelementsas expressing a series of religious ideas.Today,analytical studies continue to support and confirm this assertion.The majority of scholars regard the following NT accounts and Church-developed doctrines as myth:

1.The virgin birth

2.The Incarnation (God in human form; that is, God as Jesus)

3.The work of Atonement (plan for salvation)

4.The resurrection

5.The ascension (Jesus' bodily ascent into heaven 40 days after the resurrection)

6.The Second Coming (the return of Jesus to raise the dead and to summon all to

the Last Judgment)

7.The Last Judgment (the judgment of all by God at Christ's Second Coming)

7.We human beings do not live in sin.We are not born in sin.We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism.We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized... A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense.

8.Beliefs in supernatural beings have vanished from our culture.Any general serious belief in God is fading in our culture.God has lost his spatial location as a monarch in heaven.He has lost his temporal precedence to the universe as its Creator ex nihilo.It is not God is being relegated to a remote region.It is not that God has become a bodiless abstraction (a sexist It).It is the realization that there is no God to which to relate.

9.Christianity has become irrelevant, in the minds of so many thoughtful persons of good will and honesty, because it requires so much participation in nonsense.

Whenever someone claims to be the representative of God on earth, or "the Vicar of Christ on earth", or any such thing, he is asking the world to believe in nonsense.It is alarming how many millions still believe it.

10. European scholars were scrutinizing the Bible more closely than ever before.They had concluded that it (the Bible) was not, as Christians had long believed, a book dictated by God and therefore infallibly true.It was, instead, a disorderly anthology of ancient myths, legends, history, law, philosophy, sermons, poems, fiction, and some outright forgeries.

11.There is very little, if anything, that is original in the teaching attributed to Jesus.Like the myth of Jesus itself, the sentiments he expresses are a hodgepodge of aphorisms and moral convictions that can be found in the ancient Egyptian, Babylonian, Persian, Greek, Buddhist, Confucian, and Hindu religions...But one thing is certain:Christianity, a late-comer in the history of religion, merely plagiarized sentiments from Judaism and the so called pagan religions.In his book Sources of Morality in the Gospels, Joseph McCabe [a Catholic priest] quoted the moral views attributed to Jesus in the gospels and in parallel columns gave exact moral equivalents from Jewish and pagan writers.

12.The "Awakening of the West" is a beautifully written history of the Encounter of Buddhism with the West during the past 2000 years - a chronicle of missed opportunities, cultural arrogance, political tragedy, and unfulfilled dreamd.Since the time of Alexander the Great, European kings and popes longed for the power to be gained through the conquest of Asia.They sent periodic streams of envoys and missionaries to establish contact with the "infidels," but the European's narrow-mindedness prevented them from learning much at all about Buddhism.

Buddhism is said to be the fastest growing religion and one of the most influential spiritual movements in the West.

13. Our theology, however, has become a scholar's game.It is a code of rules accumulated in the petty wars of religious bitterness.It is a tale of tired truths, which only serve to rob man of personal responsibility and reduce him to the listlessness of a frightened slave.Theology took away man's mind and left him memorized words... This is the theology I learned and transmitted in every confession I heard, every class I taught, every sermon I gave to the guilt-infected flock.

14.It's a shame... Granted, theology - the study of God - suffers from the suspicion that it has no subject, or at least none we can study.It is the only field with experts who don't know what they are talking about. Their subject matter being inaccessible, theologians must resort to the odd couple of imagination and authority... Christian thinkers now have the job of showing that scripture makes sense, is consistent, and appears morally defensible.This can be difficult.

15. Theology: an effort to explain the unknowable by putting it into terms of the not worth knowing.

16. I consider Christian theology to be one of the great disasters of the human race..

17. Among the intelligent classes of Europe andAmerica, Christian theology is practically dead.

18.Whithout peace between the religions, war between the civilizations.No peace among the religions without dialogue between the religions.No dialogue between the religions without investigation of the foundations of the religions.

19. If people are poor and hungry, they can be easily converted to Christianity, particularly into the Catholic Church.Their schools, their hospitals, their orphanages are nothing but factories for converting people into Catholics.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch