Chương 4.
Truyền Thọ Và Điều Kiện Của Bồ Tát Giới
I.
KHỞI NGUYÊN CỦA GIỚI PHÁP BỒ TÁT
Kinh Phạm Võng là nhân Phật vì
Diệu Hải Vương và một ngàn người Vương tử thọ giới pháp Bồ Tát mà ra. Đây là
pháp thọ giới Bồ Tát trước nhất. Chúng ta ở nhân gian có giới bổn này là do Bồ
Tát Xá Na, sau khi tu hành giới này rồi thành Phật ở trong thế giới Liên Hoa
Đài Tạng; vì muốn lợi lạc tất cả chúng sanh nên chính mình đem giới bổn tụng ra
truyền thọ cho Hóa thân Phật. Đức Thế Tôn Thích Ca xuất hiện ở địa cầu này là
một trong thiên bá ức Hóa thân Phật của Xá Na, do Hóa thân Phật tùy theo cơ
nghi chúng sinh ở thế giới này phương tiện tụng ra.
Tại Ấn Độ, Bồ tát bắt đầu thọ
giới từ lúc nào và cách thọ như thế nào, không làm sao tra cứu được! Theo
truyền thuyết, Đức Thích Ca truyền cho Ngài Di Lặc, Ngài Di Lặc truyền xuống
cho hơn 20 vị Bồ tát lần lượt truyền nhau, rồi do pháp sư La Thập truyền sang
Trung Quốc. Pháp truyền thọ Bồ tát giới ở Trung Quốc gồm có hai dòng chính:
- Dòng thứ nhất là Phạm Võng Bồ Tát Giới của Ngài Cưu Ma La Thập, song
chỉ tụng ra hai quyền (?),đương thời hơn 800 người như Sa môn Huệ
Dung, ĐạoTường v.v… thỉnh pháp sư La Thập truyền thọ Bồ tát giới. Kinh này là
Kinh sau rốt trong số các Kinh luật do Ngài La Thập dịch.Ngài tụng kinh này ra,
Đạo Dung v.v…bút thọ, không giống như sự phiên dịch các kinh luận khác của Ngài
là:”Ngài tay cầm quyển chữ Phạn, miệng dịch kinh văn”.Chính vì không có bổn chữ
Phạn mà chỉ do Ngài La Thập tụng, để tự bút thọ,nên khiến cho người đời nghi là
kinh ngụy tạo. Kinh này sau khi tụng ra chưa kịp tu đính.nhuận sắc và hoằng
dương,thì Ngài La Thập qua đời.Toàn bộ nghi thức truyền thọ Bồ Tát giới đương
thời đã sớm thất lạc, cho nên cũng rất khó khảo cứu tân tường.
- Về Đại Bổn của Kinh Phạm Võng
chưa được truyền đến Trung Quốc,trải qua nhiều đời có tương truyền một sự
tích.Theo truyền thuyết,lúc Ngài Tam Tạng Chân Đế từ Ấn Độ sang Trung Quốc có
mang theo bổn Phạn văn của một bộ Đại Bổn Phạm Võng,nhưng thuyền đi trên biển
Nam Hải chở nặng quá muốn chìm, Ngài ném bớt đồ trên thuyền xuống mà thuyền vẫn
còn muốn chìm,sau cùng Ngài phải ném bộ Phạm Võng Bồ Tát Luật Bổn thuyền mới
nổi lên và tiếp tục hành trình. Nhân đây Ngài than: “Đất Hán không có duyên với
Bồ Tát giới luật, thật đáng buồn!”. Đây cũng là một vấn đề của Phạm Võng Giới Bổn, thực hư như thế nào không dược biết!
- Nhưng pháp truyền thọ của Phạm
Võng Bồ Tát giới dường như một vị truyền cho một vị, vì thế chỉ nói Đức Thích
Ca truyền A Dật Đa (Di Lặc), rồi truyền xuống hơn 20 vị Bồ tát lần lượt truyền
nhau, rồi do Pháp sư La Thập truyền sang Trung Quốc.Điều này so với việc 800
người như Huệ Dung, Đạo Tường v.v…đồng thời hướng về Pháp sư La Thập cầu thọ Bồ
Tát Giới dường như là bất đồng. Nhưng cũng không thể đoán định. Nói là A Dật Đa
truyền lại hơn 20 vị Bồ Tát rồi do Pháp sư La Thập truyền sang Trung Quốc, cũng
có thể là do tương truyền hơn 20 đời.
Dòng thứ hai là Bồ Tát Giới Bổn
kinh của Tam Tạng Đàm Vô Sấm truyền dịch, đây cũng rút ra từ bộ Du già. Nhân vì
nội dung của Bồ Tát Giới Bổn kinh này, như Đại sư Pháp Tạng nói: “Nay
riêng lưu hành Địa Trì Giới Bổn, ở phần đầu có đặt bài kệ quy mạng”.
Ở đây cũng có một sự tích, trong Bồ Tát Giới
Sớ của Đại sư Pháp Tạng có thuật như vầy: “Lúc Tam Tạng Đàm Vô Sấm ở Tây Lương
Châu, có sa môn Pháp Tấn v.v… đến cầu Đàm Vô Sấm truyền thọ Bồ Tát giới và
thỉnh phiên dịch Giới Bổn…, Ngài nói: “Người nước này (Trung Quốc) tánh nhiều
giảo hoạt, lại không tiết tháo, đâu có đủ sức làm pháp khí của đạo Bồ Tát”, bèn
không truyền giới. Pháp Tấn v.v… cầu xin mãi không được nên ở trước tượng Phật
lập thệ, khổ nhọc cầu giới, bảy ngày vừa mãn, mong thấy Đức Di Lặc đích thân
truyền giới và giới bổn, Pháp Tấn đều tụng được,sau khi thức dậy liền đến gặp
Đàm Vô Sấm. Thấy tướng của Pháp Tấn lạ, Đàm Vô Sấm khen: “Đất Hán cũng có
người”, rồi dịch Giới Bổn một quyển cùng với Giới Bổn của Pháp Tấn tụng trong
mộng,văn nghĩa đồng nhau”.
Nhưng trong truyện Đàm Vô Sấm
của Lương Cao Tăng truyện quyển 2 lại thuật hơi khác, nay sao lục lại như sau
để cùng tham khảo: “Ban đầu Sấm ở Cô Tàng, có Sa môn Trương Dịch, Đạo Tấn muốn
thọ Bồ tát giới. Sấm nói: “Hãy sám hối!”. Tấn chí thành sám hối 7 ngày 7
đêm,ngày thứ 8 đến Sấm cầu thọ giới, Sấm bèn thình lình nổi giận,Tấn bèn suy
nghĩ: “ Đó là nghiệp chướng của mình chưa tiêu”. Tấn gắng sức 3 năm tu chuyên
tu thiền định, mộng thấy Đức Phật Thích Ca và các Đại sĩ truyền Bồ Tát giới cho
mình,đêm ấy cùng với hơn 10 người cảm mộng như Tấn thấy. Tấn đến chỗ Sấm để
nói, còn cách nhau mười bước, Sấm trông thấy, kinh ngạc, đứng dậy nói: “Lành
thay, Lành thay! Đã cảm giới rồi, ta sẽ làm chứng cho ông”. Rồi Ngài ở trước
tượng Phật nói giới tướng cho Tấn nghe:
Lương Cao Tăng Truyện cùng với
Đại sư Pháp Tạng thuật có sai khác, nhưng có một sự thật rõ ràng là Đàm Vô Sấm
làm chứng sư cho Sa môn đất Hán thọ giới Bồ tát.
Dòng pháp của Đàm Vô Sấm về sau
lưu hành ở Trung Quốc rất rộng.Vì thế, Lương Cao Tăng Truyện quyển 2 nói tiếp:
“Lúc ấy, Sa môn Đạo Lãng nổi tiếng ở Quan Tây, ngay đêm Tấn cảm giới, Lãng cũng
chung mộng, nhưng tự ty giới lập nên cầu làm pháp đệ.Thuở đó hơn 1000 người từ
Pháp Tấn thọ giới.Truyền thọ pháp này cho đến ngày nay đều bắt đầu từ Đàm Vô
Sám:.
Nhân nay, trong Bồ tát Giới Sớ
của đại sư Trí Giả nêu ra pháp thọ giới là Phạm Võng, Địa Trì, Cao Xương, Anh
Lạc, Tân Soạn, Chế Chỉ. Trong 6 bổn pháp thọ giới này có 2 bổn quan
hệ với Tam Tạng Đàm Vô Sấm, một là Địa Trì Bổn Thọ Giới Pháp, hai là Cao Xương Bổn Thọ Giới Pháp. Địa Trì Bổn là do Đàm
Vô Sấm dịch, Cao Xương Bổn là do Ngài Tăng Tuân người Cao Xương của phái Đạo
Tấn làm ra. Nam triều, cuối niên hiệu Nguyên Gia đời Tống Văn Đế có Pháp sư
Huyền Sướng tuyên pháp truyền thọ Bồ tát giới đại khái tương tự với Cao Xương
Bổn, gọi là Sướng Pháp Sư Bổn.Do đó đủ
thấy, dòng Bồ Tát Giới do Ngài Tam Tạng Đàm Vô Sấm truyền ở Trung
Quốc có lực lượng rất lớn mạnh.
Nói đến Kinh Địa Trì của Ngài
Đàm Vô Sấm dịch khiến chúng ta tìm đến vấn đề lai lịch của Kinh Địa Trì và giới
pháp của kinh này. Theo Giới Sớ của Đại sư Trí Giả thuật như sau: “Tương truyền
Kinh Địa Trì là do Ngài Di Lặc thuyết,nguyên bổn là Phật Đăng Minh thuyết, Bồ
Tát Liên Hoa Tạng thọ trì lần lượt thuyết hóa hơn 30 vị Bồ Tát, sau có Bồ Tát Y
Ba Lặc ứng tích truyền hóa sang cõi này,nhưng Kinh Địa Trì do Ngài Đàm Vô Sấm
dịch, nên nghi Ngài tức là Y Ba Lặc, trong phẩm thứ tư của Kinh Địa trì này có
nói về thọ giới”.
Điều này cùng với đoạn trước nói
Du Già Giới Bổn là do Bồ Tát Di Lặc biên tập những điều giới Phật nói tản mác
trong kinh mà thành, dường như có thêm bớt. Nhưng Du Già và Địa Trì đồng xuất
phát từ một nguồn, nên vấn đề Đàm Vô Sấm là vị Cao tăng đầu tiên tại Trung Quốc
truyền thọ một hệ Bồ tát giới pháp của Địa Trì, và Bồ tát giới của hệ Đàm Vô
Sấm tại Trung Quốc hình thành lực lượng rất lớn mạnh cũng là một sự thật, không
cần phải bàn cãi.
Tóm lại Phạm Võng Bồ tát giới
của Ngài La Thập truyền và Địa Trì Bồ tát giới do Ngài Đàm Vô Sấm truyền, chẳng
những là hai dòng lớn của Trung Quốc mà ở tại Ấn Độ cũng là hai dòng lớn. Phạm
Võng là từ Ngài Di Lặc truyền xuống hai mươi vị Bồ tát và đến Trung Quốc, Địa
Trì là từ Bồ tát Liên Hoa Tạng và đến Trung Quốc. Đây không phải chứng minh
ngay từ đầu là hai dòng lớn ư? Nhưng đến đời sau ở Trung Quốc pháp thọ giới của
Bồ tát giới lại do ba hệ: Anh Lạc, Phạm
Võng, Du Già hội quy tổng hợp thành một pháp thọ giới toàn bích,
như cuối đời nhà Minh có “Bồ tát Giới
Truyền Giới Chánh Phạm” do luật sư Độc Thể Kiến Nguyệt biên tập, là
một bộ sách góp nhặt từ các bộ sách khác mà thành.
II.
ĐIỀU KIỆN CẦU THỌ BỒ TÁT GIỚI
Vì Bồ tát giới có sự bất đồng
của đốn lập và tiệm thứ, lại có sự bất đồng của tại gia và xuất gia, nên đối
với điều kiện cầu thọ Bồ tát giới cũng đều riêng có sự bất đồng của khoan dung
và nghiêm khắc. Nhưng cần phải có đủ điều kiện chủ yếu đó là:
1. Phải có cái thiện của sự cảm
giới.
2. Phải không có cái ác của
chướng giới.
Điều kiện chủ yếu nhất: “Phải có
cái thiện của sự cảm giới”.
Cái thiện của sự cảm giới phân
làm hai thứ là Bồ tát chủng tánh và Phát Bồ đề nguyện.
1. Bồ tát chủng tánh: Chỉ cho căn tánh
đại thừa, như Kinh Địa Trì nói: “Trụ vô chủng tánh Bổ đặc già la (sát
thủ thú-hữu tình chúng sanh), vì không chủng tánh tuy có phát tâm và gia hạnh
nhưng nhất định không thể viên mãn Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Đó là nói: người
không có căn tánh Đại thừa tuy có phát tâm cầu thọ Bồ tát giới nhưng không thể
thực hành đúng như thật đạo Bồ tát. Bỏ mình vì người, quên mình mà lợi người,
là tinh thần Bồ tát của căn tánh Bồ tát, nếu như không có tinh thần này thì
không làm sao đến mục đích thành Phật.
2. Phát Bồ đề nguyện, hoặc gọi là phát Bồ đề tâm.
Như ngày nay ở trong cửa Phật,
bất luận bảo người làm việc gì, đều phải nói: “Xin ông phát tâm”. Đây tuy không
phải kể là sai, nhưng lại đem hai chữ phát tâm lạm dụng quá độ, lại dùng hai
chữ “ phát tâm” không phân biệt thiện ác, nguyện làm thiện cố nhiên là phát
tâm, muốn tạo ác cũng kể là phát tâm. Kỳ thật, bản ý của phát Bồ đề nguyện là
chỉ cho ý chí nỗ lực tinh tấn làm thiện, bỏ ác. Nếu có căn tánh Đại thừa này mà
không có chí nguyện kiên cường để thành tựu nó cho được viên mãn, thì dù có căn
tánh Đại thừa thì cũng là vô dụng. Giống như có một khúc gỗ tốt, có thể làm
thành đồ dùng quý giá, nhưng nếu như không gia công chế tác thì khúc gỗ tốt
cũng chỉ là khúc gỗ mà thôi. Vì thế trong Kinh Địa Trì nói: “Nếu không phát
tâm, không tu gia hạnh, tuy có kham nhậm nhưng không chóng chứng Vô thượng Bồ
đề”.
Căn cứ vào Bồ tát Giới Bổn Sớ
của pháp sư Nghĩa Tịch nói, nội dung cái thiện của sự cảm giới còn có một quy
định là phải đầy đủ ba duyên mới thành, tức là: “Thắng chủng tánh, Thắng hạnh
nguyện và Thắng hạnh tâm. Thắng chủng tánh đồng với Bồ tát chủng tánh. Thắng
hạnh nguyện đồng với phát Bồ đề nguyện. Thắng hạnh tâm gồm có 10 thứ yêu cầu:
1. Sinh thâm tâm đối với Vô
thượng Bồ đề.
2. Suốt đời lìa ác tri thức, gần
thiện tri thức.
3. Suốt đời hối quá, tùy hỷ
khuyến thỉnh (Phật pháp), hồi hướng (chúng sinh) tăng trưởng Phật đạo.
4. Suốt đời đem hết năng lực
cúng dường Tam bảo.
5. Suốt đời đọc tụng biên chép
kinh điển Phương Đẳng vì người giải nói.
6. Tùy sức cứu hộ cho đến một
niệm sinh lòng xót thương đối với người cô độc, nghèo khổ, hoặc phạm giới luật.
7. Suốt đời bỏ sự biếng nhác,
phát khởi tinh tấn siêng cầu Phật đạo.
8. Lúc ở trong trần lao ngũ dục
sinh ra phiền não hay tìm cách chế phục.
9. Nếu lúc đối với Vô thường Bồ
đề sinh tâm lui sụt, sinh tâm tham đắm pháp Tiểu thừa, phải tìm cách diệt trừ.
10. Xả bỏ tất cả sỡ hữu, không
tiếc thân mạng.
Ba duyên: Thắng tánh, Thắng
nguyện, Thắng tâm, phối hợp với kham nhậm, gia hạnh, đại Bồ đề, tức gọi là Bồ
tát tam trì. Nay đem nội dung cái thiện của cảm giới liệt vào biểu đồ như sau:
Thông thường lúc cầu giới, vị
pháp sư chỉ hỏi hai câu: “Ông là Bồ tát chăng? Ông đã phát Bồ đề tâm chưa?”.
Đây cũng là thủ tục phải trải qua để hỏi về Bồ tát chủng tánh và phát Bồ đề
nguyện, còn 10 thứ yêu cầu của Thắng hạnh tâm thì rất ít hỏi đến. Nhưng lý ra
người cầu thọ Bồ tát giới phải tự thệ đầy đủ 10 thứ yêu cầu của Thắng hạnh tâm
này.
Chính vì trước khi thọ giới phải
có cái thiện của cảm giới, mà thật ra chúng sanh từng học Phật thì không thể
biết cái gì gọi là cái thiện của cảm giới. Nhưng theo Phạm Võng và Anh Lạc nói:
“Chúng sinh nào hiểu được lời của Pháp sư đều thọ đắc giới”. Vì thế điều giới
khinh thứ 45 phải nói: “Nếu Phật tử thường khởi tâm đại từ bi, hoặc vào tất cả
thành ấp, nhà cửa, thấy tất cả chúng sanh, phải tâm nghĩ, miệng nói: “Các ngươi
là súc sanh phát Bồ đề tâm”. Bồ tát vào tát cả chỗ núi rừng, sông ngòi, vườn
rừng đều khiến cho tất cả chúng sinh phát Bồ đề tâm”. Đây là công đức giáo hóa
khiến cho tất cả chúng sinh biết cái thiện của cảm giới. Kinh Anh Lạc quyển hạ
cũng nói: “ Nếu có người muốn đến thọ giới Bồ tát, Pháp sư trước tiên vì họ mà
giảng giải, đọc tụng, khiến cho người ấy tâm khai ý giải, sinh lòng ưa thích,
sau đó mới truyền thọ”.
Căn cứ vào đó, trước khi truyền
giới Bồ tát, Pháp sư giảng giải Bồ tát giới. Bằng không cái thiện của cảm giới
chưa biết rõ, chưa biết đầy đủ, làm sao mà đắc giới? Pháp sư truyền giới ngày
nay chỉ mê tín tấn hương (đốt sẹo trên thân thể) cho đó là cái thiện của cảm
giới, thật bất hạnh thay!
“Cái thiện của cảm giới” như
nhuộm vải, trước hết phải có tính chất có thể nhuộm (căn tánh) và cái yêu cầu
cần phải nhuộm (phát tâm) mới có thể đem màu sắc nhuộm lên vải được.
Điều kiện chủ yếu thứ hai: “Phải
không có cái ác của chướng giới”.
Những gì là cái ác của chướng
giớ? Các chướng đó là: phiền não chướng, nghiệp chướng, báo chướng. Đây là ba
chướng ngại lớn ngăn cản chúng sinh liễu sinh thoát tử, hành Bồ tát đạo
Trong pháp thọ giới của Bồ tát
giới, chỉ hỏi thất nghịch (so với ngũ nghịch chướng Tỳ kheo giới thêm hai tội
thất nghịch: giết Hòa thượng và A xà lê). Thất nghịch thuộc về nghiệp chướng,
hễ phạm một tội nào trong tội thất nghịch đều không thọ Bồ tát giới, đây là cái
ác chủ yếu của chướng giới.
Kỳ thật trong ba chướng, chướng
nào cũng đều thành giới chướng của Bồ tát. Nay đem tình hình của ba chướng giới
căn cứ theo Giới Sớ của Ngài Nghĩa Tịch soạn thuật, phân biệt giới thiệu như
sau:
1. Phiền não chướng có 4 thứ:
a/ Phóng dật: phóng dật thành
tánh, tạm thời khó sửa đổi, vì thế không được thọ giới.
b/ Tự không thiện xảo và theo
bạn ác, vốn không tưởng đến thọ giới.
c/ Bị người khác ràng buộc:
người bị bậc tôn trưởng, chồng, chủ nhân, vua, giặc, oan gia cầu thúc, thân tâm
chẳng được tự do, vì thế chẳng được thọ giới.
d/ Sinh hoạt cùng khốn: luôn
luôn bị sự sinh hoạt chi phối lo lắng, vì thế không rảnh rang nghĩ đến thọ
giới.
2. Nghiệp chướng có 2 thứ:
a/ Thất nghịch: là thất giá.
Trong Kinh Phạm Võng nói: làm thân Phật ra máu, giết cha, giết mẹ, giết Hòa
thượng, giết A xà lê, phá Yết ma tăng và Chuyển pháp luân tăng, giết Thánh nhân
(Tiểu thừa La hán, Đại thừa Địa thượng Bồ tát).
b/ Thập trọng: là 10 điều thứ
giới trọng của Anh Lạc và Phạm Võng
3. Báo chướng có 4 thứ:
a/ Địa ngục.
b/ Ngạ quỷ.
c/ Trong loài súc sinh không
hiểu được lời của Pháp sư.
d/ Bắc câu lô châu và người bẩm
tánh hạ liệt không tin nhân quả, ý chí bạc nhược.
Về ý nghĩa của ba chướng này cần
phải nói thêm: phiền não chướng tuy có bốn thứ chướng giá nạn, Pháp sư Nghĩa
Tịch đối với điều này giải thích như vầy: “vì không quyết định, nên chẳng phải
nhu thất giá quyết định không đắc giới”, cũng là nói phiền não chướng có thể
chướng giới nhưng chẳng phải tuyệt đối chướng giới.
Tội thất nghịch trong nghiệp
chướng là không sám hối, người phạm tội thất nghịch bất luận sám hối hay không,
hiện đời đều không được đắc giới. Như đều giới khinh thứ 41 của Phạm Võng nói:
nếu hiện thân có thất giá (nghịch), Sư chẳng nên cho thọ giới. Điều giới khinh
thứ 40 cũng nói: Bồ tát Pháp sư không được cho người phạm tội thất nghịch hiện
đời này thọ giới”. Lại nói: “ Nếu đủ thất nghịch thì hiện đời không đắc giới”.
Trên thực tế, tội thất nghịch
không phải ai ai đều có thể phạm đến được. Sinh sau Phật diệt độ không làm thân
Phật chảy máu được. Trừ người xuất gia đã thọ giới Sa di trở lên thì không có
Hòa thượng để giết (nhưng ngoại đạo Ấn Độ cũng có Hòa thượng, Hòa thượng ni).
Người tục chưa quy y Phật giáo, không có A xà lê để giết. Người tại gia không
đủ tư cách phá tăng. Trừ Tỳ kheo ra không có người có thể phá Chuyển pháp luân
tăng, Tỳ kheo ni chỉ có thể phá Yết ma tăng chứ không thể phá Chuyển pháp luân
tăng. Tăng có cơ hội giết Thánh nhân không phải là dễ. Thời nay, trọng yếu hơn
hết là hai tội nghịch: giết cha, giết mẹ: người xuất gia thì có thêm giết Hòa
thượng và giết A xà lê thành bốn tội nghịch là thuộc chủ yếu. Nhưng vì tuân
theo quy chế, lúc hỏi vẫn hỏi cả thất nghịch.
Đến như phạm 10 giới trọng, được
hay không được thọ giới lại, căn cứ vào Giới Sớ của pháp sư Nghĩa Tịch có bốn
thuyết bất đồng:
1. Bốn điều giới trước trong 10
giới trọng là căn bản tánh tội, hễ phá thì đồng như tội thất nghịch dù sám hối
hay không sám hối, hiện đời cũng không đắc giới. Còn 6 điều giới sau, nếu có
phạm mà sám thì không chướng giới.
2. Nhưng trong điều giới
khinh thứ 40 của Pham Võng nói: Nếu người phạm thập trọng phải dạy người ấy sám
hối cho đến một năm, cần phải thấy hảo tướng. Hảo tướng như Phật đến xoa đầu,
thấy ánh sáng, thấy bông hoa, các thứ tướng lạ, thì được diệt tội. Sau khi diệt
tội được thọ giới lại.
3. Phạm 4 giới trọng trước, sám
hối cần phải thấy hảo tướng, thấy hảo tướng thì được thọ giới lại, không thấy
hảo tướng không được thọ giới lại. Phạm 6 giới trọng sau, dù không sám hối vẫn
có thể thọ lại và đắc giới lại.
4. Phạm 10 giới trọng
không sám hối đều là giới chướng, sám hối đều được thọ giới lại.
Nhưng, trong Kinh Anh Lạc lại nói: “10 giới
trọng, có phạm không có hối, nhưng được thọ giới lại”. Đây là nói: phạm 10 giới
trọng là không có pháp hối quá, nhưng phạm giới mất giới vẫn có thể sau khi mất
giới xin thọ giới lại.
Báo chướng trong pháp thọ giới
cũng chưa liệt vào “Giá nạn”. Đồng thời, Kinh Anh Lạc nói: “Lục đạo chúng sinh
thọ đắc giới, chỉ hiểu lời nói của Pháp sư liền đắc giới, không mất”. Kinh Phạm
Võng cũng nói: “Hễ nghe được ý tứ của ngữ ngôn của Pháp sư thuyết pháp, tất cả
chúng sinh đều được thọ đắc giới. Trên thực tế, vấn đề “Hiểu lời của Pháp sư”
cũng khó đối với nhiều chúng sinh. Chúng sinh do nghiệp báo bị đọa trong địa
ngục, ngạ quỷ, chịu khổ không ngừng, khó có cơ hội và năng lực nghe pháp. Đến
như súc sinh lợi căn hiểu được tiếng nói của Pháp sư không phải không có, nhưng
rất ít có. Người Bắc câu lô châu vốn không tin Phật pháp. Nhân loại trong thế
giới này của chúng ta cũng có nhiều người không dám tin Phật hoặc không muốn
tin Phật. Đây thuộc về quả báo chướng ngại đến cùng một lượt với đời sống.
Nhưng trong súc sinh có chúng sinh hiểu lời nói, trong địa ngục có chúng sinh
tội nhẹ, trong ngạ quỷ cũng có chúng sinh có phước. Những chúng sinh này đều có
thể thọ Bồ tát giới, vì thế báo chướng đối với việc thọ Bồ tát giới mà nói,
cũng không phải quyết định không được đắc giới. Nhưng chúng ta phải biết, đây
là một môn của giới chướng.
Cái ác của chướng giới như bệnh
khuẩn có sức kháng dược tánh cực mạnh, nếu loại khuẩn bệnh này còn ở trong thân
thể con người thì uống thuốc bổ đều không công hiệu và không làm sao bổ ích
được. Tính chất của tội thất nghịch khó trị liệu, đại khái có thể so sánh với
vi khuẩn ung thư trong giới y học ngày nay.
Nay đem các điều kiện chủ yếu
của sự cầu thọ Bồ tát giới liệt vào đồ biểu như sau:
Thông thường lúc cầu giới, vị pháp sư chỉ hỏi hai câu: “Ông là Bồ tát
chăng? Ông đã phát Bồ đề tâm chưa?”. Đây cũng là thủ tục phải trải qua
để hỏi về Bồ tát chủng tánh và phát Bồ đề nguyện, còn 10 thứ yêu cầu của
Thắng hạnh tâm thì rất ít hỏi đến. Nhưng lý ra người cầu thọ Bồ tát
giới phải tự thệ đầy đủ 10 thứ yêu cầu của Thắng hạnh tâm này.
Chính vì trước khi thọ giới phải có cái thiện của cảm giới, mà thật
ra chúng sanh từng học Phật thì không thể biết cái gì gọi là cái thiện
của cảm giới. Nhưng theo Phạm Võng và Anh Lạc nói: “Chúng sinh nào hiểu
được lời của Pháp sư đều thọ đắc giới”. Vì thế điều giới khinh thứ 45
phải nói: “Nếu Phật tử thường khởi tâm đại từ bi, hoặc vào tất cả thành
ấp, nhà cửa, thấy tất cả chúng sanh, phải tâm nghĩ, miệng nói: “Các
ngươi là súc sanh phát Bồ đề tâm”. Bồ tát vào tát cả chỗ núi rừng, sông
ngòi, vườn rừng đều khiến cho tất cả chúng sinh phát Bồ đề tâm”. Đây là
công đức giáo hóa khiến cho tất cả chúng sinh biết cái thiện của cảm
giới. Kinh Anh Lạc quyển hạ cũng nói: “ Nếu có người muốn đến thọ giới
Bồ tát, Pháp sư trước tiên vì họ mà giảng giải, đọc tụng, khiến cho
người ấy tâm khai ý giải, sinh lòng ưa thích, sau đó mới truyền thọ”.
Căn cứ vào đó, trước khi truyền giới Bồ tát, Pháp sư giảng giải Bồ
tát giới. Bằng không cái thiện của cảm giới chưa biết rõ, chưa biết đầy
đủ, làm sao mà đắc giới? Pháp sư truyền giới ngày nay chỉ mê tín tấn
hương (đốt sẹo trên thân thể) cho đó là cái thiện của cảm giới, thật bất
hạnh thay!
“Cái thiện của cảm giới” như nhuộm vải, trước hết phải có tính chất
có thể nhuộm (căn tánh) và cái yêu cầu cần phải nhuộm (phát tâm) mới có
thể đem màu sắc nhuộm lên vải được.
Điều kiện chủ yếu thứ hai: “Phải không có cái ác của chướng giới”.
Những gì là cái ác của chướng giớ? Các chướng đó là: phiền não
chướng, nghiệp chướng, báo chướng. Đây là ba chướng ngại lớn ngăn cản
chúng sinh liễu sinh thoát tử, hành Bồ tát đạo
Trong pháp thọ giới của Bồ tát giới, chỉ hỏi thất nghịch (so với ngũ
nghịch chướng Tỳ kheo giới thêm hai tội thất nghịch: giết Hòa thượng và A
xà lê). Thất nghịch thuộc về nghiệp chướng, hễ phạm một tội nào trong
tội thất nghịch đều không thọ Bồ tát giới, đây là cái ác chủ yếu của
chướng giới.
Kỳ thật trong ba chướng, chướng nào cũng đều thành giới chướng của Bồ
tát. Nay đem tình hình của ba chướng giới căn cứ theo Giới Sớ của Ngài
Nghĩa Tịch soạn thuật, phân biệt giới thiệu như sau:
1. Phiền não chướng có 4 thứ:
a/ Phóng dật: phóng dật thành tánh, tạm thời khó sửa đổi, vì thế không được thọ giới.
b/ Tự không thiện xảo và theo bạn ác, vốn không tưởng đến thọ giới.
c/ Bị người khác ràng buộc: người bị bậc tôn trưởng, chồng, chủ nhân,
vua, giặc, oan gia cầu thúc, thân tâm chẳng được tự do, vì thế chẳng
được thọ giới.
d/ Sinh hoạt cùng khốn: luôn luôn bị sự sinh hoạt chi phối lo lắng, vì thế không rảnh rang nghĩ đến thọ giới.
2. Nghiệp chướng có 2 thứ:
a/ Thất nghịch: là thất giá. Trong Kinh Phạm Võng nói: làm thân Phật
ra máu, giết cha, giết mẹ, giết Hòa thượng, giết A xà lê, phá Yết ma
tăng và Chuyển pháp luân tăng, giết Thánh nhân (Tiểu thừa La hán, Đại
thừa Địa thượng Bồ tát).
b/ Thập trọng: là 10 điều thứ giới trọng của Anh Lạc và Phạm Võng
3. Báo chướng có 4 thứ:
a/ Địa ngục.
b/ Ngạ quỷ.
c/ Trong loài súc sinh không hiểu được lời của Pháp sư.
d/ Bắc câu lô châu và người bẩm tánh hạ liệt không tin nhân quả, ý chí bạc nhược.
Về ý nghĩa của ba chướng này cần phải nói thêm: phiền não chướng tuy
có bốn thứ chướng giá nạn, Pháp sư Nghĩa Tịch đối với điều này giải
thích như vầy: “vì không quyết định, nên chẳng phải nhu thất giá quyết
định không đắc giới”, cũng là nói phiền não chướng có thể chướng giới
nhưng chẳng phải tuyệt đối chướng giới.
Tội thất nghịch trong nghiệp chướng là không sám hối, người phạm tội
thất nghịch bất luận sám hối hay không, hiện đời đều không được đắc
giới. Như đều giới khinh thứ 41 của Phạm Võng nói: nếu hiện thân có thất
giá (nghịch), Sư chẳng nên cho thọ giới. Điều giới khinh thứ 40 cũng
nói: Bồ tát Pháp sư không được cho người phạm tội thất nghịch hiện đời
này thọ giới”. Lại nói: “ Nếu đủ thất nghịch thì hiện đời không đắc
giới”.
Trên thực tế, tội thất nghịch không phải ai ai đều có thể phạm đến
được. Sinh sau Phật diệt độ không làm thân Phật chảy máu được. Trừ người
xuất gia đã thọ giới Sa di trở lên thì không có Hòa thượng để giết
(nhưng ngoại đạo Ấn Độ cũng có Hòa thượng, Hòa thượng ni). Người tục
chưa quy y Phật giáo, không có A xà lê để giết. Người tại gia không đủ
tư cách phá tăng. Trừ Tỳ kheo ra không có người có thể phá Chuyển pháp
luân tăng, Tỳ kheo ni chỉ có thể phá Yết ma tăng chứ không thể phá
Chuyển pháp luân tăng. Tăng có cơ hội giết Thánh nhân không phải là dễ.
Thời nay, trọng yếu hơn hết là hai tội nghịch: giết cha, giết mẹ: người
xuất gia thì có thêm giết Hòa thượng và giết A xà lê thành bốn tội
nghịch là thuộc chủ yếu. Nhưng vì tuân theo quy chế, lúc hỏi vẫn hỏi cả
thất nghịch.
Đến như phạm 10 giới trọng, được hay không được thọ giới lại, căn cứ vào Giới Sớ của pháp sư Nghĩa Tịch có bốn thuyết bất đồng:
1. Bốn điều giới trước trong 10 giới trọng là căn bản tánh tội, hễ
phá thì đồng như tội thất nghịch dù sám hối hay không sám hối, hiện đời
cũng không đắc giới. Còn 6 điều giới sau, nếu có phạm mà sám thì không
chướng giới.
2. Nhưng trong điều giới khinh thứ 40 của Pham Võng nói: Nếu người
phạm thập trọng phải dạy người ấy sám hối cho đến một năm, cần phải thấy
hảo tướng. Hảo tướng như Phật đến xoa đầu, thấy ánh sáng, thấy bông
hoa, các thứ tướng lạ, thì được diệt tội. Sau khi diệt tội được thọ giới
lại.
3. Phạm 4 giới trọng trước, sám hối cần phải thấy hảo tướng, thấy hảo
tướng thì được thọ giới lại, không thấy hảo tướng không được thọ giới
lại. Phạm 6 giới trọng sau, dù không sám hối vẫn có thể thọ lại và đắc
giới lại.
4. Phạm 10 giới trọng không sám hối đều là giới chướng, sám hối đều được thọ giới lại.
Nhưng, trong Kinh Anh Lạc lại nói: “10 giới trọng, có phạm không
có hối, nhưng được thọ giới lại”. Đây là nói: phạm 10 giới trọng là
không có pháp hối quá, nhưng phạm giới mất giới vẫn có thể sau khi mất
giới xin thọ giới lại.
Báo chướng trong pháp thọ giới cũng chưa liệt vào “Giá nạn”. Đồng
thời, Kinh Anh Lạc nói: “Lục đạo chúng sinh thọ đắc giới, chỉ hiểu lời
nói của Pháp sư liền đắc giới, không mất”. Kinh Phạm Võng cũng nói: “Hễ
nghe được ý tứ của ngữ ngôn của Pháp sư thuyết pháp, tất cả chúng sinh
đều được thọ đắc giới. Trên thực tế, vấn đề “Hiểu lời của Pháp sư” cũng
khó đối với nhiều chúng sinh. Chúng sinh do nghiệp báo bị đọa trong địa
ngục, ngạ quỷ, chịu khổ không ngừng, khó có cơ hội và năng lực nghe
pháp. Đến như súc sinh lợi căn hiểu được tiếng nói của Pháp sư không
phải không có, nhưng rất ít có. Người Bắc câu lô châu vốn không tin Phật
pháp. Nhân loại trong thế giới này của chúng ta cũng có nhiều người
không dám tin Phật hoặc không muốn tin Phật. Đây thuộc về quả báo chướng
ngại đến cùng một lượt với đời sống. Nhưng trong súc sinh có chúng sinh
hiểu lời nói, trong địa ngục có chúng sinh tội nhẹ, trong ngạ quỷ cũng
có chúng sinh có phước. Những chúng sinh này đều có thể thọ Bồ tát giới,
vì thế báo chướng đối với việc thọ Bồ tát giới mà nói, cũng không phải
quyết định không được đắc giới. Nhưng chúng ta phải biết, đây là một môn
của giới chướng.
Cái ác của chướng giới như bệnh khuẩn có sức kháng dược tánh cực
mạnh, nếu loại khuẩn bệnh này còn ở trong thân thể con người thì uống
thuốc bổ đều không công hiệu và không làm sao bổ ích được. Tính chất của
tội thất nghịch khó trị liệu, đại khái có thể so sánh với vi khuẩn ung
thư trong giới y học ngày nay.
Nay đem các điều kiện chủ yếu của sự cầu thọ Bồ tát giới liệt vào đồ biểu như sau:
III.
VẤN ĐỀ THẦY TRÒ CỦA BỒ TÁT GIỚI
Nhân vì Bồ tát giới vốn có nhiều
thứ, nên vấn đề thầy trò cũng đều riêng có bất đồng. Trong đó, yêu cầu của Kinh
Anh Lạc là rộng rãi hơn hết: “Về vấn đề này, thì vợ chồng, lục thân đều làm
thầy truyền giới cho nhau”. Đó nói là: phàm là người đã thọ Bồ tát giới rồi,
bất luận tăng tục, giả sử vợ chồng và lục thân tại gia cũng có thể truyền thọ
giới pháp Bồ tát cho nhau. Nhưng theo sự giải thích của Pháp sư Nghĩa Tịch: “Giới
tại gia có thể như Kinh, năm chúng xuất gia cần phải đủ đức (mới được truyền
thọ)”.
Yêu cầu của Ưu bà tắc Giới Kinh
rất nghiêm khắc: mãn 6 tháng gần gũi bậc trí giả xuất gia, bậc trí giả lại phải
hết lòng xem xét bốn oai nghi (đi, đứng, ngồi, nằm) của người này, nếu biết
người này làm được như lời dạy…, qua 6 tháng xong, hòa hợp tăng chúng, đủ 20
người tác bạch yết ma”, mới có thể truyền Đại thừa ngũ giới và Bồ tát giới 6
trọng 28 khinh.
Theo pháp truyền giới của Phạm
Võng do Ngài La Thập truyền, nói: Thầy phải là Bồ tát xuất gia đầy đủ năm đức:
1. Kiên trì tịnh giới
2. Mười năm giới lạp
3. Khéo hiểu luật tạng
4. Có công phu tu thiền
5. Trí tuệ sâu, biện tài vô ngại
Lại nói còn có 4 đức:
1. Đồng pháp Bồ tát: biểu thị không phải là người học Tiểu
thừa.
2. Đã phát đại nguyện: biểu thị
không phải là người chưa phát Bồ đề tâm.
3. Có trí lực: biểu thị đối với
văn nghĩa của Kinh luật hiểu được, trì được.
4. Nơi ngữ biểu đạt nghĩa, có
khả năng truyền dạy: biểu thị có khả năng dùng ngôn ngữ biện luận rõ ràng, thuyết
pháp dạy người khiến cho mở thông tâm trí.
Trong Kinh Địa Trì nói: “Cần
phải giới đức nghiêm minh, khéo hiểu tam tạng, có thể làm cho người phát khởi
tâm kính tin mới có thể làm thầy cho người cầu thọ Bồ tát giới”.
Trong Thiện Giới Kinh lại đòi
hỏi kỹ lưỡng hơn: nếu người bất tín, chẳng nên theo thọ giới, người bỏn xẻn
tham lam, người không biết đủ, phá giới, ô giới, không kính trọng giới, người
thích tham sân, người không nhẫn nhục, người không có khả năng ngăn tội lỗi của
người khác, người biếng nhác, giải đãi, ham hưởng thụ thú vui thế gian, thích
nói chuyện đời, cho đến không có một niệm nghĩ đến Tam bảo, nghi ngờ, ngu si
tăm tối không đọc tụng được Bồ tát pháp tạng (Kinh tạng), Bồ tát ma di (Luận
tạng) và sinh phỉ báng, người như thế không nên theo thọ giới”.
Do đây đủ thấy muốn làm một Giới
sư Bồ tát giới thật không phải dễ.
Đến như thái độ của một vị Bồ
tát Pháp sư, trong Kinh Phạm Võng còn có yêu cầu:
1. Điều giới khinh thứ 22: “ Nếu
pháp sư tự ỷ mình hiểu Kinh luật, Đại thừa học giới, kết bạn cùng với quốc
vương, thái tử, bá quan, mà tân học Bồ tát đến cầu hỏi hoặc nghe Kinh, nghĩa
luật, lại vì tâm khinh ghét, tâm ngã mạn mà không giải đáp, đây là phạm khinh
cấu tội”.
2. Điều giới khinh thứ 40: “Lúc
cho người thọ giới không được lựa chọn, tất cả quốc vương, vương tử, đại thần,
bá quan, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, tín nam, tín nữ, dâm nam, dâm nữ, mười tám Phạm
thiên, thiên tử sáu cõi Dục, người không căn (không có sinh thực khí), huỳnh
môn, nô tỳ, tất cả quỷ thần đều được thọ giới”
3. Điều giới khinh thứ 41: “Bậc
thầy giáo giới phải ở trong pháp Bồ tát giới này mỗi mỗi đều hiểu rõ. Nếu không
hiểu Kinh luật Đại thừa hoặc khinh hoặc trọng, tưởng phải chẳng phải, không
hiểu đệ nhất nghĩa đế, tập chủng tánh, trưởng dưởng tánh, bất khả hoại tánh,
đạo chủng tánh, chánh pháp tánh. Trong đó, bao nhiêu quán hạnh xuất nhập, 10
chi thiền, tất cả hành pháp mỗi mỗi không hiểu ý nghĩa trong các pháp này. Vì
lợi dưỡng, vì danh tiếng, ác cầu, đa cầu, vì tham lợi, tham nhiều đệ tử mà dối
hiện thông hiểu tất cả Kinh luật, và mong muốn cúng dường đó là tự dối mình
cũng là gạt người khác, cố truyền giới cho người, phạm khinh cấu tội”.
4. Điều giới khinh thứ 46: “Pháp
sư Tỳ kheo không được đứng thuyết pháp cho tứ chúng nghe. Lúc thuyết pháp, Pháp
sư phải ngồi tòa cao, hương hoa cúng dường, tứ chúng nghe pháp phải ngồi dưới
thấp.
Trong Kinh Địa Trì và Kinh Anh
Lạc đều nói chỉ có một vị Giới sư. Trong điều giới khinh thứ 41 của Phạm Võng
lại nói: “Thấy người muốn thọ giới phải thỉnh hai sư; Hòa thượng, A xà lê. Hai
sư phải hỏi…” đủ thấy phải có hai vị pháp sư, nhưng trong pháp thọ giới của
Phạm Võng cũng chỉ có một sư. Trong Tỳ Ni Hậu Tập Vấn Biện của Đại sư Ngẫu Ích
có nói như vầy: “Nếu theo kinh văn dường như cần phải hai sư. Nhưng Anh lạc,
Địa Trì đều chỉ một sư. Lại, pháp thọ giới của Phạm võng truyền từ Ngài La Thập
ghi trong Nghĩa Sớ cũng chỉ có một sư. Chỗ nói thỉnh hai sư, là thỉnh Phật, Bồ
tát. Chỗ nói: phải cúng dường hai sư đúng như pháp và giết hai sư hành tội
nghịch cũng có thể là chỉ hai sư của giới Tỳ kheo”. Ý kiến này của Đại sự Ngẫu
Ích là căn cứ vào Giới Sớ của Đại sư Trí Giả. Nhưng Đại sư Trí Giả đối với hai
vấn đề này còn có nghi vấn, Ngài nói: “Văn lại nói: hai sư phải nói: Ông có
phạm thất giá không? Dường như không phải chỉ Phật”. Điều này Đại sư Ngẫu Ích
chưa có giải nói và cho đến ngày nay cũng chưa được giải rõ!
Xét theo nội dung của pháp thọ
giới Bồ tát, vị Hòa thượng của Bồ tát giới là Phật Bổn Sư trên địa cầu này, sau
Phật Thích Ca, trước Phật Di Lặc thì Thích Ca là Phật Bổn sư của chúng Tỳ kheo,
vì thế Thích Ca là đắc giới Hòa thượng của Bồ tát giới. Bồ tát Văn Thù là Yết
ma sư, Bồ tát Di Lặc là giáo thọ sư, tất cả Như lai làm tôn chứng, tất cả Bồ
tát Ma ha tát là đồng học. Vị Bồ tát pháp sư chỉ phụ trách giáo giới, khải phát
và ở bên cạnh làm chứng, vì thế trong điều khinh thứ 41 của Phạm Võng gọi Bồ
tát pháp sư là “ Trí giả”. Ngài Đàm Vô Sấm truyền Bồ tát giới cho Đạo Tấn, cũng
chỉ là “làm chứng” mà thội.
Còn “hai sư” của “hai sư phải
hỏi” làm sao giải thích? Tôi nghĩ chỉ có một cách giải thích là do sự lầm lẫn
trong quá trình sao chép truyền bá tạo thành, hoặc có thể vì chép Kinh đem hai
chữ “Pháp sư” viết lầm ra hai sư. Trừ cách giải thích này ra, không có cách
giải thích hợp lý về ý nghĩa của hai chữ “Hai sư” này muốn chỉ.
Nhưng đối với hai chữ hai sư này,
các nhà chú giải cũng có nhiều ý kiến khác nhau:
1. Đại sư Pháp Tạng nói: “Ở đây
có 2 nghĩa: Một là thỉnh hai sư thọ Bồ tát giới như thọ Sa di thập giới. Hai là
thỉnh Bổn Sư Thích Ca Phật làm Hòa thượng, Sư đích thân truyền giới làm A xà
lê”. Ngài Pháp Tạng tiếp theo nêu luận chứng: “Thiện Giới Kinh nói: Sư có 2
loại: một là không thể thấy được, tức là Phật, Bồ tát tăng; hai là có thể thấy
được, đó là Giới sư; từ hai sư này đắc Bồ tát giới”. Phổ Hiền Quán Kinh thỉnh
ba sư là ở trong Sư không thể thấy mà thỉnh, trong Du già thỉnh một sư là chỉ
cho sư có thể thấy.
2. Pháp sư Nghĩa Tịch nói: Làm
Thọ giới sư cho người phải chánh chế Hòa thượng, vì trước sau thân giáo là Hòa
thượng… Lại phải có một người làm Yết ma sư, còn dạy thỉnh thêm một người là A
xà lê … nghĩa là đồng giới pháp thọ Sa di của Thanh Văn.
3. Trong Thái Hiền Cổ Tích Ký
nói: Phải dạy thỉnh hai sư, Hòa thượng là gốc của đắc giới, A xà lê là nhân
duyên của đắc giới. Phổ Hiền Quán Kinh nói: thỉnh ba sư là vì cần kính trọng.
Du già chỉ thỉnh có một sư, vì một người có khả năng làm được nhiều việc.
Trên thực tế, ý kiến của các vị
Cổ Đức đều có chỗ đáng quý. Nhưng đối với câu: “Hai sư phải hỏi” đều được giải
thích được ổn thỏa. Bất luận là giới sư có thể thấy hay không thể thấy, thọ
giới quyết không thể chỉ cho Phật, Bồ tát không thế thấy, cũng không thể liên
tưởng đến Thân giáo Hòa thượng và Yết ma A xà lê. Riêng nói với Bồ tát, trừ
Giáo giới sư là người hiện tiền lúc thọ giới, Hòa thượng Phật và Bồ tát A xà lê
không thể thấy, nhưng cũng không cần Tỳ kheo Pháp sư thay thế Phật và Bồ tát
làm Hòa thượng và A xà lê, và cũng không thay thế được.