Chương 5.
Phương Pháp Thọ Bồ Tát Giới
I.
CHỦNG LOẠI CỦA SỰ THỌ BỒ TÁT GIỚI
Căn cứ vào Kinh Anh Lạc quyển hạ
nói: “Thọ giới có ba thứ: một là ở trước Phật. Bồ Tát hiện tại đắc chân thật
thượng phẩm giới. Hai là sau khi Phật, Bồ Tát diệt độ, trong vòng ngàn dặm có
người đã thọ giới Bồ Tát, thỉnh người ấy làm Giới sư truyền giới cho mình,
trước hết phải đảnh lễ và thưa như sau: “Thỉnh Đại Tôn giả làm thầy truyền giới
cho con”. Người đệ tử ấy được chánh pháp giới là trung phẩm giới. Ba là sau
Phật diệt độ, lúc trong vòng ngàn dặm không có Pháp sư, phải ở trước hình tượng
Phật, Bồ Tát quỳ gối chắp tay tự thệ thọ giới là hạ phẩm giới”.
Căn cứ vào điều giới khinh thứ
23 của Phạm Võng nói: “Sau Phật diệt độ, người hảo tâm muốn thọ Bồ Tát giới ở
trước hình tượng Phật, Bồ Tát tự thệ thọ giới, phải ở trước Phật sám hối 7
ngày, thấy hảo tướng thì đắc giới.Nếu không được thấy hảo tướng thì phải sám
hối 21 ngày đến một năm, cho đến khi thấy hảo tướng rồi mới ở trước tượng Phật,
Bồ Tát thọ giới. Nếu không thấy được hảo tướng thì tuy trước tượng Phật thọ
giới cũng không đắc giới. Nếu hiện tiền ở trước vị Pháp sư đã thọ Bồ Tát giới,
không cần phải thấy hảo tướng. Vì cớ sao? Vì Pháp sư này, sư truyền thọ,vì sinh
tâm kính trọng nên đắc giới. Nếu trong ngàn dặm không có thọ giới sư thì trước
hình tượng Phật, Bồ Tát thọ giới, nhưng cần phải thấy hảo tướng”.
Tổng hợp các điều của Anh lạc,
Phạm Võng điểm đại đồng mà có tiểu dị. Anh Lạc nêu ra ba thứ pháp thọ giới: Từ
Phật hiện tiền thọ, là thượng phẩm; sau Phật diệt độ từ thầy thọ, là trung
phẩm; không thầy tự thọ, là hạ phẩm. Phạm Võng tuy chưa đề cập từ Phật hiện
tiền thọ, nhưng chỉ biểu thị rõ ràng “Sau Phật diệt độ” có hai cách: ở trước
thầy thọ và tự thệ thọ. Thật ra cũng ám chỉ một phương pháp ở thời Phật hiện
tiền thọ. Nhưng trong Anh Lạc, tự thệ thọ chưa nói tới cần phải thấy hảo tướng
mới đắc giới, bằng không, thì không đắc giới.
Đây cũng là một vấn đề làm cho
các vị Cổ đức cảm thấy cần phải tìm cách giải thích. Nhưng tự thệ thọ giớicần
hay không cần phải thấy được hảo tướng, cuối đời Minh, Đại sư Ngẫu Ích trong bộ
Tỳ Ni Hậu Tập Vấn Biện có một giải thích chiết trung, Ngài nói: “người cầu giới
nên tự xét, nếu có thể niệm cùng bi trí tương ứng, trên gánh vác Chánh pháp,
dưới thương xót chúng sinh, thì có thể tuân theo Anh Lạc, Địa Trì, giả sử không
gặp thầy, phải cầu hảo tướng. Nếu hiện có minh sư, tâm lại kiêu mạn không theo
minh sư cầu thọ giới, lại hướng về hình tượng Phật, Bồ Tát cầu đây là điều mà
hai Kinh Anh Lạc, Phạm Võng không cho, ngũ hối (là pháp sám hối do Đại sư Trí
Giả lập ra gồm 5 mục: 1. Sám hối, 2. Khuyến thỉnh, 3. Tùy hỷ, 4. Hồi hướng, 5.
Phát nguyện) trọn không thành công.
Căn cứ vào Giới Sớ của Đại sư
Trí Giả, đem phương pháp thọ giới phân làm ba loại:
1. Đối chư Phật thọ giới, có 2
thứ:
a- Chân Phật: Như Diệu Hải Vương
và ngàn người con từ Xá Na Phật thọ Bồ Tát giới.
b- Tượng Phật: Như tượng Phật
bằng vàng đồng, gỗ, đá, đất, hoa v.v… trong ngàn dặm không có thầy,được hướng
về tượng Phật cầu dược thấy hảo tướng để tự thệ thọ giới.
2. Đối thánh nhân thọ giới, cũng
có hai thứ:
a- Chân Thánh: Thập địa Bồ Tát
và Đẳng giác Đại sĩ lúc hiện tiền có thể đối với các Ngài là duyên phát giới.
b- Tượng Thánh: Tức hình tượng
Bồ Tát; nếu chỉ dùng hình tượng Bồ Tát e thành ra cái lỗi khinh thường. Kinh
Địa Trì chỉ nói tượng Phật, chưa nói tượng Bồ Tát; trong Kinh Phạm Võng, Anh
Lạc nói: Phật, Bồ Tát là ý nói bên Phật có Bồ Tát.
3. Đối phàm phu Pháp sư thọ giới
Sau khi Phật diệt độ, nếu người
muốn cầu thọ Bồ Tát giới, tuy có hai pháp thức: Từ thầy thọ và tự thệ thọ,
nhưng thật ra lấy từ thầy thọ giới làm chính, làm gốc. Tự thệ thọ giới là một
pháp phương tiện bất đắc dĩ.Nếu như không coi ai ra gì, cho rằng không có người
nào đủ tư cách làm Giới sư cho mình mà tự thệ ở trước hình tượng Phật, Bồ Tát
thọ, thì rất khó đắc giới.
Nay đem chủng loại của sự thọ Bồ
Tát giới liệt vào biểu đồ sau:
Bồ Tát giới cũng giống như ngũ
giới có thể thọ toàn bộ hay tùy phần. Điều này xuất xứ từ trong Kinh Anh Lạc
quyển ha. Có người thọ 1 giới gọi là nhất phần Bồ Tát,cho đến 2 phần, 3 phần, 4
phần, 10 phần gọi là Cụ túc thọ giới. Điều này trong Thái Hiền Phạm Võng Cổ
Tích Ký quyển hạ nói rõ hơn: “Một phần thọ, tùy theo ý thích của người thọ lãnh
nhận được hoặc thọ một giới hoặc nhiều đều được thành giới, gọi là Bồ Tát. Còn
giới Thanh văn, bắt buộc thọ trì tất cả, nếu thọ một phần không dược gọi là Tỳ
Kheo, nghĩa là nếu muốn hiện thời đắc A la hán viên mãn quỹ tắc, kiến lập học
xứ, thì phải thọ đủ thập giới và Cụ túc giới. Bồ Tát không như vậy, nghĩa là
không phải hiện đời thành Phật, vì phải trải qua vô số đại kiếp tu hành. Tuy
chỉ cần hiểu lời nói của Pháp sư, chỉ thọ một giới còn hơn tất cả công đức của
Nhị thừa. Công đức của La hán chỉ vì tự thân, đối với hữu tình không có ân
phần. Một giới Bồ Tát vì độ tất cả chúng sinh, không một chúng sinh nào không
mang ân”. Đây là đạo lý đối với tùy phần thọ trì Bồ Tát giới đã rõ ràng rồi.
Công đức của Bồ Tát là từ phần của tất cả chúng sinh mà được, như trì một giới sát
thì ở trong phần tất cả chúng sinh đều được công đức của bất sát, thế nên công
đức lớn. Tiểu thừa giới chỉ vì tự thân chẳng thọ sinh tử, chỉ nghĩ đến sinh tử
của chính mình, chứ không phải nghĩ vì chúng sinh, cho nên công đức nhỏ. Thành
Phật là một sự nghiệp vĩ đại của nhiều kiếp, Bồ Tát đạo là nhân thành Phật, thế
nên Bồ Tát không cần hiện đời thành Phật, tùy phần thọ giới không có quan hệ.
La hán có thể hiện đời tu chứng, do đó không thể tùy phần thọ giới. Đương nhiên
Bồ Tát giới hoan nghinh chúng sinh mãn phần thọ giới, mãn phần thọ là thọ hết
tất cả giới pháp của Tam tụ tịnh giới.
II.
PHÁP TỰ THỆ THỌ GIỚI
Trong Bồ Tát Giới Thọ Tuỳ Cương
Yếu Biểu của Đại sư Hoằng Nhất nói: “Văn tự thệ thọ giới thấy trong Luận Du Già
sư địa, Phạm Võng cần phải thấy hảo tướng. Nếu y theo Kinh Chiêm Sát Bổn Nghiệp
và Luận Du Già là có thể thọ ngay”. Về vấn đề cần thấy hảo tướng hay không, đã
thảo luận ở tiết trên.
Tự thệ thọ giới, phương pháp thọ
như thế nào? Nay đem “Bồ Tát Anh Lạc Tự Thệ Bồ Tát Ngũ Trọng Giới Pháp” do Đại
sư Hoằng Nhất y kinh soạn ra, tôi xin chép ra đây để cùng tham khảo.
1. Lễ kính Tam Bảo
(Nhất
tâm kính lễ, quá khứ thế tận quá khứ tế nhất thiết Phật.
(Nhất
tâm kính lễ, vị lai thế tận vị lai tế nhất thiết Phật.
(Nhất
tâm kính lễ, hiện tại tế tận hiện tại thế nhất thiết Phật.
(Nhất
tâm kính lễ, quá khứ thế tận quá khứ tế nhất thiết Pháp.
(Nhất
tâm kính lễ, vị lai thế tận vị lai tế nhất thiết Pháp.
(Nhất
tâm kính lễ, hiện tại thế tận hiện tại tế nhất thiết Pháp.
(Nhất
tâm kính lễ, quá khứ thế tận quá khứ tế nhất thiết Tăng.
(Nhất
tâm kính lễ, vị lai thế tận vị lai tế nhất thiết Tăng.
(Nhất
tâm kính lễ, hiện tại thế tận hiện tại tế nhất thiết Tăng.
2. Thọ tứ y
Từ nay
đến tận vị lai tế thân quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, quy y Pháp giới (nói
3 lần).
3. Hối tội
(Nếu
hiện tại, thân, miệng, ý tội thập ác nguyện tuyệt đối không phạm, tận vị lai
tế.
(Nếu vị
lai, thân, miệng, ý tội thập ác nguyện tuyệt đối không phạm, tận vị lai tế.
(Nếu quá
khứ, thân, miệng, ý tội thập ác nguyện tuyệt đối không phạm, tận vị lai tế.
Sám hối
như vậy rồi, ba nghiệp thanh tịnh như lưu ly trong ngoài chiếu sáng (nói 3
lần).
(Phát tứ
hoằng thệ nguyện)
4. Tự thệ thọ giới
“Con là
…bạch thập phương Phật và đại địa Bồ Tát,con học Bồ Tát ngũ trọng giới (nói 3
lần).
5. Nói giới tướng
(Từ nay cho đến thành Phật, trong khoảng này,
không được cố sát sinh. Nếu có phạm, không phải là hạnh Bồ Tát, mất 42 pháp
Hiền thánh; không được phạm, trì được không?
Được. (Tự đáp)
(Từ nay cho đến thành Phật,
trong khoảng thời gian này không được cố vọng ngữ. Nếu có phạm, không phải là
hạnh Bồ Tát, mất 42 pháp Hiền thánh, không được phạm, trì được không?
Được. (tự đáp)
(Từ nay cho đến thành Phật,
trong khoảng này không được cố dâm. Nếu có phạm, không phải là hạnh Bồ Tát, mất
42 pháp Hiền thánh, không được phạm, trì được không?
(tự đáp): Được.
(Từ nay cho đến thành
Phật, trong khoảng này không được cố bán rượu. Nếu có phạm, chẳng phải là hạnh
Bồ Tát, mất 42 pháp Hiền thánh, không được phạm, trì được không?
(tự đáp) : Được.
1. Tán thán giới đức.
Thọ giới rồi vượt qua tứ ma,
thoát cái khổ tam giới, đời đời không mất giới này, thường theo người hành trì
cho đến thành Phật.
(Hồi hướng)
Một pháp tự thệ thọ giới này của
Đại sư Hoằng Nhất có thể là do sự tham khảo pháp thọ giới Bồ Tát của Đại sư
Ngẫu Ích chiếu theo các Kinh Phạm Võng, Anh Lạc, Địa Trì trùng định mà ra, nhân
vì phương thức biên đính của hai pháp thọ giới này đại thể tương đồng, chỉ khác
ở tường tận hay sơ lược, và Đại sư Hoằng Nhất lấy tài liệu của Kinh Anh Lạc làm
chủ yếu.
III.
PHÁP NƯƠNG THEO THẦY THỌ GIỚI
Nghi quỹ nương theo Bồ Tát Pháp
sư thọ giới, từ ngài Tam Tạng La Thập và ngài Đàm Vô Sấm đến nay, các nhà tham
khảo tổng hợp biên đính hơn 10 loại. Trong Giới Sớ của Đại sư Trí Giả đã nêu ra
6 loại : Phạm Võng, Địa Trì, Cao Xương, Anh Lạc, Tân Soạn, Chế Chỉ, ngoài ra
còn có bổn của Pháp sư Huyền Sướng chưa liệt vào trong 6 loại này. Về sau lại
có Pháp sư Nghĩa Tịch, Luật sư Linh Chi Kiến Nguyệt, Đại sư Ngẫu Ích đều có
biên đính. Đến ngày nay, gần đây có Pháp sư Tục Minh biên đính một pháp thọ
giới. Pháp sư Tục Minh rất suy tôn pháp thọ giới của Đại sư Ngẫu Ích, Ngài nói
:”Nghi quỹ truyền Bồ Tát giới nhiều đời biên đính, thấy lưu hành đến đời nay
được hơn 10 loại, đại để đều lấy các Kinh Anh Lạc, Phạm Võng, Du Già Giới Phẩm
và Bổn cổ Cao Xương tổng hợp thành. Bồ Tát Giới Sớ của Thiên Thai đưa ra 12
môn, Đại sư Trạm Nhiên có “Thọ Bồ Tát Giới Nghi” thứ lớp hoàn toàn đồng, văn cú
hơi khác. Đại sư Ngẫu Ích có “Trùng Định Thọ Bồ Tát Giới Pháp” ghi trong bộ
Luật Yếu Hậu Tập, đáng được xem là giản dị, vừa chừng, được lưu hành nhưng
không phổ biến, thật ít thấy nghe” (xem Giới Học Thuật Yếu).
Nhưng trong Bồ Tát Giới Thọ Tùy
Cương Yếu Biểu nói : “Các Sư nêu ra nghi quỹ bất đồng, Nghi quỹ của Luật sư
Linh Chi soạn là hay và hoàn bị hơn hết, được ghi chép trong Chi Uyển Di Biên”.
Bút giả tự xét không cao minh
bằng Cổ đức và chư hiền đồng thời, nên không dám biên đính một pháp thọ Bồ Tát
giới mới. Tuy nhiên, luận theo chỗ cần thiết, pháp thọ giới viết bằng văn ngôn
không hợp với sự vận dụng của người thời nay. Bởi vì nội dung của văn ngôn
trong khi thọ giới không dễ gì nghe qua một lần mà hiểu, nên thọ giới cũng
không được đắc giới. Nhưng tôi vẫn dám hạ bút biên đính nghi quỹ thọ giới theo
văn ngữ thể. Do đó chỉ giới thiệu cho độc giả xem pháp thọ giới được người tôn sùng
để cùng tham khảo và vận dụng.
1. Truyền Thọ Bồ Tát Giới Chánh
Phạm
Bộ này do Luật sư Kiến Nguyệt
cuối đời Minh biên đính. Ngài nói trong văn Kinh Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp và
Di Lặc Bồ Tát Sở Thuyết Bồ Tát Giới Yết Ma đều nói, cho nên nay hội hợp thêm vào
nghi quỹ để tuân hành có căn cứ. Chỉ vì bộ này hành văn quá dài, quá nhiều, cho
nên đây là một thứ nghi quỹ dùng thích hợp cho giới tràng lớn thọ giới tập thể,
cũng là một loại pháp thọ giới lưu thông rất rộng trong thời gian gần đây. Vì
văn nghĩa quá dài, ở đây chỉ ghi lại môn loại của nó như sau:
1. Phu tòa kết đàn giới.
2. Pháp thỉnh sư nhập đàn.
3. Pháp lễ kính Tam Bảo.
4. Pháp chánh thỉnh sư.
5. Pháp khai đạo giới.
6. Pháp thỉnh Thánh.
7. Thọ tứ bất hoại tín.
8. Pháp sám hối quá.
9. Pháp phát nguyện.
10. Pháp phát giới thể.
11. Pháp duyên giới tướng.
12. Kết tán hồi tướng.
2. Thọ Đại Thừa Bồ Tát Giới Nghi
Đây là loại nghi quỹ được Đại sư
Hoằng Nhất khen là “hay đẹp và hoàn bị hơn hết”. Bộ này do luật sư Linh Chi
Nguyên Chiếu soạn, được thu thập vào Chi Uyển Di Biên quyển 2. Trước nghi quỹ
thọ giới có chừng hai ngàn chữ thuyết minh phân biệt khai thị về nguyên do và
chủng loại của Bồ Tát giới và nói về ý nghĩa của giới pháp, giới thể, giới
hạnh, giới tướng. Về nội dung của nghi quỹ thọ giới, chưa đem giới tướng của 48
giới kinh vào, so với Truyền Giới Chánh Phạm là thiếu, nhưng trừ điều văn của
10 giới trọng đã liệt ra, giới khinh chỉ nói sơ lược ba điều : một là giới uống
rượu, hai là giới ăn thịt, ba là giới ăn ngũ tân. Đây cũng có thể thấy duyên cớ
Luật sư Linh Chi đặc biệt coi trọng ba điều giới khinh có quan hệ đến sự ăn
uống này.
Theo tôi thấy, nọi dung bộ nghi
quỹ của Luật sư Linh Chi biên đính đích xác là rất “hay đẹp và hoàn bị”. Văn tự
giản dị, nôi dung đầy đủ, gần như đem các thứ yếu nghĩa và nghi tiết của Bồ Tát
giới bao quát hết vào trong. Chỗ bất đồng lớn của nghi quỹ này với Truyền Giới
Chánh Phạm là sự phô bày giới tràng đã có thể dùng cho nhiều người đồng thọ,
cũng có thể dùng cho một người thọ. Đối với nhân số Giới sư cũng chủ trương chỉ
thỉnh một vị A xà lê giáo giới thôi. Truyền Giới Chánh Phạm đồng như Tỳ kheo
giới, phải thỉnh Tam sư đăng đàn, ở giữa là Bồ Tát Pháp sư, hai bên là 2 vị A
xà lê, đây là căn cứ theo Phổ Hiền Quán Kinh. Vì thế, nghi quỹ của Luật sư Linh
Chi không có thiết trí hình thức lớn lao. Còn có một điểm bất đồng nữa là
Truyền Giới Chánh Phạm liệt kê 12 môn, Luật sư Linh Chi chỉ nêu ra 10 môn. Vì
nội dung quá nhiều ở đây chỉ giới thiệu cương mục của 10 môn:
1. Cầu sư truyền pháp.
2. Thỉnh Thánh chứng minh.
3. Cầu Phật gia hộ.
4. Sách đạo khuyến tín.
5. Phát lồ sám hối.
6. Thỉnh sư cầu xin giới.
7. Lập thệ hỏi giá nạn.
8. Gia pháp nạp thể.
9. Thuyết tướng thị giới.
10.Thán đức phát nguyện.
3. Trùng Định Thọ Bồ Tát Giới
Pháp.
Đây là pháp thọ giới Bồ Tát do
Đại sư Ngẫu Ích biên đính, nội dung giản đơn mà thiết yếu, đáng tiếc là ít được
lưu thông, lại ít có người ứng dụng, cho nên tôi đem toàn văn sao lục như sau
để truyền bá rộng và ước mong có người ứng dụng. Nghi quỹ này đối với xã hội
ngày nay thì tiếc kiệm được thời gian mà lại thọ giới đúng như pháp, thật là
điều rất quý! Dưới đây là nguyên văn, phần trong dấu ngoặc là lời bạch của nghi
quỹ, nguyên bản không có dấu ngoặc, dùng chữ nhỏ để chú, hiện tại vì phương
tiện ấn loát nên đổi lại cùng dấu ngoặc, mong độc giả thông hiểu.
(Nếu các Bồ Tát muốn học Bồ Tát
Tam tụ tịnh giới, hoặc tại gia, hoặc xuất gia trước hết đối với Vô thượng Bồ đề
phát hoằng nguyện rồi, xét kỹ cầu Bồ Tát Pháp Sư công đức đầy đủ, có trí, có
lực, trước lễ thầy, trịch áo bày vai hữu, quỳ gối chấp tay cung kính,thỉnh như
sau):
(Đại đức ức niệm, con là …ở chỗ
Đại đức xin thọ tất cả tịnh giới Bồ Tát, duy trong chốc lát không từ lao nhọc
xót thương cho con được thọ (nói 3 lần).
(Đã thỉnh sư rồi, đi đến trước
tượng đốt hương thành kính, hoặc thanh chúng cử bài Hương tán, hương tán xong
nhất tâm cung kính, hướng thập phương Tam bảo chí thành lễ bái):
(Nhất tâm đảnh lễ quá khứ thế
tận quá khứ tế nhất thiết chư Phật.
(Nhất tâm đảnh lễ vị lai thế tận
vị lai tế nhất thiết chư Phật.
(Nhất tâm đảnh lễ hiện tại thế
tận hiện tại tế nhất thiết chư Phật.
(Nhất tâm đảnh lễ quá khứ thế
tận quá khứ tế nhất thiết tôn Pháp.
(Nhất tâm đảnh lễ vị lai thế tận
vị lai tế nhất thiết tôn Pháp.
(Nhất tâm đảnh lễ hiện tại thế
tận hiện tại tế nhất thiết tôn Pháp.
(Nhất tâm đảnh lễ quá khứ thế
tận quá khứ tế nhất thiết Hiền thánh.
(Nhất tâm đảnh lễ vị lai thế tận
vị lai tế nhất thiết Hiền thánh.
(Nhất tâm đảnh lễ hiện tại thế
tận hiện tại tế nhất thiết Hiền thánh.
(Mỗi câu lạy một lạy, kế đến lại
khiêm hạ cung kính, quỳ gối đối trước tượng Phật, chắp tay thỉnh sư):
(Duy nguyện Đại Đức xót thương
truyền cho con tịnh giới Bồ Tát.
(Thỉnh rồi chuyên niệm một cảnh,
trưởng dưỡng tịnh tâm, suy nghĩ như vầy: Tôi nghĩ chẳng bao lâu sẽ đắc vô tận
vô lượng đại công đức tạng. Bấy giờ, Giới sư phải hỏi rằng):
(Thiện nam tử lắng nghe: Ông
phải là Bồ Tát không?
Đáp: Phải.
(Phát bồ đề nguyện không?
Đáp: Đã phát.
(Thiện nam tử lắng nghe! Các ông
nay muốn ở chỗ ta thọ chư Bồ Tát tất cả học xứ, thọ chư Bồ Tát tất cả tịnh
giới, nghĩa là Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, Nhiêu ích hữu tình
giới. Học xứ như thế, quá khứ tất cả Bồ Tát đã đủ, vị lai tất cả Bồ Tát sẽ đủ,
khắp mười phương hiện tại tất cả Bồ Tát hiện đang đủ.
Đối với học xứ này, đối với tịnh
giới này, quá khứ tất cả Bồ Tát sẽ học, khắp 10 phương hiện tại tất cả Bồ Tát
đang học, ông thọ được không?
Đáp: Thọ được
(Ba lần hỏi đáp như vậy xong, kế
đó phải nói)
(Phật tử phải thọ tứ bất hoại
tín.
(Từ đây trở xuống, ba tiết: Quy
y, hối quá, phát nguyện đều phải tự nói. Nếu không tự nói được, Sư phải dạy
nói):
(Từ nay cho đến tận vị lai tế,
thân quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, quy chánh pháp giới (nói 3 lần).
Phật tử! kế đây phải sám hối tam
thế tội :
(Nếu quá khứ, thân, miệng, ý,
tội thập ác, nguyện cứu cánh không khởi, tận vị lai tế.
(Nếu hiện tại thân, miệng, ý,
tội thập ác, nguyện cứu cánh không khởi, tận vị lai tế.
(Nếu vị lai, thân, miệng, ý, tội
thập ác, nguyện cứu cánh không khởi, tận vị lai tế.
(nói 3 lần)
Phật tử! Hối quá như thế rồi, ba
nghiệp thanh tịnh như tịnh lưu ly trong ngoài chiếu sáng. Kế đó phát tứ hoằng
thệ nguyện:
Chúng sinh vô biên thệ nguyện
độ.
Phiền não vô tận thệ nguyện
đoạn.
Pháp môn vô thượng thệ nguyện
học.
Phật đạo vô thượng thệ nguyện
thành.
(nói 3 lần)
Phật tử đã phát tứ hoằng thệ
nguyện xong, tôi sẽ vì ông bạch ba phen chứng minh thọ giới. Ông nên nhất tâm
lắng nghe và tác ý tư duy. Phải biết: Bạch lần đầu xong, mười phương thế giới
diệu thiện giới pháp do tâm nghiệp lực thảy đều chấn động. Bạch lần thứ hai
xong, mười phương thế giới diệu thiện giới pháp như mây như lọng phủ che trên
đảnh ông. Bạch lần thứ ba xong, mười phương thế giới diệu thiện giới pháp từ
đảnh môn của ông chảy vào thân tâm sung mãn chánh báo, tận vị lai tế hằng làm
Phật chủng. Đây là vô tác giới thể, vô lậu sắc pháp, do thiện tâm tăng thượng
của ông cảm được, thế nên ông phải chí thành đảnh thọ.
(Bấy giờ người thọ giới quỳ gối
như cũ. Giới sư đứng dậy đối trước tượng Phật,cung kính cúng dường khắp 10
phương hiện tại Tam Bảo, đảnh lễ chắp tay bạch như vầy):
( Ngưỡng khải thập phương vô biên vô tế. Phật
Bồ Tát trong các thế giới. Nay trong đây hiện có Bồ tát… ở chỗ Bồ tát tôi nói 3
lần thọ Bồ tát giới, tôi vì làm chứng. Duy nguyện thập phương vô biên vô tế chư
Phật Bồ tát trong các thế giới là bậc chân thánh đệ nhất, hiện hoặc không hiện
thân bậc Giác ngộ ở chỗ tôi đây tác chứng cho việc thọ giới Bồ tát ( nói 3 lần
)
(Kế đó Giới sư ngồi lại tòa nói
giới tướng của thập trọng và khuyên trì):
Thiện nam tử lắng nghe! Bồ tát
có 10 vô tận giới, nếu có phạm, chẳng phải hạnh Bồ tát, mất 42 pháp Hiền thánh,
ông nên thọ trì:
§ Từ thân này cho đến thân Phật,
trong khoảng này không được cố sát sinh, trì được không?
Đáp: được
§ Từ thân này cho đến thân Phật,
trong khoảng này không được cố trộm cướp, trì được không?
Đáp: được
§ Từ thân này cho đến thân Phật,
trong khoảng này không được cố dâm, trì được không?
Đáp: được
§ Từ thân này cho đến thân Phật,
trong khoảng này không được cố vọng ngữ, trì được không?
Đáp: được
§ Từ thân này cho đến thân Phật,
trong khoảng này không được cốbán rượu, trì được không?
Đáp: được
§ Từ thân này cho đến thân Phật,
trong khoảng này không được cố nói lỗi của Bồ tát tại gia, xuất gia, trì được
không?
Đáp: được
§ Từ thân này cho đến thân Phật,
trong khoảng này không được cố tự khen mình chê người, trì được không?
Đáp: được
§ Từ thân này cho đến thân Phật,
trong khoảng này không được cố xan tham, trì được không?
Đáp: được
§ Từ thân này cho đến thân Phật,
trong khoảng này không được cố giận hờn, trì được không?
Đáp: được
§ Từ thân này cho đến thân Phật,
trong khoảng này không được cố phi báng Tam bảo, trì được không?
Đáp: được
§ Phật tử! Thọ 10 vô tận giới
rồi, người thọ giới vượt qua tứ ma, thoát khổ tam giới, đời đời không mất giới
này, giới này thường theo người hành trì cho đến thành Phật. Phải biết tịnh
giới này của Bồ tát đã thọ là tối thắng vô thượng, vô lượng vô biên đại công
đức tạng đi theo, đệ nhất tối thượng thiện tâm ý lạc phát khởi, hay trừ diệt
hết thảy các ác hạnh của tất cả hữu tình; tất cả biệt giải thoát luật nghi đối
với Bồ tát luật nghi giới này trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng
một số phần, kế phần, tóan phần, dụ phần, cho đến ô ba ni sát đàm phần (dịch là
cận thiểu, nghĩa là vi trần, là phần cận thiểu của sắc) cũng chẳng bằng một, vì
nhiếp thọ tất cả đại công đức.
(Người truyền và thọ Bồ tát giới
đều đứng dậy và đảnh lễ thập phương Tam bảo, thanh chúng đồng tụng):
Thọ giới
công đức thù thắng hạnh
Vô biên
thắng phước đều hồi hướng
Nguyện khắp
các chúng sinh chìm đắm
Chóng qua
cõi Phật Vô Lượng Quang
Thập phương
tam thế hết thảy Phật
Tất cả Bồ
tát Ma ha tát
Ma ha Bát
nhã Ba la mật
(Lễ Tam bảo xong, người thọ giới
Bồ tát phải lễ tạ Giới sư và chư đại chúng rồi cung kính lui ra)
LỜI BẠT
Xét thấy Tỳ kheo thọ giới, Luật
có định pháp thức năm bộ tuy khác, nhưng phần lớn đồng, chỉ có chút phần nhỏ
khác, cho nên phải chuyên tuân theo bộ Tứ Phần, bỏ bớt phần rườm rà. Pháp thọ
Bồ tát giới, kinh luận đều riêng khác Phạm Võng, Anh Lạc, Địa Trì, Thiện Giới,
và Tâm Địa Quán tùy theo trường hợp riêng biệt, tân tường hay sơ lược khác
nhau. Thế nên chế chỉ, giáo hành v.v.. mỗi lọai giữ ý riêng của mình, lập theo
khoa điều, tuy văn từ đẹp đẽ, ý nghĩa tinh tường, nhưng hoặc nghĩa vì văn mà
ẩn, nên không thẳng tắt bằng kinh luận. Ngày nay, pháp thọ giới của Phạm Võng
đã thất truyền, chỉ cón bóng dáng sơ sài. Duy có Địa Trì, Anh Lạc là y nguyên.
Tôi châm chước ba bộ hội thành một pháp thức khiến cho rõ ràng, giản dị, để
người truyền, người thọ đều được dễ dàng, khỏi vướng phải cái lỗi rườm rà.
Trên đây là toàn văn của pháp
thọ Bồ tát giới do Đại sư Ngẫu Ích trùng định. Vì tôi nhận thấy đây là một loại
nghi quỹ rất thiết yếu trong số những nghi quỹ thọ giới Bồ tát do Cổ đức biên
định nên tôi không ngại nhọc mà sao lục tòan bộ ra đây đồng thời vì muốn độc
giả hiểu rõ điểm xuất phát và mục đích của sự biên đính kia, nên tôi cũng sao
lục cả lời bạt sau văn thọ giới.
Sau cùng tôi muốn giới thiệu một
lọai pháp thọ Bồ tát giới của người gần đây do Pháp sư Tục Minh biên đính cũng
giản đơn, thiết yếu. Pháp thọ giới của Đại sư Ngẫu Ích còn có khuyết điểm là
chưa có liệt vào một môn“Vấn giá nạn”, nên chỉ có cái thiện của cảm giới mà
không hỏi cái ác của chướng giới, trừ phi việc ấy trước đã phạm tội thất
nghịch; bằng không thì không thể được. Trong pháp thọ giới của Pháp sư Tục Minh
biên đính tất cả phân làm 12 môn, “Vấn giá nạn” là một môn trong số ấy. Đây là
điều đáng nhận lấy.